Phước Nguyên
_______________________________________________
THƯ TỊCH.. 2
I. Nguyên bản Sanskrit 2
II. Hán dịch Kinh A-di-đà. 3
II.1. Ba truyền bản. 3
II.2. Một số vấn đề trong truyền bản Hán. 4
II.2.1 Dị biệt mười phương-sáu phương. 4
II.2.2. Thuyết khuyết hai mươi mốt chữ. 4
II.3. Bản La Thập chiếm ưu thế. 5
II.4. Những bản sớ giải Hán tạng. 5
II. 5. Những sớ giải bị thất lạc. 7
III. Sở giải Kinh Di Đà ở Nhật Bản – Triều Tiên và Việt Nam.. 7
IV. Về bản dịch Tây Tạng. 8
V. Về Tiêu đề của Kinh. 8
VI. Niên đại thành lập. 11
VI.1. Thuyết của Shinkō Mochizuki 11
VI.2. Thuyết cuả Shiio Benkyo. 12
VI.3. Thuyết của Nakamura Hajime. 14
VI.4. Nhận xét chung. 14
PHỤ LỤC:
-Nguyên điển devanagari: सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ
-Phiên bản Sanskrit La-tin : sukhāvatīvyūhaḥ
-Nguyên điển Tây Tạng: འཕགས་པ་བདེ་བ་ཅན་གྱི་བཀོད་པ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa bde-ba-can-gyi bkod-pa shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo, Tây Tạng Đại Tạng Kinh, Kinh Bộ, số hiệu 115, , 51Ja , p. 195b4-200a2
__________________________________________________________________________________________
THƯ TỊCH
Nguyên điển Sanskrit của Kinh A-di-đà, tức lược bản A-di-đà, hiện tìm được, tiêu đề: सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ (संक्षिप्तमातृका। saṃkṣiptamātṛkā), được lữu trữ trong Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ[1].
Bản dịch Tây Tạng tương đương: འཕགས་པ་བདེ་བ་ཅན་གྱི་བཀོད་པ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa bde-ba-can-gyi bkod-pa shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo[2] (Thánh hữu lạc trang nghiêm đại thừa kinh), do Ye-śes sde và Dānaśīla dịch, được thấy trong Tây Tạng Đại Tạng Kinh, Kinh Bộ, số hiệu 115, và cũng hiện tìm thấy trong Tạng Peking[3], Degé Kangyur[4]…
Hiện trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (ĐTK.), tìm thấy hai bản dịch chữ Hán của Kinh này trong bộ Bộ Tích:
-ĐTK.12, số hiệu 0366, Phật Thuyết A Di Đà Kinh, 1 quyển, Diêu Tần Cưu Ma La Thập dịch[5].
-ĐTK.12, số hiệu 0367, Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh, 1 quyển, Đường Huyền Trang dịch[6].
Kinh này tiêu đề phổ thông, Hán gọi là: A Di Đà kinh 阿彌陀經, Tiểu A Di Đà kinh小阿彌陀經, Vô lượng thọkinh 無量壽經, Tiểu vô lượng thọkinh 小無量壽經, Xưng tán tịnh độ Phật nhiếp thọkinh 稱讚淨土佛攝, Chư Phật sở hộ niệm kinh 諸佛所護念經, Tiểu kinh 小經, Tứ chỉ kinh 四旨經, Vô lượng thọ Phật kinh 無量壽佛經…
I. Nguyên bản Sanskrit
Bản Sanskrit A-di-đà kinh hiện nay đã được tìm thấy. Quá trình phát hiện bắt đầu với việc Nanjio Bunyiu[7] và Kasawara Kenjiu trao cho Max Müller một bản Sanskrit của kinh này chép bằng mẫu tự Tất đàn[8].
Đây có thể là bản Tất đàn mang về Nhật bản vào thế kỷ thứ chín do Viên Nhân và Tôn Duệ, và lần đầu tiên được Thường Minh khắc bản in ra vào năm An vĩnh thứ hai (năm 1773) mang tên Phạn Hán A-di-đà kinh[9].
Bản này sau đó Từ Vân in lại với bản Sanskrit Phổ hiền hành nguyện tán[10] và Bát nhã tâm kinh[11] vào năm Thiên minh thứ ba (năm 1783), gọi là Phạn hiệp tam bản.
Năm Khoan chính thứ bảy (năm 1795), một đệ tử của Từ Vân là Pháp Hộ lại ấn hành nó cùng với những chú giải của mình và đặt tên Phạn văn A-di-đà kinh nghĩa thích gồm bốn quyển và Phạn văn A-di-đà kinh chư dịch hỗ chứng một quyển[12].
Trong lời tựa về A-di-đà kinh nghĩa thích, Pháp Hộ còn nói thêm rằng khi Từ Vân Ẫm Quang đứng in Phạn hiệp tam bản, ông đã sử dụng ba truyền bản khác nữa, một ở Hòa châu, viết vào năm Kiến cửu thứ sáu (năm 1195), một ở Thành châu, thường gọi là Thạch sơn trân tạng, viết vào khoảng Văn qui (1501-1503), và một ở Tín châu, viết vào năm Thừa cữu thứ ba (năm 1221)[13].
Trong ba bản in trên, Max Müller đã sử dụng bản Thường minh làm bản đáy để xuất bản vào năm 1880 trên Tạp chí Hội hoàng gia á châu.
Sau đó, Ama Tokuju nhờ phát hiện được bản Tín châu mà Pháp Hộ nói tới, đã công bốTất đàn A-di-đà kinh vào năm 1908. Bản in này lấy bản Phạn văn A-di-đà kinh nghĩa thích của Pháp Hộ làm bản đáy, tham khảo thêm bản Tín châu, bản Thường Minh, bản Từ Vân và bản của Max Müller[14].
Bản Tín châu nói ở đây không phải chính bản chép năm Thừa cửu thứ ba (1221), mà là một bản sao lại của bản ấy vào năm Khoan bảo thứ nhất (năm 1741), của chính Từ Vân[15].
Bản của Ama, tham khảo tuy rộng rãi hơn, nhưng đã không lưu hành phổ biến như bản của Müller. Những bản Phạn văn in bằng mẫu tự Devanagari về sau hầu như hoàn toàn dựa vào bản của Müller, chủ yếu là bản của Wogihara Unrai trong Phạn Tạng Hòa Anh hợp bích[16], và bản Vaidya trong Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1)[17].
Cùng với bản Wogihara gần đây được ấn hành rộng rãi[18]. Ngoài ra, còn có bản in của Kimura Hideo trong The Smaller sukhāvatīvyūhaḥ [19].
II. Hán dịch Kinh A-di-đà
II.1. Ba truyền bản
Về Hán dịch, bản của Cưu Ma La Thập thực hiện vào năm Hoằng thỉ thứ bốn (402) đời Diêu Tần, thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0366, Phật Thuyết A Di Đà Kinh, 1 quyển[20].
Bản của Cầu Na Bạt Đà La mang tên Vô lượng thọ kinh, một quyển, mà Đại Tạng Kinh 55, số hiệu 2145, Xuất Tam Tạng Kí Tập 2, Lương Tăng Hữu soạn, ghi là đã mất, ngay từ thời bản kinh lục này hoàn thành[21].
Bản thứ ba là của Huyền Tráng dịch vào năm Vĩnh nghi thứ nhất, tức năm 650, đời nhà được Đường, hiện còn trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0367, Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh, 1 quyển[22].
Trong ba bản Hán dịch hiện được biết, bản dịch của Cầu Na Bạt Đà La, theo Lương Tăng Hữu đã mất từ lâu. Còn lại là bản: Phật Thuyết A Di Đà Kinh của La Thập và Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh của Huyền Tráng.
II.2. Một số vấn đề trong truyền bản Hán.
II.2.1 Dị biệt mười phương-sáu phương.
Hai bản Hán dịch này khác nhau chủ yếu ở phần các đức Phật tán thán và xác minh việc tuyên thuyết thế giới Cực lạc của Thích Ca Mâu Ni: ĐTK 12, số hiệu 0366, Phật Thuyết A Di Đà Kinh, 1 quyển, Diêu Tần Cưu Ma La Thập chỉ nói tới sáu phương, và điều này phù hợp bản Sanskrit: सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ (bản ngắn)[23] và bản Tây tạng: Bản dịch Tây Tạng tương đương: འཕགས་པ་བདེ་བ་ཅན་གྱི་བཀོད་པ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa bde-ba-can-gyi bkod-pa shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo[24] (Thánh hữu lạc trang nghiêm đại thừa kinh), trong khi Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0367, Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh, 1 quyển thì nói tới mười phương[25].
II.2.2. Thuyết khuyết hai mươi mốt chữ
Theo một số nhận định, riêng bản La Thập tự thân nó cũng có vấn đề, điều này được nói đến trong Đại Tạng Kinh 47, số hiệu 1970, Long Thư Tăng Quảng Tịnh Độ Văn 1, Tống Vương Nhật Hưu soạn, dưới mục A-di-đà kinh thoát văn[26] đã viết:
襄陽石 刻阿彌陀經乃隋陳 仁稜所書。字畫清 婉。人多慕玩。自 一心不亂而下云。專持名 號以稱名。故諸罪 消滅。即是多 善根福德因緣。今 世傳本脫此二十一 字
"A-di-đà kinh khắc trên đá ở Tương dương là do Trần Nhân Lăng đời Tùy viết, nét chữ thanh đẹp nên nhiều người hâm mộ. Đoạn từ câu 'nhất tâm bất loạn' trở xuống có thêm: Chuyên trì danh hiệu, dĩ xưng danh, cố chư tội tiêu diệt, tức thị đa thiện căn phước đức nhân duyên. Truyền bản ngày nay đã thoát mất hai mốt chữ này"[27].
Bản kinh khắc trên đá này đến thời Nguyên Chiếu (1048-1116) lúc bấy giờ đang còn. Cho nên trong Đại Tạng Kinh 37, số hiệu 1761, A Di Đà Kinh Nghĩa Sớ, 1 quyển, Tống Nguyên Chiếu thuật, đã tỏ ý nghi ngờ bản dịch đang lưu hành của La Thập là không đầy đủ.
Ngài Giới Độ trong Tục Tạng Kinh 22, số hiệu 0420, A-di-đà kinh nghĩa sớ văn trì ký cũng biểu lộ ý kiến tương tự như Long Thư Tăng Quảng Tịnh Độ Văn 1, và A Di Đà Kinh Nghĩa Sớ[28].
Tục Tạng Kinh 22, số hiệu 0424, A-di-đà kinh sớ sao của Châu Hoằng (1535-1615) cho hai mươi mốt chữ mà xưa truyền khắc trên đá ở Tương Dương, là những lời chua được nhét thêm vào trong chánh văn bản kinh, mà người khác không nhận ra nên đã khắc lộn vào[29].
Giả thiết này của Châu Hoằng, được nói trong A-di-đà kinh sớ sao cũng tương đối hợp lý, vì nếu đối chiếu lại với bản Sanskrit: सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ (संक्षिप्तमातृका। saṃkṣiptamātṛkā)[30], bản Tây tạng: Bản dịch Tây Tạng tương đương: འཕགས་པ་བདེ་བ་ཅན་གྱི་བཀོད་པ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa bde-ba-can-gyi bkod-pa shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo[31] (Thánh hữu lạc trang nghiêm đại thừa kinh), và bản dịch trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0367, Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh, 1 quyển của Huyền Tráng thì không có bất cứ câu nào tương tự với hai mốt chữ được nói là đã thoát lạc ở trên.
II.3. Bản La Thập chiếm ưu thế
Giữa hai bản Hán dịch, Phật Thuyết A Di Đà Kinh của La Thập và Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh của Huyền Tráng, bản của La Thập chiếm một vị trí ưu thế trong lịch sử. Các bản sớ giải, luận chú, v.v.. hầu như chỉ dùng bản Phật Thuyết A Di Đà Kinh của La Thập làm chuẩn, trong khi sử dụng bản Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh của Huyền Tráng làm tư liệu tham khảo.
Ngoại trừ A Di Đà Kinh Nghĩa Kí[32], 1 quyển, Tùy Trí Khải (538-597) thuyết, thuộc Đại Tạng Kinh 37, số hiệu 1755, và Đại Tạng Kinh 36, số hiệu 1756, A Di Đà Kinh Nghĩa thuật[33], 1 quyển, Đường Tuệ Tịnh (578-645) thuật, ra đời trước khi có bản dịch Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh của Huyền Tráng, còn lại những bản sớ giải sau vẫn tiếp tục sử dụng bản dịch Phật Thuyết A Di Đà Kinh của La Thập làm tiêu chuẩn.
Ngay cả Đại Kinh 37: số hiệu 1757, A Di Đà Kinh Sớ[34], 1 quyển, và số hiệu 1758, A Di Đà Kinh Thông Tán Sớ[35], 3 quyển, thường được giả thuyết là của Khuy Cơ[36] vẫn không dùng bản Huyền Tráng làm chuẩn, trái lại sử dụng bản La Thập.
II.4. Những bản sớ giải Hán tạng
Trừ những bản sớ giải, đã kể ở trên, những bản sớ giải Kinh Di Đà về sau hiện còn, được lưu trữ trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, và Tục Tạng Kinh đều sử dụng bản Phật Thuyết A Di Đà Kinh của La Thập làm định bản. Dưới đây là tiêu đề những chú sớ này này:
- ĐTK. 37, số hiệu 1759, A Di Đà Kinh Sớ, 1 quyển, Tân La Nguyên Hiểu thuật.
- ĐTK.37, số hiệu 1760, A Di Đà Kinh Sớ, 1 quyển, Tống Trí Viên thuật.
- ĐTK.37, số hiệu 1761, A Di Đà Kinh Nghĩa Sớ, 1 quyển, Tống Nguyên Chiếu thuật.
- ĐTK.37, số hiệu 1762, A Di Đà Kinh Yếu Giải, 1 quyển, Minh Trí Húc giải.
Ngoài ra hiện còn tìm thấy những tác phẩm khác ở trong Đại Tiểu Thừa Thích Kinh Bộ, của Tục Tạng Kinh như:
-Tục Tạng Kinh 22, số hiệu 0420, A Di Đà Kinh Nghĩa Sớ Văn Trì Kí, 3 quyển, Tống Nguyên Chiếu Thuật, Giới Độ Kí[37].
-Tục Tạng Kinh 22, số hiệu 0421, A Di Đà Kinh Cú Giải, 1 quyển, Nguyên Tánh Trừng Cú giải[38]
- Tục Tạng Kinh 22, số hiệu 0422, A Di Đà Kinh Lược Giải, 1 quyển, Minh Đại Hữu thuật[39]
- Tục Tạng Kinh 22, số hiệu 0423, A Di Đà Kinh Lược Giải Viên Trung Sao, 2 quyển, Minh Đại Hữu Thuật Truyền Đăng Sao[40].
- Tục Tạng Kinh 22, số hiệu0424, A Di Đà Kinh Sớ Sao, 4 quyển, Minh Châu Hoành thuật[41]
- Tục Tạng Kinh 22, số hiệu 0425, A Di Đà Kinh Sớ Sao Sự Nghĩa, 1 quyển, Minh Châu Hoành thuật[42]
- Tục Tạng Kinh 22, số hiệu 0426, A Di Đà Kinh Sớ Sao Vấn Biện, 1 quyển, Minh Châu Hoành thuật[43]
- Tục Tạng Kinh 22, số hiệu 0427, A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa, 4 quyển, Minh Cổ Đức Pháp Sư Diễn Nghĩa, Từ Hàng Trí Nguyện Định Bổn[44].
-Tục Tạng Kinh 22, số hiệu 0428, A Di Đà Kinh Sớ Sao Hiệt, 1 quyển, Minh Châu Hoành Sớ Sao, Thanh Từ Hòe Đình Hiệt[45].
-Tục Tạng Kinh 22, số hiệu 0429, A Di Đà Kinh Dĩ Quyết, 1 quyển, Minh Đại Huệ Thích[46].
-Tục Tạng Kinh 22, số hiệu 0430, A Di Đà Kinh Yếu Giải Tiện Mông Sao, 3 quyển, Minh Trí Húc Yếu Giải Thanh Đạt Mặc Tạo Sao Đạt Lâm Tham Đính[47].
-Tục Tạng Kinh 22, số hiệu 0431, A Di Đà Kinh Lược Chú, 1 quyển, Thanh Tục Pháp Lục chú[48].
-Tục Tạng Kinh 22, số hiệu 0432, A Di Đà Kinh Chú, Thanh Trịnh Trừng Đức, Trịnh Trừng Nguyên chú[49].
-Tục Tạng Kinh 22, số hiệu 0433, A Di Đà Kinh Ước Luận, 1 quyển, Thanh Bành Tế Thanh thuật[50].
-Tục Tạng Kinh 22, số hiệu 0434, A Di Đà Kinh Trực Giải Chánh Hạnh, 1 quyển, Thanh Liễu Căn Toản chú[51].
-Tục Tạng Kinh 22, số hiệu 0435, A Di Đà Kinh Trích Yếu dịch Giải, 1 quyển, Thanh Chân Tung thuật[52].
II. 5. Những sớ giải bị thất lạc
Những liệt kê ở trên mục II.4, đó chỉ mới là những tác phẩm sớ giải hiện còn ở Trung quốc. Số mất đi có thể lên tới hàng chục, trong đó quan trọng nhất là:
- A-di-đà kinh nghĩa sớ của Tăng Triệu (374-414 (?));
- A-di-đà kinh sao của Trí Thủ;
- A-di-đà kinh quyết thập nghi của Trạm Nhiên (711-782);
- A-di-đà kinh tân sớ và A-di-đà kinh tân sớ chỉ qui của Nhân Nhạc (?-1064).
Ngoài ra, còn có những tác phẩm mất như:
- A-di-đà kinh sớ của Huyền Nhất;
- A Di Đà kinh cổ tích ký của Thái Huyền v.v...
Và đặc biệt có bản: A-di-đà kinh sớ của Viên Trắc được tương truyền là dựa theo bản của Cầu Na Bạt Đà La.
III. Sở giải Kinh Di Đà ở Nhật Bản – Triều Tiên và Việt Nam
Ở trên mới chỉ kể đến Trung quốc. Ở Triều tiên, Nhật bản và Việt Nam bản dịch của La Thập vẫn được sử dụng như bản chuẩn cho công tác sớ giải, mà sốlượng tác phẩm riêng đối với Nhật bản đã lên tới gần trăm.
Có thể kể điển hình một tác phẩm tiêu biểu hiện còn của Triều tiên, tiêu đề: A-di-đà kinh sớ của Nguyên Hựu.
Ở Nhật bản, nếu chỉ kể những tác phẩm nổi tiếng thì có:
- A-di-đà kinh lược ký và A-di-đà kinh đại ý của Nguyên Tín (942-1017);
- A-di-đà kinh thích của Nguyên Không (1132-1211);
- A-di-đà kinh khai đề của Không Hải (774-835);
- A-di-đà kinh sám pháp của Viên Nhân (794-864);
- A-di-đà kinh thập yếu ký của Ngưng Nhiên (1240-1321) v.v...
Đó chỉ kể một số tác gia nổi tiếng. Ở Việt Nam thì có Di Đà kinh thích giải của Minh Châu Hương Hải (1628-1715). Đây là bản dịch quốc âm đầu tiên của kinh A-di-đà, kèm theo những lời chua tóm tắt cũng bằng tiếng quốc âm rút ra từ A-di-đà kinh sớ sao.
Những tác phẩm sở giải cận-hiện đại có khá nhiều, xin được miễn kể ở đây.
IV. Về bản dịch Tây Tạng
Bản dịch Tây Tạng tương đương, có tiêu đề là: འཕགས་པ་བདེ་བ་ཅན་གྱི་བཀོད་པ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa bde-ba-can-gyi bkod-pa shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo[53], phổ thông Hán dịch là: 聖有樂莊嚴大乘經 Thánh hữu lạc trang nghiêm đại thừa kinh, Anh ngữ dịch sát là: The Sutra of the Heaven of Happiness.
Bản dịch Tây Tạng được thực hiện bởi: Tây Tạng dịch sư Ye-śes sde và Ấn độ dịch sư: Dānaśīla, một số truyền bản ghi dịch sư là: Ye-śes sde, prajñā và Śurendra, tức không có Dānaśīla.
Hiện bản kinh này đang được lưu trữ ở trong: Tây Tạng Đại Tạng Kinh, Kyoto, Kinh Bộ, số hiệu 115, cùng với tiêu đề dẫn ở trên, ngoài ra cũng được tìm thấy trong Tạng Peking[54], Degé Kangyur[55]…
Nội dung của Bản Tây Tạng phần lớn chi tiết tương đương với bản Sanskrit: सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ (संक्षिप्तमातृका। saṃkṣiptamātṛkā) và Phật Thuyết A Di Đà Kinh, 1 quyển, Diêu Tần Cưu Ma La Thập dịch; toát yếu mà nói, Kinh kể chuyện đức Phật ở tại tinh xá Kỳ viên nước Xá vệ, giảng cho Xá Lợi Phất và những người khác những phẩm chất trang nghiêm của bản thân và thế giới của đức Phật A Di Đà, đồng thời chỉ cho đạo lộ tu tập vãng sinh về thế giới ấy bằng cách chấp trì danh hiệu của đức Phật giáo chủ thế giới đó.
Ngoài ra, có các đức Phật trong sáu phương (nếu theo truyền bản Sanskrit, Tạng và La Thập), hay mười phương (nếu theo bản Huyền Tráng), tán thán và xác minh cho những gì đức Thích Ca công bố là chân thật và hộ niệm cho những chúng sinh nào thực hành niệm Phật.
V. Về Tiêu đề của Kinh
Về đề kinh, Đại Tạng Kinh 55, số hiệu 2145, Xuất Tam Tạng Kí Tập 2, Lương Tăng Hữu ghi rằng bản dịch của La Thập nguyên có tên Vô lượng thọ kinh; còn tên A-di-đà kinh thì được cước chú phụ ở dưới tên Vô lượng thọ kinh [56].
Ở trong Đại Tạng Kinh 55, số hiệu 2145, Xuất Tam Tạng Kí Tập 2, Lương Tăng Hữu ghi cũng ghi bản dịch của Cầu Na Bạt Đà La, có tên là Vô lượng thọ kinh[57].
Đại Tạng Kinh 55, số hiệu 2146, Chúng Kinh Mục Lục, 7 quyển, Tùy Pháp Kinh Đẳng soạn cũng đã nhất trí hai điểm trên với Xuất Tam Tạng Kí Tập 2 cuả Lương Tăng Hữu[58].
Và Đại Tạng Kinh 55, số hiệu 2149, Đại Đường Nội Điển Lục 3, Đường Đạo Tuyên soạn, cũng ghi tên bản dịch La Thập như hai bộ lục vừa nói là Vô Lượng Thọ Kinh, nhưng có thêm lời chua so sánh bản La Thập với bản Chi Khiêm, Tăng Khải[59] v.v..., chứng tỏ Đại Đường Nội Điển Lục 3 nói đến bản Vô lượng thọ kinh của La Thập là bản dài, tức là dịch từ Quảng bản Sanskrit सुखावतीव्यूहः ।Sukhāvatīvyūhaḥ [Vistaramātṛkā विस्तरमातृका][60], chứ không phải lược bản Sanskrit सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ (संक्षिप्तमातृका। saṃkṣiptamātṛkā |)[61]. Vậy, có lẽ Đường Đạo Tuyên khi soạn Đại Đường Nội Điển Lục 3 đã bị lầm.
Về bản Cầu Na Bạt Đà La, Đại Đường Nội Điển Lục 3, Đạo Tuyên ghi tên là: A-di-đà kinh[62]. Ở Đại Đường Nội Điển Lục 8, trong khi Đạo Tuyên, liệt kê những kinh được đưa vào Đại tạng thì thấy có tên Tiểu vô lượng thọ kinh[63]. Vậy thì Tiểu vô lượng thọ kinh được kể Đại Đường Nội Điển Lục 8, không phải là dịch bản của Cầu Na Bạt Đà La, mà chỉ cho bản dịch Vô lượng thọ kinh của Cưu Ma La Thập.
Còn ở trong Đại Tạng Kinh 49, số hiệu 2034, Lịch Đại Tam Bảo Ký 8, Tùy Phí Trường Phòng soạn, về phần của La Thập có ghi Vô lượng thọ kinh, một quyển, với lời chua:
一名阿彌陀經。 弘始四年二月八日出。 是第五譯。與支謙康僧鎧 白延法護等出兩卷 者本同文 廣 略小異見二秦錄
“Một tên khác là A-di-đà kinh dịch lần thứ năm vào ngày mồng 8 tháng 2 năm Hoằng thỉ thứ tư (402) là đồng bản với bản dịch hai quyển của Chi Khiêm, Khương Tăng Khải, Bạch Diên và Pháp Hộ, tuy văn dài gọn có khác chút ít".[64]
Như vậy, sự sai lầm của Đại Tạng Kinh 55, số hiệu 2149, Đại Đường Nội Điển Lục 3, Đường Đạo Tuyên soạn, đã bắt nguồn từ chỗ Lịch Đại Tam Bảo Ký 8 của Tùy Phí Trường Phòng. Bằng chứng là tiếp tục ở Đại Tạng Kinh 49, số hiệu 2034, Lịch Đại Tam Bảo Ký 10, về bản dịch Vô Lượng Thọ của Cầu Na Bạt Đà La, Phí Trường Phòng có ghi: Vô lượng thọ kinh một quyển, với lời chua tương tự, nói rằng nó giống với bản dịch của Chi Khiêm, Khương Tăng Khải[65] v. v...
Và Đại Tạng Kinh 55, số hiệu 2153, Đại Chu San Định Chúng Kinh Mục Lục 3, Đường Minh Thuyên Đẳng soạn, về phần bản dịch của La Thập có ghi: Vô lượng thọ kinh một quyển[66], trong khi về phần có Cầu Na Bạt Đà La thì ghi tới hai mục, một là Tiểu vô lượng thọ kinh một quyển 5 tờ[67] và A-di-đà kinh một quyển 5 tờ[68]. Và tiếp ngay sau đó, Đại Chu San Định Chúng Kinh Mục Lục còn nói thêm là tất cả những mẫu tin ấy đều rút ra từ Trường Phòng lục[69], tức từ Đại Tạng Kinh 49, số hiệu 2034, Lịch Đại Tam Bảo Ký. Nên căn cứ vào những gì ta biết về Trường Phòng lục thì hình như Đại Chu San Định Chúng Kinh Mục Lục 3, Đường Minh Thuyên Đẳng soạn, đã không chính xác lắm khi đưa ra những mẫu trên. Tuy nhiên, đối với dịch của La Thập nó hoàn toàn chính xác, chỉ riêng với bản dịch của Cầu Na Bạt Đà La việc nó ghi có hai dịch phẩm: Tiểu vô lượng thọ kinh một quyển 5 tờ và A-di-đà kinh một quyển 5 tờ, điều này là không đúng sự thật. Và việc này cũng dễ hiểu, bởi vì dịch phẩm của Cầu Na Bạt Đà La đã mất từ lâu nên nó không phân biệt được, do đó dẫn đến tình trạng sai lầm trên.
Sự kiện đáng ngạc nhiên hơn nữa, Đại Tạng Kinh 55, số hiệu 2153, Đại Chu San Định Chúng Kinh Mục Lục 13, trong phần ghi những kinh điển được nhập tạng lại có chép Tiểu vô lượng thọ kinh một quyển 4[70] tờ và A-di-đà kinh một quyển 5 tờ[71]. Như vậy, Đại Chu San Định Chúng Kinh Mục Lục 13, nó giả thiết bản dịch của Cầu Na Bạt Đà La còn tồn tại và thời nó ra đời. Đây là điều không thể có được. Cho nên ở trong Đại Tạng Kinh 19, số hiệu 2154, Khai Nguyên Thích Giáo Lục 5, Đường Trí Thăng soạn, đã nhận ra sự sai lầm đó và truy nó về Lịch đại tam bảo ký, trong khi liệt kê những dịch phẩm của Cầu Na Bạt Đà La[72]; nên dưới mục Tiểu vô lượng thọ kinh một quyển, Đường Trí Thăng chua thêm:
或無小字第二出與羅 什阿彌陀及唐譯稱 讚淨土同本孝建年 出一名阿彌陀見道 慧僧祐二錄高僧傳 云於荊州出房錄別 存阿彌陀經者誤也
"Hoặc không có chữ tiểu. Đây là lần dịch thứ hai cùng với bản A-di-đà kinh của La Thập và Xưng tán tịnh độ kinh của đời Đường là giống nhau, dịch vào khoảng Hiếu kiến (454-456), một tên khác là A-di-đà kinh. Xem Đạo Huệ lục và Tăng Hựu lục. Cao tăng truyện nói dịch ở Kinh châu. Trường Phòng lục ghi A-di-đà kinh riêng ra, đó là sai".
Về bản dịch của La Thập, Khai Nguyên Thích Giáo Lục 4, Đường Trí Thăng ghi tên A-di-đà kinh và nói cũng có tên Vô lượng thọ kinh[73]. Như vậy đối với dịch bản La Thập, Khai Nguyên Thích Giáo Lục 4, là bản kinh lục đầu tiên chính thức nâng tên A-di-đà kinh lên hàng đề mục. Và từ đấy trở đi nó trở thành tên độc nhất thường gọi của bản dịch ấy.
Tóm tắt mà nói, căn cứ vào những tư liệu hiện biết tên Sanskrit của A-di-đà kinh là सुखावतीव्यूहः Sukhāvatīvyūhaḥ. Trong bản dịch Tây tạng tên này được bảo tồn, tức Tạng dịch là: འཕགས་པ་བདེ་བ་ཅན་གྱི་བཀོད་པ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa bde-ba-can-gyi bkod-pa shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo (Thánh hữu lạc trang nghiêm đại thừa kinh), trong khi tên này không thấy xuất hiện trong các dịch bản Kinh A-di-đà Hán văn. Tên xuất hiện thường xuyên nhất qua sự ghi chú của các kinh lục ở trên là Vô lượng thọ kinh, nên Tên Sanskrit ở đây được phục hồi có lẽ là: आमितायुस् Amitāyus + सूत्र sūtra = आमितायुहःसूत्र ल् Amitāyuḥsūtra, tức đây cũng là nguồn gốc của nhan đề A-di-đà kinh thường biết, mà từ thời Khai Nguyên Thích Giáo Lục của Đường Trí Thăng trở đi, được chấp nhận chính thức là tên kinh.
Còn tên Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh, 1 quyển, Đường Huyền Trang dịch[74], ghi ở trong ĐTK.12, số hiệu 0367 và tên Chư Phật sở hộ niệm kinh trong một số kinh lục, trong bộ Mục Lục của Đại Tạng Kinh, đây là xuất phát từ đoạn văn các đức Phật ở trong sáu phương hay mười phương kêu gọi các chúng sinh hãy tin vào lời tuyên bố của đức Phật Thích Ca về thế giới Cực lạc và gọi là Xưng tán bất khả tư nghì chư Phật sở hộ niệm kinh, điều này bản Sanskrit सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ (संक्षिप्तमातृका। saṃkṣiptamātṛkā |) gọi là: अचिन्त्यगुणपरिकीर्तनमं सर्वबुद्धपरिग्रहम्ं नाम धर्मपर्यायम् acintyaguṇaparikīrtanaṃ sarvabuddhaparigrahaṃ nāma dharmaparyāyam[75].
VI. Niên đại thành lập
Về niên đại thành lập, hiện có ba thuyết chính khác nhau. Thuyết của Nochizuki, thuyết của Shiio Benkyo, và thuyết của Nakamura.
VI.1. Thuyết của Shinkō Mochizuki
Thuyết Shinkō Mochizuki giả thiết, về cơ bản dựa vào Hành phẩm của Ban châu tam muội kinh[76].
Kinh này, Hán dịch hiện còn hai bản được bảo tồn trong Đại Tạng Kinh:
-Đại Tạng Kinh 13, số hiệu 0417, Ban Chu Tam Muội Kinh, 1 quyển, Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch[77].
-Đại Tạng Kinh 13, số hiệu 0418, Ban Chu Tam Muội Kinh, 3 quyển, Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch[78].
Ban Chu Tam Muội Kinh là một trong những văn bản được dịch sớm nhất ở Trung quốc do Chi Lâu Ca Sấm thực hiện khoảng năm 179 tl., trong phẩm 2. Hành phẩm viết: Nếu ai một lòng niệm Phật A-di-đà một ngày một đêm cho đến bảy ngày bảy đêm, qua bảy ngày rồi, thì sẽ thấy đức Phật ấy[79].
Và Shinkō Mochizuki đưa ra Chứng cớ thứ nhất, là đoạn này là tương đương với đoạn sanskrit của Kinh सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ (संक्षिप्तमातृका। saṃkṣiptamātṛkā |) như sau:
“यः कश्चिच्छारिपुत्र कुलपुत्रो वा कुलदुहिता वा तस्य भगवतोऽमितायुषस्तथागतस्य नामधेयं श्रोष्यति, श्रुत्वा च मनसिकरिष्यति, एकरात्रं वा द्विरात्रं वा त्रिरात्रं वा चतूरात्रं वा पञ्चरात्रं वा षड्रात्रं वा सप्तरात्रं वाविक्षिप्तचित्तो मनसिकरिष्यति, यदा स कुलपुत्रो वा कुलदुहिता वा कालं करिष्यति, तस्य कालं कुर्वतः सोऽमितायुस्तथागतः श्रावकसंघपरिवृतो बोधिसत्त्वगुणपुरस्कृतः पुरतः स्थास्यति। सोऽविपर्यस्तचित्तः कालं करिष्यति च। स कालं कृत्वा तस्यैवामितायुषस्तथागतस्य बुद्धक्षेत्रे सुखावत्यां लोकधातावुपपत्स्य
“(yaḥ kaścicchāriputra kulaputro vā kuladuhitā vā tasya bhagavato'mitāyuṣastathāgatasya nāmadheyaṃ śroṣyati, śrutvā ca manasikariṣyati, ekarātraṃ vā dvirātraṃ vā trirātraṃ vā catūrātraṃ vā pañcarātraṃ vā ṣaḍrātraṃ vā saptarātraṃ vāvikṣiptacitto manasikariṣyati, yadā sa kulaputro vā kuladuhitā vā kālaṃ kariṣyati, tasya kālaṃ kurvataḥ so'mitāyustathāgataḥ śrāvakasaṃghaparivṛto bodhisattvaguṇapuraskṛtaḥ purataḥ sthāsyati)”[80]
"Nếu có người con trai, người con gái gia đình hiền thiện nào, khi nghe danh hiệu đức Thế Tôn Vô Lượng Thọ Như Lai, và sau khi nghe, mà chấp trì hoặc một đêm, hoặc hai đêm, hoặc ba đêm, hoặc bốn đêm, hoặc năm đêm, hoặc sáu đêm, hoặc bảy đêm, và chấp trì mà tâm không tán loạn, thì người con trai, người con gái gia đình hiền thiện đó khi sắp lâm chung sẽ có Như Lai Vô Lượng Thọ đứng trước mặt người sắp lâm chung ấy cùng với các vị Thanh văn chúng và các vị Bồ tát chúng vây quanh"[81].
Chứng cớ thứ hai, là việc Ban Chu Tam Muội Kinh nói tới sự xuất hiện trước mặt của mười phương chư Phật. Kinh A-di-đà, bản सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ (संक्षिप्तमातृका। saṃkṣiptamātṛkā |), bản Tây Tạng འཕགས་པ་བདེ་བ་ཅན་གྱི་བཀོད་པ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa bde-ba-can-gyi bkod-pa shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo, bản và Phật Thuyết A Di Đà Kinh, 1 quyển, Diêu Tần Cưu Ma La Thập cũng nêu lên hành động chứng thành của các đức Phật ở trong sáu phương và mười phương ở Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh, 1 quyển, Đường Huyền Trang dịch.
Ngoài ra, Shinkō Mochizuki còn giả thiết lược bản kinh सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ (संक्षिप्तमातृका। saṃkṣiptamātṛkā |), tức A-di-đà kinh thành lập trước Quảng bản सुखावतीव्यूहः ।Sukhāvatīvyūhaḥ [Vistaramātṛkā विस्तरमातृका], tức Đại A-di-đà kinh, vì kinh trước không có dấu hiệu gì chứng tỏ đã vay mượn từ kinh Quảng bản A-di-đà kinh[82].
VI.2. Thuyết cuả Shiio Benkyo
Căn cứ theo nghiên cứu của Shiio Benkyo trong Bukkyò kyòten kaisetsu, Shiio Benkyo một phần nào chia sẻ với nhận định của Shinkō Mochizuki, tuy có nhiều điểm không hoàn toàn nhất trí[83].
Một mặt, Shiio Benkyo đặt giả thiết những bộ kinh nói về đức Phật A-di-đà đã xuất hiện sau các kinh:
- Ban Chu Tam Muội Kinh, Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch[84];
- Đại Tạng Kinh 08, số hiệu 0224, Đạo Hành Bát Nhã Kinh, 10 quyển, Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch[85] (bản Sanskrit hiện tìm đã tìm được, tiêu đề: सर्वाकारज्ञताचर्या प्रथमः परिवर्तः || aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā|| gồm 32, phẩm[86]; bản dịch Tây Tạng tương đương: འཕགས་པ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་བརྒྱད་སྟོང་པ Ḥphags-pa śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-pa brgyad-stoṅ-pa, thuộc Đại Tạng Kinh Tây Tạng, Bát Nhã Bộ, số hiệu 12, do Dharmatāśīla Śākyasena và Jñānasiddhi cùng dịch[87])
- Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0313, A Súc Phật Quốc Kinh, 2 quyển, Hậu Hán Chi Lâu Ca Sấm dịch[88]
Và Shiio Benkyo cho rằng, tuần tự xuất hiện của các kinh này là như sau: Đầu tiên là A Súc Phật Quốc Kinh – tiếp theo là Đạo Hành Bát Nhã Kinh (सर्वाकारज्ञताचर्या प्रथमः परिवर्तः aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā) – sau đó là Ban Chu Tam Muội Kinh – cuối cùng là A-di-đà. Đây là điểm Shiio Benkyo chia sẻ, đồng thuận với Shinkō Mochizuki.
Nhưng mặt khác, Shiio Benkyo lại đề nghị một quan điểm ngược lại, nói rằng tuần tự xuất hiện của các bộ kinh nói về đức Phật A-di-đà đối với kinh Ban Chu Tam Muội như sau: Đầu tiên là Quảng bản A-di-đà Kinh, tức ।Sukhāvatīvyūhaḥ [Vistaramātṛkā विस्तरमातृका]– tiếp sau là lược bản A-di-đà kinh, tức सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ (संक्षिप्तमातृका। saṃkṣiptamātṛkā |) - và cuối cùng là Ban Chu Tam Muội Kinh.
Quan điểm trái ngược này của Shiio Benkyo nói lên tất cả những khó khăn của vấn đề niên đại xuất hiện, thành lập của các kinh tạng Phật giáo.
VI.3. Thuyết của Nakamura Hajime
Tuy gặp phải nhiều khó khăn về niên đại thành lập của Kinh điển. Nhưng Nakamura Hajime đã tiến đến kết luận cho rằng A-di-đà kinh, tức lược bản kinh सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ (संक्षिप्तमातृका। saṃkṣiptamātṛkā |) xuất hiện vào khoảng những năm 140 sau dl[89]. Bằng cách Nakamura Hajime dựa vào hai bằng cớ như sau:
-Một là các kinh điển Tịnh độ đề cập tới việc sùng bái Phật tượng, và sự xuất hiện Phật tượng mạnh mẽ nhất là thế kỷ thứ nhất sau tây lịch trở đi.
-Hai là các kinh như lược bản kinh सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ, không đề cập tới việc sùng bái Phật tháp, và việc sùng bái này xuất hiện mạnh mẽ nhất từ triều đại Vāsudeva, tức từ những năm 145-176 Tây lịch trở đi.
VI.4. Nhận xét chung
Về thuyết của Nakamura Hajime, nêu ở Jòdo SanbukyòH, vấn đề sùng bái Phật tháp và Phật tượng, tuy được xác định một cách cụ thể trên cơ sở những di vật khảo cổ học, vẫn không thể giải quyết một cách đơn thuần trong liên hệ về sự ra đời của các bản kinh có đề cập tới những vấn đề ấy.
Nói rõ ra, những kinh không nói tới việc sùng bái Phật tượng, như lược bản kinh सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ chẳng hạn, không nhất thiết điềm chỉ chúng xuất hiện vào một thời kỳ không có hoặc không còn phong trào sùng bái Phật tượng, như vào triều đại Vāsudeva, những năm 145-176 Tây lịch. Hơn thế nữa, không phải toàn bộ kinh điển Tịnh độ không đề cập đến việc sùng bái Phật tháp. Học giả Hirakawa Akira, trong Amidabutsu no kyòten tobuttò đã có một nghiên cứu về vấn đề này[90].
Đối với thuyết của Shiio Benkyo trong Bukkyò kyòten kaisetsu, chúng ta không cần phải bình luận nhiều, vì Bukkyò kyòten kaisetsu nó chứa đựng những quan điểm trái ngược nhau, những nghiên cứu khác cho biết Shiio Benkyo trong Bukkyò kyòten kaisetsu chưa xác định được cách thức giải thích vấn đề một cách dứt khoát. Còn lại như vậy là thuyết của Shinkō Mochizuki nghiên cứu trong Bukkyō kyōten seiritsu shiron.
Và Mano Ryùkai, ở trong Shò Amidakyò no seiritsu, đã nhận xét là đối với bằng cớ thứ hai, không có vấn đề liên quan tất yếu giữa sáu phương của A-di-đà kinh (truyền bản Sanskrit, Tạng và La Thập) và mười phương của Ban Chu Tam Muội Kinh, còn với bằng cớ thứ nhất thì việc niệm Phật trong bảy ngày đêm nói tới trong hai bản kinh: lược bản kinh सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ và Ban Chu Tam Muội Kinh đã chứng tỏ chúng xuất hiện chậm, khi so với các bản kinh khác[91].
Cuối cùng, Mano Ryùkai đã đi đến kết luận là lược bản kinh सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ đã xuất hiện trước cả Ban Chu Tam Muội Kinh. Thêm vào đó, ông giả thuyết A-di-đà kinh đã hình thành trong những nét đại cương vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước dl.
Vấn đề niên đại thành lập lược bản kinh सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ, tức A-di-đà kinh, như thế tỏ ra vô cùng phức tạp. Nếu xét nó trong quan hệ với toàn bộ các kinh điển khác, chủ yếu là Quảng bản A-di-đà Kinh, tức ।Sukhāvatīvyūhaḥ [Vistaramātṛkā विस्तरमातृका], Ban Chu Tam Muội Kinh, Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0313, A Súc Phật Quốc Kinh, Đạo Hành Bát Nhã Kinh (सर्वाकारज्ञताचर्या प्रथमः परिवर्तः aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā) và Kinh Pháp Hoa सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् Saddharmapuṇḍarīkasūtra [92], ,thì A-di-đà kinh tối thiểu cũng phải thành lập vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước hoặc sau dương lịch.
Và điều này hoàn toàn phù hợp với những di vật khảo cổ học hiện được tìm thấy trong lãnh vực Phật tượng và Phật tháp. Đó là nói về vấn đề niên đại thành lập, tức niên đại hình thành một văn bản tương đối ít nhiều hoàn chỉnh, như lược bản kinh सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ.
Còn về nguồn gốc, thì lược bản kinh सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ đó là một vấn đề khác rộng lớn hơn liên quan đến hầu hết những kinh điển Đại thừa. Chỉ cần nói ở đây là lược bản kinh सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ vẫn có chung một nguồn gốc như tất cả các kinh điển Phật giáo khác.
Lu-mu cốc, Thu, PL. 2559.
P.N.
[1] Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ, p.1, The Mithila Institute, 1961, p 221-253.
[2] Tây Tạng ĐTK., No.115, 51Ja , p. 195b4-200a2, xem ấn bản cũ, Tập 7, No.357.
[3] Tạng Peking: Mdo-sna-tshogs (chu) 220a-224a.
[4] Cf. Toh 115, Degé Kangyur Vol 51 (mdo sde, Ja), p. 195b–200b. TT. Xem thêm: 奈塘版:Md o(ja)306a-313a; 拉薩版:Mdo (Ja)307b-314b; 卓尼版:Mdo-maṅ (ja)228a-232b
[5] T12n0366, tr. 0346b25: 佛說阿彌陀經 , 姚秦龜茲三藏鳩摩羅什譯.
[6] T12n0367, tr. 0348b22: 稱讚淨土佛攝受經 , 大唐三藏法師玄奘奉 詔譯.
[7] Nanjo Bun'yū (南条文雄) (1849 - 1927) là một trong những học giả hiện đại của Phật giáo Nhật Bản có thẩm quyền nhất. Nanjo trụ trì chùa Seiunji (誓運寺), một chi của giáo phái Shinshu Otani (真宗大谷派) của Higashi Honganji (東本願寺) chi từ Jodo Shinshu. Trong các văn bản Anh văn tên ông được viết là Nanjio Bunyiu, điều này không đúng với văn phạm tiêu chuẩn hiện hành, tuy nhiên trong các hồ sơ của ông, tên này đã được sử dụng. Cf. Zumoto, M. (2004), Nanjio Bunyiu: His Life and Work, Pacific World III, no. 6 , p. 128-132.
[8] Cf. Shinkō Mochizuki 望月信亨 (1869-1948), 佛敎経典成立史論 Bukkyō kyōten seiritsu shiron, Hōzōkan, Shōwa 21, 1946.
[9] Op.cit. p.15-28.
[10] Cf. Hán dịch: T10n0297, Phổ Hiền Bồ Tát Hành Nguyện Tán普賢菩薩行願讚, 1 quyển, Đường Bất Không dịch.
[11] Cf. Lược bản: Prajñāpāramitāhṛdayasūtram [saṁkṣiptamātṛkā]; Quảng bản: Prajñāpāramitāhṛdayasutram [vistaramātṛkā] , Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ ( part 1) , Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit , Darbhanga , 1961.
[12] Cf. Mano Ryùkai, Shò Amidakyò no seiritsu, IBK XIV, 1966, p. 625-634.
[13] Cf. Hirakawa Akira, Amidabutsu no kyòten tobuttò, IBK XIV, 1966, p. 787-800.
[14] Cf. Shiio Benkyò, Bukkyò kyòten kaisetsu, Tokyo, 1933.
[15] Nakamura Hajime & nnk., Jòdo SanbukyòH, Tokyo, 1963.
[16] Cf. Phạn-Tạng-Hòa-Anh hợp bích, Tokyo, 1931.
[17] Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ ( part 1) , Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit , Darbhanga , 1961.
[18] In trong Tịnh độ tôn toàn thư 23, Tokyo, 1972.
[19] Kimura Hideo, The Smaller sukhāvatīvyūhaḥ, Ryùkoku University, 1948.
[20] T12n0366, tr. 0346b25: 佛說阿彌陀經 , 姚秦龜茲三藏鳩摩羅什譯.
[21]出三藏記集錄上卷第二 , 釋僧祐撰, T55n2145, tr. 0014a23: 無量壽經(支謙出阿彌陀經二卷竺法護出無量壽二卷或云無量清淨平等覺鳩摩羅什出無量壽一卷釋寶雲出新無量壽二卷求那跋陀羅出無量壽一卷).
[22] T12n0367, tr. 0348b22: 稱讚淨土佛攝受經 , 大唐三藏法師玄奘奉 詔譯.
[23] Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ, p.1, The Mithila Institute, 1961, p 221-253.
[24] Tây Tạng ĐTK., No.115, 51Ja , p. 195b4-200a2, xem ấn bản cũ, Tập 7, No.357.
[25]Xem thêm T47n1970, tr. 0257a16: 又藏本此經亦名諸佛攝受經。乃十方佛在養字號。今本脫四方佛。
[26] T47n1970, tr. 0257a11: 阿彌陀經脫文.
[27] Op.cit. p. 0257a12 ff.
[28] 阿彌陀經義疏聞持記, X22n0420, tr. p0514cff.: xem nơi mục 佛說阿彌陀經 , 姚秦三藏法師鳩摩羅什奉詔譯
[29] Cf. X22n0424, tr. 0664b19-20: 舊傳此二十一字。是襄陽石刻。當知是前人解經之語。 襄本訛入正文。 混書不別耳。善文義者。當自見得…
[30] Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ, p.1, The Mithila Institute, 1961, p 221-253.
[31] Tây Tạng ĐTK., No.115, 51Ja , p. 195b4-200a2, xem ấn bản cũ, Tập 7, No.357.
[32] T37n1755, tr. 0306a03: 阿彌陀經義記 , 天台智者大師記.
[33] T37n1756, tr. 0307b18: 阿彌陀經義述 , 慧淨述.
[34] T37n1757, tr. 0310c03: 阿彌陀經疏 , 京兆慈恩寺基法師撰.
[35] T37n1758: 阿彌陀經通贊疏 , 大慈恩寺沙門窺基撰.
[36] Khuy cơ 窺基 (632-682), xuất gia năm 17 tuổi, tại chùa Quảng Phúc, môn đệ của Huyền Tráng. Cf. Tống cao tăng truyện 4 (T50n2061, tr.0725b17), xem mục : 唐京兆大慈恩寺窺基傳.
[37] Tục 22, No.0420: 阿彌陀經義疏聞持記 ,宋 元照述 ,戒度記
[38] Tục 22, No.0421: 阿彌陀經句解, 元 性澄句解.
[39] Tục 22, No.0422: 阿彌陀經略解 ,明 大佑述.
[40] Tục 22, No.0423: 阿彌陀經略解圓中鈔 ,明 大佑述 傳燈鈔.
[41] Tục 22, No.0424: 阿彌陀經疏鈔 ,明 袾宏述.
[42] Tục 22, No.0425: 阿彌陀經疏鈔事義,明 袾宏述.
[43] Tục 22, No.0426: 阿彌陀經疏鈔問辯,明 袾宏述.
[44] Tục 22, No.0427: 阿彌陀經疏鈔演義,明 古德法師演義 慈航智願定本.
[45] Tục 22, No.0428: 阿彌陀經疏鈔擷 ,明 袾宏疏鈔 清 徐槐廷擷.
[46] Tục 22, No.0429: 阿彌陀經已決 ,明 大慧釋.
[47] Tục 22, No.0430: 阿彌陀經要解便蒙鈔 ,明 智旭要解 清 達默造鈔 達林參訂.
[48] Tục 22, No.0431: 阿彌陀經略註 ,清 續法錄註.
[49] Tục 22, No.0432: 阿彌陀經註,清 鄭澄德.鄭澄源註.
[50] Tục 22, No.0433: 阿彌陀經約論 ,清 彭際清述.
[51] Tục 22, No.0434: 阿彌陀經直解正行,清 了根纂註.
[52] Tục 22, No.0435: 阿彌陀經摘要易解,清 真嵩述.
[53] Tây Tạng ĐTK., No.115, 51Ja , p. 195b4-200a2, xem ấn bản cũ, Tập 7, No.357.
[54] Tạng Peking: Mdo-sna-tshogs (chu) 220a-224a.
[55] Cf. Toh 115, Degé Kangyur Vol 51 (mdo sde, Ja), p. 195b–200b. TT. Xem thêm: 奈塘版:Md o(ja)306a-313a; 拉薩版:Mdo (Ja)307b-314b; 卓尼版:Mdo-maṅ (ja)228a-232b
[56] Cf. T55n2145, tr. 0014a23…
[57] Op.cit.tr. 0014a23ff.
[58] 眾經目錄卷第一 ,隋沙門法經等撰, T55n2146, tr. 0117c18 -19: 無量 壽佛經一卷(一名 阿彌陀經)(後秦 弘始年羅什譯) ; 無量 壽經一卷(宋元嘉 年求那跋陀羅譯)
[59] T55n2149, tr. 0253a03: 無量壽經一卷(一名阿彌陀弘始 四年二月八日出第五譯與支謙僧 鎧白延法 護出兩卷小異見 二秦錄)
[60] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 17. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961.
[61] Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ, p.1, The Mithila Institute, 1961, p 221-253.
[62]大唐內典錄卷第四 , 京師西明寺釋氏撰,T55n2149, tr. 0259b24: 阿彌陀經.
[63] Op. cit., tr. 0307b24: 小無量壽經(上二十一經同帙)
[64] Cf. 歷代三寶紀卷第八(譯經苻秦姚秦), T49n2034, tr. 0078a18ff: 無量壽經一卷(一名阿彌陀經。 弘始四年二月八日出。 是第五譯。與支謙康僧鎧 白延法護等出兩卷 者本同文 廣 略小異見二秦錄)
[65] Op.cit.0091b15: 無量壽經一卷(孝建年出是第八譯見道慧宋齊錄與康僧鎧支 謙白延竺法護羅 什竺法力寶雲 等所出本大同廣略文異).
[66]大周刊定眾經目錄卷第三, T55n2153, tr. 0389b11: 無量壽經一卷(一名阿彌陀經五紙)
[67] Op.cit. p. 0389b14: 小無量壽經一卷(五紙).
[68] Op.cit. tr. 0389b23: 阿彌陀經一卷(五紙).
[69] Op.cit. p. 0389b05: 右吳黃武年中優婆塞支謙譯。出長房錄。
[70] Op. cit. 0462b25: 小無量壽經一卷(四紙)
[71] Op.cit., tr. 0462b26: 阿彌陀經一卷(五紙)
[72] Cf. 開元釋教錄卷第五, 庚午歲西崇福寺沙門智昇撰, T55n2154, tr. 0528b20 : 小 無量壽經一卷(或 無小字第二出與羅 什阿彌陀及唐譯稱 讚淨土同本孝建年 出一名阿彌陀見道 慧僧祐二錄高僧傳 云於荊州出房錄別 存阿彌陀經者誤也)
[73] T55n2154, tr. 0512c10: 阿彌陀經一卷(亦名無量壽經弘始 四年二月八日譯初出與 唐譯稱讚 淨土經等同本見二秦錄及僧祐錄)
[74] T12n0367, tr. 0348b22: 稱讚淨土佛攝受經 , 大唐三藏法師玄奘奉 詔譯.
[75] Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ, p.1, The Mithila Institute, 1961.
[76] Cf. Shinkō Mochizuki 望月信亨 (1869-1948), 佛敎経典成立史論 Bukkyō kyōten seiritsu shiron, Hōzōkan, Shōwa 21, 1946.
[77] T13n0417: 般舟三昧經, 後漢月氏三藏支婁迦讖譯, xem 行品第二, tr. 0898b.
[78] T13n0418: 般舟三昧經, 後漢月氏三藏支婁迦讖譯, xem 行品第二, tr. 0904b.
[79] Cf. T13n0417, 般舟三昧經 (1 quyển), p. 0905a: 菩薩若沙 門白衣所聞西方阿 彌陀佛剎,當念彼 方佛,不得缺戒, 一心念——若一晝 夜、若七日七夜— —過七日以後見阿 彌陀佛,於覺不見 ,於夢中見之。T13n0418, 般舟三昧經 (3 quyển), p. 0899a: 一心念之,一日一 夜若七日七夜,過 七日已後見之。
[80] Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ, p.1, The Mithila Institute, 1961.
[81] Hán dịch tương đương T12n0366, tr. 0347b.ff: 若有善男子、善女人,聞說阿彌陀佛,執持名號,若一日、若二日、若三日、若四日、若五日、若六日、若七日,一心不亂。其人臨命終時,阿彌陀佛與諸聖眾現在其前。是人終時,心不顛倒,即得往生阿彌陀佛極樂國土.
[82] Cf. Shinkō Mochizuki 望月信亨, 佛敎経典成立史論 Bukkyō kyōten seiritsu shiron, Hōzōkan, Shōwa 21, 1946.
[83] Cf. Shiio Benkyò, Bukkyò kyòten kaisetsu, Tokyo, 1933.
[84] T13n0417: 般舟三昧經, 後漢月氏三藏支婁迦讖譯 (1 quyển), Cf. T13n0418: 般舟三昧經, 後漢月氏三藏支婁迦讖譯 (3 quyển).
[85]T08n0224: 道行般若經, 釋道安撰.
[86] Bản Sanskrit Kinh này hiện còn. Skt. Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā, Vaidya, P.L.,The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1960.
[87] TT.ĐTK, 33Ka, No.12 , p. 1b1-286a6. Cf. Sớ giải: TT.ĐTK., 187Cha , No.3791 , p. 1b1-341a7, འཕགས་པ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་བརྒྱད་སྟོང་པའི་བཤད་པ། མངོན་པར་རྟོགས་པའི་རྒྱན་གྱི་སྣང་བ་ཞེས་བྱ་བ Ḥphags-pa śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-pa brgyad-stoṅ-paḥi bśad-pa mṅon-par-rtogs-paḥi rgyan-gyi snaṅ-ba shes-bya-ba (Thánh Bát-nhã Ba-la-mật đa bát thiên [tụng]giải thuyết聖般若波羅蜜多八千(頌)解說; Hiện quán trang nghiêm minh現觀莊嚴明. Cf. TTĐTK. , 191Tha, No.3803, p. 1b1-230a7: འཕགས་པ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་བརྒྱད་སྟོང་པའི་དཀའ་འགྲེལ་སྙིང་པོ་མཆོག་ཅེས་བྱ་བ Ḥphags-pa śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-pa brgyad-stoṅ-paḥi dkaḥ-ḥgrel sñiṅ-po mchog ces-bya-ba; TTĐTK., 192Da, No.3805, p. 1b1-228a4 འཕགས་པ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་བརྒྱད་སྟོང་པའི་འགྲེལ་པ་གནད་ཀྱི་ཟླ་བའི་འོད་ཅེས་བྱ་བ Ḥphags-pa śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-pa brgyad-stoṅ-paḥi ḥgrel-pa gnad-kyi zla-baḥi ḥod ces-bya-ba; TTĐTK., 296Re, No.4280, p. 142b1-231a5, འཇམ་དཔལ་གྱི་སྒྲ་བརྡ་སྤྱོད་པའི་འགྲེལ་པ་སྟོང་ཕྲག་བརྒྱད་པ Ḥjam-dpal-gyi sgra-brda-spyod-paḥi ḥgrel-pa stoṅ-phrag brgyad-pa.
[88] T11n0313, 阿閦佛國經, 後漢月支國三藏支婁迦讖譯.
[89] Cf. Nakamura Hajime & nnk., Jòdo SanbukyòH, Tokyo, 1963.
[90] Cf. Cf. Hirakawa Akira, Amidabutsu no kyòten tobuttò, IBK XIV, 1966, p. 787-800.
[91] Cf. Mano Ryùkai, Shò Amidakyò no seiritsu, IBK XIV, 1966, p. 625-634.
[92] Cf. सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् Saddharmapuṇḍarīkasūtra, Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning , Darbhanga , 1960. P. 106-132. Bản Tây Tạng དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ། Dam-paḥi chos pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo thuộc tạng Peking No 0781, và Derge No 0113 Cf. Peking [P. No.] 0781, mdo sna tshogs, chu, 1b1-205a5 (vol.30, p.1); Derge [D. No.] 0113, mdo sde, ja 1b1-180b7; Narthang [N] ja 1-281b5; Kinsha [Kinsha] ? Mdo- maṅ (ja) 1b-212b.
____________________________________________________________________________________________________________________
PHỤ LỤC
(Ghi chú: Để các văn bản hiển thị đúng dạng của nó, cần đọc với các Font chữ sau:
-Sanskrit, Pali (Devanagari, Latin): đọc bằng Sanskrit 2003
-Tây Tạng đọc bằng: CTRC-Uchen)
-Nguyên điển devanagari: सुखावतीव्यूहः। sukhāvatīvyūhaḥ
*Nguồn: Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ ( part 1) Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning ,Darbhanga, 1961.
Lược bản Kinh A-Di-Đà
सुखावतीव्यूहः।
(संक्षिप्तमातृका।)
॥ नमः सर्वज्ञाय॥
एवं मया श्रुतम्। एकस्मिन् समये भगवान् श्रावस्त्यां विहरति स्म जेतवनेऽनाथपिण्डदस्यारामे महता भिक्षुसंघेन सार्धमर्धत्रयोदशभिर्भिक्षुशतैरभिज्ञाताभिज्ञातैः स्थविरैर्महाश्रावकैः सर्वैरर्हद्भिः। तद्यथा-स्थविरेण च शारिपुत्रेण, महामौद्गल्यायनेन च महाकाश्यपेन च महाकप्फिणेन च महाकात्यायनेन च महाकौष्ठिलेन च रेवतेन च शुद्धिपन्थकेन च नन्देन च आनन्देन च राहुलेन च गवांपतिना च भरद्वाजेन च कालोदयिना च वक्कुलेन च अनिरुद्धेन च। एतैश्चान्यैश्च संबहुलैर्महाश्रावकैः। संबहुलैश्च बोधिसत्त्वैर्महासत्त्वैः। तद्यथा मञ्जुश्रिया च कुमारभूतेन, अजितेन च बोधिसत्त्वेन, गन्धहस्तिना च बोधिसत्त्वेन, नित्योद्युक्तेन च बोधिसत्त्वेन, अनिक्षिप्तधुरेण च बोधिसत्त्वेन। एतैश्चान्यैश्च संबहुलैर्बोधिसत्त्वैर्महासत्त्वैः। शक्रेण च देवानामिन्द्रेण, ब्रह्मणा च सहांपतिना। एतैश्वान्यैश्च संबहुलैर्देवपुत्रनयुतशतसहस्रैः॥ १॥
तत्र खलु भगवानायुष्मन्तं शारिपुत्रमामन्त्रयति स्म-अस्ति शारिपुत्र पश्चिमे दिग्भागे इतो बुद्धक्षेत्रं कोटिशतसहस्रं बुद्धाक्षेत्राणामतिक्रम्य सुखावती नाम लोकधातुः। तत्र अमितायुर्नाम तथागतोऽर्हन् सम्यक्संबुद्ध एतर्हि तिष्ठति ध्रियते यापयति, धर्मं च देशयति तत्किं मन्यसे शारिपुत्र केन कारणेन सा लोकधातुः सुखावतीत्युच्यते ? तत्र खलु पुनः शारिपुत्र सुखावत्यां लोकधातौ नास्ति सत्त्वानां कायदुःखं न चित्तदुःखम्। अप्रमाणान्येव सुखकारणानि। तेन कारणेन सा लोकधातुः सुखावतीत्युच्यते॥ २॥
पुनरपरं शारिपुत्र सुखावती लोकधातुः सप्तभिर्वेदिकाभिः सप्तभिस्तालपङ्क्तिभिः किङ्किणीजालैश्च समलंकृता समन्ततोऽनुपतिक्षिप्ता चित्रा दर्शनीया चतुर्णां रत्नानाम्। तद्यथा सुवर्णस्य रूप्यस्य वैडूर्यस्य स्फटिकस्य। एवंरूपैः शारिपुत्र बुद्धक्षेत्रगुणव्यूहैः समलंकृतं तद्बुद्धक्षेत्रम्॥ ३॥
पुनरपरं शारिपुत्र सुखावत्यां लोकधातौ सप्तरत्नमय्यः पुष्करिण्यः-तद्यथा सुवर्णस्य रूप्यस्य वैडूर्यस्य स्फटिकस्य लोहितमुक्तस्य अश्मगर्भस्य मुसारगल्वस्य सप्तमस्य रत्नस्य। अष्टाङ्गोपेतवारिपरिपूर्णाः समतीर्थकाः काकपेया सुवर्णवालुकासंस्तृताः। तासु च पुष्करिणीषु समन्ताच्चतुर्दिशं चत्वारि सोपानानि चित्राणि दर्शनीयानि चतुर्णां रत्नानाम्-तद्यथा सुवर्णस्य रूप्यस्य वैडूर्यस्य स्फटिकस्य। तासां च पुष्करिणीनां समन्ताद्रत्नवृक्षा जाताश्चित्रा दर्शनीयाः सप्तानां रत्नानाम्-तद्यथा सुवर्णस्य रूप्यस्य वैडूर्यस्य स्फटिकस्य लोहितमुक्तस्याश्मगर्भस्य मुसारगल्वस्य सप्तमस्य रत्नस्य। तासु च पुष्करिणीषु सन्ति पद्मानि जातानि नीलानि नीलवर्णानि नीलनिर्भासानि नीलनिदर्शनानि। पीतानि पीतवर्णानि पीतनिर्भासानि पीतनिदर्शनानि। लोहितानि लोहितवर्णानि लोहितनिर्भासानि लोहितनिदर्शनानि। अवदातानि अवदातवर्णानि अवदातनिर्भासानि अवदातनिदर्शनानि। चित्राणि चित्रवर्णानि चित्रनिर्भासानि चित्रनिदर्शनानि शकटचक्रप्रमाणपरिणाहानि। एवंरूपैः शारिपुत्र बुद्धक्षेत्रगुणव्यूहैः समलंकृतं तद्बुद्धक्षेत्रम्॥ ४॥
पुनरपरं शारिपुत्र तत्र बुद्धक्षेत्रे नित्यप्रवादितानि दिव्यानि तूर्याणि। सुवर्णवर्णा च महापृथिवी रमणीया। तत्र च बुद्धक्षेत्रे त्रिष्कृत्वो रात्रौ त्रिष्कृत्वो दिवसस्य पुष्पवर्षं प्रवर्षति दिव्यानां मान्दारवपुष्पाणाम्। तत्र ये सत्त्वा उपपन्नास्ते एकेन पुरोभक्तेन कोटिशतसहस्रं बुद्धानां वन्दन्ति अन्याँल्लोकधातून् गत्वा। एकैकं च तथागतं कोटिशतसहस्राभिः पुष्पवृष्टिभिरभ्यवकीर्य पुनरपि तामेव लोकधातुमागच्छन्ति दिवाविहाराय। एवंरूपैः शारिपुत्र बुद्धक्षेत्रगुणव्यूहैः समलंकृतं तद्बुद्धक्षेत्रम्॥ ५॥
पुनरपरं शारिपुत्र तत्र बुद्धक्षेत्रे सन्ति हंसाः क्रौञ्चा मयूराश्च। ते त्रिष्कृत्वो रात्रो त्रिष्कृत्वो दिवसस्य संनिपत्य संगीतिं कुर्वन्ति स्म, स्वकस्वकानि च रुतानि प्रव्याहरन्ति। तेषां प्रव्याहरतामिन्द्रियबलबोध्यङ्गशब्दो निश्चरति। तत्र तेषां मनुष्याणां तं शब्दं श्रुत्वा बुद्धमनसिकार उत्पद्यते, धर्ममनसिकार उत्पद्यते, संघमनसिकार उत्पद्यते। तत्किं मन्यसे शारिपुत्र तिर्यग्योनिगतास्ते सत्त्वाः ? न पुनरेवं द्रष्ट्व्यम्। तत्कस्माद्धेतोः ? नामापि शारिपुत्र तत्र बुद्धक्षेत्रे निरयाणां नास्ति, तिर्यग्योनीनां यमलोकस्य नास्ति। ते पुनः पक्षिसंघास्तेनामितायुषा तथागतेन निर्मिता धर्मशब्दं निश्चारयन्ति। एवंरूपैः शारिपुत्र बुद्धक्षेत्रगुणव्यूहैः समलंकृतं तद्बुद्धक्षेत्रम्॥ ६॥
पुनरपरं शारिपुत्र तत्र बुद्धक्षेत्रे तासां च तालपङ्क्तीनां तेषां च किङ्किणीजालानां वातेरितानां वल्गुर्मनोज्ञः शब्दो निश्चरति-तद्यथापि नाम शारिपुत्र कोटिशतसहस्राङ्गिकस्य दिव्यस्य तूर्यस्य चार्यैः संप्रवादितस्य वल्गुर्मनोज्ञः शब्दो निश्चरति, एवमेव शारिपुत्र तासां च तालपङ्क्तीनां तेषां च किङ्किणीजालानां वातेरितानां वल्गुर्मनोज्ञः शब्दो निश्चरति। तत्र तेषां मनुष्याणां तं शब्दं श्रुत्वा बुद्धानुस्मृतिः काये संतिष्ठति, धर्मानुस्मृतिः काये संतिष्ठति, संघानुस्मृतिः काये संतिष्ठति। एवरूपैः शारिपुत्र बुद्धक्षेत्रगुणव्यूहैः समलंकृतं तद्बुद्धक्षेत्रम्॥ ७॥
तत्किं मन्यसे शारिपुत्र केन कारणेन स तथागतोऽमितायुर्नामोच्यते ? तस्य खलु पुनः शारिपुत्र तथागतस्य तेषां च मनुष्याणामपरिमितमायुःप्रमाणम्। तेन कारणेन स तथागतोऽमितायुर्नामोच्यते। तस्य च शारिपुत्र तथागतस्य दश कल्पा अनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुद्धस्य॥ ८॥
तत्किं मन्यसे शारिपुत्र केन कारणेन स तथागतोऽमिताभो नामोच्यते ? तस्य खलु पुनः शारिपुत्र तथागतस्याभा अप्रतिहता सर्वबुद्धक्षेत्रेषु। तेन कारणेन स तथागतोऽमिताभो नामोच्यते। तस्य च शारिपुत्र तथागतस्याप्रमेयः श्रावकसंघो येषां न सुकरं प्रमाणमाख्यातुं शुद्धानामर्हताम्। एवंरूपैः शारिपुत्र बुद्धक्षेत्रगुणव्यूहैः समलंकृतं तद्बुद्धक्षेत्रम्॥ ९॥
पुनरपरं शारिपुत्र ये अमितायुषस्तथागतस्य बुद्धक्षेत्रे सत्त्वा उपपन्नाः शुद्धा बोधिसत्त्वा अविनिवर्तनीया एकजातिप्रतिबद्धास्तेषां शारिपुत्र बोधिसत्त्वानां न सुकरं प्रमाणमाख्यातुमन्यत्राप्रमेयासंख्येया इति गच्छन्ति। तत्र खलु पुनः शारिपुत्र बुद्धक्षेत्रे सत्त्वैः प्रणिधानं कर्तव्यम्। तत्कस्माद्धेतोः ? यत्र हि नाम तथारूपैः सत्पुरुषैः सह समवधानं भवति। नावरमात्रकेण शारिपुत्र कुशलमूलेन अमितायुषस्तथागतस्य बुद्धक्षेत्रे सत्त्वा उपपद्यन्ते। यः कश्चिच्छारिपुत्र कुलपुत्रो वा कुलदुहिता वा तस्य भगवतोऽमितायुषस्तथागतस्य नामधेयं श्रोष्यति, श्रुत्वा च मनसिकरिष्यति, एकरात्रं वा द्विरात्रं वा त्रिरात्रं वा चतूरात्रं वा पञ्चरात्रं वा षड्रात्रं वा सप्तरात्रं वाविक्षिप्तचित्तो मनसिकरिष्यति, यदा स कुलपुत्रो वा कुलदुहिता वा कालं करिष्यति, तस्य कालं कुर्वतः सोऽमितायुस्तथागतः श्रावकसंघपरिवृतो बोधिसत्त्वगुणपुरस्कृतः पुरतः स्थास्यति। सोऽविपर्यस्तचित्तः कालं करिष्यति च। स कालं कृत्वा तस्यैवामितायुषस्तथागतस्य बुद्धक्षेत्रे सुखावत्यां लोकधातावुपपत्स्यते। तस्मात्तर्हि शारिपुत्र इदमर्थवशं संपश्यमान एव वदामि-सत्कृत्य कुलपुत्रेण वा कुलदुहित्रा वा तत्र बुद्धक्षेत्रे चित्तप्रणिधानं कर्तव्यम्॥ १०॥
तद्यथापि नाम शारिपुत्र अहमेतर्हि तां परिकीर्तयामि, एवमेव शारिपुत्र पूर्वस्यां दिशि अक्षोभ्यो नाम तथागतो मेरुध्वजो नाम तथागतो महामेरुर्नाम तथागतो मेरुप्रभासो नाम तथागतो मञ्जुध्वजो नाम तथागतः। एवंप्रमुखाः शारिपुत्र पूर्वस्यां दिशि गङ्गानदीवालुकोपमा बुद्धा भगवन्तः स्वकस्वकानि बुद्धक्षेत्राणि जिह्वेन्द्रियेण संछादयित्वा निर्वेठनं कुर्वन्ति। प्रतीयथ यूयमिदमचिन्त्यगुणपरिकीर्तनं सर्वबुद्धपरिग्रहं नाम धर्मपर्यायम्॥ ११॥
एवं दक्षिणस्यां दिशि चन्द्रसूर्यप्रदीपो नाम तथागतो यशःप्रभो नाम तथागतो महार्चिःस्कन्धो नाम तथागतो मेरुप्रदीपो नाम तथागतोऽनन्तवीर्यो नाम तथागतः। एवंप्रमुखाः शारिपुत्र दक्षिणस्यां दिशि गङ्गानदीवालुकोपमा बुद्धा भगवन्तः स्वकस्वकानि बुद्धक्षेत्राणि जिह्वेन्द्रियेण संछादयित्वा निर्वेठनं कुर्वन्ति। प्रतीयथ यूयमिदमचिन्त्यगुणपरिकीर्तनं सर्वबुद्धपरिग्रहं नाम धर्मपर्यायम्॥ १२॥
एवं पश्चिमायां दिशि अमितायुर्नाम तथागतोऽमितस्कन्धो नाम तथागतोऽमितध्वजो नाम तथागतो महाप्रभो नाम तथागतो महारत्नकेतुर्नाम तथागतः शुद्धरश्मिप्रभो नाम तथागतः। एवंप्रमुखाः शारिपुत्र पश्चिमायां दिशि गङ्गानदीवालुकोपमा बुद्धा भगवन्तः स्वकस्वकानि बुद्धक्षेत्राणि जिह्वेन्द्रियेण संछादयित्वा निर्वेठनं कुर्वन्ति। प्रतीयथ यूयमिदमचिन्त्यगुणपरिकीर्तनं सर्वबुद्धपरिग्रहं नाम धर्मपर्यायम्॥ १३॥
एवमुत्तरायां दिशि महार्चिःस्कन्धो नाम तथागतो वैश्वानरनिर्घोषो नाम तथागतो दुन्दुभिस्वरनिर्घोषो नाम तथागतो दुष्प्रधर्षो नाम तथागतः आदित्यसंभवो नाम तथागतो जलेनिप्रभो नाम तथागतः प्रभाकरो नाम तथागतः। एवंप्रमुखाः शारिपुत्र उत्तरायां दिशि गङ्गानदीवालुकोपमा बुद्धा भगवन्तः स्वकस्वकानि बुद्धक्षेत्राणि जिह्वेन्द्रियेण संछादयित्वा निर्वेठनं कुर्वन्ति। प्रतीयथ यूयमिदमचिन्त्यगुणपरिकीर्तनं सर्वबुद्धपरिग्रहं नाम धर्मपर्यायम्॥ १४॥
एवमधस्तायां दिशि सिंहो नाम तथागतो यशो नाम तथागतो यशःप्रभासो नाम तथागतो धर्मो नाम तथागतो धर्मधरो नाम तथागतो धर्मध्वजो नाम तथागतः। एवंप्रमुखाः शारिपुत्र अधस्तायां दिशि गङ्गानदीवालुकोपमा बुद्धा भगवन्तः स्वकस्वकानि बुद्धक्षेत्राणि जिह्वेन्द्रियेण संछादयित्वा निर्वेठनं कुर्वन्ति। प्रतीयथ यूयमिदमचिन्त्यगुणपरिकीर्तनं सर्वबुद्धपरिग्रहं नाम धर्मपर्यायम्॥ १५॥
एवमुपरिष्ठायां दिशि ब्रह्मघोषो नाम तथागतो नक्षत्रराजो नाम तथागत इन्द्रकेतुध्वजराजो नाम तथागतो गन्धोत्तमो नाम तथागतो गन्धप्रभासो नाम तथागतो महार्चिस्कन्धो नाम तथागतो रत्नकुसुमसंपुष्पितगात्रो नाम तथागतः सालेन्द्रराजो नाम तथागतो रत्नोत्पलश्रीर्नाम तथागतः सर्वार्थदर्शी नाम तथागतः सुमेरुकल्पो नाम तथागतः। एवंप्रमुखाः शारिपुत्र उपरिष्ठायां दिशि गङ्गानदीवालुकोपमा बुद्धा भगवन्तः स्वकस्वकानि बुद्धक्षेत्राणि जिह्वेन्द्रियेण संछादयित्वा निर्वेठनं कुर्वन्ति। प्रतीयथ यूयमिदमचिन्त्यगुणपरिकीर्तनं सर्वबुद्धपरिग्रहं नाम धर्मपर्यायम्॥ १६॥
तत्किं मन्यसे शारिपुत्र केन कारणेनायं धर्मपर्यायः सर्वबुद्धपरिग्रहो नामोच्यते ? ये केचिच्छारिपुत्र कुलपुत्र वा कुलदुहितरो वा अस्य धर्मपर्यायस्य नामधेयं श्रोष्यन्ति, तेषां व बुद्धानां भगवतां नामधेयं धारयिष्यन्ति, सर्वे ते बुद्धपरिगृहीता भविष्यन्ति, अविनिवर्तनीयाश्च भविष्यन्ति अनुत्तरायां सम्यक्सम्बोधौ। तस्मात्तर्हि शारिपुत्र श्रद्दधाध्वं प्रतीयथ मा काङ्क्षयथ मम च तेषां च बुद्धानां भगवताम्। ये केचिच्छारिपुत्र कुलपुत्रा वा कुलदुहितरो वा तस्य भगवतोऽमितायुषस्तथागतस्य बुद्धक्षेत्रे चित्तप्रणिधानं करिष्यन्ति, कृतं वा कुर्वन्ति वा, सर्वे तेऽविनिवर्तनीया भविष्यन्त्यनुत्तरायां सम्यक्संबोधौ। तत्र च बुद्धक्षेत्र उपपत्स्यन्ति, उपपन्ना वा उपपद्यन्ति वा। तस्मात्तर्हि शारिपुत्र श्राद्धैः कुलपुत्रैः कुलदुहितृभिश्च तत्र बुद्धक्षेत्रे चित्तप्रणिधिरुत्पादयितव्यः॥ १७॥
तद्यथापि नाम शारिपुत्र अहमेतर्हि तेषां बुद्धानां भगवतामेवमचिन्त्यगुणान् परिकीर्तयामि, एवमेव शारिपुत्र ममापि ते बुद्धा भगवन्त एवमचिन्त्यगुणान् परिकीर्तयन्ति। सुदुष्करं भगवतां शाक्यमुनिना शाक्याधिराजेन कृतम्। सहायां लोकधातावनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्य सर्वलोकविप्रत्ययनीयो धर्मो देशितः कल्पकषाये सत्त्वकषाये दृष्टिकषाय आयुष्कषाये क्लेशकषाये॥ १८॥
तन्ममापि शारिपुत्र परमदुष्करं यन्मया सहायां लोकधातावनुत्तरां सम्यक्संबोधिमभिसंबुध्य सर्वलोकविप्रत्ययनीयो धर्मो देशितः सत्त्वकषाये दृष्टिकषाये क्लेशकषाय आयुष्कषाये कल्पकषाये॥ १९॥
इदमवोचद्भगवानात्तमनाः। आयुष्मान् शारिपुत्रस्ते च भिक्षवस्ते च बोधिसत्त्वाः सदेवमानुषासुरगन्धर्वश्च लोको भगवतो भाषितमभ्यनन्दन्॥ २०॥
सुखावतीव्यूहो नाम महायानसूत्रम्॥
(संक्षिप्तमातृका।)
_____________________________________________________
-Phiên bản Sanskrit La-tin : sukhāvatīvyūhaḥ
*Nguồn: Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ ( part 1) Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning ,Darbhanga, 1961.
sukhāvatīvyūhaḥ |
(saṃkṣiptamātṛkā |)
|| namaḥ sarvajñāya ||
evaṃ mayā śrutam | ekasmin samaye bhagavān śrāvastyāṃ viharati sma jetavane'nāthapiṇḍadasyārāme mahatā bhikṣusaṃghena sārdhamardhatrayodaśabhirbhikṣuśatairabhijñātābhijñātaiḥ sthavirairmahāśrāvakaiḥ sarvairarhadbhiḥ | tadyathā-sthavireṇa ca śāriputreṇa, mahāmaudgalyāyanena ca mahākāśyapena ca mahākapphiṇena ca mahākātyāyanena ca mahākauṣṭhilena ca revatena ca śuddhipanthakena ca nandena ca ānandena ca rāhulena ca gavāṃpatinā ca bharadvājena ca kālodayinā ca vakkulena ca aniruddhena ca | etaiścānyaiśca saṃbahulairmahāśrāvakaiḥ | saṃbahulaiśca bodhisattvairmahāsattvaiḥ | tadyathā mañjuśriyā ca kumārabhūtena, ajitena ca bodhisattvena, gandhahastinā ca bodhisattvena, nityodyuktena ca bodhisattvena, anikṣiptadhureṇa ca bodhisattvena | etaiścānyaiśca saṃbahulairbodhisattvairmahāsattvaiḥ | śakreṇa ca devānāmindreṇa, brahmaṇā ca sahāṃpatinā | etaiśvānyaiśca saṃbahulairdevaputranayutaśatasahasraiḥ || 1 ||
tatra khalu bhagavānāyuṣmantaṃ śāriputramāmantrayati sma-asti śāriputra paścime digbhāge ito buddhakṣetraṃ koṭiśatasahasraṃ buddhākṣetrāṇāmatikramya sukhāvatī nāma lokadhātuḥ | tatra amitāyurnāma tathāgato'rhan samyaksaṃbuddha etarhi tiṣṭhati dhriyate yāpayati, dharmaṃ ca deśayati tatkiṃ manyase śāriputra kena kāraṇena sā lokadhātuḥ sukhāvatītyucyate ? tatra khalu punaḥ śāriputra sukhāvatyāṃ lokadhātau nāsti sattvānāṃ kāyaduḥkhaṃ na cittaduḥkham | apramāṇānyeva sukhakāraṇāni | tena kāraṇena sā lokadhātuḥ sukhāvatītyucyate || 2 ||
punaraparaṃ śāriputra sukhāvatī lokadhātuḥ saptabhirvedikābhiḥ saptabhistālapaṅktibhiḥ kiṅkiṇījālaiśca samalaṃkṛtā samantato'nupatikṣiptā citrā darśanīyā caturṇāṃ ratnānām | tadyathā suvarṇasya rūpyasya vaiḍūryasya sphaṭikasya | evaṃrūpaiḥ śāriputra buddhakṣetraguṇavyūhaiḥ samalaṃkṛtaṃ tadbuddhakṣetram || 3 ||
punaraparaṃ śāriputra sukhāvatyāṃ lokadhātau saptaratnamayyaḥ puṣkariṇyaḥ-tadyathā suvarṇasya rūpyasya vaiḍūryasya sphaṭikasya lohitamuktasya aśmagarbhasya musāragalvasya saptamasya ratnasya | aṣṭāṅgopetavāriparipūrṇāḥ samatīrthakāḥ kākapeyā suvarṇavālukāsaṃstṛtāḥ | tāsu ca puṣkariṇīṣu samantāccaturdiśaṃ catvāri sopānāni citrāṇi darśanīyāni caturṇāṃ ratnānām-tadyathā suvarṇasya rūpyasya vaiḍūryasya sphaṭikasya | tāsāṃ ca puṣkariṇīnāṃ samantādratnavṛkṣā jātāścitrā darśanīyāḥ saptānāṃ ratnānām-tadyathā suvarṇasya rūpyasya vaiḍūryasya sphaṭikasya lohitamuktasyāśmagarbhasya musāragalvasya saptamasya ratnasya | tāsu ca puṣkariṇīṣu santi padmāni jātāni nīlāni nīlavarṇāni nīlanirbhāsāni nīlanidarśanāni | pītāni pītavarṇāni pītanirbhāsāni pītanidarśanāni | lohitāni lohitavarṇāni lohitanirbhāsāni lohitanidarśanāni | avadātāni avadātavarṇāni avadātanirbhāsāni avadātanidarśanāni | citrāṇi citravarṇāni citranirbhāsāni citranidarśanāni śakaṭacakrapramāṇapariṇāhāni | evaṃrūpaiḥ śāriputra buddhakṣetraguṇavyūhaiḥ samalaṃkṛtaṃ tadbuddhakṣetram || 4 ||
punaraparaṃ śāriputra tatra buddhakṣetre nityapravāditāni divyāni tūryāṇi | suvarṇavarṇā ca mahāpṛthivī ramaṇīyā | tatra ca buddhakṣetre triṣkṛtvo rātrau triṣkṛtvo divasasya puṣpavarṣaṃ pravarṣati divyānāṃ māndāravapuṣpāṇām | tatra ye sattvā upapannāste ekena purobhaktena koṭiśatasahasraṃ buddhānāṃ vandanti anyāllokadhātūn gatvā | ekaikaṃ ca tathāgataṃ koṭiśatasahasrābhiḥ puṣpavṛṣṭibhirabhyavakīrya punarapi tāmeva lokadhātumāgacchanti divāvihārāya | evaṃrūpaiḥ śāriputra buddhakṣetraguṇavyūhaiḥ samalaṃkṛtaṃ tadbuddhakṣetram || 5 ||
punaraparaṃ śāriputra tatra buddhakṣetre santi haṃsāḥ krauñcā mayūrāśca | te triṣkṛtvo rātro triṣkṛtvo divasasya saṃnipatya saṃgītiṃ kurvanti sma, svakasvakāni ca rutāni pravyāharanti | teṣāṃ pravyāharatāmindriyabalabodhyaṅgaśabdo niścarati | tatra teṣāṃ manuṣyāṇāṃ taṃ śabdaṃ śrutvā buddhamanasikāra utpadyate, dharmamanasikāra utpadyate, saṃghamanasikāra utpadyate | tatkiṃ manyase śāriputra tiryagyonigatāste sattvāḥ ? na punarevaṃ draṣṭvyam | tatkasmāddhetoḥ ? nāmāpi śāriputra tatra buddhakṣetre nirayāṇāṃ nāsti, tiryagyonīnāṃ yamalokasya nāsti | te punaḥ pakṣisaṃghāstenāmitāyuṣā tathāgatena nirmitā dharmaśabdaṃ niścārayanti | evaṃrūpaiḥ śāriputra buddhakṣetraguṇavyūhaiḥ samalaṃkṛtaṃ tadbuddhakṣetram || 6 ||
punaraparaṃ śāriputra tatra buddhakṣetre tāsāṃ ca tālapaṅktīnāṃ teṣāṃ ca kiṅkiṇījālānāṃ vāteritānāṃ valgurmanojñaḥ śabdo niścarati-tadyathāpi nāma śāriputra koṭiśatasahasrāṅgikasya divyasya tūryasya cāryaiḥ saṃpravāditasya valgurmanojñaḥ śabdo niścarati, evameva śāriputra tāsāṃ ca tālapaṅktīnāṃ teṣāṃ ca kiṅkiṇījālānāṃ vāteritānāṃ valgurmanojñaḥ śabdo niścarati | tatra teṣāṃ manuṣyāṇāṃ taṃ śabdaṃ śrutvā buddhānusmṛtiḥ kāye saṃtiṣṭhati, dharmānusmṛtiḥ kāye saṃtiṣṭhati, saṃghānusmṛtiḥ kāye saṃtiṣṭhati | evarūpaiḥ śāriputra buddhakṣetraguṇavyūhaiḥ samalaṃkṛtaṃ tadbuddhakṣetram || 7 ||
tatkiṃ manyase śāriputra kena kāraṇena sa tathāgato'mitāyurnāmocyate ? tasya khalu punaḥ śāriputra tathāgatasya teṣāṃ ca manuṣyāṇāmaparimitamāyuḥpramāṇam | tena kāraṇena sa tathāgato'mitāyurnāmocyate | tasya ca śāriputra tathāgatasya daśa kalpā anuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbuddhasya || 8 ||
tatkiṃ manyase śāriputra kena kāraṇena sa tathāgato'mitābho nāmocyate ? tasya khalu punaḥ śāriputra tathāgatasyābhā apratihatā sarvabuddhakṣetreṣu | tena kāraṇena sa tathāgato'mitābho nāmocyate | tasya ca śāriputra tathāgatasyāprameyaḥ śrāvakasaṃgho yeṣāṃ na sukaraṃ pramāṇamākhyātuṃ śuddhānāmarhatām | evaṃrūpaiḥ śāriputra buddhakṣetraguṇavyūhaiḥ samalaṃkṛtaṃ tadbuddhakṣetram || 9 ||
punaraparaṃ śāriputra ye amitāyuṣastathāgatasya buddhakṣetre sattvā upapannāḥ śuddhā bodhisattvā avinivartanīyā ekajātipratibaddhāsteṣāṃ śāriputra bodhisattvānāṃ na sukaraṃ pramāṇamākhyātumanyatrāprameyāsaṃkhyeyā iti gacchanti | tatra khalu punaḥ śāriputra buddhakṣetre sattvaiḥ praṇidhānaṃ kartavyam | tatkasmāddhetoḥ ? yatra hi nāma tathārūpaiḥ satpuruṣaiḥ saha samavadhānaṃ bhavati | nāvaramātrakeṇa śāriputra kuśalamūlena amitāyuṣastathāgatasya buddhakṣetre sattvā upapadyante | yaḥ kaścicchāriputra kulaputro vā kuladuhitā vā tasya bhagavato'mitāyuṣastathāgatasya nāmadheyaṃ śroṣyati, śrutvā ca manasikariṣyati, ekarātraṃ vā dvirātraṃ vā trirātraṃ vā catūrātraṃ vā pañcarātraṃ vā ṣaḍrātraṃ vā saptarātraṃ vāvikṣiptacitto manasikariṣyati, yadā sa kulaputro vā kuladuhitā vā kālaṃ kariṣyati, tasya kālaṃ kurvataḥ so'mitāyustathāgataḥ śrāvakasaṃghaparivṛto bodhisattvaguṇapuraskṛtaḥ purataḥ sthāsyati | so'viparyastacittaḥ kālaṃ kariṣyati ca | sa kālaṃ kṛtvā tasyaivāmitāyuṣastathāgatasya buddhakṣetre sukhāvatyāṃ lokadhātāvupapatsyate | tasmāttarhi śāriputra idamarthavaśaṃ saṃpaśyamāna eva vadāmi-satkṛtya kulaputreṇa vā kuladuhitrā vā tatra buddhakṣetre cittapraṇidhānaṃ kartavyam || 10 ||
tadyathāpi nāma śāriputra ahametarhi tāṃ parikīrtayāmi, evameva śāriputra pūrvasyāṃ diśi akṣobhyo nāma tathāgato merudhvajo nāma tathāgato mahāmerurnāma tathāgato meruprabhāso nāma tathāgato mañjudhvajo nāma tathāgataḥ | evaṃpramukhāḥ śāriputra pūrvasyāṃ diśi gaṅgānadīvālukopamā buddhā bhagavantaḥ svakasvakāni buddhakṣetrāṇi jihvendriyeṇa saṃchādayitvā nirveṭhanaṃ kurvanti | pratīyatha yūyamidamacintyaguṇaparikīrtanaṃ sarvabuddhaparigrahaṃ nāma dharmaparyāyam || 11 ||
evaṃ dakṣiṇasyāṃ diśi candrasūryapradīpo nāma tathāgato yaśaḥprabho nāma tathāgato mahārciḥskandho nāma tathāgato merupradīpo nāma tathāgato'nantavīryo nāma tathāgataḥ | evaṃpramukhāḥ śāriputra dakṣiṇasyāṃ diśi gaṅgānadīvālukopamā buddhā bhagavantaḥ svakasvakāni buddhakṣetrāṇi jihvendriyeṇa saṃchādayitvā nirveṭhanaṃ kurvanti | pratīyatha yūyamidamacintyaguṇaparikīrtanaṃ sarvabuddhaparigrahaṃ nāma dharmaparyāyam || 12 ||
evaṃ paścimāyāṃ diśi amitāyurnāma tathāgato'mitaskandho nāma tathāgato'mitadhvajo nāma tathāgato mahāprabho nāma tathāgato mahāratnaketurnāma tathāgataḥ śuddharaśmiprabho nāma tathāgataḥ | evaṃpramukhāḥ śāriputra paścimāyāṃ diśi gaṅgānadīvālukopamā buddhā bhagavantaḥ svakasvakāni buddhakṣetrāṇi jihvendriyeṇa saṃchādayitvā nirveṭhanaṃ kurvanti | pratīyatha yūyamidamacintyaguṇaparikīrtanaṃ sarvabuddhaparigrahaṃ nāma dharmaparyāyam || 13 ||
evamuttarāyāṃ diśi mahārciḥskandho nāma tathāgato vaiśvānaranirghoṣo nāma tathāgato dundubhisvaranirghoṣo nāma tathāgato duṣpradharṣo nāma tathāgataḥ ādityasaṃbhavo nāma tathāgato jaleniprabho nāma tathāgataḥ prabhākaro nāma tathāgataḥ | evaṃpramukhāḥ śāriputra uttarāyāṃ diśi gaṅgānadīvālukopamā buddhā bhagavantaḥ svakasvakāni buddhakṣetrāṇi jihvendriyeṇa saṃchādayitvā nirveṭhanaṃ kurvanti | pratīyatha yūyamidamacintyaguṇaparikīrtanaṃ sarvabuddhaparigrahaṃ nāma dharmaparyāyam || 14 ||
evamadhastāyāṃ diśi siṃho nāma tathāgato yaśo nāma tathāgato yaśaḥprabhāso nāma tathāgato dharmo nāma tathāgato dharmadharo nāma tathāgato dharmadhvajo nāma tathāgataḥ | evaṃpramukhāḥ śāriputra adhastāyāṃ diśi gaṅgānadīvālukopamā buddhā bhagavantaḥ svakasvakāni buddhakṣetrāṇi jihvendriyeṇa saṃchādayitvā nirveṭhanaṃ kurvanti | pratīyatha yūiyamidamacintyaguṇaparikīrtanaṃ sarvabuddhaparigrahaṃ nāma dharmaparyāyam || 15 ||
evamupariṣṭhāyāṃ diśi brahmaghoṣo nāma tathāgato nakṣatrarājo nāma tathāgata indraketudhvajarājo nāma tathāgato gandhottamo nāma tathāgato gandhaprabhāso nāma tathāgato mahārciskandho nāma tathāgato ratnakusumasaṃpuṣpitagātro nāma tathāgataḥ sālendrarājo nāma tathāgato ratnotpalaśrīrnāma tathāgataḥ sarvārthadarśī nāma tathāgataḥ sumerukalpo nāma tathāgataḥ | evaṃpramukhāḥ śāriputra upariṣṭhāyāṃ diśi gaṅgānadīvālukopamā buddhā bhagavantaḥ svakasvakāni buddhakṣetrāṇi jihvendriyeṇa saṃchādayitvā nirveṭhanaṃ kurvanti | pratīyatha yūyamidamacintyaguṇaparikīrtanaṃ sarvabuddhaparigrahaṃ nāma dharmaparyāyam || 16 ||
tatkiṃ manyase śāriputra kena kāraṇenāyaṃ dharmaparyāyaḥ sarvabuddhaparigraho nāmocyate ? ye kecicchāriputra kulaputra vā kuladuhitaro vā asya dharmaparyāyasya nāmadheyaṃ śroṣyanti, teṣāṃ va buddhānāṃ bhagavatāṃ nāmadheyaṃ dhārayiṣyanti, sarve te buddhaparigṛhītā bhaviṣyanti, avinivartanīyāśca bhaviṣyanti anuttarāyāṃ samyaksambodhau | tasmāttarhi śāriputra śraddadhādhvaṃ pratīyatha mā kāṅkṣayatha mama ca teṣāṃ ca buddhānāṃ bhagavatām | ye kecicchāriputra kulaputrā vā kuladuhitaro vā tasya bhagavato'mitāyuṣastathāgatasya buddhakṣetre cittapraṇidhānaṃ kariṣyanti, kṛtaṃ vā kurvanti vā, sarve te'vinivartanīyā bhaviṣyantyanuttarāyāṃ samyaksaṃbodhau | tatra ca buddhakṣetra upapatsyanti, upapannā vā upapadyanti vā | tasmāttarhi śāriputra śrāddhaiḥ kulaputraiḥ kuladuhitṛbhiśca tatra buddhakṣetre cittapraṇidhirutpādayitavyaḥ || 17 ||
tadyathāpi nāma śāriputra ahametarhi teṣāṃ buddhānāṃ bhagavatāmevamacintyaguṇān parikīrtayāmi, evameva śāriputra mamāpi te buddhā bhagavanta evamacintyaguṇān parikīrtayanti | suduṣkaraṃ bhagavatāṃ śākyamuninā śākyādhirājena kṛtam | sahāyāṃ lokadhātāvanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhya sarvalokavipratyayanīyo dharmo deśitaḥ kalpakaṣāye sattvakaṣāye dṛṣṭikaṣāya āyuṣkaṣāye kleśakaṣāye || 18 ||
tanmamāpi śāriputra paramaduṣkaraṃ yanmayā sahāyāṃ lokadhātāvanuttarāṃ samyaksaṃbodhimabhisaṃbudhya sarvalokavipratyayanīyo dharmo deśitaḥ sattvakaṣāye dṛṣṭikaṣāye kleśakaṣāya āyuṣkaṣāye kalpakaṣāye || 19 ||
idamavocadbhagavānāttamanāḥ | āyuṣmān śāriputraste ca bhikṣavaste ca bodhisattvāḥ sadevamānuṣāsuragandharvaśca loko bhagavato bhāṣitamabhyanandan || 20 ||
sukhāvatīvyūho nāma mahāyānasūtram ||
(saṃkṣiptamātṛkā | )
________________________________________
-Nguyên điển Tây Tạng: འཕགས་པ་བདེ་བ་ཅན་གྱི་བཀོད་པ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa bde-ba-can-gyi bkod-pa shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo, Tây Tạng Đại Tạng Kinh, Kinh Bộ, số hiệu 115, , 51Ja , p. 195b4-200a2
Tham khảo Tạng Peking: Mdo-sna-tshogs (chu) 220a-224a.