MỤC LỤC:
Phần 1/ Giới thiệu
1/ Bồ-đề tâm và lý tưởng kiến lập Tịnh Độ
2/ Lịch sử truyền dịch đại nguyện A-di-đà
2.1.Bản Sanskrit
và ngữ cách bốn sáu đại nguyện
2.2. Bản Tây Tạng
2.3. Bản Hán
2.4. Bản Anh
3/Về bản dịch Việt
Phần 2/ Phiên dịch và chú bốn sáu đại nguyện từ Sanskrit
Thư mục tham khảo
_____________________________________________________________
PHẦN I/GIỚI THIỆU
1/Bồ-đề Tâm và lý tưởng kiến lập tịnh độ
Bốn mươi sáu đại nguyện của Đức Phật A-di-đà là một bản đồ tu tập lý tưởng cho những ai đã phát Bồ-đề Tâm song song với bản nguyện muốn kiến lập tịnh độ ngay trong thế giới Ta-bà; đó cũng chính là tông dụng của Kinh Duy Ma Cật: “Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sinh”.
Bản nguyện của Bồ-tát được phát khởi từ tâm Đại Bi và tâm Bồ-đề. Phát khởi Bồ đề tâm để tu tập, thực hành Bồ-tát đạo là tinh yếu của giáo lý Đại Thừa và chính là chủng tử của Nhất Thừa Đạo. Nên, ở kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát Di Lặc đã nói về hiệu năng của Bồ đề tâm trong sự tu tập, hành Bồ-tát đạo cho Thiện Tài đồng tử như sau:
“Bồ đề tâm ví như chủng tử, vì nó có khả năng sinh khởi hết thảy pháp giác ngộ; Bồ đề tâm ví như ruộng tốt, vì nó có khả năng nuôi dưỡng các pháp thanh tịnh; Bồ đề tâm ví như quả đất lớn, vì nó có khả năng gìn giữ thế gian; Bồ đề tâm ví như dòng nước sạch, vì nó có khả năng tẩy trừ hết thảy cấu uế phiền não; Bồ đề tâm ví như gió lớn, vì nó thổi khắp thế gian không bị đối ngại; Bồ đề tâm ví như lửa lớn, vì nó có khả năng thiêu rụi hết thảy rừng củi tà kiến; Bồ đề tâm ví như mặt trời thanh tịnh, vì nó soi chiếu khắp cả thế gian; Bồ đề tâm ví như trăng rằm, vì các pháp thanh tịnh đều viên mãn; Bồ đề tâm ví như ngọn đèn sáng, vì có khả năng phóng ra các loại ánh sáng chánh pháp; Bồ đề tâm ví như mắt sáng, vì thấy hết thảy cùng khắp mọi chốn an nguy; Bồ đề tâm ví như con đường lớn, vì khiến tất cả đều được đi vào kinh thành đại trí,…” [1]
Và cũng ở trong kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát Pháp Tuệ đã nói với Đế Thích về sự phát khởi bồ đề tâm như sau:
“Vì muốn biết ngay thế giới vi tế chính là thế giới rộng lớn, thế giới rộng lớn chính là thế giới vi tế; biết ngay thiểu thế giới chính là đa thế giới, biết đa thế giới chính là thiểu thế giới; biết ngay thế giới rộng chính là thế giới hẹp, biết thế giới hẹp chính là thế giới rộng; biết ngay một thế giới chính là vô lượng, vô biên thế giới, biết vô lượng, vô biên thế giới chính là một thế giới; biết ngay vô lượng, vô biên thế giới ở vào trong một thế giới, biết một thế giới ở vào trong vô lượng, vô biên thế giới; biết ngay nơi thế giới ô nhiễm chính là thế giới thanh tịnh, biết ngay nơi thế giới thanh tịnh chính là thế giới ô nhiễm; ở trong một lỗ chân lông biết rõ ràng hết thảy thế giới, ở trong hết thảy thế giới biết rõ ràng bản tính của một lỗ chân lông; biết rõ từ nơi một thế giới xuất sinh hết thảy thế giới, biết rõ hết thảy thế giới đều như hư không; vì muốn ngay ở nơi một niệm biết hết thảy thế giới, biết rõ hết thảy thế giới không còn có sót bất cứ một thế giới nào, nên phát tâm Vô thuợng bồ đề”[2].
Như vậy, phát bồ đề tâm là do sự nhu cầu hiểu biết toàn diện, hay là sự hiểu biết viên mãn, nói cách khác, phát bồ đề tâm là muốn thành tựu tuệ giác tuyệt đối của phật. Do đó, phát bồ đề tâm là nhân tố chủ yếu để tựu thành Bản Nguyện, là động cơ đầu tiên sinh ra chư Phật ba đời và đem lại các niềm vui thượng diệu cho hết thảy chúng sanh, nên kinh nói:
“Nhân sơ bồ đề tâm
Xuất sinh tam thế phật;
Nhất thiết chư chúng sanh
Chủng chủng thượng diệu lạc”.
Không những vậy mà bồ đề tâm còn là động cơ đầu tiên làm cho các quốc độ Phật nghiêm tịnh, khiến cho cùng khắp hết thảy chúng sanh đầy đủ trí vi diệu, như kinh nói:
“Nhân sơ bồ đề tâm
Nghiêm tịnh chư Phật quốc;
Phổ linh nhất thiết chúng
Cụ túc vi diệu trí”[3].
Như vậy giáo lý bản nguyện, đã được nói rõ trong kinh điển đại thừa và chúng ta còn có thể thấy ở trong các kinh điển thuộc văn hệ A Hàm hay Nikāya, nhưng chưa rõ nét, nhưng nó thể hiện rõ nét hơn ở các kinh điển thuộc văn hệ Bản Sanh. Hơn năm trăm câu chuyện ghi lại thuộc văn hệ Bản Sanh bằng Pāli là tiêu biểu cho giáo lý bản nguyện thuộc văn hệ này. Kinh Jatakamala thuộc văn hệ sanskrit do Āryasura (Thánh Dũng) biên tập, do Thiệu Đức - Tuệ Tuân dịch vào đời Tống, như: kinh Bồ tát Bản Sanh Man Luận, 16 cuốn. Lục độ tập kinh do Khương Tăng Hội dịch vào đời Ngô, 8 cuốn. Kinh Bi Hoa, do Đàm Vô Sấm dịch, đời Bắc Lương, 10 cuốn… các kinh này được xếp vào văn hệ Bản Duyên, có tập thành ở trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh.
2/Lịch sử truyền dịch đại nguyện qua các tụng bản
2.1.Bản Sanskrit
Truyền bản có ghi lại các lời đại nguyện của đức Phật A-di-đà, chúng ta hiện có hai văn bản Sanskrit như sau:
- Bản Sanskrit thứ nhất là Sukhāvatīvyūhaḥ[4], [Vistaramātṛkā], được lưu trữ ở trong Buddhist Sanskrit Texts No. 17, và Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ[5]. So với bản Hán dịch Vô Lượng Thọ kinh của Khương Tăng Khải, bản Sanskrit, bản Sanskrit này chỉ có bốn mươi sáu đại nguyện, không có nguyện thứ chín là thần túc vô ngại và nguyện hai mươi mốt là nguyện nhân thiên có ba mươi hai tướng tốt.
- Bản Sanskrit thứ hai, là Arya-amitābhavyuha nama māhāyana sūtra có bốn mươi bảy đại nguyện, so với bản Hán dịch Vô Lượng Thọ kinh của Khương Tăng Khải, bản này không có nguyện hai mươi mốt: nhân thiên có ba mươi hai tướng tốt.
Về mặt cấu trúc ngữ cách, Vô lượng thọ kinh, sử dụng ngữ cách giả thiết hay điều kiện “nếu…, và thì…” mà Sanskrit gọi là là “saceme… na… mā tāvad aham…”.
Vô lượng thọ trang nghiêm kinh, sử dụng ngữ cách khẳng định, như đại nguyện đầu tiên ở kinh này ta thấy Tác Pháp bí sô phát nguyện trước đức Như Lai Thế Tự Tại Vương rằng: “Bạch Thế Tôn, con phát thệ rằng, nguyện thành tựu tối thượng Bồ-đề như Thế Tôn, quốc độ Phật trang nghiêm đầy đủ vô lượng công đức bất khả tư nghị. Hết thảy chúng sanh trong ba ác đạo địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và a tu la sanh vào quốc độ con, đều thọ trì pháp giáo hóa của con, chắc chắn không bao lâu sẽ thành bậc Tối thượng chánh giác, hết thảy đều được thân sắc vàng kim loại chân thực[6]”.
2.2. Bản Tây Tạng
Bản Tây Tạng hiện có, tựa đề là: Hphags pa hod dpag med kyi brod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo, nội dung của bản này tương đương với đệ ngũ hội: 聖阿彌陀 名莊嚴大乘經 Thánh A-di-đà Danh Trang Nghiêm Đại Thừa Kinh, thuộc Kinh Đại Bảo Tích 大寶積經, mà bản Sanskrit của nó là Arya-amitābhavyuha nama māhāyana sūtra. Do hai dịch giả Ấn-độ là Jinamitra (Cơ-na-mễ-đa-lạp) và Nadanasila (Đạt-lạp-ân-dĩ) và một người Tây Tạng tên là Ye ses sde (y-cơ-đái), cùng cộng dịch và hoàn thành vào khoảng thế kỷ thứ chín, sau Tây Lịch.
Tạng bản có bốn chín đại nguyện, so với bản Hán dịch Vô Lượng Thọ kinh của Khương Tăng Khải, tăng thêm nguyện thứ ba mươi tám: “Bạch Thế Tôn, Bồ tát các quốc độ Phật, khi nghe danh hiệu của con, là Phật A-di-đà, đều kính lễ tôn trọng”[7].
2.3. Bản Hán Tạng
1/ Phật thuyết, Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh, Chi Lâu Ca Sấm dịch, Hậu Hán: có hai mươi bốn đại nguyện. Kinh này, thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, đầu kinh ghi: 後漢, 月氏, 沙門支婁迦讖 譯於洛陽 Hậu Hán, Nguyệt Chi, Sa Môn Chi Lâu Ca Sấm dịch ư Lạc Dương. Nhưng theo Lữ Trừng ở trong 新編漢文大藏經 目錄 Tân Biên Hán Văn Đại Đại Tạng Kinh Mục Lục, khảo chứng, cho rằng có thể bản kinh này được Tây Tấn Trúc Pháp Hộ Dịch.
2/Đại A-di-đà kinh, Vương Nhật Hưu, giáo tập, Tống: hai mươi bốn đại nguyện; Kinh hiện có thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0364.
Nhưng đối chiếu nội dung của hai bốn nguyện qua hai bản này đều có nhiều điểm dị biệt.
3/ Phật thuyết Vô lượng thọ kinh 佛說無量壽經, Khương Tăng Khải dịch, Tào Ngụy: có bốn mươi tám đại nguyện. Kinh thường để: Tào Ngụy Ân Độ Sa Môn Khang Tăng Khải dịch ư Lạc Dương Bạch Mã Tự, Vĩnh Gia tứ niên Nhâm Dần 曹魏印度沙門 康僧鎧譯於洛陽白 馬寺, 永嘉四年壬 寅. Nhưng theo các học giả Nhật bản khảo chứng, thì phải là: Đông Tấn Phật-đà-bạt-đà-la cập Lưu Tống Bảo Vân cộng dịch (tây nguyên 421 niên), 應是東晉佛 陀跋陀羅及劉宋寶 雲共譯 (西元421 年). Kinh thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360.
4/ Đại Bảo Tích Kinh, Vô lượng thọ - Như Lai hội, 大寶積經無量壽 如來會, giản danh: Vô Lượng Thọ Như Lai Hội 無量壽如來會, Nam Ấn Độ, Bồ Đề Lưu Chí dịch, Đường, có bốn mươi tám đại nguyện, thuộc Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310. Các học giả phát hiện nguyên bản Sanskrit của nó là bản Sanskrit thứ hai, Arya-amitābhavyuha nama māhāyana sūtra, nhưng bản Sanskrit này chỉ có bốn mươi bảy đại nguyện.
Và các tụng bản khác có liên quan đến đại nguyện đức A-di-đà như sau:
5/Tiểu phẩm Bát nhã: sáu đại nguyện. Thuộc Đại Tạng Kinh 08, số hiệu 0227.
6/ A Súc Phật Quốc Kinh, 2 quyển, Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch, Đại Tạng Kinh, số hiệu 0313: mười hai nguyện và mười tám nguyện.
7/Đại Bát nhã: ba mươi đại nguyện. Kinh hiện có thuộc Đại Tạng Kinh số hiệu 0220, Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh, 600 quyển, Đường Huyền Trang dịch và Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh, 27 quyển, Hậu Tần Cưu Ma La Thập dịch.
8/Vô lượng thọ trang nghiêm kinh: ba mươi sáu nguyện. Kinh thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch.
9/ Phật thuyết A Di Đà tam da tam phật tát lâu phật đàn quá độ nhân đạo kinh 佛說阿彌陀三耶 三佛薩樓佛檀過度 人道經, tên khác Vô Lượng Thọ kinh無量壽經, A-di-đà kinh 阿彌陀經, kinh lục thường đề: “Tam Quốc Ngô Nguyệt Thị Uu-bà-tắc Chi Khiêm dịch 經錄上題名三國吳 月氏優婆塞支謙譯”, nhưng theo các học giải Nhật-bản khảo chứng, thì phải là: “Đông Hán Nguyệt Chi Tam Tạng Pháp Sư Chi-lâu-ca-sấm dịch 應是東漢月支 三藏法師支婁迦讖 譯”, sau này Kinh được Chi Khiêm cải định. Kinh hiện có thuộc Đại Tạng Kinh 12, số 0362.
2.4. Anh ngữ
*Buddhist Mahâyâna Texts, Part 2:
- The larger Sukhâvatî-vyûha,
- The smaller Sukhâvatî-vyûha,
Do F. Max Müller phiên dịch
-The Amitâyur dhyâna-sûtra, do J. Takakusu phiên dịch.
Cả ba tác phẩm đều được xuất bản. 1894, và được thâu vào trong tập 48 của bộ Sacred Books of the East (Đông phương thánh thư).
3/Về Bản dịch Việt.
Bản dịch Việt, về cơ bản, y trên bản Sanskrit thứ nhất: Sukhāvatīvyūhaḥ, [Vistaramātṛkā], được lưu trữ ở trong Buddhist Sanskrit Texts No. 17, và Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ.
Văn bản tham chiếu chính là:
-Bản Sanskrit thứ hai: Arya-amitābhavyuha nama māhāyana sūtra.
-Bản Tây Tạng: Hphags pa hod dpag med kyi brod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo
- Bản Hán dịch: Phật thuyết Vô lượng thọ kinh 佛說無量壽經, Khương Tăng Khải dịch, Tào Ngụy, Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360.
- Bản Anh Ngữ thuộc Buddhist Mahâyâna Texts: The larger Sukhâvatî-vyûha; The smaller Sukhâvatî-vyûha, do F. Max Müller phiên dịch; The Amitâyur dhyâna-sûtra, do J. Takakusu phiên dịch.
Nguyên văn bốn sáu lời đại nguyện, được trích nguyên văn Sanskrit và đánh cước chú đối chiếu với thứ tự và nội dung so với Bản Hán của Khương Tăng Khải.
Bản dịch Việt, y theo đây, dịch và chú thích, chỗ nào không từ Sanskrit không rõ nghĩa thì tra theo bản Phạn-Tạng-Hán trong nguồn tham chiếu, việc này cần thiết trong việc ức đoán nguyên ngữ của nó, tuy có thể không chính xác hoàn toàn, nhưng sẽ gần với nguyên bản hơn.
Nguyên văn bản Sanskrit-Hán, nếu không có chú giải sẽ khó khăn cho việc tiếp cận. Cho nên, trong phần cước chú, bản dịch Việt sẽ chú giải những chỗ cần thiết.
Tài liệu tham khảo để chú giải sẽ được ghi ở phần thư mục tham khảo.
Tuy không phải là một hành giả tu tập theo Pháp môn Tịnh Độ, nhưng nhận thấy bốn sáu lời nguyện của đức Phật A-di-đà được ghi trong nguyên bản Sanskrit là một bản đồ lý tưởng cho việc tu tập của những ai có ước muốn kiến lập tịnh độ. Cho nên, việc làm này, người dịch không nhắm tới mục tiêu hoằng dương pháp môn Tịnh Độ A-di-đà; người dịch chỉ có một ước nguyện duy nhất là dịch và chú thích Bốn mươi sáu đại nguyện của đức Phật A-di-đà, từ bản Sanskrit, để cho những ai có duyên với bản nguyên của đức Phật A-di-đà, có thể hiểu rõ hơn một chút về những đại nguyện của ngài, mà trước giờ có lẽ chỉ đọc qua bản Hán. Và việc chú thích từ ngữ Sanskrit, có thể giúp cho những ai bước đầu tiếp cận với môn cổ ngữ này, có thêm một ít tư liệu để tham khảo.
Sau khi bản dịch hoàn tất, người viết gởi đến sư huynh của người viết là Tỷ-kheo Tường Định, nhờ đọc lại phần văn bản, và phần cước chú Hán văn. Thành thật kính lễ tri ân, sư huynh của người viết, đã có những góp ý và chỉnh lý giá trị góp phần cho bản dịch hoàn thiện hơn.
Nhưng ngữ Pháp Sanskrit biến thiên phức tạp, trình độ Sanskrit và Phật học của người dịch lại không đủ để chuyển tải toàn bộ ý tưởng của kinh văn. Nên, nếu có điều gì sai sót bất như ý trong đây, trách nhiệm đó thuộc hoàn toàn về người dịch.
Vài dòng giới thiệu sơ sài, để nói lên một số vấn đề liên quan đến bốn mươi sáu đại nguyện Phạn văn của đức Phật A-di-đà, cũng như bản dịch Việt. Cầu nguyện cho chúng sinh luôn khởi hành trên Bồ-tát thừa, phát Bồ-đề tâm kiến lập Tinh Độ ngay trong thế giới Ta-bà này, như Kinh Duy-ma-cật đã nói: “yādṛśī bodhisattvasya cittapariśuddhiḥ, tādṛśī buddha-kṣetrapariśuddhiḥ sambhavati”: Nếu Bồ-tát muốn làm thanh tịnh quốc độ, hãy làm thanh tịnh tự tâm. Tùy theo tâm tịnh mà Phật độ tịnh” và đầy đủ Bồ-đề nguyện và Bồ-đề hành, để đi vào giải thoát môn, chứng pháp tịch diệt.
Tịnh Viên Thị Ngạn Am, Mùa An Cư 2559,
Phước Nguyên
PHẦN II/
BỐN MƯƠI SÁU ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC A-DI-ĐÀ
Dịch nguyên văn Sanskrit
Trích từ nguyên bản Sukhāvatīvyūhaḥ [Vistaramātṛkā]
Phước Nguyên dịch và chú thích
*****
1. Sacenme bhagavaṃstasmin buddhakṣetre nirayo vā tiryagyonirvā pretaviṣayo vā āsuro vā kāyo bhavet, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[8] ||
Bạch Thế Tôn, nếu ở nơi quốc độ Phật ấy của con có địa ngục[9], súc sanh[10], ngạ quỷ[11] và thân A-tu-la[12]; thì con nguyện không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề[13].
2. Sacenme bhagavaṃstasya tatra buddhakṣetre ye sattvāḥ pratyājātā bhaveyuḥ, te punastataścyutvā nirayaṃ vā tiryagyoniṃ vā pretaviṣayaṃ vā āsuraṃ vā kāyaṃ prapateyuḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[14] ||
Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh đã sinh đến ở trong quốc độ Phật ấy của con[15], sau khi mạng chung[16] mà còn rơi lại ở trong địa ngục[17], ngạ quỷ, súc sanh và a tu la, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
3. sacenme bhagavaṃstatra buddhakṣetre ye sattvāḥ pratyājātāste ca sarve naikavarṇāḥ syuryadidaṃ suvarṇavarṇāḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyak saṃbodhi mabhisaṃbudhyeyam ||[18]
Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh đã được sinh đến ở trong quốc độ Phật ấy của con, hết thảy thân thể đều đồng một màu sắc kim loại chân thực[19], nếu không được như vậy, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
4. sacenme bhagavaṃstasmin buddhakṣetre devānāṃ ca manuṣyāṇāṃ ca nānātvaṃ prajñāyeta anyatra nāma saṃvṛtivyavahāramātrā devamanuṣyā iti saṃkhyāgaṇanātaḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam ||[20]
Bạch Thế Tôn, nếu trong quốc độ Phật ấy của con, chư thiên và nhân loại cùng đi tới với nhau[21], mà tuệ giác[22], danh hiệu, cách hành động[23] và sự suy lường khác biệt[24]; hoặc giữa chư thiên và nhân loại có suy niệm cá biệt[25], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
5. sacenme bhagavaṃtasmin buddhakṣetre ye sattvāḥ pratyājātāḥ, te ca sarve na ṛddhivaśitāparamapāramitāprāptā bhaveyuḥ, antaśa ekacittakṣaṇalavena buddhakṣetrakoṭīniyutaśatasahasrātikramaṇatayāpi, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam ||[26]
Bạch Thế Tôn, nếu trong quốc độ Phật ấy của con, những chúng sanh nào đã sinh đến, mà ở nơi hết thảy họ không có năng lực tối thượng thần thông Ba-la-mật[27], cho đến chỉ với một tâm niệm sát-na[28], mà không vượt quá trăm ngàn ức triệu[29] quốc độ Phật, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
6. sacenme bhagavaṃstasmin buddhakṣetre ye sattvāḥ pratyājātā bhaveyuḥ, te ca sarve jātismarā na syuḥ, antaśaḥ kalpakoṭīniyutaśatasahasrānusmaraṇatayāpi, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[30] ||
Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh nào đã sinh đến ở trong quốc độ Phật ấy của con, mà hết thảy họ không nhớ biết được túc mạng[31] của ít nhất là trăm ngàn ức triệu kiếp, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
7. sacenme bhagavaṃstasmin buddhakṣetre ye sattvāḥ pratyājāyeran, te sarve na divyasya cakṣuṣo lābhino bhaveyuḥ, antaśo lokadhātukoṭīniyutaśatasahasradarśanatayāpi, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[32] ||
Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh nào đã sinh đến trong quốc độ Phật ấy của con, mà hết thảy họ chứng đạt con mắt của chư thiên[33], thấy ít nhất được trăm ngàn ức triệu thế giới, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
8. sacenme bhagavaṃstasmin buddhakṣetre ye sattvāḥ pratyājāyeran, te sarve na divyasya śrotrasya lābhino bhaveyuḥ, antaśo buddhakṣetrakoṭīniyutaśatasahasrādapi yugapatsaddharmaśravaṇatayā, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[34] ||
Bạch Thế Tôn, nếu ở trong quốc độ Phật ấy của con, những chúng sanh nào đã sinh đến mà hết thảy họ không có chứng đắc thiên nhĩ[35], nghe, lãnh thọ và hành trì chánh pháp[36] ít nhất từ trăm ngàn ức triệu quốc độ Phật, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
9. sacenme bhagavaṃstasmin buddhakṣetre ye sattvāḥ pratyājāyeran, te sarve na paracittajñānakovidā bhaveyuḥ, antaśo buddhakṣetrakoṭīniyutaśatasahasraparyāpannānāmapi sattvānāṃ cittacaritaparijñānatayā, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[37] ||
Bạch Thế Tôn, những chúng sanh nào đã sinh đến quốc độ Phật ấy của con, mà hết thảy họ không có được cái trí thấy tâm của người khác[38], cho đến ít nhất là trí biết tâm hành[39] của những chúng sanh ở nơi trăm ngàn ức triệu quốc độ Phật, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
10. sacenme bhagavaṃstasmin buddhakṣetre ye sattvāḥ pratyājāyeran, teṣāṃ kācitparigrahasaṃjñotpadyeta, antaśaḥ svaśarīre'pi, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[40] ||
Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh nào đã sanh đến ở trong quốc độ Phật ấy của con, mà họ còn hiện khởi bất cứ ấn tượng vi tế nào tham chấp tự thân[41], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
11. sacenme bhagavaṃstasmin buddhakṣetre ye sattvāḥ pratyājāyeran, te sarve na niyatāḥ syuryādidaṃ samyaktve yāvanmahāparinirvāṇe, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[42] ||
Bạch Thế Tôn, nếu những chúng sanh nào đã sanh đến ở trong quốc độ Phật ấy của con, mà hết thảy họ không có được sự an trú vững chắc ở nơi bản tánh chân thực[43], cho đến khi thể nhập Đại-bát Niết-bàn[44], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
12. sacenme bhagavaṃstasmin buddhakṣetre anuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbuddhasya kaścitsattvaḥ śrāvakāṇāṃ gaṇanāmadhigacchet, antaśastrisāhasramahāsāhasraparyāpannā api sarvasattvāḥ pratyekabuddhabhūtāḥ kalpakoṭīniyutaśatasahasramabhigaṇayantaḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[45] ||
Bạch Thế Tôn, ở trong quốc độ Phật ấy của con, sau khi con thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, nếu có chúng sanh nào, gồm cả chúng sanh ở trong một tỷ thế giới đều đã chứng đắc địa vị Duyên giác[46], mà có thể tính biết được số lượng Thanh văn[47] ở nơi quốc độ Phật của con, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
13. sacenme bhagavaṃstasmin buddhakṣetre anuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbuddhasya pramāṇikī me prabhā bhavet, antaśo buddhakṣetrakoṭīniyutaśatasahasrapramāṇenāpi, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[48] ||
Bạch Thế Tôn, sau khi con thành bậc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, nếu ánh sáng[49] của con ở nơi quốc độ Phật ấy có hạn lượng với số lượng khoảng chừng trăm ngàn ức triệu quốc độ Phật, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
14. sacenme bhagavannanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbuddhasya tasmin buddhakṣetre sattvānāṃ pramāṇīkṛtamāyuṣpramāṇaṃ bhavet, anyatra praṇidhānavaśena, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[50] ||
Bạch Thế Tôn, sau khi con thành bậc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, thọ mạng của những chúng sanh nơi quốc độ Phật ấy của con, nếu có biên tế giới hạn[51], ngoại trừ do vì năng lực bản nguyện[52], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
15. sacenme bhagavan bodhiprāptasyāyuṣpramāṇaṃ paryantīkṛtaṃ bhavet, antaśaḥ kalpakoṭīniyutaśatasahasragaṇayāpi, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[53] ||
Bạch Thế Tôn, sau khi con thành tựu Bồ-đề[54], nếu thọ mạng của con có hạn lượng khoảng chừng trăm ngàn ức triệu kiếp, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
16. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tasmin buddhakṣetre sattvānāmakuśalasya nāmadheyamapi bhavet, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[55] ||
Bạch Thế Tôn, sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu có tên gọi của những chúng sanh bất thiện[56] nơi quốc độ Phật ấy của con, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
17. sacenme bhagavan bodhiprāptasya nāpramayeṣu buddhakṣetreṣu aprameyāsaṃkhyeyā buddhā bhagavanto nāmadheyaṃ parikīrtayeyuḥ, na varṇaṃ bhāṣeran, na praśaṃsāmabhyudīrayeran, na samudīrayeyuḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[57] ||
Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, vô lượng, vô số chư Phật Thế Tôn, ở nơi vô lượng quốc độ Phật, không tán thán[58], không diễn thuyết[59], không cùng nhau tuyên dương[60], không cùng một lúc phô bày[61], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
18. sacenme bhagavan bodhiprāptasya ye sattvā anyeṣu lokadhātuṣvanuttarāyāṃ samyaksaṃbodhau cittamutpādya mama nāmadheyaṃ śrutvā prasannacittā māmanusmareyuḥ, teṣāṃ cedahaṃ maraṇakālasamaye pratyupasthite bhikṣusaṃghaparivṛtaḥ puraskṛto na puratastiṣṭheyaṃ yadidaṃ cittāvikṣepatāyai, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[62] ||
Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những loại chúng sanh ở nơi những thế giới khác, phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, nghe danh hiệu[63] của con, tâm kính tín thanh tịnh[64], hành trì danh hiệu ấy[65], những chúng sanh đó trong lúc lâm chung[66], nếu họ nhớ nghĩ đến con mà chúng hội Tỷ-kheo[67] không tiếp cận[68], đứng trước mặt họ[69], vây quanh cung kính tiếp độ dẫn dắt[70] tâm sáng suốt của họ[71], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
19. sacenme bhagavan bodhiprāptasya aprameyāsaṃkhyeyeṣu buddhakṣetreṣu ye sattvā mama nāmadheyaṃ śrutvā tatra buddhakṣetre cittaṃ prerayeyuḥ, upapattaye kuśalamūlāni ca pariṇāmayeyuḥ, te tatra buddhakṣetre nopapadyeran, antaśo daśabhiścittotpādaparivartaiḥ sthāpayitvā ānantaryakāriṇaḥ saddharmapratikṣepāvaraṇakṛtāṃśca sattvān, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[72] ||
Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những chúng sanh ở nơi vô lượng, vô số[73] quốc độ Phật, nghe danh hiệu của con, nếu những chúng sanh nơi các quốc độ Phật ấy phát khởi thiện căn[74], tín tâm thanh tịnh, hồi hướng[75], muốn sanh đến quốc độ Phật ấy của con, niệm chừng khoảng mười niệm[76] liền được sinh về, ngoại trừ[77] những chúng sanh phạm tội ngũ nghịch[78] và tội phỉ báng chánh pháp[79]. Nếu không phải vậy, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
20. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhakṣetre ye sattvāḥ pratyājātā bhaveyuḥ, te sarve naikajātipratibaddhāḥ syuranuttarāyāṃ samyaksaṃbodhau sthāpayitvā praṇidhānaviśeṣān, teṣāmeva bodhisattvānāṃ mahāsattvānāṃ mahāsaṃnāhasaṃnaddhānāṃ sarvalokārthasaṃbuddhānāṃ sarvalokābhiyuktānāṃ sarvalokaparinirvāṇābhiyuktānāṃ sarvalokadhātuṣu bodhisattvacaryāṃ caritukāmānāṃ sarvabuddhānāṃ saṃvartukāmānāṃ gaṅgānadīvālukāsamān sattvān anuttarāyāṃ samyaksaṃbodhau pratiṣṭhāpakānāṃ bhūyaśca uttaracaryābhimukhānāṃ samantabhadracaryāniryātānām, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[80] ||
Bạch Thế Tôn! Nếu những chúng sanh ở nơi các quốc độ Phật khác, chỉ còn một đời nữa[81] là thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, mà nguyện sanh về quốc độ Phật của con. Ngoại trừ bản nguyện[82] của những Bồ-Tát Đại Sĩ trang phục bằng khối giáp nhẫn kiên cố[83], vì lợi ích giác ngộ cho hết thảy thế gian[84]; vì sự tinh cần của hết thảy thế gian[85]; vì cần hành đưa hết thế gian đến chỗ tịch tĩnh[86]; vì nguyện lực của Bồ-tát du hành hết thảy thế giới[87]; vì thệ nguyện phụng sự hết thảy chư Phật; vì muốn an trú[88] hằng hà sa số chúng sanh ở nơi địa vị giác ngộ tối thượng, đi đến hành nguyện giải thoát thù thắng[89]; và thực hành đức hạnh của Phổ Hiền cùng khắp ngay trong hiện tiền[90]. Nếu không phải vậy, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
21. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhakṣetre ye bodhisattvāḥ pratyājātā bhaveyuḥ, te sarve ekapurobhaktena anyāni buddhakṣetrāṇi gatvā bahūni buddhaśatāni bahūni buddhasahasrāṇi bahūni buddhaśatasahasrāṇi bahvīrbuddhakoṭīryāvadbahūni buddhakoṭīniyutaśatasahasrāṇi nopatiṣṭheran sarvasukhopadhānaiḥ tadidaṃ buddhānubhāvena, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[91] ||
Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những Bồ-tát ở các quốc độ Phật khác, nguyện sanh vào quốc độ Phật ấy của con, với chư Phật hộ niệm[92], với hết thảy sự an lạc sinh khởi[93], mà họ đi đến các quốc độ Phật khác, nhiều[94] tới hàng nghìn vị Phật[95], nhiều tới hàng trăm nghìn vị Phật[96]; nhiều tới hàng ức vị Phật[97], cho đến nhiều tới hàng ức triệu trăm nghìn vị Phật[98], với thời gian khoảng chừng một bữa ăn sáng[99], mà không cùng một lúc, hiện tiền thiết lễ cúng dường[100], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
22. sacenme bhagavan bodhiprāptasta tatra buddhakṣetre bodhisattvā yathārūpairākārairākāṅkṣeyuḥ kuśalamūlānyavaropayituṃ yadidaṃ suvarṇena vā rajatena vā maṇimuktāvaiḍūryaśaṅkhaśilāpravālasphaṭikamusāragalvalohitamuktāśmagarbhādibhirvā anyatamānyatamaiḥ sarvai ratnairvā sarvagandhapuṣpamālyavilepanadhūpacūrṇacīvaracchatradhvajapatākāpradīpairvā sarvanṛtyagītavādhairvā, teṣāṃ ca tathārūpā āhārāḥ sahacittotpādānna prādurbhaveyuḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[101] ||
Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những hàng Bồ-tát nơi quốc độ Phật ấy của con, khởi suy nghĩ rằng: “Chúng ta làm như thế nào ở trong thế giới này, cầu mong các hình tướng vật dụng hiện ra đúng như hình sắc[102], từ thiện căn vốn đã gieo trồng[103]”. Ý niệm đó vừa khởi, thì tất cả vật dụng quý báu giống như: vàng[104], bạc[105], ngọc trai[106], ngọc lưu ly[107], ngọc mai khôi[108], ngọc thạch[109], san hô[110], pha lê[111], xa cừ[112], xích châu[113], mã não[114] và hết thảy những loại báu vật[115] khác… Hoặc hết thảy vật dụng như hương[116], vòng hoa[117], dầu[118], hương xoa, hương đốt[119], hương viên[120], y phục, bảo cái[121], tràng phan[122], đèn… Hoặc các hình thức âm nhạc giống như múa vũ[123], ngâm vịnh… Chúng Bồ-tát quốc độ ấy vừa khởi niệm cúng dưỡng[124], thì mọi vật dụng như ý đều hiện tiền. Nếu không phải như vậy, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
23. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhakṣetre ye sattvāḥ pratyājātā bhaveyuḥ, te sarva na sarvajñatāsahagatāṃ dharmakathāṃ kathayeyuḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[125] ||
Bạch Thế Tôn! Nếu khi con thành tựu Bồ-đề, những chúng sanh muốn sanh về quốc độ Phật ấy của con, mà khả năng thuyết pháp[126] của hết thảy họ không cùng đạt đến[127] nhất thiết trí tánh[128], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
24. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhakṣetre ye bodhisattvā evaṃ cittamutpādayeyuḥ-yadihaiva vayaṃ lokadhātau sthitvā aprameyāsaṃkhyeyeṣu buddhakṣetreṣu buddhān bhagavataḥ satkuryām gurukuryām mānayema pūjayema yadidaṃ cīvarapiṇḍapātraśayanāsanaglānapratyayabhaiṣajyapariṣkāraiḥ puṣpadhūpadīpagandhamālyavilepanacūrṇacīvaracchatradhvajapatākābhirnānāvidhanṛtyagītavādyai ratnavarṣairiti, teṣāṃ ca buddhā bhagavantaḥ sahacittotpādānna pratigṛhṇīyuryadidamanukampāmupādāya, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[129] ||
Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những vị Bồ-tát ở trong quốc độ Phật ấy của con, khởi tâm niệm như vậy: “Chúng ta sống ở nơi thế giới này, mà các loại y phục, bình bát, thức ăn, giường nằm, thuôc men chữa trị các bệnh duyên; các loại như hoa, hương đốt, đèn, hương xông, vòng hoa, dầu, hương bột, vải, lọng, tràng phan, cùng nhiều loại nhạc, vũ, ca ngâm, các loại mưa báu theo tâm niệm mà khởi, được quy kỉnh chân thật[130], tôn kính đạo sư[131], và cúng dường[132] từ bởi chúng con đến chư Phật - Thế Tôn ở nơi vô lượng, vô số quốc độ Phật ấy và chư Phật Thế Tôn ở nơi vô lượng, vô số thế giới ấy cùng lúc khởi tâm thương xót, nạp thọ”. Nếu niệm của họ sinh khởi mà không được như vậy, thì con thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
25. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhakṣetre ye bodhisattvāḥ pratyājātā bhaveyuḥ, te sarve na nārāyaṇavajrasaṃhatātmabhāvasthāmapratilabdhā bhaveyuḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[133] ||
Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những Bồ-tát sanh về quốc độ Phật ấy của con, mà hết thảy họ không chứng được[134] thân thể có sức mạnh kiên cố[135] như thân Kim cang Na la diên[136], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
26. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhakṣetre yaḥ kaścitsattvo'laṃkārasya varṇaparyantamudgṛhṇīyāt-antaśo divyenāpi cakṣuṣā evaṃvarṇamevaṃvibhūti idaṃ buddhakṣetramiti nānāvarṇatāṃ jānīyāt, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[137] ||
Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, bất cứ chúng sanh nào ở trong quốc độ Phật ấy của con, thành tựu được thiên nhãn[138], mà hiểu được[139] phạm vi giới hạn màu sắc[140] của sự trang nghiêm[141], số lượng như vậy[142], hình sắc thù đặc như vậy[143], biết được bản chất của sự trang nghiêm nơi quốc độ Phật này, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
27. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhakṣetre yaḥ sarvaparīttakuśalamūlo bodhisattvaḥ so'ntaśo yojanaśatotthitamudāravarṇaṃ bodhivṛkṣaṃ na saṃjānīyāt, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[144] ||
Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những Bồ-tát ở nơi quốc độ Phật ấy của con, có thiện căn ít nhất[145], mà không có khả năng nhìn thấy và hiểu biết[146] được cây bồ đề[147] màu sắc thù diệu[148], cao một trăm do tuần[149], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
28. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhakṣetre kasyacitsattvasyoddeśo vā svādhyāyo vā kartavyaḥ syāt, na te sarve pratisaṃvitprāptā bhaveyuḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[150] ||
Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu Bồ-đề, những chúng sanh nào ở nơi quốc độ Phật ấy của con đã được giảng dạy[151] hoàn tất[152], thọ trì đọc tụng[153] kinh pháp, mà không đạt được trí tuệ biện tài vô ngại[154], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
29. sacenme bhagavan bodhiprāptasya naivaṃ prabhāsvaraṃ tadbuddhakṣetraṃ bhavedyatra samantādaprameyāsaṃkhyeyācintyātulyāparimāṇāni buddhakṣetrāṇi saṃdṛśyeran tadyathāpi nāma parimṛṣṭe ādarśamaṇḍale mukhamaṇḍalam, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[155] ||
Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu giác ngộ, ánh sáng thanh tịnh[156] quốc độ Phật ấy của con, không soi chiếu phổ khắp[157] thế giới chư Phật vô lượng, vô số, không thể suy lường như vậy, thí như[158] nơi tấm gương sáng tròn[159] soi hình[160] khuôn mặt tròn trịa[161], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
30. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhakṣetre dharaṇītalamupādāya yāvadantarīkṣāddevamanuṣyaviṣayātikrāntasyābhijātasya dhūpasya tathāgatabodhisattvapūjāpratyarhasya sarvaratnamayāni nānāsurabhigandhaghaṭikāśatasahasrāṇi sadā nidhūpitānyava na syuḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[162] ||
Bạch Thế Tôn! Nếu sau khi con thành tựu giác ngộ, từ mặt đất cho đến hư không ở quốc độ Phật ấy, hết thảy loại báu vật hiệp thành[163], trăm ngàn lư hương tỏa ra các loại hương thơm thù diệu[164], hương thơm thù diệu[165] tỏa ra này, hương của nó luôn luôn xông ướp[166] siêu việt thế giới[167] của trời người[168], hiệp thành[169] lên đến[170] tận mười phương hư không, để cung dưỡng[171] Bồ-tát, và các đức Như Lai. Nếu không phải vậy, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
31. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhakṣetre na sadābhipravṛṣṭānyeva sugandhinānāratnapuṣpavarṣāṇi sadā pravāditāśca manojñasvarā vādyameghā na syuḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[172] ||
Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu trong quốc độ Phật ấy, không thường mưa xuống các loại hoa báu[173], hương thơm thượng hạng mầu nhiệm[174]; không có những đám mây nhạc âm nhạc[175] với những âm thanh ưa thích[176] luôn luôn[177] diễn tấu tán dương[178], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
32. sacenme bhagavan bodhiprāptasya ye sattvā aprameyāsaṃkhyeyācinyātulyeṣu lokadhātuṣvābhayā sphuṭā bhaveyuḥ, te sarve na devamanuṣyasamatikrāntena sukhena samanvāgatā bhaveyuḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[179] ||
Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu có những chúng sanh ở trong vô lượng, vô số thế giới bất khả tư nghị, xúc chạm đến ánh sáng[180] của con, mà hết thảy họ không thành tựu[181] với an lạc[182], siêu việt trời người, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
33. sacenme bhagavan bodhiprāptasya samantādaprameyācintyātulyāparimāṇeṣu buddhakṣetreṣu bodhisattvā mahāsattvā mama nāmadheyaṃ śrutvā tacchravaṇasahagatena kuśalena jātivyativṛttāḥ santo na dhāraṇīpratilabdhā bhaveyuryāvadbodhimaṇḍaparyantamiti, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[183] ||
Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành bậc giác ngộ, các vị Bồ-tát Đại sĩ từ nơi các quốc độ Phật vô lượng, vô số, bất khả tư nghị, nghe danh hiệu con, mà không thoát ly đời sống sanh tử[184], cùng nhau thành tựu thiện không thoái chuyển[185], đạt được đà-la-ni[186], cho tới khi[187] đến nơi đạo tràng Bồ-đề[188], thì con không thành tựu[189] A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
34. sacenme bhagavan bodhiprāptasya samantādaprameyāsaṃkhyeyācintyātulyāparimāṇeṣu buddhakṣetreṣu yāḥ striyo mama nāmadheyaṃ śrutvā pramādaṃ saṃjanayeyuḥ, bodhicittaṃ notpādayeyuḥ, strībhāvaṃ ca na vijugupseran, jātivyativṛttāḥ samānāḥ saceddvitīyaṃ strībhāvaṃ pratilabheran, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[190] ||
Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu những người nữ[191] nào trong các quốc độ Phật ở nơi khắp vô lượng, vô số, bất khả tư nghị, khi nghe danh hiệu con, sanh tịnh tín hoan hỷ[192], phát bồ đề tâm, nhàm chán[193] thân nữ[194], ước muốn thoát ly, mà đời sau khi tái sinh[195], vẫn mang thân nữ giống như cũ[196], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
35. sacenme bhagavan bodhiprāptasya samantāddaśasu dikṣu aprameyāsaṃkhyeyācintyātulyāparimāṇeṣu buddhakṣetreṣu ye bodhisattvā mama nāmadheyaṃ śrutvā praṇipatya pañcamaṇḍalanamaskāreṇa vandiṣyante te bodhisattvacaryāṃ caranto na sadevakena lokena satkriyeran, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[197] ||
Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu các vị Bồ-tát ở các quốc độ Phật vô lượng, vô số, bất khả tư nghị, khắp cả mười phương, khi nghe danh hiệu của con, cúi đầu[198] quy kỉnh[199] với năm vóc sát đất[200], thường tu phạm hành của Bồ-tát[201], mà không được kính tin[202] bởi chư thiên giới[203], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
36. sacenme bhagavan bodhiprāptasya kasyacidbodhisattvasya cīvaradhāvanaśoṣaṇasīvanarañjanakarma kartavyaṃ bhavet, na tveva navābhijātacīvararatnaiḥ prāvṛtamevātmānaṃ saṃjānīyuḥ sahacittotpādāttathāgatānujñātaiḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[204] ||
Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu y phục của Bồ-tát, ở quốc độ Phật ấy của con[205], còn có sự giặt giũ[206], giăng phơi hong sáy[207], may cắt, nhuộm[208], và các phẩm vật[209] y phục mới đẹp, quý báu[210] không tự nhiên[211] cùng xuất hiện[212] từ sự khởi tâm[213] tán đồng[214] của Như Lai, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
37. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhakṣetre sahotpannāḥ sattvā naivaṃvidhaṃ sukhaṃ pratilabheraṃstadyathāpi nāma niṣparidāhasyārhato bhikṣostṛtīyadhyānasamāpannasya, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[215] ||
Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu những chúng sanh cùng sanh ra[216] ở nơi quốc độ Phật ấy của con, thành tựu an lạc khoảng thời gian, không giống như thời gian[217] vị Tỷ-kheo A-la-hán tâm thoát ly phiền não[218], nhập vào tĩnh lự thứ ba[219], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
38. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhakṣetre ye bodhisattvāḥ pratyājātāḥ, te yathārūpaṃ buddhakṣetre guṇālaṃkāravyūhamākāṅkṣeyuḥ, tathārūpaṃ nānāratnavṛkṣebhyo na saṃjanayeyuḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[220] ||
Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu các vị Bồ-tát đã sinh về trong quốc độ Phật ấy của con, không nhìn thấy cây báu đặc biệt[221] hình sắc như thực[222] ở nơi quốc độ Phật ấy, được trang nghiêm vẻ đẹp bên ngoài[223] bằng các loại công đức sắc tướng như thực, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
39. sacenme bhagavan bodhiprāptasya mama nāmadheyaṃ śrutvā anyabuddhakṣetropapannā bodhisattvā indriyabalavaikalyaṃ gaccheyuḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[224] ||
Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, các vị Bồ-tát đã sanh ra ở các quốc độ Phật khác[225], khi nghe danh hiệu con, mà các căn khiếm khuyết không đầy đủ[226], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
40. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tadanyabuddhakṣetrasthāne bodhisattvā mama nāmadheyasahaśravaṇānna suvibhaktavatīṃ nāma samādhiṃ pratilabheran, yatra samādhau sthitvā bodhisattvā ekakṣaṇavyatihāreṇa aprameyāsaṃkhyeyācintyātulyāparimāṇān buddhān bhagavataḥ paśyanti, sa caiṣāṃ samādhirantarā vipraṇaśyet, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[227] ||
Bạch Thế Tôn! Sau con thành tựu Bồ-đề, nếu những vị Bồ-tát đang sống ở nơi những quốc độ Phật khác, đồng thời nghe danh hiệu con, liền thành tựu tam muội tên là thanh tịnh giải thoát[228]. Các vị Bồ-tát an trú ở trong tam-muội ấy, với trong khoảnh khắc[229] mà nhìn thấy[230] vô số, vô lượng, bất khả tư nghị chư Phật, Thế Tôn, mà vẫn không mất thời gian tam muội đó của họ. Không phải như thế, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
41. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tadanyeṣu buddhakṣetreṣu mama nāmadheyaṃ śrutvā tacchravaṇasahagatena kuśalamūlena sattvā nābhijātakulopapattiṃ pratilabheran yāvadbodhiparyantam, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[231] ||
Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu các chúng sanh ở nơi những quốc độ Phật khác, vốn có thiện căn, khi nghe danh hiệu con, mà lại không được sanh vào gia đình dõng dõi tôn quý[232], cho đến khi đạt đến Tuệ Giác, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
42. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tadanyeṣu buddhakṣetreṣu ye bodhisattvā mama nāmadheyaṃ śrutvā tacchravaṇakuśalamūlena yāvadbodhiparyantaṃ te sarve bodhisattvacaryāprītiprāmodyakuśalamūlasamavadhānagatā na bhaveyuḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[233] ||
Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, các vị Bồ-tát ở nơi những quốc độ Phật khác, vốn có thiện căn[234], mà hết thảy họ khi nghe danh hiệu con, không sinh đại hoan hỷ[235], thực hành Bồ-tát, tập hợp thành tựu viên mãn[236] thiện căn[237] cho đến lúc giác ngộ, thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
43. sacenme bhagavan bodhiprāptasya sahanāmadheyaśravaṇāttadanyeṣu lokadhātuṣu bodhisattvā na samantānugataṃ nāma samādhiṃ pratilabheran, yatra sthitvā bodhisattvā ekakṣaṇavyatihāreṇa aprameyāsaṃkhyeyācinyātulyāparimāṇān buddhān bhagavataḥ satkurvanti, sa caiṣāṃ samādhirantarā vipraṇaśyedyāvadbodhimaṇḍaparyantam, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[238] ||
Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu các vị Bồ-tát ở những quốc độ khác đều nghe danh hiệu con, liền thành tựu tam muội tên là Phổ Chí[239] và những vị Bồ-tát ấy an trú ở trong tam muội này, cho đến khi đạt đến diệu Bồ-đề tràng[240], họ thường cung kính diện kiến[241] Chư Phật, Thế Tôn cùng tận khắp vô số, vô lượng, bất khả tư nghị với thời gian khoảng chừng nháy mắt mà tam muội của họ không hề thất tán, thì con mới thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
44. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhakṣetre ye sattvāḥ pratyājātā bhaveyuḥ te yathārūpāṃ dharmadeśanāmākāṅkṣeyuḥ śrotum, tathārūpāṃ sahacittotpādānna śṛṇuyuḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[242] ||
Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu những chúng sanh nào phát nguyện sanh đến quốc độ Phật ấy của con, mà họ ước nguyện nghe được Pháp[243] như thực; liền sinh khởi tâm[244] nghe pháp như thật ấy, họ liền được nghe, thì con mới thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
45. sacenme bhagavan bodhiprāptasya tatra buddhakṣetre tadanyeṣu buddhakṣetreṣu ye ca bodhisattvā mama nāmadheyaṃ śṛṇuyuḥ, te sahanāmadheyaśravaṇānnāvaivartikā bhaveyuranuttarāyāḥ samyaksaṃbodheḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhyeyam[245] ||
Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, nếu các vị Bồ-tát ở nơi những quốc độ Phật khác, họ ở ngay nơi những quốc độ Phật đó, mà nghe đến danh hiệu của con, liền được tối thượng chánh đẳng giác bất thối chuyển[246], ngay trong lúc khi đang nghe danh hiệu ấy, thì con mới thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
46. sacenme bhagavan bodhiprāptasya buddhaśāsturbuddhakṣetreṣu te bodhisattvā mama nāmadheyaṃ śṛṇuyuḥ, te sahanāmadheyaśravanātprathamadvitīyatṛtīyāḥ kṣāntīḥ pratilabheran nāvaivartikā bhaveyurbuddhadharmasaṃghebhyaḥ, mā tāvadahamanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhibudhyeyam[247].
Bạch Thế Tôn! Sau khi con thành tựu Bồ-đề, trở thành bậc Đạo Sư Giác Ngộ[248], nếu những vị Bồ-tát ở các quốc độ Phật khác, nghe được danh hiệu con, thì ngay lúc khi nghe danh hiệu ấy, mà không thành tựu tức thì các Pháp nhẫn[249] thứ nhất[250], thứ hai[251], thứ ba[252]; không chứng đạt địa vị bất thối chuyển đối với Phật, Pháp, Tăng[253], thì con không thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
HẾT
BỐN MƯƠI SÁU ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ
Trích dịch từ nguyên bản Sukhāvatīvyūhaḥ [Vistaramātṛkā][254]
Buddhist Sanskrit Texts No. 17
Tịnh Viên Thị Ngạn Am, PL. 2559.
Dịch xong, giữa mùa An Cư Ất Mùi.
Phước Nguyên
THƯ MỤC THAM KHẢO
*Các bản Sanskrit, Tây Tạng và Hán ngữ Đại Tạng Kinh, đã được ghi ở trong phần lịch sử truyền dịch.
I/
*日本註釋[编辑] 黃念祖居士著之《 佛說大乘無量壽莊 嚴清淨平等覺經科 註》云:大經光明 ,照耀日本,註釋 之盛,遠超我國
①《無量壽佛贊鈔 》一卷,興福寺善 珠作.
②《無量壽經述義 》三卷,最澄集.
③《無量壽經私記 》一卷,智景作.
④《無量壽經義苑 》七卷,紀州總持 寺南楚作.
⑤《無量壽經略箋 》八卷,享保五年 洛東禪林寺院溪作.
⑥《無量壽經鈔》 七卷,望西樓了惠 作.
⑦《無量壽經直談 要註記》廿四卷, 永享四年增上寺西 譽作.
⑧《無量壽經見譯 會校釋二五一聞》 七卷,良榮作.
⑨《無量壽經科玄 概》一卷,小倉西 吟作.
⑩《無量壽經會疏 》十卷,越前勝授 寺峻諦作.
⑪《無量壽經開義 》六卷,平安西福 寺惠空作.
⑫《無量壽經貫思 義》三卷,薏州理 圓作.
⑬《無量壽經顯宗 疏》十七卷,江州 性海無涯作.
⑭《無量壽經要解 》三卷,法霖作.
⑮《無量壽經講錄 》十卷,紀州磯肋 安樂寺南麟作.
⑯《無量壽經梵響 記》六卷,靈鳳作.
⑰《無量壽經眼髓 》十一卷,攝州定 專坊月溪作.
⑱《無量壽經義記 》五卷,堺華藏庵 惠然作.
⑲《無量壽經海渧 記》廿卷科二卷, 攝州小曾禰憲榮泰 岩作.
⑳《無量壽經永安 錄》十三卷,薏報 專坊慧雲作.
㉑《無量壽經甄解 》十八卷,道隱作 .
㉒《無量壽經合贊 》四卷,觀徹作。 校會本註釋[编辑] 《無量壽經起信論 》三卷——清初彭 際清作。所註為彭 氏之節校本。 《無量壽經箋註》 二卷——清末丁福 保作。所註為彭氏 之節校本。 《佛說摩訶阿彌陀 經衷論》——清末 正定王耕心作。所 註為魏承貫氏會本 。 《佛說大乘無量壽 莊嚴清淨平等覺經 眉注》——民國李 炳南作。所註為夏 老之《佛說大乘無 量壽莊嚴清淨平等 覺經》。 《佛說大乘無量壽 莊嚴清淨平等覺經 解》四卷——民國 黃念祖解。所註為 夏老之《佛說大乘 無量壽莊嚴清淨平 等覺經》。 又清末沈善登居士 著有《報恩論》三 卷,中有《淨土法 門綱宗》、《無量 壽經綱宗》、《往 生正因論》等。
II/
*四種會集本[编辑]
-《大阿彌陀經》— —趙宋國學進士王 龍舒(王日休)校 輯。此會集本只參 考四種原譯本,而 未錄《大寶積經無 量壽如來會》(唐 譯),是為「四會 本」。该本曾在当 时盛行,並收入於 龍藏與日本大正藏 .
-《無量壽經》—— 清初彭紹升(彭際 清、彭二林)節校 。彭氏鑿於王本之 失,乃專就《魏譯 》去其繁複,並按 雲棲本,增入四十 八願先後數目,仍 名《無量壽經》。 此本只是《魏譯》 之節校本,而非諸 譯之會集本。近代 丁福保居士,作《 無量壽經箋註》, 所註者即彭本.
-《摩訶阿彌陀經》- 清咸豐 菩薩戒弟子承貫邵 楊魏源(魏承貫、 魏默深)會譯。原 名《無量壽經》, 後經正定王蔭幅居 士校訂,並改今名 。魏氏之本,集五 種原譯,是為「五 會本之始」。同治 中王蔭福居士即崇 魏本[,曾親 記云王氏復博考眾 本,手自校讎,並 定經名為《摩訶阿 彌陀經》
-《佛說大乘無量壽 莊嚴清淨平等覺經 》- 民國菩薩戒 弟子鄆城夏蓮居會 集.
III/
本經註釋
-五譯之中《魏譯 》較備。故大經註 疏,集於《魏譯》 。大德多為小本彌 陀作註。至於註大 本者僅隋淨影,唐 嘉祥兩家。
-《無量壽經義疏》 六卷——隋京師淨 影寺沙門慧遠撰疏 。世稱淨影疏。
-《無量壽經義疏》 ——唐嘉祥寺吉藏 撰。世稱嘉祥疏。
-《無量壽經義述文 贊》三卷——新羅 沙門憬興著。世稱 憬興疏.
-《無量壽經宗要》 一卷——新羅國黃 龍寺沙門元曉撰。 曾入唐遊學,還後, 化振海東。其疏 曰海東疏。
-《遊心安樂道》一 卷——亦元曉師撰 ,乃淨宗古佚十書 之一。
IV/
七種佚失本[编辑]
-《無量壽經》二卷 ——後漢安息國沙 門安世高譯。桓靈 之世。
-《無量清淨平等覺 經》二卷——曹魏 沙門帛延譯於洛陽 白馬寺。甘露三年 戊寅。
-《無量壽經》二卷 ——晉沙門竺曇摩 羅察(晉言,法護) 譯。永嘉二年。
-《無量壽至真等正 覺經》二卷, 一 名《樂佛土樂經》 ,一名《極樂佛土 經》。東晉西域沙 門竺法力譯。恭帝 元熙元年己未。
-《新無量壽經》二 卷——東晉迦毗羅 衛國沙門佛陀跋陀 羅(晉言,覺賢) 譯於道場寺,劉宋 永初二年。
-《新無量壽經》二 卷——宋涼州沙門 寶雲譯於道場寺, 永初二年。
-《新無量壽經》二 卷——宋罽賓國沙 門曇摩羅蜜多(晉 言,法秀)譯,元 嘉年中。
V/
*校會本註釋[编辑]
- 《無量壽經起信論》三卷——清初彭際清作。所註為彭氏之節校本。
-《無量壽經箋註》二卷——清末丁福保作。所註為彭氏之節校本。
-《佛說摩訶阿彌陀經衷論》——清末正定王耕心作。所註為魏承貫氏會本。
-《佛說大乘無量壽莊嚴清淨平等覺經眉注》——民國李炳南作。所註為夏老之《佛說大乘無量壽莊嚴清淨平等覺經》。
-《佛說大乘無量壽莊嚴清淨平等覺經解》四卷——民國黃念祖解。所註為夏老之《佛說大乘無量壽莊嚴清淨平等覺經》。
- 又清末沈善登居士著有《報恩論》三卷, 中有《淨土法門綱宗》、《無量壽經綱宗》、《往生正因論》等.
[1] Hoa Nghiêm 78, Thật-Xoa-Nan-Đà, Đại 10, tr.429b.
[2] Hoa Nghiêm 9, Phật-Đà-Bạt-Đà-La, Đại 9, tr. 450c.
[3] Sđd, tr. 458b.
[4] Buddhist Sanskrit Texts No. 17, tránh nhầm lẫn với sukhāvatīvyūhaḥ (saṃkṣiptamātṛkā |) của Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ, p.1. Cf. Darbhanga: The Mithila Institute, 1961, p 221-253.
[5] Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ ( part 1) Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961.
[6] Vô lượng thọ trang nghiêm kinh, Đại 12, tr.319 ab.
[7] Cf. Hphags., p.4-5.
[8] Tương đương với Nguyện thứ nhất của Hán văn, T12n0360, tr. 0267c17: 設我得佛。國有地獄餓鬼畜生者。不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, quốc độ có địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác. Chấp nhận: Hán: Thủ, Skt. Upādāna đi từ động từ căn là Upā-dā có nghĩa là, nhận lấu, kết nạp, chứa đựng, chấp nhận, bám lấy, bám vào…
[9] Địa ngục, Skt. Naraka, Htr.: Nại-lạc-ca: chốn hành tội. Mà ở đây từ Pāli và Sanskrit hỗn chủng của nó là Niraya, được hiểu từ Nis-aya, đi xuống chỗ tan hoại, hủy diệt. Khi viết từ Skt. Nāraka, Htr.: na-lạc-ca. Từ nā với a dài, từ này chỉ cho chúng sinh nơi xứ sở Naraka. Định nghĩa theo PTS. Visuddhimagga 427: n’ atthi ettha assādasaññito ayo: ở đây hoàn toàn không có nhân của lạc. Về từ Aya Ñanamoli (p.419, 506) hiểu là “nhân do” (reason; aya=kāraņa). Tỳ bà sa và Thuận chánh lý, đều nêu ra năm định nghĩa về từ nguyên Naraka và Nāraka. Từ Naraka đã xuất hiện trong Śukla Yajur Veda, Atharva Veda, trước hoặc gần thời Phật, nghĩa đen được hiểu là “thuộc về loài người” do từ Skt. Nara+ka. Sớm hơn ở Rig Veda, hình như không có ý niệm địa ngục vì trong ba cấp thế giới: Bhūr., bhuvas., svar., được nói đến, không có nơi nào được ám chỉ là địa ngục. Xem thêm. Vishnu Puraņa, Bhagavata.
[10] Skt. Triyagyoni/tiracchānayoni: loài sinh ngang, chỉ tất cả loài động vật, côn trùng, chúng khi đi không thẳng mình lên được. Bao gồm cả động vật thần thoại như Garuda (ca-lầu-la, thần điểu), hay thần long nāga (na-già). Pāli là Tiracchana. Hán phiên âm là Để-lật-xa và dịch là súc sanh, bàng sanh, hoạnh sanh v.v..
[11] Ngạ quỷ, Skt. Preta/peta, do pra-ita: đã đi, tức chỉ cho những kẻ đã đi, nghĩa là đã khuất hay đã chết. Hán phiên âm là Tiết-lệ-đa, Bế-lệ-đa, Tỉ-lễ-đa, Tỉ-lợi-đa, Di-lệ-đa, Bế-đa và dịch là ngạ quỷ, quỷ thú. Thế giới của chúng được gọi là Pretavişaya: thế giới của những người đã khuất. Truyền thống Pāli nêu lên bốn loại ngạ quỷ; Thuận chánh lý 31, có 3 loại; Du-già 4, có ba loại; v.v.. Tỳ-bà-sa 12, tr. 59a15 tt.: không ai mà không có thân nhân trong loài ngạ quỷ.
[12] A-tu-la 阿修羅, Skt. Asura, còn được phiên âm là A-tác-la 阿 索 羅, A-tô-la 阿 蘇 羅, A-tố-la 阿 素 羅, 阿 素 洛A-tố-lạc, 阿 須 倫 A-tu-luân. Trong Avesta, A-tu-la viết là Ahura, có động từ ah: là, tồn tại; tương đương với động từ as: là, tồn tại của từ Asura. Nên Asura hay Ahura đều có nghĩa là tự thể, hữu thể tối cao, tức là thần linh. Thời kỳ sau Veda, ngữ nguyên của Asura, được hiểu là: A-sura: phi thần, sura: thần linh, bằng ngữ tộc với svar, có nghĩa là thiên giới, bầu trời, khung trời v.v… + tiền tố phủ định từ “A”: không, phi. Hán dịch là: Phi thiên 非 天, Phi đồng loại 非 同 類. Còn trong Pāli ngữ, Sura được hiểu là rượu, A: không; nên từ đó xuất hiện truyện kể các vị A-tu-la do uống rượu bị say, nên bị các Indra, Thiên đế thích, ôm ném xuống biển, khi tỉnh dậy hiểu rằng do say rượu mà bị ném khỏi thiên quốc, nên thề rằng từ giờ trở đi tuyệt đối không uống rượu, vì vậy Hán cũng chuyển dịch Asura là Bất tửu, Bất ẩm tửu, dịch như vậy có thể lầm với nghĩa gốc của nó. Trong văn hệ Pāli gọi Asura là: Pubbadeva (S.11.5.Subhāsitajayasuttṁ) hán dịch là “cựu thiên” 舊天 (dẫn Trường, T01n021, tr. 142a19).
[13] A-nậu-đa-la-tam-miệu tam-bồ-đề 阿耨 多羅三藐三菩提心; Skt. Anuttarāsamyaksaṃbodhi. A-nậu-đa-la 阿耨 多羅 Skt. Anuttarā: vô thượng, tối thượng, vượt mức, tuyệt mức,…. Tam-miệu 三藐, Skt. Samyak: trực tiếp, đích thực, hiện thực, chính xác, hợp lý…. Tam-bồ-đề 三菩提, Skt. Saṃbodhi: toàn giác, tỉnh giác chính xác, bồ-đề… T12n0360, tr. 0267c17: 不取正覺 bất thủ chánh giác.
[14] T12n0360, tr. 0267c19: 設我得佛。國中人天。壽終之後. 復更三惡道者。不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ, sau khi mạng chung, mà còn bị rơi lại trong ba ác đạo, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[15] Skt. tatra buddhakṣetre ye sattvāḥ pratyājātā bhaveyuḥ. T12n0360, tr. 0267c19: thử trung nhân thiên 國中人天.
[16] Skt. punastataścyutvā. T12n0360, tr. 0267c19: 壽終之後 thọ chung chi hậu.
[17] Về số lượng địa ngục tham khảo Vishnu Purana, và Câu-xá Phạn, tụng iii, 58, 59.
[18] T12n0360, tr. 0267c21: 設我得佛。國中人天。不悉真金色者。不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong nước con, sắc thân không phải bằng vàng chân thật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[19] Skt. suvarṇavarṇāḥ, Ibid., 不悉真 chơn kim sắc. Anh: a golden colour.
[20] T12n0360, tr. 0267c23: 設我得佛。國中人天。形色不同有好醜者。不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ, hình và sắc có xấu đẹp dị biệt, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[21] Skt. saṃvṛti: đi tới cùng nhau.
[22] Skt. Prajñāya: phiên âm Bát-nhã, dịch ý là nhận thức, hiểu biết, tuệ giác, lãnh hội, trí tuệ v.v..
[23] Skt. vyavahāra: cư xử, thực hiện, hành động, thực hiện phổ biến;
[24] Skt. Mātrā: đo lường, tính toán.
[25] Skt. gaṇanāta: suy nghĩ cá biệt.
[26] Hán văn nguyện 9, T12n0360, tr. 0268a06: 設我得佛。國中人天。 不得神足。 於一念頃下至 不能超過 百千億那 由他諸佛 國者。 不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở quốc độ của con, nếu không đạt được thần túc, tối thiểu là ở ngay nơi một niệm mà không thể vượt quá trăm ngàn ức triệu quốc độ Phật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[27] Skt. ṛddhivaśitāparamapāramitāprāptā: ṛddhi: Thần thông, thần lực; vaśitā: quyền kiểm soát.; parama: có para: tối tôn, tối thắng, vượt mực v.v.. pāramitā: ba-la-mật, dịch là bỉ ngạn đáo, cứu cánh; prāptā: Đạt được.
[28] Skt. Ekacittakṣaṇalavena: Với một sát-na tâm.
[29] Skt. Koṭīniyutaśatasahasrā: Ibid., 百千億那 由他 Bách thiên ức na do tha: Trăm ngàn ức triệu; koṭī, Hán phiên âm là câu-chi, câu-tri, câu-lê và dịch là ức. Tên gọi số lượng của Ấn Độ, theo cách tính của Trung Quốc, ức là một nghìn vạn. Theo Viên Trắc, Giải thâm mật kinh sớ 6, Tục 34, câu-chi có ba : 1/Mười vạn. 2/Trăm vạn. 3/Nghìn vạn; niyuta: nayuta, Hán phiên âm là na-do-tha, na-dữu-đa, ni-do-đa, na-thuật… và dịch là triệu. Từ chỉ về số của Ấn Độ; śatasahasrā: Trăm ngàn.
[30] Hán nguyện thứ 5, T12n0360, tr. 0267c25: 設我r得佛。國中人天。不悉識宿命。 下至知百千 億那由他諸 劫事者。不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, không biết được sinh mạng đời trước, tối thiểu là biết được sự việc từ trăm ngàn ức triệu kiếp về trước, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[31] Skt. jātismarā: nhớ lại được đời sống, sinh mạng trước. Skt. jāti có động từ căn jan: sinh ra; smarā đi từ động từ căn smṛ: nhớ lại.
[32] Hán nguyện thứ 6: T12n0360, tr. 0267: 我得佛國中人天不得天眼下至見百千億那由他諸佛國者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, nếu không có được thiên nhãn tối thiểu là thấy từ trăm ngàn ức triệu quốc độ Phật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[33] Skt. divyasya cakṣuṣo lābhino: Chứng đạt con mắt của chư thiên. Hán: Thiên nhãn.
[34] Hán: T12n0360, tr. 0267c29: 得佛國中人天不得天耳下至聞百千億那由他諸佛所說不悉受持者不取正覺:
[35] Skt. divyasya śrotrasya lābhino: Chứng đắc cái nghe của chư thiên. Hán: Thiên nhĩ.
[36] Skt. Yugapatsaddharma: Thọ trì chánh pháp.
[37] Hán nguyện thứ 8: T12n0360, tr. 0268a03 設我得佛國中人天不得見他心智下至知百千億那由他諸佛國中
眾生心念者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, không đạt được cái trí thấy tâm người khác, tối thiểu là biết được trong tâm niệm của các chúng sanh từ trăm ngàn vạn triệu quốc độ Phật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[38] Skt. Paracittajñānakovidā: Trí thấy biết tâm người khác Paracitta, tha tâm, nghĩa là tâm của người khác; jñānakovidā: trí thấy biết…Hán dịch là tha tâm tất tri; minh giám tha tâm; kiến tha tâm trí; đắc tha tâm lạc…
[39] Skt. Cittacaritaparijñāna: Trí biết rõ tâm hành.
[40] Hán tương đương 10: T12n0360, tr. 0268a09: 設我得佛國中人天若起想念貪計身者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, nếu có khởi niệm tưởng, tham chấp đối với thân thể, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[41] Skt. kācitparigrahasaṃjñotpadyeta antaśaḥ svaśarīra và Hán dịch: nhược khởi tưởng niệm tham kế thân giả.
[42] Hán: T12n0360, tr. 0268a11: 設我得佛國中人天不住定聚必至滅度者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, không an trú ở trong thiền định, cho đến khi chứng đạt Niết-bàn, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[43] Skt. Niyatāḥ syuryādidaṃ samyaktve: trú định tụ., Skt. samyaktve: Tụ. Samyaktve: ở nơi bản tánh chân thật. Skt. niyatāḥ có tiền tố từ là ni và có căn là yat, thì nó có nghĩa là đi đến; và nếu tiền tố từ của nó là ni và căn của nó là yam, thì nó có nghĩa là dừng lại hay an trú.
[44] Skt. Yāvanmahāparinirvāṇe. Mahāparinirvāṇe, có nghĩa là ở nơi đại Niết-bàn. Hán dịch là diệt độ. Mahāparinirvāṇe, vị biến Mahāparinirvāṇa. Hán phiên âm là Ma-ha bát-niết-bàn na và dịch là Đại bát niết bàn, đại-bát niết-bàn, đại niết-bàn, đại diệt độ
[45] Hán văn nguyện 14: T12n0360, tr. 0268a18: 設我得佛 國中聲聞有 能計量乃至三 千大千世界衆生緣覺 於百千劫悉 共計較 知其 数者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chúng Thanh Văn trong quốc độ con mà có thể tính biết được số lượng, cho đến chúng sanh trong một tỷ thế giới đều là bậc Duyên giác, cùng chung nhau tính đếm trải qua trăm ngàn kiếp mà biết được số lượng chúng Thanh Văn ấy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[46] Skt. Pratyekabuddha; Pāli. Paccekabuddha. Hán phiên âm Bát-lạt-y-ca-phật-đà; Tất-lặc-chi-để-ca-Phật; Bích-chi-ca-Phật; Bích-chi-Phật và dịch là Độc giác, Duyên giác.
[47] Skt. śrāvaka; Pāli. Sāvaka. Hán phiên âm Xá-la-bà-ca và dịch là Thanh văn hay đệ tử.
[48] Hán văn nguyện 12: T12n0360, tr. 0268a14: 設我得佛光明有能限量下至不照百千億那由他諸佛國者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, nếu ánh sáng có hạn lượng, tối thiểu mà không soi chiếu đến tận trăm ngàn ức triệu quốc độ Phật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[49] Skt. prabhā. Hán : quang minh
[50]Hán nguyện thứ 15: T12n0360, tr. 0268a20: 設我得佛國中人天壽命無能限量除其本願修短自在若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, thọ mạng không có hạn lượng, ngoại trừ họ có bản nguyện tự tại đối với dài và ngắn. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[51] Skt. āyuṣpramāṇaṃ: āyuṣ có nghĩa là đời sống, mạng sống, hiểu là thọ mạng; pramāṇaṃ có nghĩa là đo lường, biên tế, giới hạn. Hán: vô lượng thọ.
[52] Skt. Praṇidhānavaśena: praṇidhāna có nghĩa là thệ nguyện, ước nguyện; vaśena, vị biến của nó vaśa, có nghĩa sức mạnh, năng lực. Praṇidhānavaśena, bằng hay với sức mạnh của thệ nguyện. Hán: nguyện lực, bản nguyện.
[53] Hán nguyện thứ 13: T12n0360, tr. 0268a15: 設我得佛壽命有能限量下至百千億那由他劫者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, nếu sinh mạng có hạn lượng, thì ít nhất là phải sống đến trăm ngàn ức triệu kiếp; nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[54] Skt. bodhiprāpta. Bodhi, phiên âm là bồ-đề và dịch là giác, trí, tri, đạo…. Prāpta là thành tựu, chứng đắc, đạt được. Hán: đắc Phật, đắc bồ-đề.
[55] Hán nguyện thứ 16: 設我得佛國中人天乃至聞有不善名者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại trong quốc độ con, cho đến nếu nghe đến danh từ bất thiện, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[56] Skt. sattvānāmakuśalasya. Sattvā chúng sanh, chúng hữu tình; anāmakuśalasya biến cách thứ sáu: tên gọi bất thiện. Hán: bất thiện danh.
[57] Hán nguyện thứ 17: T12n0360, tr. 0268a25: 設我得佛十方世界無量諸佛不悉諮嗟稱我名者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, vô lượng chư Phật ở trong mười phương thế giới, nếu không đồng tán thán danh hiệu của con, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[58] Skt. Parikīrtayeyuḥ: Ca ngợi, thán phục, công bố, tuyên dương. Anh: proclaim.
[59] Skt. varṇam bhāṣeran: Diễn thuyết, tuyên thuyết, thuyết pháp. Anh: preach.
[60] Skt. Praśaṃsāmabhyudīrayeran: Cùng nhau tuyên dương, phô bày.
[61] Skt. Samudīrayeyuḥ: Cùng nhau phô bày, phát ngôn cùng nhau một lúc.
[62] Hán văn nguyện 19: T12n0360.tr 0268a29: 設我得佛十 方衆生發菩 提心修諸功德 至心發願欲生我 國臨夀終時令假令不 與大衆圍遶現 其人前者 不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chúng sanh trong mười phương phát tâm bồ đề, thực hành các công đức, phát nguyện hết lòng muốn sanh về quốc độ con, đến khi họ lâm chung, bấy giờ khiến con và đại chúng không hiện ra vây quanh trước mặt người đó, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[63] Skt.Nāmadheyaṃ: biến cách hai, Tên, danh hiệu.
[64] Skt. Prasannacittā: prasanna, trong sạch, thanh tịnh. Hán: chí tâm phát nguyện.
[65] Skt. Māmanusmareyuḥ: động từ căn anu + smṛ. Anu là tiền tố từ: theo; smṛ là niệm, nhớ nghĩ. Nghĩa là tùy niệm danh hiệu, hành trì danh hiệu hay chấp trì danh hiệu. Hán: tu chư công đức.
[66] Skt. Maraṇakālasamaye: Ở trong thời gian lâm chung. Hán: lâm thọ chung thời
[67] Skt. Bhikṣusaṃghaparivṛtaḥ: Chúng hội Tỷ-kheo cung kính vây quanh.
[68] Skt. Pratyupasthite: Đứng bên cạnh, tiếp cận.
[69] Skt. Puratastiṣṭheyaṃ: Đứng trước mặt, hiện tiền. Hán: hiện kỳ nhân tiền.
[70] Skt. Puraskṛto: Tiếp độ hướng dẫn, dẫn dắt.
[71] Skt. Cittāvikṣepatāyai: Tâm sáng suốt, tâm thông minh, tâm linh
[72] Hán nguyện thứ 18: T12n0360, tr. 0268a26: 設我得佛十方衆 生至心信樂欲生我國乃至十念若不生者不 取正覺唯除 五逆誹謗 正法: Giả sử khi con thành Phật, chúng sanh trong mười phương tin vui hết lòng, muốn sanh đến quốc độ con, chỉ niệm cho đến mười (lần) danh hiệu, nếu họ không sinh đến đó, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác. Ngoại trừ những người phạm tội ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp.
[73] Skt. aprameyāsaṃkhyeyeṣu: biến cách bảy, ở nơi vô lượng, vô số.
[74] Skt. upapattaye kuśalalamūlāni: Phát khởi thiện căn.
[75] Skt. pariṇāmayeyuḥ, Hán: Hồi hướng.
[76] Skt. Daśabhiścittotpādaparivartaiḥ: Lặp đi, lặp lại mười niệm. Hán: nãi chí thập niệm.
[77] Skt. sthāpayitvā: Đứng một bên, đứng ra ngoài. Hán: duy trừ.
[78] Skt. ānantaryakāriṇaḥ: Tội vô gián. Hán: ngũ nghịch.
[79] Skt. Saddharmapratikṣepāvaraṇakṛtāṃ: saddharma là chánh pháp; pratikṣepā là phỉ báng; varaṇakṛtāṃ là tội chướng.
[80] Hán: T12n0360.tr. 0268b08: 設我得佛他方佛土諸菩薩衆來生我國究竟必至一生補處除其本願自在所 化為衆生故被弘誓鎧積累德本度脫一切斿諸佛國修菩薩行供养十方諸佛如來開化恒沙無量衆生使立無上正真之道超出常倫諸地之行現前修習普賢之德若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chúng Bồ-tát ở những quốc độ khác nguyện sanh đến quốc độ con, là những hàng Bồ-tát đã hoàn tất địa vị, chỉ còn một đời nữa là được bổ xứ làm Phật. Ngoại trừ những vị có bản nguyện muốn tự tại đối với việc hóa độ, vì chúng sanh mà trang phục áo giáp đồng, thệ nguyện bao la, tích lũy những gốc rễ công đức, hóa độ giải thoát hết thảy, đi đến các quốc độ Phật, tu học và thực hành Bồ-tát đạo, cúng dường các đức Phật - Như lai trong mười phương, khai hóa vô lượng chúng sanh như cát sông Hằng, khiến họ đều an lập ở nơi đạo Chánh giác chân thực, siêu việt công hành của các địa vị luân lý tầm thường, công đức Phổ hiền tu tập ngay trong hiện tiền. Nếu không phải, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[81] Skt. ekajātipratibaddhāḥ: chủ cách số nhiều: những vị tu tập còn một đời nữa là đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn. Hán: nhất sanh bổ xứ.
[82] Skt. praṇidhānaviśeṣān: Những thệ nguyện hay bản nguyện đặc biệt.
[83] Skt. mahāsaṃnāhasaṃnaddhānāṃ, Hán: đại khải bị. Nghĩa là mặc áo giáp đại nhẫn nhục. - Hán dịch là nhất thiết thế gian nghĩa lợi. - sarvabuddhānāṃ saṃvartukāmānāṃ: Muốn phụng sự cúng dường hết thảy chư Phật. Hán dịch là nhất thiết chư Phật phụng sự dục; cúng dường thập phương chư Phật
[84] Skt. sarvalokārthasaṃbuddhānāṃ.
[85] Skt. Sarvalokābhiyuktānāṃ: Vì sự tinh cần của hết thảy thế gian. Hán: nhất thiết thế gian vị cần hành.
[86] Skt. sarvalokaparinirvāṇābhiyuktānāṃ: Vì cần hành đưa hết thảy thế gian vào chỗ tịch tĩnh. Hán: nhất thiết thế gian viên tịch vi cần hành.
[87] Skt. sarvalokadhātuṣu bodhisattvacaryāṃ caritukā-mānāṃ: Vì ước muốn của Bồ-tát đi khắp tất cả thế giới. Hán: nhất thiết thế giới ư Bồ-tát hành tu dục; du chư Phật quốc tu Bồ-tát hạnh.
[88] Skt. pratiṣṭhāpakānāṃ: An trú. Hán: an lập; sử lập.
[89] Skt. bhūyaśca uttaracaryābhimukhānāṃ: Đi đến địa vị cao thượng giải thoát đặc biệt. Hán: địa vị thượng hạnh giải thoát thù thắng. Thượng hạnh tấn hướng; siêu xuất thường luân, chư địa chi hành
[90] Skt. Samantabhadracaryāniryātānām: thực hành Hạnh phổ hiền hiện tiền cùng khắp. Hán: phổ hiền hành xuất ly; phổ hiền chi đức.
[91] Hán nguyện thứ 23: T12n0360, tr. 0268b15: 設我得佛國 中菩薩承佛神力供养諸佛一食之 頃不能遍至無量無數 億那由他諸 佛國者不取 正覺: Giả sử khi con thành Phật, các vị Bồ-tát ở quốc độ của con, nương nhờ thần lực của Phật, mà đi cúng dường chư Phật, khoảng thời gian trong một bữa ăn, không có mặt cùng khắp đến vô lượng, vô số ức triệu quốc độ chư Phật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[92] Skt. Buddhānubhāvena.
[93] Skt. sarvasukhopadhānaiḥ: an lạc khởi sinh. Hán: nhất thiết lạc sinh.
[94] Skt. Bahūni: Nhiều.
[95] Skt. Buddhasahasrāṇi: Ngàn vị Phật.
[96] Skt. Buddhaśatasahasrāṇi: Trăm ngàn vị Phật
[97] Skt. Bahvīrbuddhakoṭī: Hàng ức vị Phật.
[98] Skt. yāvadbahūnibuddhakoṭīniyutaśatasahasrāṇi: Cho đến hàng ức triệu trăm ngàn vị Phật.
[99] Skt. Ekapurobhaktena: Thời gian với chừng bữa ăn sáng. Hán: nhất tối triêu thực gian.
[100] Skt. nopatiṣṭheran: Không cùng cúng dường cùng một lúc, không tiếp cận thiết lễ cúng dường cùng một lúc, không hiện diện cùng một lúc, không ước muốn cúng dường cùng lúc.
[101] Hán nguyện thứ 24: T12n0360, tr. 0268b18: 設我得佛國中菩薩在諸佛前現其德本諸所求欲供养之具若不如意者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, Bồ-tát trong quốc độ con, ở trước chư Phật, hiện ra gốc rễ công đức của chính mình, các vật dụng mong cầu có để cúng dường. Nếu không đầy đủ như ý, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[102] Skt. yathārūpairākārairākāṇkṣeyuḥ: Hình tướng vật dụng tạo ra đúng như sở nguyện.
[103] Skt. kuśalamūlānyavaropayituṃ: Thiện căn vốn đã gieo trồng.
[104] Skt. survarṇa: vàng, Kim loại.
[105] Skt. rajata: Bạc, tiền đồng, đồng tiền vàng
[106] Skt. aṇimuktā.
[107] Skt. vaiḍūrya.
[108] Skt. śaṇkha.
[109] Skt. śilā: Ngọc thạch.
[110] Skt. pravāla: San hô.
[111] Skt. sphaṭika.
[112] Skt. Musāragalva.
[113] Skt. lohitamuktā.
[114] Skt. āśmagarbhā.
[115] Skt. Ratna.
[116] Skt. gandha: Hương thơm, mùi thơm.
[117] Skt. puṣpamālya: tràng hoa, vòng hoa.
[118] Skt. vilepana: Dầu.
[119] Skt. dhūpa: Hương đốt.
[120] Skt. cūrṇa: Hương bột, hương viên.
[121] Skt. chatra: Bảo cái, dù, lọng.
[122] Skt. dhvajapatākā: Tràng phan, loại cờ dài.
[123] Skt. nṛtyagītavādhair: Nhạc vũ.
[124] Skt. sahacittotpādānna: Liền khởi tâm cúng dường
[125] Hán nguyện thứ 25: T12n0360, tr. 0268b21: 設我得佛國中菩薩不能演說一切智者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, Bồ-tát trong quốc độ con không có khả năng, thuyết pháp bằng tuệ giác toàn diện, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[126] Skt. dharmakathāṃkathayeyuḥ: Khả năng của thuyết pháp.
[127] Skt. sahagata: Cùng đi tới, cùng chứng đắc. Hán: câu hành..
[128] Skt. sarvajñatā: Bản chất của tuệ giác toàn diện. Hán: nhất thiết trí tánh, nhất thiết trí.
[129] Hán nguyện thứ 23: T12n0360, tr. 0268b15: 設我得佛國中菩薩 承佛神力供养諸佛一食之頃不能遍至無量無數億那由 他諸佛國者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các vị Bồ-tát ở trong quốc độ của con, nương theo thần lực của Phật, mà đi cúng dường chư Phật, khoảng thời gian trong một bữa ăn, không có mặt cùng khắp đến vô lượng, vô số ức triệu quốc độ chư Phật, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[130] Skt. satkuryām: Những hành động của quy kỉnh kính, những biểu lộ của chân thật.
[131] Skt. gurukuryām: Biểu lộ lòng tôn kính bậc Đạo sư.
[132] Skt. pūjaya: Cúng dường.
[133] Hán nguyện thứ 26: T12n0360, tr. 0268b24: 設我得佛國中菩薩不得金剛那羅延身者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, Bồ-tát trong quốc độ con không được thân Kim cang lực sĩ, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[134] Skt. Apratilabdhā: Không đạt được, không chứng đắc. Do Pratilabdhā: Đạt được, chứng đắc, A: phủ định từ.
[135] Skt. Saṃhatātmabhāvasthām: Thân thể đứng vững chắc, thân thể có sức mạnh kiên cố.
[136] Skt. nārāyaṇavajrasaṃ, Hán: Kim cang Na-la-diên, Kim cang lực sĩ. Na-la-diên là phiên âm từ Skt. nārāyaṇa. Hán: Kiên cố lực sĩ, Kim cang lực sĩ, nhân trung lực sĩ. Đại nhật kinh sớ 1, Đại 39, tr. 581b.: Na-la-diên là một vị trong mười chín vị cầm chày kim cang, phát tâm đại bi dõng mãnh cứu giúp chúng sanh, sức mạnh Na la diên hơn hết.
[137] Hán nguyện thứ 27: T12n0360, tr. 0268b25: 設我得佛國中人天一切萬物嚴淨光麗形色殊特窮微 極妙無能稱量其 諸衆生乃至逮 得天眼有能明 了辨其名數者 不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại và tất cả muôn vật ở trong quốc độ con, đều đẹp đẽ sáng chói, thanh tịnh trang nghiêm, hình sắc đặc biệt, vi diệu cùng tột, không thể nào suy lường được, ngay cả những chúng sanh có được con mắt chư thiên, mà biện biệt để có thể thấu hiểu được danh số, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[138] Skt. divyenāpicakṣuṣā, hán: đắc thiên nhãn.
[139] Skt. udgṛhṇīya: Hiểu biết, nắm giữ, thọ trì.
[140] Skt. varṇaparyantam: Giới hạn sắc màu, phạm vi sắc màu, đường ranh màu sắc.
[141] Skt. alaṃkārsya: Của sự trang nghiêm.
[142] Skt. evaṃvibhūti: Lượng số đúng như vậy.
[143] Skt. evaṃvarṇam: Màu sắc đúng như vậy, nānāvarṇatāṃ: Của sắc màu đặc biệt. Hán: hiển sắc tánh, hình sắc thù đặc.
[144] Hán nguyện thứ 28: T12n0360, tr. 0268b29: 設我得佛國中菩 薩乃至少功德者不能知見其 道場樹無量光色高四百萬里者 不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, Bồ-tát trong quốc độ con, ngay cả những vị công đức yếu kém, mà họ không thể nhìn thấy và biết được hình sắc và ánh sáng vô lượng, cùng với độ cao bốn trăm vạn dặm của cây Đạo Tràng, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[145] Skt. parīttakuśalamūlo. Hán: tối thiểu thiện căn, thiểu công đức.
[146] Skt. saṃjānīyāt: Có khả năng hiểu biết. Hán: đắc tri kiến, năng tri kiến.
[147] Skt. bodhivṛkṣaṃ: Cây bồ đề. Hán: kỳ đạo tràng thọ, bồ đề thọ.
[148] Skt. udāravarṇaṃ. Hán: Thắng diệu sắc, vô lượng quang sắc.
[149] Skt. yojanaśatotthitam: Cao một trăm do tuần. Do tuần, Skt. yojana. Hán phiên âm là do tuần và dịch là hạn lượng… Đơn vị đo lường của Ấn Độ ngày xưa. Đại đường tây vực ký 2: ngày xưa một do tuần là 40 dặm; theo quốc tục Ấn Độ, một do tuầ n là 30 dặm. Tuệ Uyển: một do tuần 16 dặm. Nghĩa Tịnh: quốc tục Ấn Độ một do tuần 32 dặm, theo Phật giáo 12 dặm. J. Flect: một do tuần xưa bằng 19,5 km; quốc tục Ấn Độ là 14, 6 km; Phật giáo 7,3 km. Major Vost: một do tuần xưa bằng 22,8 km; quốc tục Ấn Độ 17 km; Phật giáo 8,5 km.
[150] Hán nguyện thứ 29: T12n0360, tr. 0268c04: 設我得佛國中菩薩若受讀經法諷誦持說而不得辨才智慧者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, Bồ-tát trong quốc độ con, nếu thọ trì, đọc tụng diễn thuyết kinh pháp, mà không được tuệ giác biện tài, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[151] Skt. uddeśo: Giải thích, giảng dạy, minh họa.
[152] Skt. kartavyaḥ: Đã làm tốt, làm hoàn thành, đã làm hoàn tất. - pratisaṃvitprāpta: Chứng đắc sự hiểu biết không trở ngại. Hán dịch là đắc biện tài trí tuệ, vô ngại giải đắc.
[153] Skt. svādhyāyo: Đọc, nghiên cứu, học hỏi, thọ trì.
[154]Skt. pratisaṃvitprāpta: Chứng đắc sự hiểu biết không trở ngại. Hán: đắc biện tài trí tuệ, vô ngại giải đắc
[155] Hán nguyện thứ 31: T12n0360, tr. 0268c07: 設我得佛國土清淨皆悉照見十方一切無量無數不可思議諸佛世界猶如明鏡覩其而像若不爾者不取正覺
[156] Skt. prabhāsvaraṃ: Ánh sáng thanh tịnh. Hán: minh tịnh.
[157] Skt. samanta: Cùng khắp.
[158] Skt. tadyathāpi nāma: Thí như, ví như.
[159] Skt. parimṛṣṭe ādarśamaṇḍale: Thấy ảnh trong gương tròn. Hán: Đổ kiến, đổ nhi hình tượng.
[160] Skt. saṃdṛśyeran: Soi chiếu. Hán: do như.
[161] mukhamaṇḍalam: Khuôn mặt tròn trịa. Hán: diện luân.
[162] Hán nguyện thứ 32: T12n0360, tr. 0268c10: 設我得佛自地以上至于虚空宮殿樓觀池流華樹國土所有一切萬物皆以無量雜寶百千種香而共合成嚴飾奇妙超諸人天其香普熏十方世界菩薩聞者皆修佛行若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, từ mặt đất cho đến hư không, những cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa, tất cả vạn vật ở trong quốc độ, đều dùng vô lượng châu báu, trăm ngàn loại hương thơm mà hiệp thành, để trang sức kỳ diệu, vượt hẳn nhân loại và chư thiên. Hương ấy xông ngát khắp tất cả mười phương thế giới. Bồ-tát ngửi hương ấy đều tu theo hạnh của Phật. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[163] Skt. sarvaratnamayāni: Các loại châu báu hợp thành. Hán: nhất thiết chư bửu thành.
[164] Skt. nānāsurabhigandhaghaṭikāśatasahasrāṇi: Trăm ngàn lư hương tỏa ra hương thơm đặc biệt.
[165] Skt. abhijāta: Hương thơm kỳ diệu, thù diệu.
[166] Skt. sadānidhūpitānyava. Có dhūpa: Hương xông, hương đốt. Hán dịch là huân hương. antarīkṣa: Hư không. - dharaṇītalam: Mặt đất bằng. Hán dịch là địa bình diện, tự địa dĩ thượng.
[167] Skt. viṣayātikrānta: Siêu việt thế giới, siêu việt cảnh giới.
[168] Skt. devamanuṣya: Trời người. Hán: Nhân thiên.
[169] Skt. pratyarha: Hợp thành, kết thành.
[170] Skt. upādāyayāvad: Lên đến, cho đến.
[171] Skt. pūjā: cung dưỡng, phụng sự, cúng dường.
[172] Không có tương đương ở Hán bản Khương Tăng Khải.
[173] Skt. nānāratnapuṣpavarṣāṇi: Mưa nhiều loại hoa báu. Có pravṛṣṭānyeva: Mưa.
[174] Skt. sugandhi: Hương thơm. Hán: hảo hương.
[175] Skt. vādyameghā: Âm thanh của mây. Hán: vân âm.
[176] Skt. manojñasvarā: Âm thanh ưa thích. Skt. manojña: Đẹp ý, ưa thích. Hán: nhạo âm.
[177] Skt. sādā: Luôn luôn.
[178] Skt. pravādita: Tán dương, ca ngợi, diễn tấu, biểu hiện.
[179] Hán văn nguyện thứ 33: T12n0360, tr. 0268c16: 設我得佛十方 無量不可思議諸佛世 界衆生之類蒙我光明觸其體 者身心柔軟超過 人天若不爾者 不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các loại chúng sanh ở nơi thế giới chư Phật khắp cả mười phương, vô lượng bất khả tự nghị, thân thể tăm tối của họ được xúc chạm ánh sáng của con, thì thân tâm họ đều được êm đềm nhẹ nhàng, vượt hẳn thân thể hàng nhân loại và chư thiên. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[180] Skt. ṣvābhayāsphuṭā: Xúc chạm ánh sáng. Hán: quang minh dĩ chiếu, mông ngã quang minh.
[181] Skt. samanvāgatā: 1/Gata có nghĩa là “đã đi” vì nó làm vai trò là động-tính thụ động quá khứ của động từ căn gam (đi). 2/ Agata có nghĩa là "đã đến" nó làm động-tính thụ động quá khứ của động từ gam có nghĩa là (đến). Ở đây, hiểu theo nên hiểu theo cách hai.
[182] Skt. sukha: Khoái lạc, an lạc, yên vui…
[183] Hán nguyện thứ 34: T12n0360, tr. 0268c19: 設我得佛十方無量不 可思議諸佛世界衆生之類聞我名字不得菩薩無生法忍諸 深總持者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các loài chúng sanh ở trong thế giới các quốc độ Phật mười phương, vô lượng bất khả tư nghị, nghe danh hiệu của con đều được an trú vào các địa vị không thoái chuyển của Bồ-tát và duy trì các thiện pháp một cách thậm thâm. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[184] Skt. jātivyativṛtta: Đời sống giải thoát, thoát ly đời sống sinh tử. Hán: vô sanh pháp nhẫn, chứng ly sanh pháp.
[185] Skt. tacchravaṇasahagatena kuśalena: Cùng đạt đến với thiện bất thối chuyện.
[186] Skt. dhāraṇī: Nắm giữ thiện pháp. Hán, phiên âm đà-la-ni và dịch là tổng trì.
[187] Skt. saṃto: Liên tiếp, tiếp tục cho tới khi…
[188] Skt. bodhimaṇḍaparyantam: Đạo tràng bồ đề. Hán: diệu bồ đề, đạo tràng, bồ đề tràng.
[189] Skt. pratilabdhā: Đạt được, thành đạt, thành tựu.
[190] Hán nguyện thứ 35: 設我得佛十方無量不可思議諸佛世界其有女人聞我 名字歡喜信樂 發菩提心厭惡女 身夀終 之後復 為女像者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, ở nơi các thế giới của chư Phật trong mười phương, vô lượng bất khả tư nghị, có người nữ nào nghe danh hiệu con, hoan hỷ tín lạc, phát tâm bồ đề, nhàm chán thân nữ xấu uế, sau khi sinh mạng của họ kết thúc mà còn làm thân tướng nữ trở lại, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[191] Skt. striyo: Các người nữ.
[192] Skt. pramādaṃ saṃjanayeyuḥ: Sanh đức tin thanh tịnh. Hán: hoan hỷ tín lạc, tịnh tín sanh.
[193] Skt. vijugupseran: Nhàm chán, khinh thường. Hán: Yếm, yếm ác, yếm hoạn.
[194] Skt. strībhāvaṃ: Tính nữ, thân nữ, v.v..
[195] Skt. saceddvitīyaṃ: Tái sinh lại, sinh lại lần thứ hai.
[196] Skt. samānāḥ: Giống như cũ, không hề thay đổi.
[197] Hán nguyện thứ 36: T12n0360, tr. 0268c26: 設我得佛十方無量 不可思議諸佛世界 諸菩薩衆聞我名字 夀終之後常修梵行至 成佛道 若不爾者不取 正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát của thế giới chư Phật mười phương vô lượng, bất khả tư nghị, nghe danh hiệu con, sau khi sinh mạng kết thúc, thường tu tập hạnh thanh tịnh, cho đến ngày thành Phật đạo. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác. Và nguyện thứ 37: T12n0360, tr. 0268c29: 設我得佛十方無量不可思議諸佛世界諸天人民聞我名字五體投地稽首作禮歡喜信樂修菩薩行諸天世人莫不致敬若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên và nhân loại ở trong mười phương thế giới chư Phật, vô lượng không thể suy nghĩ và biết hết, nghe đến danh hiệu con, năm vóc gieo xuống sát đất kính lễ, hoan hỷ tín lạc, thực hành hạnh Bồ-tát đều được chư thiên, nhân loại cung kính tuyệt mức. Nếu không như vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[198] Skt. praṇipatya: Cúi đầu. Hán dịch là khể thủ.
[199] Skt. vandiṣyante: quy kỉnh, Kính lễ, lạy, kính trọng, cung kính.
[200] Skt. pañcam aṇḍalanamaskāreṇa: Với năm vóc sát đất. Hán: ngũ luân đầu địa, ngũ thể đầu địa. Skt. pañcam aṇḍalanamaskāreṇa vandiṣyante: Kính lễ bằng năm vóc sát đất. Hán: ngũ luân đầu địa, đầu địa lễ, tiếp túc lễ, đầu diện lễ
[201] SKt. bodhisattvacaryāṃ caranto: Tu hành của Bồ-tát. Hán: thường tu phạm hành, Bồ-tát hành tu.
[202] Skt. satkriyeran: Tin tưởng, tôn kính.
[203] Skt. sadevakena lokena. Hán: chư thiên giới: thế giới chư thiên.
[204] Hán nguyện thứ 38: 設我得佛國中人 天欲得衣服隨念 悉至如佛所讚應 法妙服自然在 身若有裁縫 染治浣澀 者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại trong quốc độ con, muốn được y phục, khởi niệm liền đến, pháp phục đẹp, thích ứng với sự tán thán của Phật, tự nhiên đến ở nơi thân. Nếu còn có cắt may, nhuộm giặt, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[205] Chắc có sự nhảy sót. Bản Sanskrit không có từ buddhakṣetre.
[206] Skt. dhāva: Giặt giũ.
[207] Skt. naśo: Phơi khô, giăng phơi, sáy, hong.
[208] Skt. sīvararañjanakarma: Cắt, may, nhuộm.
[209] Skt. saṃjānīyuḥ: Thành phẩm, sản phẩm sản xuất ra.
[210] Skt. navābhijātacīvararatnaiḥ: Y phục mới mẻ quý báu. Có Skt. Cīvara: Y phục.
[211] Skt. Evātmānaṃ: Tự nhiên.
[212] Skt. prāvṛtam: Khởi lên, có, hiện ra.
[213] sahacittotpādāt: Cùng từ tâm khởi lên.
[214] Skt. anujñātaiḥ: Tán thành, đồng ý, chấp nhận.
[215] Hán nguyện thứ 39: T12n0360, tr. 0269a06: 設我得佛國中人天所受快樂不如漏盡比丘者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, chư thiên, nhân loại ở trong quốc độ con, cảm nhận niềm vui sướng, không giống như các Tỷ-kheo đã đoạn tận phiền não sinh tử, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[216] Skt. sahotpannāḥ: Cùng sanh ra, cùng xuất sinh, cùng hiện sinh.
[217] Skt. evaṃ vidhaṃ: Cùng thời gian, giống thời gian.
[218] Skt. niṣparidāha: Xa lìa phiền não, thoát ly phiền não. Hán: lậu tận, phiền não tâm ly.
[219] Skt. ārhato bhikṣostṛtīyadhyāna samāpannasya: Vị Tỷ-kheo – A-la-hán nhập tam muội/thiền định/tĩnh lựu thứ ba. Hán: đệ tam tịnh lự.
[220] Hán nguyện thứ 40: 設我得佛 國中菩薩隨意 欲見十方無量 嚴淨佛土應時 如願於寶樹中 皆悉 照見猶 如 明鏡 覩 其而像若不爾 者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, Bồ-tát trong quốc độ con, muốn thấy vô lượng quốc độ Phật trang nghiêm thanh tịnh trong mười phương, tức thì đúng như điều ước nguyện, lúc bấy giờ ngay nơi cây báu mà soi thấy giống như thấy cảnh vật ở trong gương. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[221] Skt. nānāratnavṛkṣebhyo: câu báu đặc biệt. Skt. ratnavṛkṣebhyo: cây báu. Hán: bảo thọ.
[222] Skt. tathārūpaṃ: Hình sắc như thật, hình sắc hợp với như thực, hình sắc nhất như.
[223] Skt. kāravyūhamākāṃkṣeyuḥ: Các loại trang nghiêm, nghiêm sức, tăng thêm vẻ đẹp bên ngoài. Hán: kỳ sức trang nghiêm chủng.
[224] Hán nguyện thứ 42: T12n0360, tr. 0269a12: 設我得佛他方國土諸菩薩衆聞我名字至于得佛諸根缺陋不具足者不取政覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở các quốc độ khác, từ khi nghe danh hiệu con cho đến lúc thành Phật, nếu các quan năng của họ không trọn vẹn, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[225] Skt. anyabuddhakṣetropapannā: Đã sanh những quốc độ Phật khác. Hán: tha phương quốc độ, tha Phật quốc sanh.
[226] Skt. indriyabalavaikalyaṃ: Các căn không hoàn bị. Hán: chư căn khuyết lậu, chư căn khuyết.
[227] Hán nguyện thứ 42: T12n0360, tr. 0269a17: 設我得佛他 方國土諸菩薩衆 聞我名字皆悉逮得清淨解脫三昧住是三昧一發意頃供养無量不可思議諸佛世尊而不失定意若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở các quốc độ khác, nghe danh hiệu con, đều liền được tam muội thanh tịnh giải thoát, chỉ trong một khoảnh khắc, phát khởi tâm ý cúng dường chư Phật - Thế Tôn không số lượng, bất khả tư nghị, nhưng tâm ý vẫn không rời khỏi tam muội. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[228] Skt. suvibhaktavatīṃ nāma samādhiṃ, Hán: Thiện phân biệt ngữ định: định an tịnh ngôn ngữ phân biệt; hoặc Thanh tịnh giải thoát tam muội: định của thanh tịnh giải thoát; hoặc Chỉ quán câu hành: định bao gồm cả chỉ và quán…
[229] Skt. ekaṣaṇavyatihāreṇa.
[230] Skt. paśyanti: Họ nhìn thấy. Do động từ căn paś: nhìn thấy, Hán: kiến, quán.
[231] Hán nguyện thứ 43: T12n0360, tr. 0269a19: 設我得佛他方國土諸菩薩衆聞我名字夀終之後生尊貴家若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở các quốc độ khác, nghe danh hiệu con, sau khi sinh mạng kết thúc, sanh vào gia tộc tôn quý. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[232] Skt. nābhijātakulopapattiṃ: Không sanh vào gia tộc tôn quý. Hán: vô tôn quý gia sanh. Do abhijātakulopapattiṃ: Sanh vào dòng dõi quý tộc. Hán: sanh tôn quý gia…Được hiểu do abhijātakula: Gia đình dòng dõi quý tộc, có Kula hình dung từ: thiện lành, tốt, ám chỉ dòng dõi hiền thiện, gia đình hình lành. Upapatti: Sinh ra, xuất hiện. Abhijātakulopapattiṃ: Sanh vào dòng dõi quý tộc. Hán dị ch là sanh tôn quý gia..
[233] Hán nguyện thứ 46: T12n0360, tr. 0269a22 設我得佛他方國 土諸菩薩衆聞我名 字歡喜踊躍修菩薩行 具足德本若不爾者不 取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở những quốc độ khác, khi nghe danh hiệu con, sung sướng đón mừng, tu tập hạnh Bồ-tát, đầy đủ gốc rễ công đức. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[234] Skt. kuśalamūla: gốc rễ thiện lành, Hán: Thiện căn.
[235] Skt. prītiprāmodya: sung sướng reo vui, Vui mà lại thêm vui. Hán: hỷ hoan hỷ, đại hoan hỷ, hay đại hoan hỷ dõng dược. Do prīti: Niềm vui ở trong chánh pháp. Hán: hỷ; prāmodya: Vui mừng hớn hở. Hán: hoan hỷ dõng dược, hoan hỷ. Bằng nghĩa với từ Skt. Abhyandan: sung sướng đón mừng, động từ abhi-nand: vui thích. Hán: 皆大歡喜 giai đại hoan hỷ, do phân tích ngữ pháp Skt. khác nhau nên dịch từ này khác nhau, Chân đế (Đại 8, tr.766b27): 踊躍歡喜dũng dược hoan hỷ.
[236] Skt. samavadhānagatā: Tụ hợp, tập hợp, câu hội, thành tựu viên mãn. Hán: hội đắc
[237] Skt. kuśalamūlasamavadhānagatā: Tập hợp thành tựu đầy đủ căn lành. Hán: cụ túc đức bản, thiện căn hội đắc.
[238] Hán nguyện thứ 45: T12n0360, tr. 0269a25: 設我得佛他方國 土諸菩薩衆聞我名字皆 悉逮得普等三昧住是三 昧至于成佛常見無量不 可思 議一 切如來若不爾 者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở những quốc độ khác, khi nghe danh hiệu con, đều được Phổ đẳng tam-muội, an trú ở trong tam muội này cho đến khi thành Phật, thường thấy tất cả Như Lai số lượng không thể kể xiết, bất khả tư nghị. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[239] Skt. samantānugataṃ nāma samādhiṃ, Hán: Phổ đẳng tam-muội.
[240] Skt. bodhimaṇḍaparyantam: Chứng nhập bồ đề tràng. Hán: diệu bồ đề, đạo tràng.
[241] Skt. Satkuvanti: Họ thường thấy, họ diện kiến. Hán: thường kiến, cung kính, tôn trọng.
[242] Hán: T12n0360, tr. 0269a29: 設我得佛國中菩薩隨其志願所欲聞法自然得聞若不爾者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở trong quốc độ con, tùy theo chí nguyện muốn nghe pháp của họ, là tự nhiên được nghe. Nếu không phải vậy, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[243] Skt. dharmadeśanāmākāṅkṣeyuḥśrotuṃ, Hán: Tùy kỳ chí nguyện sở dục văn pháp.
[244] Skt. sahacittopādānna: Liền khởi tâm, liền sinh tâm.
[245] Hán nguyện thứ 47: 設我得佛他方國土諸菩薩衆聞我名字不即得至不退轉者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở trong những quốc độ khác, nghe đến danh hiệu con, ngay đó không đạt được bậc Bồ-tát bất thối chuyển, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[246] Skt. nāvaivartikā: Không thoái chuyển, không thoái lui. Hán: bất thoái chuyển.
[247] Hán: T12n0360, tr. 0269b04: 設我得佛他方國土諸菩薩 衆聞我名字不即得至第一第二第三法忍於諸佛法不能卽 得不退轉者不取正覺: Giả sử khi con thành Phật, các chúng Bồ-tát ở những quốc độ khác, khi nghe danh hiệu con, ngay đó không được pháp nhẫn đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, ở trong pháp của chư Phật, không thành tựu địa vị không còn chuyển động, thì con không chấp nhận ngôi Chánh giác.
[248] Skt. buddhaśāstur: đạo sư giác ngộ, bậc Thầy giác ngộ.
[249] Skt. kṣāntīḥ: Kham nhẫn, pháp nhẫn.
[250] Skt. prathama: Thứ nhất.
[251] Skt. Dvitīya: Thứ hai. Hán: đệ nhị.
[252] Skt. Tṛtīyā: Thứ ba. Hán: đệ tam.
[253] Skt. Buddhadharmasaṃghebhyaḥ: biến cách 5: xuất xứ cách, số nhiều: từ Phật, Pháp, Tăng.
[254] Đừng lầm với sukhāvatīvyūhaḥ (saṃkṣiptamātṛkā |) của Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ ( part 1) Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961. Cf. Tạng dịch: Hphags pa hod dpag med kyi brod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo.