Lời Giới Thiệu

28 Tháng Chín 201000:00(Xem: 16404)

KINH A DI ĐÀ SỚ SAO

Thuật Gỉa: Tổ Chu Hoằng
Dịch Gỉa: Thích Hành Trụ - Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản 1983 - PL 2526

LỜI GIỚI THIỆU
(Thay lời tựa)

Trong đạo Phật về tông Tịnh Độ (1) có bảy bộ kinh (2) là nguyên tắc (3) cũng như biện chứng pháp (4), đã có truyền tích từ xưa đến nay giữa các nước như: Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhựt Bản v.v… Nhưng được lưu hành và căn bản đặc điểm hơn, chỉ có ba bộ:

1.Kinh Vô Lượng Thọ. 2.Kinh Quán Vô Lượng Thọ. 3.Kinh A Di Đà.

Mà kinh Di Đà đây, xưa kia kết tập bằng chữ Bắc Phạn (Sanskrit) (5), lại được phiên dịch (6) và sớ sao (chú giải) (7) ra chữ Tàu.

Nước ta tại Bắc Việt có thầy Sa Môn hiệu là Thông Duệ (Trụ trì chùa Phước Long, làng Phù Lãng, huyện Vũ Giang, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đã khắc bản ấn hành từ đời vua Tự Đức (1847-1883).

Đến nay (1952-1953), lại được thầy LÊ PHƯỚC BÌNH dịch âm và dịch nghĩa ra tiếng Việt.

Đã biết trong tông Tịnh Độ có nhiều phương pháp tu trì mà dễ nhứt không pháp nào hơn pháp “Trì danh niệm Phật” của kinh này. Nó rất được phổ biến nên dù ở trình độ nào cũng đều có thể thực hành được cả…

Mặc dù ở đời, trường hợp của mỗi người có khác nhau (như kẻ làm quan, người làm ruộng v.v…) nhưng nếu biết tin tưởng lời Phật dạy thì ai cũng có thể vừa tu tập theo pháp môn niệm Phật này, vừa sinh hoạt hằng ngày, cho đến việc gia đình, xã hội cũng không bỏ dở.

Mà pháp môn niệm Phật đây, chính là pháp phương tiện để thực hiện được TỰ TÁNH DI ĐÀ, DUY TÂM TỊNH ĐỘ nếu ai chuyên niệm được nhứt tâm không tán loạn.

Hơn nữa, lời vàng của đấng Thích Tôn đã thốt ra đâu phải là nguồn triết lý viễn vông không bổ ích. Nếu chúng ta chịu khó công phu tu tập thì sẽ thấy lợi ích rõ ràng. Từ xưa đến nay, biết bao người đã đạt mục đích (giải thoát hiện tiền vãng sanh tịnh độ) như trong kinh này đã nói.

Quý bạn cứ tin đi, trong tre lúc nào cũng có lửa, nếu bạn gia công cọ (cưa) thì lo gì lửa nọ không nảy ra. Lý nhứt tâm niệm Phật cũng thế. Phật với ta đồng một thể tánh: Phật là người đã làm được thì không lẽ gì mà chúng ta đây không làm được. Vậy chúng ta cứ niệm, cứ tu đi, theo lời đức Thích Tôn đã dạy, đã thực hành cũng như mười phương chư Phật đã nói, đã thực hành và cũng đều khen ngợi pháp môn niệm Phật của tông Tịnh Độ này.

Điều căn bản và duy nhứt là phải hiểu sự, lý cho rõ ràng và luôn luôn thực hành không gián đoạn thì kết quả chắc chắn không sai.

Thế thì pháp môn niệm Phật này há không phải là một diễm phúc của chúng ta trong đời hiện tại… mãi đến tương lai ư?

Sau khi dịch xong, thầy Sa Môn LÊ PHƯỚC BÌNH có đưa bản thảo đến nhờ tôi khảo đính và chú thích để phổ biến quần chúng. Tôi nhứt tâm tùy hỷ vì nhận thấy pháp môn này rất xứng hợp thời cơ, nên nơi đây tôi xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn.

Và tôi nguyện đem công đức này hồi hướng lên tam bối, cửu phẩm, cầu cho tứ ân tam hữu, cả pháp giới chúng sanh, đồng sanh An Dưỡng quốc, phổ nguyện đồng sanh An Dưỡng quốc. 

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
PHƯỚC HẬU TỰ
CẦN THƠ TRÀ ÔN
Ngày vía đức Địa Tạng Bồ Tát năm Quý Tỵ
Phật lịch: 2516 - Dương lịch: 1953
Hòa thượng Thích Khánh Anh

 (1)Tịnh Độ tông là một học phái giữa Phật giáo nước Tàu, chủ trương về niệm Phật vãng sanh, thờ đức Phổ Hiền làm sơ tổ. Đời Tấn ngài Huệ Viễn xướng lên pháp môn Tịnh Độ tại núi Khuôn Lư, tỉnh Chiết Giang, đoàn kết thành Liên Xã, được 123 người niệm Phật vãng sanh Tịnh độ. (2)Bảy bộ kinh: 1.- Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (hai cuốn). 2.- Đại A Di Đà Kinh (hai cuốn). 3.- Vô Lượng Thọ Kinh (hai cuốn). 4.- Quán Vô Lượng Thọ Kinh (một cuốn). 5.- A Di Đà Kinh (một cuốn). 6.- Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thụ Kinh (một cuốn). 7.- Cổ Âm Thinh Vương Đà La Ni (một cuốn). (3)Nguyên tắc: có sự có lý (chiết môn, nhiếp môn) mà niệm Phật tức là niệm tâm.

(4)Biện chứng pháp: Có tâm có cảnh, tịnh hạnh tịnh nguyện, mà tâm tịnh tức độ tịnh.

(5)Kinh A Di Đà phiên dịch đây thuộc về Đại thừa Bồ Tát tạng, xem cái đồ biểu dưới đây:

BA LỚP KẾT TẬP


(1)Tiểu thừa Thinh Văn Tạng 4 lần kết tập: a.Vương Xá Thành: trong hang và ngoài hang - sau Phật nhập diệt 7 ngày. b.Tỳ Xá Ly thành – sau Phật niết bàn 100 năm. c.Ba Tra Lợi Phất thành – sau Phật 236 năm. d.Ca Thấp Di La thành:
i.Sau Phật 100 năm. ii.Sau Phật 500 năm.
(2)Đại thừa Bồ Tát Tạng: Trí độ luận chép rằng: Sau khi Phật tịch, các đức đại Bồ Tát như Văn Thù, Di Lặc v.v… dẫn A Nan Đà đến núi Thiết Vi để kết tập Đại thừa Tam tạng tức gọi là Bồ Tát Tạng. (3)Bí mật Tạng kết tập: không thấy nói là năm nào và kết tập tại chỗ nào. (6)Ngài Cưu Ma La Thập dịch vào đời Dao Tần 397 – 400. (7)Tổ Vân Thê giải sớ sao vào khoảng đời nhà Minh Gia Tĩnh 1522 – 1566.
 
 
 
LỜI NÓI ĐẦU
***
Đức Phật Thích Ca vì một ĐẠI SỰ NHƠN DUYÊN, ứng hiện ra đời. Ngài tùy theo căn tánh của chúng sanh, thuyết pháp 49 năm, đàm kinh hơn 300 hội. Giáo pháp của Ngài đại khái chia làm NĂM THỜI TÁM GIÁO. Trong đó lại đưa ra một môn niệm Phật gồm thu tất cả, không luận kẻ hạ căn, người thượng trí; hàng cư sĩ hay phái xuất gia. Thật là một phương tiện “quyền thiệt song hành” mà xưa nay các Thánh Hiền đều khen ngợi.
Ở Việt Nam chúng ta, tuy pháp môn này được nhiều người tu tập, nhưng ít có bổn kinh nào luận về sự, lý rõ ràng như bổn kinh “DI ĐÀ SỚ SAO” chữ Hán mà hôm nay tôi bạo dạn phiên dịch ra tiếng nước nhà mong giúp ích phần nào cho các bạn đồng tu tịnh nghiệp, hầu cùng nhau gầy dựng chánh nhơn ở nơi “LIÊN ĐÀI CỬU PHẨM” ngày mai, dù biết rằng mình còn tài hèn học cạn, văn bút thô sơ.
Với lối dịch âm và nghĩa đối chiếu áp dụng ở đây, các bạn sơ cơ có thể dò học dễ dàng; ấy cũng là một phần trợ duyên nhỏ mà tôi thành tâm cống hiến.
Rất mong quý độc giả sau khi đọc bản dịch này, góp ý kiến cho những điều khuyết điểm.
Đa tạ! Dịch giả cẩn chí
 
KÍNH LẠY:
Ngôi Phật, ngôi Pháp, và ngôi Thánh Hiền Tăng.
Ngưỡng cầu Tam bảo từ bi gia hộ đệ tử phiên dịch kinh này được hợp pháp, hợp cơ, lưu thông xa gần, kẻ thấy người nghe đều được lợi ích.
CẦU NGUYỆN:
Thế giới hòa bình, Chúng sanh mau giải thoát. Kính lạy! mười phương ba đời tất cả ngôi thường trú Tam bảo chứng minh!
***
KỆ KHAI KINH
Pháp mầu vô thượng rất thẳm sâu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu,
Con nay “nghe thấy” chuyên trì niệm,
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
 
Kính lạy: ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5004)
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6060)
Nhân đọc các phát biểu thiếu tôn kính pháp môn Tịnh Độ và kinh luận Đại Thừa PG của một số Phật tử-đăng trên một số trang mạng.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6541)
Có người nói: “Tịnh độ là do tâm hiện ra, không thể có Tịnh độ Cực Lạc ngoài mười muôn ức cõi Phật”. Câu “Duy tâm Tịnh độ” này, vốn xuất phát từ kinh điển, hoàn toàn chân thật, chẳng sai lầm. Nhưng nếu căn cứ theo câu nói trong kinh mà cho rằng không có Tịnh độ Cực Lạc, lại là hiểu sai ý chỉ của kinh.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 6365)
Hồi đức Phật còn tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ lòng cung kính, tri ân, và cầu nguyện Nam-mô Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 13970)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thể và hiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập, giúp người học Phật nhận thức thêm một nẻo về suối nguồn Chân như theo quan điểm Phật giáo Đại thừa.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 7057)
Chúng tôi có nghe nói về một cõi gọi là Tịnh Độ, nơi đó người ta sống rất hạnh phúc và bình an. Xin Thầy rộng lòng nói cho chúng tôi nghe về cõi ấy. Làm sao mà những người dân ở xứ đó có thể sống hạnh phúc và bình an như thế, và bằng cách nào chúng tôi có thể đi về cõi ấy?’’ Thầy mỉm cười, mời cô ngồi xuống, và sau đó nhẹ nhàng trả lời: ‘‘Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian. Nói theo danh từ Phật học thì cõi ấy nằm trong phương ngoại và kiếp ngoại. Bất cứ ai có mang hộ chiếu của Niệm, Định, Tuệ đều có thể đi vào cõi ấy.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15432)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 8940)
Trong xã hội mà đạo đức băng hoại, độc ác, bạo tàn, vô cảm và cuồng tín xảy ra khắp nơi thì một tình thương, một việc lành, một nghĩa cử cao đẹp đều như viên ngọc quý, có ai tu hành dầu theo pháp môn nào cũng đều làm cho con người trở nên tốt hơn. Và quả thật, từ hơn hai nghìn năm trước cho đến nay, Phật giáo đi đến đâu thì mang lại trí tuệ và từ bi đến đấy, chưa làm tổn thương ai, dù là con sâu, cái kiến.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10163)
Phật là bậc Giác ngộ toàn triệt, nhìn thấu chúng sanh cơ bản do vọng tưởng che lấp tự tánh, nên giới thiệu pháp môn Niệm Phật cho thời mạt. Đó là di ngôn tối thượng, căn bản nhất dành cho hậu thế.