DƯỚI CÁI NHÌN PHẬT GIÁO
Biên Soạn Bởi: Ven. Pende Hawter
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: buddhanet.net
Nhu Cầu Tâm Linh Của Người Sắp Chết: Dưới Cái Nhìn Phật Giáo PHẦN GIỚI THIỆU Khi thảo luận về nhu cầu tinh thần của người sắp chết dưới cái nhìn Phật giáo, trước hết chúng ta cần phải xem xét một số điểm quan trọng, thí dụ như: - Cần có sự suy nghĩ và sự hiểu biết rằng kiếp người thì ngắn ngủi và quý báu. - Cần có sự suy nghĩ về những gì, vừa có thể giúp mình, và cũng có thể giúp những người khác vào lúc chết. - Cần có sự suy nghĩ về những gì xảy ra sau khi chết. - Cần có khái niệm Phật Giáo về tâm. NHỮNG SỰ SUY NGHĨ VỀ CÁI CHẾT Để hiểu biết về sự ngắn ngủi và sự quý báu của kiếp người, và làm thế nào để có một cuộc sống ý nghĩa, chúng ta cần phải suy nghĩ về sự thật, cái chết là điều chắc chắn xảy ra, tuy nhiên lúc nào chết là điều không ai biết được. Những chuyện nầy thì hiển nhiên, nhưng hiếm khi nào chúng ta dừng lại, để suy nghĩ về những sự thật nầy. Thí dụ, khi chúng ta biết rằng cái chết là điều chắc chắn xảy ra, chúng ta có thể suy nghĩ về một số điểm sau đây: 1) Không có cách nào thoát khỏi cái chết (chuyện nầy không ai làm được), 2) Kiếp người thì ngắn ngủi, vì thời gian sống được xác định rõ ràng, vì thời gian sống có một giới hạn chắc chắn, nên mỗi giây phút trôi qua, là mang chúng ta đến gần cái chết hơn. 3) Cái chết đến trong phút giây, và giây phút nầy thường đến bất ngờ (tuy nhiên, vào lúc chúng ta hãy còn sống, chúng ta lại bỏ rất ít thời giờ, tiền bạc, công sức vào việc thực hành tâm linh). KHI HIỂU BIẾT SỰ THẬT, CÁI CHẾT CÓ THỂ ĐẾN BẤT CỨ LÚC NÀO, CHÚNG TA CÓ THỂ PHÂN TÍCH CHUYỆN NẦY SÂU XA HƠN, BẰNG CÁCH NHẬN RA RẰNG: 1) Thời gian sống trong kiếp người thì không chắn chắn - người còn trẻ có thể chết trước người già, người khỏe mạnh có thể chết trước người luôn đau ốm, vân vân... 2) Có rất nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh dẫn đến cái chết, và trong số nầy có vài nguyên nhân liên hệ đến thực phẩm - trên thực tế, có những thứ duy trì sự sống và giúp cho đời sống chúng ta thoải mái, lại có thể giết hại chúng ta, thí dụ như thực phẩm, nhà cửa, và xe cộ. 3) Sự yếu đuối và sự mong manh của thân thể chúng ta, góp phần vào sự không chắc chắn của kiếp người - vì, thân thể chúng ta dễ dàng bị hủy hoại do bệnh tật hoặc do tai nạn. Suy nghĩ về những điểm nầy có thể giúp chúng ta nhận ra rằng, kiếp người thì ngắn ngủi và quý báu, cho nên chúng ta không có nhiều thời giờ để phí phạm. Hãy nhắc nhở chúng ta về những điểm nầy mỗi ngày, đây là một chuyện nên làm. Một chuyện nên làm khác, là trước khi chúng ta thức dậy, chúng ta hãy tự nhắc nhở chính mình rằng "ngày hôm nay, có thể sẽ là ngày cuối cùng của tôi, tôi sẽ sống một ngày thật nhiều ý nghĩa, để mang đến ích lợi cho nhiều người, vân vân...". MỘT CHUYỆN NÊN LÀM LÀ CHÚNG TA HÃY TẬP SUY NGHĨ, NẾU CHÚNG TA ĐƯỢC BÁC SĨ BÁO CHO BIẾT RẰNG CHÚNG TA CHỈ CÒN 3 ĐẾN 6 THÁNG ĐỂ SỐNG, CHÚNG TA HÃY TỰ HỎI MÌNH NHỮNG CÂU HỎI NHƯ SAU: - Tôi có sẵn sàng để chết chưa? - Còn những chuyện gì, tôi chưa làm xong? - Trong thời gian còn lại, tôi còn muốn làm thêm điều gì, hoặc là tôi muốn làm xong điều gì nữa? - Tôi có sẽ thay đổi, những chuyện ưu tiên hiện tại? - Điều gì sẽ giúp ích cho tôi, vào lúc tôi chết? - Hoặc giống như câu nói sau đây "Hãy sống mỗi ngày, như thể đây là ngày cuối cùng của bạn, rồi ngày đó, thật sự sẽ đến!" ĐIỂM QUAN TRỌNG KHÁC LÀ HÃY TẬP SUY NGHĨ, NHỮNG GÌ SẼ GIÚP CHÚNG TA VÀO LÚC CHÚNG TA SẮP CHẾT. SỰ SUY NGHĨ SÂU XA CHO CHÚNG TA BIẾT RẰNG: 1) Của cải thế gian, thí dụ như sự giàu có, địa vị, hoặc tiền bạc không giúp gì cho chúng ta được 2) Những người thân thuộc, và những người bạn không thể giúp chúng ta ngăn chặn cái chết, cũng như họ sẽ không cùng đi chung với chúng ta vào con đường chết 3) Ngay cả tấm thân quý báu của chúng ta, cũng không giúp đỡ gì cho chúng ta, và chúng ta phải để tấm thân nầy ở lại Vì thế sau cùng, chuyện duy nhất có thể giúp chúng ta, là trạng thái tâm của chúng ta, là sự phát triển tinh thần hoặc tâm linh của chúng ta. NGHIỆP VÀ TÂM Như vậy, chuyện nầy giải thích bằng cách nào? Niềm tin Phật giáo cho rằng mọi hành động của thân, khẩu và ý mà chúng ta tạo ra, để lại một dấu ấn vi tế trong tâm của chúng ta, và nghiệp quả nầy có khả năng sẽ chín muồi trong tương lai, chúng ta sẽ gặt quả hạnh phúc hoặc gặt quả khổ đau, còn tùy thuộc vào hành động chúng ta là thiện lành hoặc xấu ác. Những dấu ấn nầy hãy còn ở trong tâm chúng ta, cho đến khi chúng chín muồi hoặc cho đến khi chúng được làm cho thanh tịnh hoặc chúng được rửa sạch bằng sự thực hành tâm linh. Quá trình này được gọi là quy luật của nghiệp. Tâm thì vô tướng, không có hình dạng, không có mầu sắc, không có giới tính, và có khả năng nhận biết, hoặc nhận thức tất cả các hiện tượng. Bản chất căn bản của tâm là rõ ràng và thường biết. Tâm cũng có nhiều mức độ khác nhau - thô thiển, vi tế, và rất vi tế. Phần rất-vi-tế của tâm thì rất rõ ràng, và thường chỉ có kinh nghiệm vào lúc chết, hoặc được hiểu biết trong quá trình thực tập thiền định cao cấp. Những dấu ấn của các hành động của chúng ta (những dấu ấn về nghiệp) được lưu trữ trong phần rất-vi-tế của tâm. SỰ CHẾT, TRẠNG THÁI TRUNG GIAN VÀ SỰ TÁI SINH Vào lúc chết, cơ thể và tâm đi qua một quá trình chấm dứt, vào lúc mà 25 thành phần tâm-vật-lý của chúng ta dần dần suy giảm và mất khả năng hoạt động. [1] Quá trình chấm dứt nầy được kết hợp với các dấu hiệu bên ngoài và bên trong. Quá trình này tiếp tục ngay cả sau khi không còn hơi thở, có thể kéo dài nhiều nhất là 3 ngày. Trong quá trình nầy tâm càng lúc càng trở nên vi tế hơn, và rõ ràng hơn, cho đến khi tâm đạt tới "ánh sáng rõ ràng của cái chết", khi mà người ta cho rằng, tâm lúc nầy khoảng 9 lần rõ ràng hơn, so với trạng thái tỉnh táo bình thường. Vào thời điểm này tâm rời khỏi thân thể, tâm mang theo tất cả những dấu ấn vi tế từ đời nầy và những đời trước đây. Phần rất-vi-tế của tâm hoặc thần thức, cỡi trên ngọn gió rất-vi-tế, xuất hiện trong con-người ở-trạng-thái-trung-gian, và con-người ở-trạng-thái-trung-gian nầy có thân-thể không-vật-chất vi-tế có thể di chuyển qua những vật thể cứng rắn, di chuyển đến bất cứ nơi nào, chỉ bằng cách nghĩ đến nơi muốn đến, vân vân... Con-người ở-trạng-thái-trung-gian sẽ ở trong trạng thái nầy nhiều nhất là 7 tuần, cho đến khi nơi tái sinh thích hợp được tìm thấy. Nơi tái sinh được xác định bởi năng lực của nghiệp, bằng cách, lúc đó con-người ở-trạng-thái-trung-gian chết đi, và lúc nầy thần thức bị kiểm soát, và bị đẩy mạnh vào nơi tái sinh. Thần thức gá vào bào thai ngay vào lúc hoặc gần vào lúc thụ thai, và một cuộc sống mới bắt đầu từ đây. Điều rất quan trọng trong toàn bộ quá trình nầy, là trạng thái của tâm vào thời điểm sắp chết, bởi vì đây là điều sẽ xác định tình huống của một người lúc tái sinh sẽ đi vào nơi đâu. Nếu tâm bình tĩnh, an lạc, và thấm nhuần ý nghĩ tích cực vào lúc chết, điều này tiên đoán sẽ có một sự tái sinh tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu tâm ở trong trạng thái tức giận, hoặc có lòng ham muốn mạnh mẽ, hoặc có sự sợ hãi vân vân..., điều này sẽ dẫn đến một sự tái sinh không tốt đẹp, hoặc đi vào một cõi thấp kém hơn. Tâm phát sinh vào lúc chết, thường là tâm mà người nầy được người ta quen trông thấy lúc bình thường. Con người có khuynh hướng chết với cá tính của chính họ, mặc dù chuyện nầy không phải luôn luôn xảy ra như vậy. Vì thế, trong truyền thống Phật Giáo nhấn mạnh vào điểm quan trọng là thời gian chuẩn bị cái chết, là lúc ngay bây giờ, bởi vì nếu chúng ta phát triển và kiểm soát tâm chúng ta ngay bây giờ, và tạo nhiều nguyên nhân tích cực, chúng ta sẽ có được tâm bình tĩnh, cùng với tâm thuần phục vào lúc chết, và thoát khỏi sự sợ hãi. Thật ra, cả cuộc đời chúng ta chính là sự chuẩn bị cho cái chết, và có người cho rằng dấu hiệu trông thấy được ở một người tu hành, là người nầy sẽ không tiếc nuối vào lúc chết. Như một người bạn của tôi gần đây, đã nghe nói đến những câu tương tự, "Có lẽ, đây là lúc tôi phải học hành thật chăm chỉ, để thi xong kỳ cuối cùng!" NHU CẦU TÂM LINH CỦA NGƯỜI SẮP CHẾT Khi suy nghĩ những nhu cầu tâm linh của người sắp chết, nguyên tắc căn bản là làm bất cứ điều gì bạn có thể làm được để giúp đỡ người chết có tâm bình tĩnh và an lạc, để họ có ý nghĩ tâm linh tích cực nhất. Người ta tin rằng trạng thái của tâm vào lúc chết là cực kỳ quan trọng, bởi vì, tâm sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định những gì sẽ xảy ra sau khi người nầy chết. Vì vậy, cho dù chúng ta là một người bác sĩ hoặc là một người y tá đến làm giảm đi sự đau đớn, và làm giảm đi các triệu chứng đau buồn, cùng trấn an gia đình, hoặc là một nhân viên tư vấn giúp đỡ để giải quyết vấn đề tình cảm, hoặc một nhà tu hành tư vấn tâm linh, hoặc một tình nguyện viên đến giúp như một người bạn đồng hành và hỗ trợ cho người sắp chết, cùng những người thân thuộc của họ, chúng ta đều đang đóng góp đáng kể vào việc mang lại tâm bình tĩnh và an lạc cho người sắp chết. TRÊN NGUYÊN TẮC CĂN BẢN NẦY, CÓ MỘT SỐ CÁCH GIÚP CHÚNG TA PHÂN LOẠI NGƯỜI MÀ CHÚNG TA ĐANG GIÚP, SẼ CẦN LOẠI HỖ TRỢ TINH THẦN NÀO, THÍ DỤ: Câu hỏi là người nầy còn tỉnh táo hay không còn tỉnh táo? - Nếu những người nầy còn tỉnh táo, bạn có thể cùng thực hành với họ, hoặc là để họ từ làm lấy. - Nếu những người nầy không còn tỉnh táo, bạn phải làm dùm cho họ Câu hỏi kế tiếp là người nầy có đặt niềm tin vào tôn giáo nào hay không? - Nếu họ có tôn giáo, hãy nhắc nhở họ thực hành tôn giáo của họ - Nếu họ không có tôn giáo, hãy khuyến khích họ có những ý nghĩ tích cực, hoặc là nhắc nhở họ về những chuyện tốt đẹp mà họ đã làm trong quá khứ Đối với một người có niềm tin tôn giáo, sẽ có nhiều ích lợi nếu bạn để các hình tượng tôn giáo chung quanh họ, thí dụ như một bàn thờ, như một chuỗi tràng hạt, như những hình ảnh của vị thầy tâm linh của họ, hoặc mở máy nghe nhạc tôn giáo, hoặc thắp nhang, vân vân... - bất cứ điều gì mà nhắc nhở họ về việc thực hành tâm linh. Cũng là điều tốt để nói với họ về việc thực hành tâm linh, và đọc những lời cầu nguyện với họ, vân vân... Đối với một người đã không còn tỉnh táo, chuyện tốt nên làm là đọc lời nguyện cầu, đọc câu thần chú vân vân..., vào tai họ. Nếu một người không có niềm tin tôn giáo, chuyện tốt nên làm là nhắc nhở họ về những chuyện tốt đẹp họ đã làm trong quá khứ, hoặc nói về những phẩm chất tích cực như tình thương yêu, lòng từ bi và lòng tử tế. Điều quan trọng là tránh các hoạt động tôn giáo mà không phù hợp, hoặc không phải là sự mong muốn của người sắp chết. Một người nào đó đứng ở cuối giường đọc lời cầu nguyện, có thể gây nhiều khó chịu cho người sắp chết, và tôi đã gặp trường hợp của một người đại diện tôn giáo đến để cố gắng cứu rỗi người sắp chết, và đã làm cho người sắp chết tức giận. Mục đích căn bản là tránh bất kỳ đồ vật hoặc người nào mà gây tạo ra sự gắn bó, hoặc sự giận dữ trong tâm trí của người sắp chết. Qua cái nhìn tâm linh, chúng ta nên tránh biểu lộ quá nhiều cảm xúc, khi có sự hiện diện của người sắp chết. Chúng ta phải tự nhắc nhở mình rằng, quá trình của sự chết có tầm quan trọng tâm linh to lớn, và chúng ta không muốn làm rối loạn tâm của người sắp chết, bởi vì ngay lúc nầy tâm của người sắp chết đang ở trong trạng thái càng lúc càng rõ ràng, và tinh tế. Chúng ta phải làm bất cứ điều gì, để giúp cho người sắp chết có trạng thái tâm ở trong sự bình tĩnh, trong sự hạnh phúc và trong sự an lạc. THIỀN ĐỊNH CHO NHỮNG NGƯỜI BỊ BỆNH VÀ NHỮNG NGƯỜI SẮP CHẾT Đối với những người đã bị bệnh vào thời kỳ cuối nhưng vẫn còn tỉnh táo, có một số kỹ thuật thiền định đơn giản, hoặc phương cách hình dung có thể giúp họ rất nhiều. Đối với những người đang lo lắng hoặc sợ hãi cái chết, chúng ta chỉ cách họ thư giãn hoặc hướng dẫn họ kỹ thuật thư giãn đơn giản, sẽ mang lại cho họ rất nhiều lợi lạc. Tôi thường để lại cho họ một cuốn băng về thư giãn, mà họ có thể nghe bất cứ lúc nào, ngày cũng như đêm, bất cứ khi nào họ muốn. Khi thích hợp, chúng ta hãy vỗ về, xoa bóp, bấm huyệt và dùng các kỹ thuật tương tự, để làm cho họ thoải mái, và làm họ giảm bớt đi sự lo lắng, đặc biệt là cho những người sắp chết đang bị thiếu thốn sự vuốt ve, sự vỗ về, bởi vì những người khi đến thăm người sắp chết, những người đến thăm nầy đã sợ hãi, và vụng về nên đã không dám giúp người sắp chết những điều kể trên. Một kỹ thuật thiền đơn giản mà rất hiệu quả là học tập sự nhận thức về hơi thở. Chúng ta hãy nhận thức sự chuyển động của hơi thở khi hơi thở đi vào, và khi hơi thở đi ra ở vị trí lỗ mũi, hãy thở tự nhiên và dễ dàng, và không nên cố gắng thở hoặc ép buộc hơi thở quá đáng. Đồng thời, khi chúng ta có bất cứ ý nghĩ nào xuất hiện, hãy buông bỏ, rồi chúng ta không ngừng đưa tâm trở về với hơi thở. Kỹ thuật nầy, mặc dù đơn giản, nhưng có thể tạo ra trạng thái tâm rất bình tĩnh, và làm giảm bớt đi sự lo lắng của chúng ta. Sau khi nhận thức về hơi thở xong rồi, kế tiếp chúng ta kết hợp hơi thở với việc đọc một số từ ngữ, hoặc đọc câu thần chú, hoặc đọc lời cầu nguyện, sự kết hợp nầy sẽ tạo nên nguồn năng lực mạnh mẽ. Chỉ cần nói câu "Hãy...buông...bỏ..., hãy...buông...bỏ..." cùng lúc với hơi thở vào, và hơi thở ra, làm chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, và thư giãn. Một người mà có niềm tin tôn giáo, có thể dùng một lời cầu nguyện hoặc một câu thần chú với hơi thở. Thí dụ, một người phụ nữ mà tôi đã đến thăm viếng, bà đã là nữ tu Công Giáo trước kia, đã chọn lời cầu nguyện "không phải ý tôi, mà là ý Chúa, nên công việc sẽ được làm xong". Bà đã rút ngắn câu nầy bằng cách đọc "Không phải ý tôi" cùng với hơi thở vào, và đọc "mà là ý Chúa" cùng với hơi thở ra, và cứ như thế, lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều hay đẹp của kỹ thuật nầy là 1) chuyện thiền định nầy có thể làm trong một thời gian ngắn, và đòi hỏi rất ít sự tập trung, bởi vì, sự tập trung thường sẽ bị giảm đi vì ảnh hưởng của bệnh tật và thuốc men, 2) chuyện thiền định nầy giúp cho tâm bình tĩnh, và làm giảm bớt đi sự lo lắng, 3) chuyện thiền định nầy xử dụng, và làm kiên cố, từ nơi nương tựa tâm linh của người thực hành, 4) chuyện thiền định nầy không cần bất cứ điều gì khác, ngoài hơi thở. Đối với người có niềm tin và người không có niềm tin về tôn giáo, phương pháp thiền định với nguồn-ánh-sáng-trắng-chữa-bệnh có thể mang đến nhiều sự thoải mái và lợi ích. Những người nầy hình dung một quả bóng rực rỡ, có nguồn ánh sáng trắng ở trên đầu của họ, rồi nguồn ánh sáng nầy chiếu rọi xuống người họ, loại bỏ sự bệnh tật, sự đau đớn, sự sợ hãi, lòng lo lắng, rồi làm đầy cơ thể họ với nguồn ánh sáng hạnh phúc, và chữa lành bệnh tật. Tùy theo niềm tin tôn giáo của người nầy, họ có thể nhìn thấy nguồn ánh sáng như là bản chất của Chúa Giêsu, hoặc Phật Tính hoặc hình ảnh của vị lãnh đạo tôn giáo nào khác, hoặc họ hình dung đó là một nguồn năng lượng chữa bệnh phổ quát. Thiền định nầy kết hợp rất tốt với kỹ thuật nhận thức hơi thở, và cũng là điều tốt nên làm thêm, là để lại một cuốn băng chỉ dẫn, để người bệnh nghe bất cứ khi nào họ muốn, ngày cũng như đêm. Khi một người sắp chết, họ cũng được khuyến khích là đi vào nguồn ánh sáng, vào nơi có Chúa Giêsu, hoặc vào nơi Đức Phật đang ngồi trên cao, nơi phía đầu của họ, hoặc là bất cứ hình ảnh vị lãnh đạo tôn giáo nào thích hợp với người nầy. Việc hướng dẫn bằng phương cách hình dung, hoặc âm nhạc nhẹ nhàng, giúp cho người sắp chết cũng được nhẹ nhàng và thư giãn, và giúp người sắp chết có tâm bình tĩnh và an lạc khi họ tiếp cận với cái chết. Một người trong cơn đau cũng có thể được hướng dẫn qua sự thực tập thiền định làm giảm cơn đau, một kỹ thuật mà trong đó cơn đau được tìm tòi chi tiết, thường dẫn đến sự giảm bớt hoặc xóa bỏ cơn đau. [2] Một kỹ thuật thiền định rất sâu sắc, đã dùng bệnh tật hoặc cơn đau để phát triển lòng từ bi. Đối với những người có thể dùng kỹ thuật này, kết quả có thể rất tuyệt vời. Những người sắp chết nầy, được khuyến khích suy nghĩ rằng "vì tôi đã phải chịu đựng, và vì tôi đã trải qua căn bệnh ung thư nầy, qua căn bệnh AIDS nầy, qua cơn đau nầy, vân vân..., tôi mong những chúng sinh khác trên thế giới thoát khỏi những bệnh tật nầy, và tôi mong họ có nhiều sức khỏe, được hạnh phúc và sống lâu". Người sắp chết dùng bệnh tật hoặc nỗi đau của họ như một cách để mở lòng mình ra với những người khác đang gánh chịu một tình trạng tương tự. Những người đã dùng kỹ thuật nầy, thường quên đi sự đau khổ của chính họ, rồi họ mở lòng từ tâm và họ cảm thấy an lạc. Một kỹ thuật tiên tiến hơn là thiền định về "sự nhận vào và sự cho tặng bằng hơi thở" như được mô tả trong kinh điển Phật Giáo Tây Tạng. Trong cách thiền định nầy, chúng ta hình dung là chúng ta nhận lấy sự đau khổ của những chúng sinh khác (hoặc hạn chế lại, đặc biệt dành cho những người có bệnh ung thư hoặc có bệnh AIDS, vân vân...) như là làn khói đen, sự nhận lấy khổ đau bằng hơi thở hít vào. Sau đó, cùng với hơi thở ra là tất cả sức khỏe, hạnh phúc, và tất cả những phẩm chất tích cực của chúng ta được gửi ra để cho tặng các chúng sinh khác như là làn ánh sáng trắng, và chúng ta hình dung là họ sẽ nhận được tất cả mọi thứ mà họ muốn. Trong trái tim chúng ta, chúng ta hình dung một tảng đá đen ích kỷ, và khi khói đen được hít vào, chúng ta hình dung nó va chạm vào tảng đá đen và đập vỡ tảng đá hoàn toàn, lúc đó, tâm chúng ta sẽ xóa bỏ mọi dấu vết của sự ích kỷ. Cách thiền định trên là một phương pháp sâu sắc để phát triển nhanh chóng lòng từ bi, nhưng có lẽ chỉ có một số ít bệnh nhân, là có thể thực tập được phương pháp này. Cách thông thường để tiến bộ trong cách thiền định nầy là bắt đầu với các chuyện nhỏ như sự đau đầu, hoặc sự mỏi mệt, vân vân..., và sau đó chúng ta dần dần huấn luyện tâm chúng ta, để biến đổi các chuyện lớn hơn, rồi tiếp theo sau đó là những chuyện lớn hơn nữa. PHẦN KẾT LUẬN Mục đích của những phương pháp trên đây là giúp người sắp chết, là phương cách để giúp họ chết với tâm bình tĩnh, tâm vui vẻ và tích cực. Bất cứ điều gì, mà chúng ta có thể làm, để đạt được điều nói trên sẽ có ích lợi cho người sắp chết, cho dù đó là việc chăm sóc đàng hoàng và việc làm giảm bớt đi sự đau đớn, là sự đấm bóp giúp cho họ, là giúp họ có sự hiện diện của một gia đình thương yêu, hoặc bất cứ điều giúp đỡ nào khác. Người ta nói rằng, điều tốt nhất mà chúng ta có thể mang đến cho một người sắp chết, là tâm bình tĩnh và an lạc của chính chúng ta. Bằng cách nầy, chúng ta sẽ giúp người sắp chết làm quá trình chuyển đổi từ đời nầy sang đời sau, càng dễ dàng và càng có ý nghĩa thì càng tốt, và chúng ta cần nhận biết tầm quan trọng tâm linh của quá trình chuyển đổi này. Sự mong muốn của tôi là qua bài viết ngắn nầy, bằng cách nào đó, có ích lợi cho người đọc, rồi họ suy nghĩ thêm về đề tài nầy, và sau đó họ mang lợi ích đến cho những người đau ốm hoặc người khổ đau mà họ phục vụ. Chỉnh sửa lần cuối vào tháng 8 năm 1995 THAM KHẢO Fremantle, Francesca và Chogyam Trungpa, Quyển Sách Tây Tạng Về Cái Chết: Sự Giải Phóng Vĩ Đại Qua Sự Nghe Thấy Trong Trạng Thái Trung Gian, Shambala, Boulder và London 1975. (Hoặc bản dịch mới của Robert AF Thurman, Aquarian Press, London, 1994) Kapleau, Philip, Bánh Xe Của Đời Sống Và Cái Chết, Lati Rinbochay và Jeffrey Hopkins, Cái Chết, Trạng Thái Trung Gian, Và Tái Sinh Trong Phật Giáo Tây Tạng, Rider & Co, London, 1979. Levine, Stephen, Quá Trình Chữa Lành Bệnh Trong Đời Sống Và Cái Chết, Anchor Press / Levine, Stephen, Ai Chết, Anchor Press / Mackenzie, Vicki, Sự Tái Sinh: Cậu Bé Lạt Ma, Bloomsbury, London, 1988 Mackenzie, Vicki, Tái Sinh Ở Phương Tây: Sự Tái Sinh Của Các Vị Đạo Sư, Bloomsbury, London, 1995 Mullin, Glenn H., Chết Và Sắp Chết: Truyền Thống Tây Tạng, Arkana, Sogyal Rinpoche, Quyển Sách Tây Tạng Về Cuộc Sống Và Sự Sắp Chết, Rider, London, 1992. [1] Xem "Chết, Trạng Thái Trung Gian và Tái Sinh" của Lati Rinbochay và Jeffrey Hopkins hoặc bài viết của tôi về "Chết Và Sắp Chết Trong Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng" để có đầy đủ chi tiết về quá trình nầy. [2] Để có đầy đủ chi tiết về kỹ thuật nầy, hãy tham khảo "Bạn Có Thể Chinh Phục Ung Thư" của Ian Gawler, pp 177-180 hoặc bài viết của tôi "Phép Trị Liệu Thư Giãn Và Thiền Định Để Kiểm Soát Cơn Đau". Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/spirit_d.htm |
The Spiritual Needs Of The Dying: A Buddhist Perspective INTRODUCTION In discussing the spiritual needs of the dying from the Buddhist perspective, we firstly need to look at several key points, namely : - gaining an understanding of the shortness and preciousness of life. - considering what can help ourselves and others at the same time of death. - considering what goes on after death. - the Buddhist concept of mind. REFLECTIONS ON DEATH In order to gain an understanding of the shortness and preciousness of life and how to make it meaningful we need to reflect on the fact that death is certain and that the time of death is uncertain. These points may seem obvious but we rarely stop to consider the truth of them. For example, when we consider that death is certain we can reflect on several points: 1) there is no possible way to escape death (nobody ever has), 2) life has a definite, inflexible limit and each moment brings us closer to the end of this life, and 3) death comes in a moment and it's time is unexpected (and even while alive we devote very little of our life to spiritual practice). WHEN REFLECTING ON THE FACT THAT THE TIME OF DEATH IN UNCERTAIN WE CAN ANALYSE THIS FURTHER BY RECOGNISING THAT: 1) the duration of our lifespan is uncertain - young people can die before old people, the healthy before the sick, etc. 2) there are many causes and circumstances that lead to death but few that favour the sustenance of life - in fact even the things that sustain life and make it comfortable can kill us e.g. food, our house, our car. 3) the weakness and fragility of our body contributes to life's uncertainty - our body can be easily destroyed by disease or accident. Reflecting on these points can help us to realise that life is short and precious and that there is no time to lose. It is good to remind ourselves of these points each day. It can be very helpful when first getting up each day to say to ourselves "today may be the last day of my life, let me live it therefore by making it as meaningful as possible, being of benefit to others, etc.". IT CAN ALSO BE VERY HELPFUL TO CONSIDER HOW WE WOULD REACT IF WE WERE TOLD, FOR EXAMPLE, THAT WE ONLY HAD 3 OR 6 MONTHS TO LIVE, TO ASK OURSELVES QUESTIONS LIKE: - am I ready to die? - what unfinished business do I have? - what do I want to do or achieve in the time I have left? - will my priorities change? - what can help me at the time of death? - or as somebody put it "Live each day as though it were your last and one day you'll be right!" THE OTHER CRITICAL POINT IS TO CONSIDER WHAT WILL HELP US AT THE TIME OF DEATH. REFLECTION HERE REVEALS THAT: 1) worldly possessions such as wealth, position or money can't help us 2) relatives and friends can neither prevent death nor go with us 3) even our own precious body is of no help to us and we have to leave it behind. So ultimately the only thing that can help us is the state of our mind, the state of our mental or spiritual development. KARMA AND THE MIND How is this so? The Buddhist belief is that every action of body, speech and mind that we create lays down a subtle imprint in our mind which has the potential to ripen as future happiness or suffering, depending on whether the action was positive or negative. These imprints remain in the mind until they ripen or until they are purified or cleansed by spiritual practices. This process in known as the law of karma. The mind itself is formless, shapeless, colourless, genderless, and has the ability to know or cognize all phenomena. It's basic nature is luminous and knowing. The mind also has different levels - gross, subtle, and very subtle. The very subtle mind is very clear and is usually only experienced at the time of death or during advanced meditation practices. The imprints of our actions (karmic imprints) are stored in the very subtle mind. DEATH, INTERMEDIATE STATE AND REBIRTH At the time of death, the body and mind go through a process of dissolution, where the 25 psycho-physical constituents that we are comprised of gradually absorb and lose their ability to function. [1] This process of dissolution is associated with external and internal signs. This process continues even after the breathing ceases, for up to 3 days. During this process the mind becomes more and more subtle and clear until it eventually reaches the point of the 'clear light of death', where it is said to be approximately 9 times more clear than in the normal waking state. At this point the mind separates from the body, taking with it all of the subtle imprints from that life and previous ones. This very subtle mind or consciousness and the very subtle wind upon which it rides then arises into an intermediate state (bardo) being which has a subtle (non-physical) body that can move through solid objects, travel anywhere just by thinking of that place, and so on. The intermediate state being stays in that state for up to 7 weeks, by which time a suitable place of rebirth is usually found. This place of rebirth is determined by the force of karma, whereby the intermediate state being dies and the consciousness is propelled without control towards the place of rebirth. The consciousness enters the fertilized egg at or near the moment of conception and the new life begins. Crucial in this whole process is the state of mind at the time of death, because it is this that determines the situation a person will be reborn into. If the mind is calm and peaceful and imbued with positive thoughts at the time of death, this will augur well for a happy rebirth. However, if the mind is in a state of anger or has strong desire or is fearful etc, this will predispose to an unhappy or lower type of rebirth. The mind that arises at the time of death is usually the one that the person is most habituated to. People tend to die in character, although this is not always so. So in the Buddhist tradition it is emphasised strongly that the time to prepare for death is now, because if we develop and gain control over our mind now and create many positive causes we will have a calm and controlled mind at the time of death and be free of fear. In effect, our whole life is a preparation for death and it is said that the mark of a spiritual practitioner is to have no regrets at the time of death. As a friend of mine said recently on hearing about these concepts, "Perhaps it's time I started swotting for the finals!" THE SPIRITUAL NEEDS OF THE DYING When considering the spiritual needs of the dying, the basic principle is to do whatever you can do to help the person die with a calm and peaceful mind, with spiritual/positive thoughts uppermost. This is because it is believed that the state of mind at the time of death is vitally important and plays an important role in determining what will happen to the person after death. So whether we are a doctor or nurse relieving pain and other distressing symptoms and reassuring the family, a counsellor helping to resolve emotional issues, a minister of religion offering spiritual counsel, or a volunteer who offers companionship and support for the dying person and their loved ones, we are all contributing significantly towards obtaining this calm and peaceful state of mind. WITHIN THIS BASIC PRINCIPLE, THERE ARE SEVERAL WAYS WE CAN CATEGORISE PEOPLE WHICH WILL HELP TO DETERMINE THE TYPE OF SPIRITUAL SUPPORT THAT THEY NEED, NAMELY: Is the person conscious or unconscious? - if conscious, you can do the practices with them or get them to do them - if unconscious, you have to do the practices for them Does the person have specific religious beliefs or not? - if religious, remind them of their religious practices - if not religious, encourage them to have positive thoughts, or remind them of positive things they have done For a person with a spiritual faith it is beneficial to have spiritual objects around them e.g. an altar, a rosary, photos of their spiritual teacher, or to play spiritual music, or to burn incense, and so on - whatever reminds them of their spiritual practice. It is good also to talk to them about their spiritual practices, recite prayers with them and so forth. For an unconscious person it is said to be good to recite prayers, mantras etc into their ear. If a person does not have a spiritual faith, it is helpful to remind them of positive things they have done in their life, or of positive qualities such as love and compassion and kindness. It is important to avoid religious activities that are inappropriate or unwanted by the dying person. Someone standing at the end of the bed reciting prayers may be an annoyance, and I have seen a case of an attempted deathbed salvation which greatly angered the dying person. The basic aim is to avoid any objects or people that generate strong attachment or anger in the mind of the dying person. From the spiritual viewpoint it is desirable to avoid loud shows of emotion in the presence of the dying person. We have to remind ourselves that the dying process is of great spiritual importance and we don't want to disturb the mind of the dying person, which is in an increasingly clear and subtle state. We have to do whatever we can to allow the person to die in a calm/happy/peaceful state of mind. MEDITATIONS FOR SICK AND DYING PEOPLE For those who have advanced illness but are still conscious there are a number of simple meditation techniques or visualisations that can be very helpful. For those who are anxious or fearful of dying, teaching them relaxation or guiding them through a simple relaxation technique can be very beneficial. I will usually leave them a relaxation tape that they can use any time of day or night, whenever the need arises. When appropriate, touch, massage, reflexology and similar techniques can also be very soothing and stress-relieving, especially as the person may be somewhat starved of touch due to the fears and awkwardness of people who visit them. A simple meditation technique that is very effective is awareness of the breath. The person becomes aware of the movement of the breath inwards and outwards at the level of the nostrils, breathing naturally and easily, not forcing or exaggerating the breath. At the same time, any thoughts that arise are let go of, constantly bringing the mind back to the breath. This technique, although simple, can generate very calm states of mind and relieve anxiety. When the awareness of breath is then combined with the recitation of certain words or mantras or prayer it becomes very powerful. Just to say "Let...go...let...go..." in time with the in and out breaths can be soothing and relaxing. A person with a spiritual belief can use a prayer or mantra with the breath. For example, one lady whom I was visiting who was an ex-Catholic nun chose the prayer "not mine, Lord, but thy will be done". She shortened this by reciting "Not my will" on the in-breath and "but yours" on the out-breath, repeating this over and over again. The beauty of this technique is that 1) it can be done for short periods of time and requires little concentration, which is often reduced by the effects of disease and medication, 2) it helps to calm the mind and reduce anxiety, 3) it utilizes and strengthens the person's spiritual refuge, 4) it does not require anything other than the breath. For both a religious and a non-religious person a white light 'healing' meditation can bring a lot of comfort and benefit. The person visualizes a brilliant ball of white light above their head, with the light streaming down through their bodies, removing sickness, pain, fear, anxiety and filling the body with blissful healing light energy. Depending on the person's belief system, they can see the light as being in the nature of Jesus, or Buddha or some other spiritual figure, or they can just visualise it as a source of universal healing energy. This meditation combines very well with the breath awareness technique and is also good to have on tape to leave with the person, to be used whenever needed day or night. When a person is close to death they can also be encouraged to let go into the light, into the heart of Jesus or Buddha seated above their head, whatever is appropriate for that person. The use of guided imagery or gentle music can also be soothing and relaxing and help the person to have a calm and peaceful mind as they approach death. A person in pain can also be guided through a pain meditation, a technique whereby the pain is explored in detail, often leading to a reduction or eradication of the pain. [2] A very profound meditative technique is to actually use the illness or pain as a way of developing compassion. For those who can use this technique the results can be very great. The person is encouraged to think that "by me experiencing this cancer/AIDS/pain etc, may all other beings in the world be free of this, and may they have good health, happiness and long life". The person uses their sickness or pain as a way of opening their heart to others who are in a similar situation. People who have used this technique have often gone from being totally caught up in their own misery to a state of open-heartedness and peace. An even more advanced technique is the meditation on "taking and giving on the breath" as described in the Tibetan Buddhist scriptures. In this meditation, one visualises taking on the suffering of all other living beings (or this could be restricted to those with cancer or AIDS etc) in the form of black smoke, which is taken in on the in-breath. Then on the out-breath all of our health and happiness and all positive qualities are sent out to other living beings in the form of white light, and we visualise them receiving everything that they want. At our heart we visualise a black rock of selfishness, and as the black smoke is inhaled we visualise it hitting the black rock and smashing it completely, thus eradicating all trace of selfishness from our minds. This meditation is a profound method for developing compassion quickly but there will only be a minority of patients who will be able to use this method. The usual way to progress in these meditations is to start with small problems such as a headache or tiredness etc, then gradually train our minds to transform bigger and bigger problems. CONCLUSION The aim of all these methods is to help the dying person die with a calm, happy and positive mind. Anything that we can do to achieve this will benefit the person, whether that be good nursing care and pain relief, massage, the presence of a loving family, or whatever. It is said that the best thing we can bring to a dying person is our own quiet and peaceful mind. In this way we will help the dying person make the transition from this life to the next as smooth and as meaningful as possible, recognising the vital spiritual importance of this transition. My wish is that this short paper may in some way be of benefit to those who read it and reflect on it, and hence to the sick or suffering people that you serve. Last revised August 1995 REFERENCES Fremantle, Francesca and Chogyam Trungpa, The Tibetan Book of the Dead: The Great Liberation Through Hearing in the Bardo, Shambala, Boulder and London 1975. (or the new translation by Robert A.F. Thurman, Aquarian Press, London, 1994) Kapleau, Philip, The Wheel of Life and Death, Doubleday, New York, 1989. Lati Rinbochay and Jeffrey Hopkins, Death, Intermediate State and Rebirth in Tibetan Buddhism, Rider & Co, London,1979. Levine, Stephen, Healing Into Life and Death, Anchor Press/Doubleday, New York, 1987. Levine, Stephen, Who Dies, Anchor Press/Doubleday, New York, 1982. Mackenzie, Vicki, Reincarnation: The Boy Lama, Bloomsbury, London, 1988 Mackenzie, Vicki, Reborn in the West: The Reincarnation Masters, Bloomsbury, London, 1995 Mullin, Glenn H., Death and Dying: The Tibetan Tradition, Arkana, Sogyal Rinpoche, The Tibetan Book of Living and Dying, Rider, [1] see "Death, Intermediate State and Rebirth" by Lati Rinbochay and Jeffrey Hopkins or my paper on "Death and Dying in the Tibetan Buddhist Tradition" for full details of this process. [2] for full details of this technique, refer to "You Can Conquer Cancer" by Ian Gawler, pp 177-180 or to my paper "Relaxation Therapy and Meditation in Pain Control". |
Pháp trợ niệm của Đức Phật (Diệu Thể)