Lời Vàng - Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục

23 Tháng Chín 201515:11(Xem: 11920)

LỜI VÀNG 
ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC 

Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
Phiên dịch & thi kệ toát yếu 2015

 

loi vang

Thay lời tựa

 Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác. Nếu biết ý này thì chẳng phải chỉ có những giáo lý rất sâu do chư Phật, chư Tổ đã nói mới là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh, mà hết thảy Ấm, Nhập, Xứ, Giới, Đại v.v... trong khắp thế gian cũng đều là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh! Mỗi một pháp cũng chính là chân, là bổn, là tâm, là tánh!”.[1]

Tập Lời Vàng (Gia Ngôn Lục) dù là toát yếu nhưng với một kẻ hậu học như tôi thì lại tự thấy mỗi mỗi câu nói của Đại Sư Ấn Quang đều bao hàm ý pháp, chỗ nào cũng cần phải học, chẳng thể đọc lướt qua nên phải dịch thuật đến ngàn ngàn câu kệ, hầu mong chuyển đạt lời lời ân cần tha thiết của Đại sư; chỉ để lại phần nói về các chính biến tại Trung Hoa, và những câu nói lập lại từ các bài giảng của Đại sư qua nhiều địa điểm khác nhau.

Theo lời đã dẫn chứng trên mà nếu vẫn còn có người cho rằng vì Đại sư thuộc tông Tịnh độ nên hết lòng xiển dương cho tông phái của mình, thì người ấy quả thật sai lầm lớn vậy.

 

Núi Bắc, tháng 6 năm 2015

Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm 


MỤC LỤC
Lời tựa của Ấn Quang Đại Sư
Ấn Quang Gia Ngôn Lục - Phần I
Ấn Quang Gia Ngôn Lục - Phần II
   Chương 2: Chỉ Dạy Phương Pháp Tu Trì
   Chương 3: Luận về sinh tử trọng đại
Ấn Quang Gia Ngôn Lục - Phần III
   Khuyên nên giữ tâm cung kính
   Chương 4: Khuyên chú trọng nhân quả
   Chương 5: Phân định giới hạn của Thiền và Tịnh
Ấn Quang Gia Ngôn Lục - Phần IV
Luận về Tâm Tánh
Chương 6: Khuyên nhủ các thiện tín tại gia
Chương 7: Thư gởi người học Phật

Phần I
Phần II
Phần III
Toàn tập bao gồm Phần IV


XEM THÊM:
Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC 
(Theo bản in của Phật Quang Viện, thành phố Bản Kiều, Đài Loan, tháng 2 năm 1982) 
Cư sĩ Lý Viên Tịnh kết tập, Ấn Quang Đại Sư giám định. 
Chuyển ngữ: Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Năm 2015(Xem: 7855)
Có một pháp, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là Niệm Phật.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 10614)
Người Niệm Phật phải dấy tâm chí sâu xa mà cảm mộ ân đức của Tam Bảo, tưởng nhớ công lao của cha mẹ, thiện tri thức và của hết thảy chúng sanh.v.v... Nhờ vậy mà từ bi dần dần nẩy nở, ngọn lửa trí tuệ từ từ bừng cháy, môn tu niệm Phật mới dễ dàng thành tựu.
06 Tháng Năm 2015(Xem: 11058)
Có quan niệm cho rằng, người tu pháp môn Tịnh độ mà đọc tụng, nghiên cứu kinh điển, học tập giáo pháp ngoài các kinh Tịnh độ, và hành thiện tu phước (làm các việc cúng dường, bố thí-từ thiện) là tạp tu; chỉ niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà là đủ, đó gọi là chuyên tu.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41632)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau
25 Tháng Tư 2015(Xem: 8459)
A Di Đà Phật vốn là Chân tâm, Tự tánh của mình, nếu mình không chăm lo tu hành, niệm Phật để quay trở về với Tự Tánh Di Đà của chính mình thì làm sao thấy được Tịnh độ.
03 Tháng Tư 2015(Xem: 10991)
Giữa phá giới và phá chấp luôn có mối liên hệ mật thiết. Phá chấp lúc công phu hành trì chưa nhuần nhuyễn sẽ khiến người tu phá giới; từ đó dễ chừng phá kiến, lạc luôn vào đường tà.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 6106)
Những người như chúng ta là không thành thật, cho nên ta không thể thành tựu. Người thành thật thì quyết định có thành tựu, vì người thành thật không có tạp niệm, người thành thật không có phân biệt chấp trước, cho nên tâm của họ là thanh tịnh. Tâm của chúng ta không thanh tịnh, tại vì sao không thanh tịnh? Vì chúng ta có phân biệt, có chấp trước, nên tâm của chúng ta không thanh tịnh.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5199)