Những Suy Ngẫm Để Biết Tôn Kính Pháp Môn Tịnh Độ

30 Tháng Mười Một 201406:30(Xem: 6067)

Những Suy Ngẫm Để Biết Tôn Kính Pháp Môn Tịnh Độ

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

 

Nhân đọc các phát biểu thiếu tôn kính pháp môn Tịnh Độ và kinh luận Đại Thừa PG của một số Phật tử-đăng trên một số trang mạng.  

      

1)- Xin mời đọc trích dẫn trong Kinh Canki, Trung Bộ Kinh (PG Nguyên Thủy):

“Này Bharadvaja, nếu có người có lòng tin và nói: “Đây là lòng tin của tôi”, người ấy hộ trì chân lí, nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: “Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm”. Cho đến như vậy, này Bharadvaja, là sự hộ trì chân lí. Cho đến như vậy, chân lí được hộ trì. Và cho đến như vậy, chúng tôi chủ trương hộ trì chân lí. Cũng vậy, nếu có người chấp nhận một quan điểm và nói: “Đây là sự chấp nhận quan điểm của tôi”, người ấy hộ trì chân lí. Nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: “Chỉ đây là sự thật, ngoài ra là sai lầm”. Cho đến như vậy, này Bharadvaja, là hộ trì chân lí. Cho đến như vậy, chân lí được hộ trì. Và cho đến như vậy, chúng tôi chủ trương hộ trì chân lí”. (Theo Văn Hóa Phật Giáo số 26-1/2/2007).

 

2)- Nếu là Phật tử thì phải tin rằng có các cõi chư Thiên (các cõi siêu hình); nếu đã tin có các cõi chư Thiên, thì tin có cõi Tây Phương Cực Lạc (môi trường thuận duyên tu tập) là việc bình thường của trí tuệ tâm linh hướng thiện-hướng thượng.

 

3)- Trong kinh PG Nguyên Thủy có nói đến lục niệm, trong đó có “niệm Thiên”; đã có tâm nhớ nghĩ về chư Thiên, thì nhớ nghĩ về Đức Phật A-Di-Đà (và cầu vãng sinh) đâu có gì sai lầm.

 

4)- Chất lượng của tâm niệm thiện lành (giải thoát tham sân si) sẽ tăng rất nhiều khi xưng danh tha thiết; vì thế, từ trạng thái nhớ nghĩ chuyển qua thực hành xưng danh niệm Phật là điều tất yếu.

 

5)- Là Phật tử tu theo pháp môn Tịnh Độ, tất nhiên họ đã học về Bát Chánh Đạo; khi nhất tâm niệm Phật là họ đang phát triển chánh định và các phẩm chất khác; chánh định chắc chắn sẽ sinh tuệ giác. (Chánh định rất quan trọng; theo kinh PG Nguyên Thủy, trong thời Phật có nhiều Phật tử – thậm chí có cả người ngoại đạo có định lực – chỉ nghe Phật thuyết một pháp thoại, và có khi Ngài chỉ “thuyết pháp” bằng sự im lặng, là đã chứng đắc thánh quả).

 

6)- Có người nói kinh Đại Thừa là do các Thánh Tăng tạo nên, nếu tin như thế thì cũng đâu thể phỉ báng kinh luận Đại Thừa và pháp môn Tịnh Độ được. Xin mời đọc đoạn văn này:
(Trích trong tác phẩm Biết Và Thấy của Thiền sư Pa-Auk Sayadaw; dịch giả Pháp Thông; NXB Tôn Giáo; 2006. Ngài là một vị thiền sư danh tiếng, theo truyền thống Theravàda – Phật giáo Nam tông. Theo lời giới thiệu thì lời dạy của ngài giống như những gì được mô tả trong Thanh Tịnh Đạo, nhưng nhiều chi tiết hơn; Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga) do ngài Buddhaghosa biên soạn, là một giải trình về tam học).
Đức Phật tùy theo căn tánh của người nghe mà dạy bốn phương pháp phân biệt duyên khởi. Trong Vô Ngại Giải Đạo, còn có một phương pháp nữa. Vị chi là có năm phương pháp hay năm pháp môn. (…).
Phương pháp thứ năm do Ngài Xá Lợi Phất dạy, và được ghi lại trong Kinh Tạng Pali, bộ Vô Ngại Giải Đạo (Patisambhidamagga), tương đối dễ đối với hành giả mới thực hành minh sát. (…).
Nhưng, cho dù Đức Phật dạy duyên khởi theo căn tánh người nghe, một phương pháp cũng là đủ để đắc Niết Bàn rồi. Cũng vậy, vì phương pháp thứ nhất được xem là phổ biến trong Đạo Phật Nguyên Thủy, nên chúng tôi dạy cả hai phương pháp thứ nhất và thứ năm cho tiện. (…).
(…) Vì vậy không hiểu rõ duyên khởi với tùy giác trí và thông đạt trí, ta không thể đạt đến Niết Bàn. Từ đoạn kinh trên, chú giải nói rằng không hiểu rõ duyên khởi, không ai có thể thoát vòng luân lưu sanh tử, dù là trong giấc mơ. (Tr. 148-150).
(Ghi chú của người đọc: Thanh Tịnh Đạo cũng do ngài Buddhaghosa biên soạn. Các vị Độc Giác Phật cũng tự giác ngộ và giải thoát do quán duyên khởi. Hiểu vậy, chúng ta sẽ hiểu sự phát triển của PG Đại Thừa là tất yếu, nhất là trong thời mạt pháp, tâm tính chúng sinh phức tạp).

 

7)- Mời đọc thêm tác phẩm Biết Và Thấy:
(…) Có bốn loại người đạt đến Niết Bàn. Loại thứ nhất là Độc giác Phật, ở đây chúng ta không đề cập đến. Ba loại còn lại là: 1- một vị Bồ tát, 2- một vị Thượng thủ Thanh văn, 3- một vị Đại Thanh văn, và một vị Thanh văn thường.
Đức Bồ tát của chúng ta trong thời kì của đức Phật Nhiên Đăng đã đắc tám thiền chứng và năm thần thông hiệp thế (ngũ thông). Trong các kiếp quá khứ, ngài cũng đã hành Chỉ và Quán đến “Hành xả tuệ”. Nếu ngài thực sự muốn đắc Niết bàn, ngài có thể đắc một cách nhanh chóng, do nghe một bài kệ ngắn mà đức Phật Nhiên Đăng thuyết về Tứ Thánh Đế. Nhưng ngài không chỉ mong mỏi Niết Bàn, mà muốn phát nguyện thành Phật trong tương lai, nên sau đó ngài nhận được lời thọ kí xác định của đức Phật Nhiên Đăng. (…).
(…) Sở dĩ có điều này là vì con đường thực hành của Bồ tát và con đường thực hành của vị Thanh văn thường không giống nhau. Quý vị có thể xác chứng điều này trong các bản Kinh Pali – Buddhavamsa (Phật Sử) và Cariyapicaka (Hạnh Tạng). Hai con đường này khác nhau như thế nào? Mặc dù một vị Bồ tát đã được đức Phật thọ kí, vào lúc ấy, các ba-la-mật của họ vẫn chưa thành thục để đạt đến Toàn giác trí. Vị ấy còn phải tu tập các ba-la-mật thêm nữa. (…). Lúc đó, ngài vẫn chưa thể hủy diệt hoàn toàn nghiệp lực bất thiện. Vì vậy, khi các nghiệp bất thiện chín mùi, ngài không thể thoát khỏi quả báo của chúng. Đây là một quy luật tự nhiên.
Nhung một vị Thanh văn bậc thường đã đắc Tuệ phân biệt nhân duyên, hoặc Sinh diệt tuệ, hoặc Xả hành tuệ, có các ba-la-mật đủ để đắc đạo – quả tuệ. Vì lí do này, họ đắc đạo – quả, tức là thấy Niết Bàn ngay trong kiếp này hoặc trong kiếp tương lai nào đó của họ. Đây cũng là một quy luật tự nhiên.

 

8)- Nếu không nương theo phương tiện pháp môn để “Tự Thắp Đuốc Lên Mà Đi”, nếu cố chấp cho rằng chỉ có kinh PG Nguyên Thủy mới có giá trị tu tập thì xin mời đọc đoạn văn này:
(…) Dẫu rằng, các lần kiết tập thứ nhất, hai và ba không đề cập đến tên các kinh điển của Phật giáo Đại thừa, chỉ đề cập đến 5 bộ Nikāya và 4 bộ A-hàm nhưng nội dung tư tưởng trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa đều có nguồn gốc từ các kinh trong A hàm và Nikaya.
(…)
Như vậy, trong khoảng thời gian từ khi đức Phật nhập diệt cho đến thời đại A Dục lời Phật dạy lưu truyền bằng cách nào? Nếu không kiết tập bằng văn tự thì dĩ nhiên bằng khẩu truyền, tức bằng hình thức thầy đọc lên cho đệ tử nghe, đệ tử ghi nhớ và học thuộc lòng. Cứ thế truyền đi từ người này đến người khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Cách ghi nhớ và học thuộc lòng đó là cách truyền thừa Phật pháp sau khi Phật nhập diệt, kéo dài hơn 200 năm. Cách đó cũng đã được ghi lại khá nhiều nơi trong kinh điển A-hàm hay Nikāya. Để làm sáng tỏ vấn đề, ở đây xin trích dẫn một đoạn kinh trong “Kinh Tăng Chi Bộ” (AguttaraNikāya) như sau:
“Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo học thuộc lòng kinh, được lãnh thọ sai lầm, với văn cú sắp đặt bị đảo lộn. Do văn cú bị sắp đặt đảo lộn, này các Tỷ-kheo, nên nghĩa lý bị hướng dẫn sai lạc. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ nhất đưa đến Diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo nghe nhiều, thông hiểu các tập A-hàm, bậc trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu. Các vị ấy không nói lại kinh cho người khác một cách cẩn thận. Khi họ mệnh chung, kinh bị cắt đứt tại gốc rễ, không có chỗ y cứ. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ ba đưa đến Diệu pháp hỗn loạn và biến mất.”[9]
Trong đoạn kinh thứ nhất, giải thích lý do tại sao đạo lý (diệu pháp) của lời Phật dạy bị biến mất, đó chính là sự học thuộc lòng kinh mà được lãnh thọ sai lầm.
(…)
Thế thì kinh điển được kiết tập sau 218 năm đó có giữ được nguyên vẹn từ kim khẩu đức Phật giảng dạy khi Ngài còn tại thế không, chắc chắn còn khá nhiều vấn đề để chúng ta cùng nhau nghiên cứu và tìm hiểu.
Phần tiếp theo:
Sự xuất hiện Kinh Điển Đại Thừa
(…)
Lý do thứ hai, nếu cho rằng kinh điển Đại thừa thường đề cập những vấn đề siêu hình mang tính thần thoại, mô tả đức Phật như là vị thần, từ đó đi đến kết luận kinh điển này không phải do Phật thuyết, không cần xem xét về mặt tư tưởng của nó. Thế thì ở đây tôi xin đặt vấn đề: ‘Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp’ (Acchariya-abbhùtadhamma sutta) số 123, trong “Trung Bộ Kinh” (Majjhima Nikaya), rõ ràng nội dung kinh này mô tả đức Phật mang tính thần thoại[1]. (…). Ở đây tôi xin nói rằng, Phật giáo Đại Chúng Bộ dựa vào nội dung tư tưởng của ‘Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp’ này mà thành lập quan điểm tư tưởng của mình[2]. (…).
Niên đại xuất hiện Kinh điển Đại thừa
(…)
Thích Hạnh Bình
(Tuệ Chủng)

Nguồn: http://dieungu.org/a18322/kinh-dien-dai-thua-co-phai-do-phat-thuyet-khong.

 

9)- Mời tham khảo thêm:
Tinh Thần Phá Chấp Của Ngài Achaan Chah
(Trăng Soi Đáy Nước; Vương Tinh Phàm; NXB Hải Phòng, 2007)
Thiền sư Achaan Chah thuộc Phật giáo Nam tông (Theravada).
Một người hỏi ngài:
– Môn đệ của ngài có học về Duy thức?
– Tất nhiên là có chứ.
– Họ nên học bộ sách nào là tốt nhất?
– Chỉ có ở đây. (Ngài vừa nói vừa chỉ vào trái tim mình). Chỉ có ở đây, không đâu khác. (Tr. 136).

Ngài nói: “Mọi tôn giáo đều có ý nghĩa chân thật, trong đó có đạo Phật. Tôn giáo nào cũng đưa con người đến với hạnh phúc và hạnh phúc đó phải bắt nguồn từ một cái nhìn chân thật, trong sáng về mọi bản chất của sự vật…”. (Tr. 156).

Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài yêu cầu các tăng sĩ thực hành một số nghi thức để ban phước lành và cầu an cho một số tín đồ tại gia mỗi khi họ gặp khó khăn. (Tr. 140).

 

10)- Xin được thêm vào đây bài tản bút của tôi:
THAY LỜI CẢM TẠ BẬC MINH SƯ VĨ ĐẠI
(Tản bút)


Đức Phật Thích Ca – một trong những minh sư vĩ đại
(Xin nhấn mạnh: “một trong”, chứ không phải là “duy nhất”)
Tôi nhớ (đại khái) những lời minh triết của Ngài
Ngài nói: Hãy tự thắp đuốc lên mà đi!
Ngài nói: Đừng vội tin bất cứ gì, ngay cả lời của Phật
Ngài nói: Chân lí là chân lí, ai nói cũng vậy thôi
Ngài nói: Những điều tôi đã dạy, chỉ ít ỏi như một nắm lá giữa rừng
Ngài nói: Đường tu tập có hơn tám vạn bốn nghìn pháp môn
Ngài nói: Chia sẻ đạo lí, phải biết khế lí khế cơ
Ngài nói: Phải biết quý dù là điều thiện nhỏ
Ngài nói: Phải biết vui theo công đức của người khác
Ngài nói: Phải mẫn cảm từ bi với bể khổ chúng sinh
Ngài nói: Đừng chấp thủ “hơn thua” về ngôn từ, hình tướng
Ngài nói: Mục tiêu cuối cùng là giải thoát vô minh và cố chấp nhân-ngã
Ngài nói: Phải tu tâm để có tâm thái thiện ích-hòa bình
Và vân vân, vân vân…

 

Tôi cảm động với những lời minh triết
Nên không kì thị tôn giáo này tôn giáo kia
Tôn kính mọi tôn giáo và văn hóa có những điều hướng thiện tâm linh
Tôn giáo nào cũng có những lỗi lầm và có những điều đáng học
Kinh luận nào, triết lí nào cũng “tam sao thất bổn”…
Tôi biết minh sư vĩ đại nhất của chính mình
Là tự tri-tỉnh thức
Để giải thoát khỏi những khuôn đúc của cái “tôi”
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã”
Là mẫu số chung của đạo của đời (*)
Là ngọn đuốc soi đường, biết tùy duyên-bất biến…

 

Tôi cảm động với những lời minh triết
Nên tôn kính Phật giáo nguyên thủy
Cũng như tôn kính Phật giáo đại thừa (phát triển)
Tôn kính Mật tông, Thiền tông, Tịnh độ tông…
Và tôn kính mọi giao thoa văn hóa hướng thiện tâm linh
Biết chân lí là của chung
Nên ung dung Chân-Thiện-Mĩ trên mọi nẻo đường thuận-nghịch
Trong hữu tướng, biết mục tiêu vô tướng
Trong hữu hạn, biết sống với Vô Cùng
Cùng bạn lữ trên đường về Tối Thượng
Tin yêu mọi người cùng hướng thiện tâm linh
Chia sẻ thiện lành cùng tất cả chúng sinh.

 

30/9/2013
**
(*): -“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ,
là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền;
mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ,
cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
(Đường Về Minh Triết; Hoavouu.com).
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 13282)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh. Đại thừa triển khai chân lý Phật dạy với quan niệm Thế giới quan và Phật đà quan hoàn toàn không bị đóng khung trong quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy. Niềm tin trọn vẹn về một bậc thầy giác ngộ viên mãn, đầy đủ oai lực từ bi và trí tuệ. Năng lực của Phật có từ trường rất mạnh đối với tâm thức người quán niệm. Người tu Tịnh Độ, cũng có niềm tin rằng bên ngoài có Phật A Di Đà, bên trong tâm mình có tánh Phật A Di Đà. Khi chưa giác ngộ thì còn bị phiền não che lấp tánh Di Đà, nay niệm Phật là phương tiện tuyệt vời để khôi phục tâm tánh ấy.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16957)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ. Từ này khá xa lạ đối với nhiều tín đồ theo truyền thống Phật giáo Nam Truyền Theravāda. Theo quan niệm thông thường của truyền thống Theravāda thì ngoài những Đức Phật quá khứ đã nhập diệt và những Đức Phật tương lai chưa ra đời, thì trong thời điểm hiện tại không tồn tại một Đức Phật nào khác.
30 Tháng Mười 2015(Xem: 14777)
"A-di-đà kinh khắc trên đá ở Tương dương là do Trần Nhân Lăng đời Tùy viết, nét chữ thanh đẹp nên nhiều người hâm mộ. Đoạn từ câu 'nhất tâm bất loạn' trở xuống có thêm: Chuyên trì danh hiệu, dĩ xưng danh, cố chư tội tiêu diệt, tức thị đa thiện căn phước đức nhân duyên. Truyền bản ngày nay đã thoát mất hai mốt chữ này"
19 Tháng Mười 2015(Xem: 19271)
Trong thời gian qua, trên trang mạng Thư Viện Hoa Sen đã xảy ra nhiều tranh luận khá gay gắt về vấn đề đức Phật A-di-đà, nay thầy Phước Nguyên gửi cho ban biên tập cuốn tiểu luận nghiên cứu từ Tạng Kinh Sanskrit và Tây Tạng để phổ biến đến quý độc giả quan tâm.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 10822)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng, vốn được phiên dịch từ kinh điển Sanskrit. Ở đó, cõi Tịnh độ hay Cực lạc (Phạn ngữ Sukhavatì) được mô tả là cảnh giới tuyệt vời với tất cả những sự thù thắng, trang nghiêm.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 29335)
Hiện tại pháp môn niệm Phật đang rất phổ biến tại Việt Nam cũng như Trung Quốc và Đài Loan. Thượng tọa cũng đã giải thích, để được về Tây phương thì phải loại trừ tham, sân, si, còn đối với một người xuất gia muốn đạt được đến sự giải thoát chắc chắn phải tu tập giới-định-tuệ. Kinh A-di-đà có nói đến cảnh giới Tây phương cực lạc. Con muốn hỏi: Đức Phật A-di-đà có hay không, và khi niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà thì có được sanh về thế giới Tây phương hay không?
23 Tháng Chín 2015(Xem: 11925)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 9362)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác.
27 Tháng Sáu 2015(Xem: 8609)
Bốn mươi sáu đại nguyện của Đức Phật A-di-đà là một bản đồ tu tập lý tưởng cho những ai đã phát Bồ-đề Tâm song song với bản nguyện muốn kiến lập tịnh độ ngay trong thế giới Ta-bà; đó cũng chính là tông dụng của Kinh Duy Ma Cật: “Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sinh”.
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10859)
Khi thảo luận về nhu cầu tinh thần của người sắp chết dưới cái nhìn Phật giáo, trước hết chúng ta cần phải xem xét một số điểm quan trọng, thí dụ như: