Lời Vàng - Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục

23 Tháng Chín 201515:11(Xem: 11905)

LỜI VÀNG 
ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC 

Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
Phiên dịch & thi kệ toát yếu 2015

 

loi vang

Thay lời tựa

 Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác. Nếu biết ý này thì chẳng phải chỉ có những giáo lý rất sâu do chư Phật, chư Tổ đã nói mới là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh, mà hết thảy Ấm, Nhập, Xứ, Giới, Đại v.v... trong khắp thế gian cũng đều là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh! Mỗi một pháp cũng chính là chân, là bổn, là tâm, là tánh!”.[1]

Tập Lời Vàng (Gia Ngôn Lục) dù là toát yếu nhưng với một kẻ hậu học như tôi thì lại tự thấy mỗi mỗi câu nói của Đại Sư Ấn Quang đều bao hàm ý pháp, chỗ nào cũng cần phải học, chẳng thể đọc lướt qua nên phải dịch thuật đến ngàn ngàn câu kệ, hầu mong chuyển đạt lời lời ân cần tha thiết của Đại sư; chỉ để lại phần nói về các chính biến tại Trung Hoa, và những câu nói lập lại từ các bài giảng của Đại sư qua nhiều địa điểm khác nhau.

Theo lời đã dẫn chứng trên mà nếu vẫn còn có người cho rằng vì Đại sư thuộc tông Tịnh độ nên hết lòng xiển dương cho tông phái của mình, thì người ấy quả thật sai lầm lớn vậy.

 

Núi Bắc, tháng 6 năm 2015

Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm 


MỤC LỤC
Lời tựa của Ấn Quang Đại Sư
Ấn Quang Gia Ngôn Lục - Phần I
Ấn Quang Gia Ngôn Lục - Phần II
   Chương 2: Chỉ Dạy Phương Pháp Tu Trì
   Chương 3: Luận về sinh tử trọng đại
Ấn Quang Gia Ngôn Lục - Phần III
   Khuyên nên giữ tâm cung kính
   Chương 4: Khuyên chú trọng nhân quả
   Chương 5: Phân định giới hạn của Thiền và Tịnh
Ấn Quang Gia Ngôn Lục - Phần IV
Luận về Tâm Tánh
Chương 6: Khuyên nhủ các thiện tín tại gia
Chương 7: Thư gởi người học Phật

Phần I
Phần II
Phần III
Toàn tập bao gồm Phần IV


XEM THÊM:
Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC 
(Theo bản in của Phật Quang Viện, thành phố Bản Kiều, Đài Loan, tháng 2 năm 1982) 
Cư sĩ Lý Viên Tịnh kết tập, Ấn Quang Đại Sư giám định. 
Chuyển ngữ: Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 11962)
Tóm lược: Bài viết nhằm giới thiệu về năm bản khác nhau của “Kinh Vô Lượng Thọ”, tìm hiểu dịch giả, xuất xứ và giá trị nội dung cũng như ý nghĩa của các bản, từ đó đưa ra một số nhận định trong nghiên cứu. Bằng phương pháp so sánh và dẫn các cứ liệu lịch sử, khảo cổ, từ đó bài viết phần nào cho biết về nguồn cội của Kinh văn và tư tưởng Tịnh Độ. Bố cục bài viết đi từ tổng quan đến phân tích về dịch giả và dịch bản, chỉ ra một số nét tương đồng và dị biệt giữa các bản Kinh, từ đó đưa ra một số kết luận về việc nghiên cứu “Kinh Vô Lượng Thọ” – bộ Kinh được xem là đại diện cho giáo lí Phật giáo Tịnh Độ Tông.
16 Tháng Năm 2016(Xem: 13296)
Với bài viết bộc bạch về pháp môn Tịnh-độ mà tôi đã trình bày và thành thật cám ơn chư vị có đọc cùng đóng góp ý kiến. Tuy nhiên hình như chư vị còn lẫn tiếc pháp thí vì chưa chỉ bày cho tôi chổ sai trái của pháp môn chổ nào mà chỉ chung chung là pháp môn nầy không đúng chánh pháp của Phật dạy. Chư vị cứ mãi với luận cứ cho rằng kinh điển của nguyên-thủy mới là chính thống viết ra những gì Phật thuyết, ngoài ra đó thì toàn là của ngoại đạo, tà giáo……
06 Tháng Năm 2016(Xem: 12984)
Lời bạt: Hiện tại có một số đông người tu học theo pháp Phật đã không ngớt lời chê bai pháp-môn Tịnh-độ không phải là Chánh-pháp Phật mà là do Tàu lồng vào đó để lũng đoạn.....