Phát Huy Sự Hiểu Biết Nhau Qua Lòng Chân Thành

28 Tháng Mười 201000:00(Xem: 18079)

Nhân Vật Phật GiáoThế Giới 

PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG 
Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Độ Thời Hiện Đại
Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2003

Phát huy sự hiểu biết nhau 
qua lòng chân thành

Đa tín ngưỡng, đa văn hóa :

“Thế giới có nhiều dân tộc, văn hóa và tôn giáo khác nhau”. Pháp Sư Tịnh Không đã đồng tình về sự quan trọng của việc liên hiệp những đoàn thể khác nhau trong nhiều năm. Ngài giải thích “chỉ bằng cách mở rộng tâm trí, với mỗi ý nghĩ dành cho người khác và cho chúng sinh khắp vũ trụ, và luôn tâm niệm rằng chúng ta là những nhà giáo dục xã hội tự nguyện có trách nhiệm, chỉ bằng cách đó quan kiến của chúng ta mới thực sự chân thành và đúng đắn. 

Với chỉ một chút ý nghĩ vị kỷ hay phân biệt, chúng ta sẽ xa cách với giáo lý của Đức Phật rồi, ý nguyện về đa văn hóa, đa chủng tộc và đa tôn giáo của chúng ta sẽ không thành sự thật. Thêm nữa, một người thực sự giác ngộ hiểu rằng tất cả là một, toàn vũ trụ là quê hương của mình, vũ trụ và mình là một thực thể trọn vẹn”. Hiểu được như vậy, những người giác ngộ đã phát tâm từ bi vô điều kiện. Đó là cốt tủy giáo lý của Đức Phật. Đó là những gì Pháp Sư Tịnh Không trong mong ở những người học trò của Ngài. 

Chân thành là khởi điểm của sự giao hảo:

Với sự phát triển xã hội, những tiến bộ về kỹ thuật mới đây, và sự cải thiện liên tục về mức sống, chắc chắn chúng ta giao hảo và cộng tác với những dân tộc, những đoàn thể, những tôn giáo và những quốc gia khác. Đối đầu và võ lực không phải là cách giải quyết những vấn đề của chúng ta. Vậy chúng ta có thể tương tác một cách tốt nhất với người khác như thế nào?

Pháp Sư Tịnh Không đã nhận xét vấn đề này trong nhiều năm, một vấn đề có vẻ rất phức tạp và đòi hỏi nhiều suy tư. Nhưng thật đáng ngạc nhiên, Pháp Sư Tịnh Không đã đưa ra lời giải đáp rất đơn giản và thẳng thắn: “sự chân thành” (True sincerity). Chúng ta có thể dùng sự chân thành và tâm bình đẳng để tương tác một cách thành công với mọi người “Hãy làm cho người khác những gì họ làm cho mình”. Như vậy mọi vấn đề sẽ có thể được giải quyết một cách dễ dàng. Cách thức này nghe có vẻ rất đơn giản và dễ làm, nhưng khi thử ứng dụng chúng ta sẽ thấy là không dễ như mình đã nghĩ. Giải pháp của Pháp Sư Tịnh Không là “giáo dục”. Khi sử dụng giáo dục chúng ta sẽ có thể giải quyết được mọi khác biệt. 

Tìm kiếm nền tảng chung trong khi vẫn tôn trọng những điểm khác biệt

Tại tiểu bang Queensland, ông Uri Themal, Giám đốc điều hành của Đa Văn Hóa Sự Vụ thuộc tiểu bang Queensland, chủ tọa những cuộc họp hàng tháng của diễn đàn đa tín ngưỡng. Các nhà lãnh đạo của những nhóm sắc tộc, những tôn giáo, và các học viện gặp nhau để trao đổi ý kiến về cách kiến tạo một xã hội hòa hợp, thịnh vượng và như ý. Pháp Sư Tịnh Không được mời nói chuyện tại hội nghị để chia xẻ ý kiến và nguyện vọng của Ngài về đề tài thảo luận. Mọi người thảo luận đề tài đi tới giải pháp khả thi và trình những điều đề nghị cho chính phủ. 

Như Pháp Sư Tịnh Không đã nói, mỗi nền văn hóa, mỗi tôn giáo, mỗi chủng tộc đều có những phẩm chất đáng biểu dương. Dù phát xuất từ các nền văn hóa khác nhau, chúng ta vẫn có nhiều điểm tương đồng. Nếu dùng những điểm tương đồng này làm điểm khởi hành đi tìm nền tảng chung và dẹp sang một bên mọi sự khác biệt thì chúng ta sẽ có thể cảm nhận những điểm tốt của nhau. Như vậy chúng sẽ chân thành tôn trọng nhau và không còn muốn can thiệp vào công việc nội bộ của người khác hay giải quyết những vấn đề bằng võ lực. Như vậy, mọi tranh chấp sẽ tự nhiên tiêu tan, sẽ không còn chiến tranh nữa, và xã hội sẽ hòa bình, thịnh vượng.

Với những ý tưởng này, Pháp Sư Tịnh Không nhiệt thành mong ước thiết lập một viện đại học đa văn hóa, hay ít nhất cũng là một ban đa văn hóa ở mỗi trường đại học để bảo trợ và huấn luyện những chuyên viên truyền bá giáo lý đa văn hóa và do đó phát triển sự ổn định xã hội và hòa bình thế giới

Tôn trọng và nêu cao các truyền thống

Pháp Sư Tịnh Không thường nói rằng những phẩm chất đặc thù của các nền văn hóa, chủng tộc và tôn giáo giống như những bộ phận của cơ thể chúng ta, mỗi bộ phận đều có đặc tính và chức năng riêng. Thí dụ đầu và tay có tính chất và chức năng riêng của chúng. Chúng ta không thể dùng tay để nghĩ, hay dùng đầu để làm những công việc của tay. 

Các tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau có những phẩm tính và giá trị và độc đáo về chân, thiện, mỹ của riêng mình. Chân, thiện, mỹ của bên này không làm giảm thiểu chân, thiện, mỹ của bên kia. Chúng ta không thể cưỡng bách một người nào khác chấp nhận văn hóa của mình, lối sống hay nguyên tắc của mình. Chúng ta không nên có thành kiến cho rằng cái gì của mình cũng hơn những cái của người khác, người khác nên bỏ lối sống của họ, để theo lối sống của chúng ta. Mỗi chủng tộc đều có phẩm chất tốt của riêng mình, truyền thống của riêng mình. Tính ưu việt và những đặc trưng riêng của một dân tộc chỉ có thể có được thể hiện qua văn hóa truyền thống của họ. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần phải bảo tồn, tôn vinh và truyền lại cho những thế hệ sau những truyền thống tốt đẹp của mình.

Mục tiêu của chúng ta là đạt được lòng thành thực, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi và tỉnh thức. Chúng ta chỉ có thể giải quyết mọi vấn đề với tâm trí của mình, chứ không thể giải quyết bằng võ lực, bằng chiến tranh. Mọi vấn đề được giải quyết bằng từ bi đối với chúng sinh, hữu tình cũng như vô tình. Chúng ta phải biết buông bỏ ý muốn kiểm soát người khác, vì như vậy chỉ gây thêm tranh chấp, gia tăng nghiệp xấu của mình.

Không ai có thể thực sự kiểm soát người khác. Lịch sử cho chúng ta thấy nhiều thí dụ về những quốc gia cố gắng dùng võ lực kiểm soát nước khác. Khi quan sát lịch sử, chúng ta thấy nhiều chính quyền cố gắng áp đặt chế độ, giá trị, hình thức cai trị của mình lên xứ khác mà không xét gì tới lịch sử, văn hóa và truyền thống của họ, chỉ cứ muốn kiểm soát đất nước của họ. “Chính quyền theo đuổi lý tưởng công chính thì đạt được sự hỗ trợ lớn, còn chính phủ không công chính thì chỉ đạt được hỗ trợ nhỏ, nếu mục đích không công chính thì dù người dân có theo, họ cũng không thể duy trì sự kiểm soát nước khác lâu dài. Họ sẽ phải thất bại. Không ai có thể thực sự kiểm soát người khác. Những người làm như vậy sẽ phải trả giá đắt cho hành vi của mình.

Trong thế gian này có hai hạng người. Những người không biết tới truyền thống và nguốn gốc của mình. Chỉ tìm cách kiểm soát người khác, không biết rằng mình sẽ tiêu vong. Hạng người thứ hai làbiết truyền thống, gốc rễ và lịch sử của mình và biết rằng hạng người kia sẽ thất bại. Họ hiểu rằng bỏ đi những bản sắc của riêng mình hoặc áp đặt cái khác vào là những việc làm không lâu bền.

Pháp Sư Tịnh Không nói rằng “Dân tộc Trung Hoa đã trải qua năm ngàn năm lịch sử. Người ngoại quốc không hiểu được những đặc điểm của văn hóa Trung Hoa, không hiểu được sự minh triết Trung Hoa vốn đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống và văn hóa của chúng ta cũng độc đáo như truyền thống và văn hóa của những quốc gia khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những nét khác biệt. Chúng ta cần phải bảo vệ văn hóa của mình cũng như tôn trọng văn hóa của các xứ khác, và ca tụng chân, thiện, mỹ của tất cả các dân tộc và các nền văn hóa. Như vậy chúng ta sẽ hiểu rằng sự đa dạng của tất cả nền văn hóa là sự kỳ diệu và hoàn mỹ. 

Viếng thăm Hội Truyền bá Hồi Giáo ở Singapore:

Vào cuối năm 2000, lần đầu tiên Pháp Sư Tịnh Không, ông Lý Mộc Nguyên và hơn sáu mươi Tăng sĩ và cư sĩ thuộc Hội PG Singapore và Hội Phật Đà thăm viếng tổ chức từ thiện của Hội Truyền Bá Hồi Giáo Singapore. Những tịnh tài và tịnh vật được trao cho những người cư trú trong viện dưỡng lão và viện mồ côi của Hội và có 30 học bổng được cấp cho 30 sinh viên Mã lai đang sống ở Singapore. Các tờ báo địa phương như Liên Hợp Tảo báo (Lain He Zao Bao), và Tân Dân nhật báo (Xin Min Daily) và Straits Time đều đưa tin về cuộc viếng thăm này. Mấy tuần sau khi báo chí đưa tin và phỏng vấn, cuộc viếng thăm vẫn hiện hữu trong tâm trí của người dân Singapore và chính phủ của họ đánh giá cao sự giao hảo giữa hai nhóm sắc tộc khác nhau. Sau đó Pháp Sư Tịnh Không và ông Lý Mộc Nguyên Lập kế hoạch thăm viếng các nhóm Gia Tô Giáo, Aán giáo và các tôn giáo khác, với hy vọng củng cố mối giao hảo liên tôn giáo, giúp cho sự ổn định và hòa hợp xã hội, cũng như làm gương cho người khác noi theo.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5020)
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6067)
Nhân đọc các phát biểu thiếu tôn kính pháp môn Tịnh Độ và kinh luận Đại Thừa PG của một số Phật tử-đăng trên một số trang mạng.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6552)
Có người nói: “Tịnh độ là do tâm hiện ra, không thể có Tịnh độ Cực Lạc ngoài mười muôn ức cõi Phật”. Câu “Duy tâm Tịnh độ” này, vốn xuất phát từ kinh điển, hoàn toàn chân thật, chẳng sai lầm. Nhưng nếu căn cứ theo câu nói trong kinh mà cho rằng không có Tịnh độ Cực Lạc, lại là hiểu sai ý chỉ của kinh.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 6373)
Hồi đức Phật còn tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ lòng cung kính, tri ân, và cầu nguyện Nam-mô Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 13996)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thể và hiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập, giúp người học Phật nhận thức thêm một nẻo về suối nguồn Chân như theo quan điểm Phật giáo Đại thừa.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 7064)
Chúng tôi có nghe nói về một cõi gọi là Tịnh Độ, nơi đó người ta sống rất hạnh phúc và bình an. Xin Thầy rộng lòng nói cho chúng tôi nghe về cõi ấy. Làm sao mà những người dân ở xứ đó có thể sống hạnh phúc và bình an như thế, và bằng cách nào chúng tôi có thể đi về cõi ấy?’’ Thầy mỉm cười, mời cô ngồi xuống, và sau đó nhẹ nhàng trả lời: ‘‘Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian. Nói theo danh từ Phật học thì cõi ấy nằm trong phương ngoại và kiếp ngoại. Bất cứ ai có mang hộ chiếu của Niệm, Định, Tuệ đều có thể đi vào cõi ấy.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15454)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 8947)
Trong xã hội mà đạo đức băng hoại, độc ác, bạo tàn, vô cảm và cuồng tín xảy ra khắp nơi thì một tình thương, một việc lành, một nghĩa cử cao đẹp đều như viên ngọc quý, có ai tu hành dầu theo pháp môn nào cũng đều làm cho con người trở nên tốt hơn. Và quả thật, từ hơn hai nghìn năm trước cho đến nay, Phật giáo đi đến đâu thì mang lại trí tuệ và từ bi đến đấy, chưa làm tổn thương ai, dù là con sâu, cái kiến.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10175)
Phật là bậc Giác ngộ toàn triệt, nhìn thấu chúng sanh cơ bản do vọng tưởng che lấp tự tánh, nên giới thiệu pháp môn Niệm Phật cho thời mạt. Đó là di ngôn tối thượng, căn bản nhất dành cho hậu thế.