Quyển Hạ

30 Tháng Mười 201000:00(Xem: 14146)

KHÓA HƯ LỤC
Tác giả: Hoàng Đế Trần Thái Tông
Dịch giả: HT. Thích Thanh Kiểm

QUYỂN HẠ


21 - Kệ cảnh sách chúng giờ Dần
22 - Lễ dâng hương thời sáng sớm
23 - Lễ dâng hương buổi trưa
24 - Lễ dâng hương buổi mặt trời lặn
25 - Kệ khuyên chúng buổi hoàng hôn
26 - Kệ tám khổ
27 - Lễ dâng hương buổi chập tối
28 - Lễ dâng hương nửa đêm
29 - Lễ dâng hương cuối đêm

QUYN HẠ


Kệ cảnh sách chúng giờ dần

 Vầng Ô vừa hé mở

Mặt đất rạng dần dần

Mắt lóa bao mầu sắc

Tâm vương mọi cảnh trần

Đừng tham ôm xác thịt

Hãy sớm cất đầu ngân

Sáu niệm luôn luôn nhớ (1)

Mong cầu hợp nẻo chân.

 

Nam mô Tận Hư Không biến pháp giới thập phương tam thế nhất thiết thường trụ Phật-Đà Da-Tôn.

Nam mô Tận Hư Không biến pháp giới thập phương tam thế nhất thiết thường trụ Đạt-Ma Da Tạng.

Nam mô Tận Hư Không biến pháp giới thập phương tam thế nhất thiết trụ Tăng-Già Da Chúng.

 

* L dâng hương thi sáng sm

 

Núp thất! Bóng thỏ (2) vừa chìm; vầng ô (3) ló rạng. Chiếu phạm họp giòng tịnh chúng; Cõi không lễ đấng Thánh hiền. Mong thấu lòng thành; kính dâng hương báu.

Hương này: Trồng tự rừng giới, tưới bằng nước thiền-na; đẵn ở Tuệ viên, róc bằng dao giải thoát. Rìu búa sức người chẳng cần đến; hình, thế tự nó vẫn thiên nhiên. Hương báu tri-kiến tỏa lên; Kết thành đài mây sáng vở (4). Hương bay thơm lừng mọi chốn; Khói tỏa đượm ngát khắp trời. Nay dâng hương cúng dường, vào khóa lễ buổi sáng sớm.

 

 

Mưa rắc hoa trời vẫn kém tươi;

Đóa đóa nâng lên dâng cúng Phật,

Muôn đời gió nghiệp thổi không rơi.

(Hiến hương hoa rồi bạch rằng)

Kính dâng hương hoa này,

Biến khắp mười phương cõi.

Cúng dường hết thẩy Phật,

Tôn Pháp, chư Bồ-Tát,

Vô lượng Thanh-Văn chúng,

Và hết thảy Thánh-Hiền.

Trỗi lên đài quang minh,

Khắp cả vô biên cõi;

Trong cõi Phật vô biên,

Thọ dụng làm Phật sự.

Khiến tất cả chúng sinh,

Đều phát tâm Bồ-đề.

 

Cúng dường rồi, dốc lòng kính lễ Thập phương vô thượng Tam-Bảo.

 

** Tâu Bạch

(Hồ quỳ bạch rằng)

 

Kính tâu: Thập phương Đại-Giác. Tam thế Hùng-Sư. Soi đuốc tuệ nẻo tối tăm; Thả bè từ nơi biển khổ.

 

Trộm nghĩ: Canh gà vừa dứt; bóng thỏ đang chìm. Khói mây phủ sông núi tan rồi; xe ngựa khắp đó đây nhộn nhịp. Tiếng Mai-hoa (5) trên lầu mới dứt; chén Trúc-diệp (6) trước cửa hầu tàn. Đong đưa mày liễu nắng ban mai; e thẹn mặt hoa ngưng móc sớm. Gặp buổi tươi sáng; thương kẻ ngu mê. Trong đêm giấc mộng đã lờ mờ; thức dậy trong lòng còn rạo rực. Mắt, tai mải theo thanh, sắc; mũi, lưỡi say đắm vị, hương. Nhà lửa nung nấu triền miên; sông ái đắm chìm mãi mãi. Mặc dầu sáng nay người thức tỉnh; cũng như đêm trước kẻ say mê. Chẳng lo sinh, già, ốm, chết lăm le; chỉ bận vợ, con, tiền tài trói buộc.

 

Các Phật-tử! Thân này chẳng vững; Mệnh cũng khó yên. Phàm kẻ trên đầu đội trời; tránh sao ánh mắt rơi đất. Một sớm xẩy tay mất mạng; muôn kiếp khó lại thân người. Cần phải mau mau gieo giống lành; đừng có khư khư tìm quả ác. Mọi người tỉnh gấp; ai nấy siêng tu. Dốc lòng lễ vô thượng Từ-Dung; trước mắt thấy Đại quang minh tạng. Đệ tự chúng con, kính tưởng thời này, lấy làm khóa lễ buổi sáng.

 

Tâu bạch rồi, dốc lòng kính lễ Thập phương vô thượng Tam-Bảo.

 

* Sám hối tội căn mắt

(Lại hồ quỳ bạch rằng)

 

Đệ tử chúng con, dốc lòng sám hối! Kể từ vô thủy, vô lượng kiếp rồi. Bỏ mất bản tâm, chẳng theo chánh đạo. Đọa ba đường khổ, bởi sáu căn sai. Trước chẳng sám trừ, sau hối khó kịp. Nghiệp căn mắt ấy: Nhân ác nhìn kỹ, nghiệp thiện xem qua. Nhận lầm đốm hoa không, quên đi mất trăng thật. Ghét yêu nổi dậy, tốt xấu chen nhau. Mắt liếc sinh càn, lu mờ chánh kiến. Xanh đi trắng lại, tía phải vàng sai. Nhìn bao thứ tà, như người đui mắt. Gặp kẻ sắc đẹp, liếc trộm nhìn ngang. Đui mù chưa sinh, bản lai diện mục. Thấy người giầu có, mắt dán chằm chằm; gặp kẻ bần cùng, tảng lờ chẳng đoái. Nhà người mai táng, nước mắt dửng dưng; thân quyến thường vong, khóc tràn ra máu. Hoặc thấy Tam-Bảo, hoặc vào Già-Lam; gần tượng đối kinh, bỏ qua không đoái. Nhà Tăng điện Phật, trai gái gặp nhau, mắt trước mắt sau, mê hoang sắc dục. Chẳng kính Hộ-Pháp, chẳng sợ Long-Thần; thỏa mắt ham vui, từng không kính lễ. Những tội như thế, vô lượng vô biên. Từ căn mắt sinh, đọa vào địa ngục. Trải Hằng-sa kiếp, mới được thọ sinh. Dù được thọ sinh, lại bị mù chột. Nếu chẳng sám hối, khó được tiêu trừ. Nay đối trước Phật, hết đều sám hối.

 

Sám hối rồi, dốc lòng kính lễ thập phương vô thượng Tam-Bảo.

 

* Dốc lòng Khuyến thỉnh

(Lại quỳ bạch rằng)

 

Khuyến thỉnh mười phương tam thế Phật,

Cùng chư Bồ-Tát Thánh-Hiền Tăng;

Mở lòng từ bi rộng vô cùng,

Độ hết chúng sinh lên bờ giác.

Khuyến thỉnh rồi, dốc lòng kính lệ thập phương vô thượng Tam-Bảo.

 

* Dốc lòng tùy hỷ

(Lại quỳ bạch rằng)

 

Con nay theo Phật sinh hoan hỷ,

Sớm hôm thành kính sám lỗi lầm;

Nấc thanh Thập-Địa (7) nguyện bước lên,

Bồ-Đề chân tâm không thoái chuyển.

Tùy hỷ rồi, dốc lòng kính lệ thập phương vô thượng Tam-Bảo.

 

* Dốc lòng hồi hướng

(Lại quỳ bạch rằng)

 

Chúng con hồi tâm nương Thánh-Chúng,

Rập đầu đảnh lễ Đức Từ-Tôn;

Nguyện đem công đức tới quần sinh,

Nhờ nhân tốt này thành chính-giác.

Hồi hướng rồi, dốc lòng kính lễ thập phương vô thượng Tam-Bảo.

 

* Dốc lòng phát nguyện

(Lại quỳ bạch rằng)

 

Một - Nguyện mở toang đường chánh kiến.

Hai - Nguyện lau sạch hết bụi trần.

Ba - Nguyện thấy hình không luyến ái.

Bốn - Nguyện nhìn sắc chẳng quang tâm.

Năm - Nguyện đường mê cần thấy rõ.

Sáu - Nguyện mắt tuệ tự viên thành.

Bảy - Nguyện xoay đời mê hiện tại.

Tám - Nguyện mãi được bản lai minh.

Chín - Nguyện khi nhìn trừ mọi huyễn.

Mười - Nguyện thấy hết hoa đốm sinh.

Mười một - Nguyện nhìn xem mây "chướng' cuốn.

Mười hai - Nguyện chớp mắt nghiệp trong ngần.

Phát nguyện rồi, dốc lòng kính lễ thập phương vô thượng Tam-Bảo.

 

* Kệ vô thường buổi sáng

Vừa lúc màn đêm mở

Vầng hồng ló rạng dần

Đầu xanh chen tóc bạc

Má phấn đổi lần lần

Đâu biết xuân xanh ngắn

Còn tranh nghiệp quả nhân

Thân như băng trước nắng

Tựa đuốc gặp phong luân

Chớ mải làm người khách

Mau về với tính chân.

 

* Chú thích:

(1) Sáu niệm - Nhớ nghĩ về 6 thứ:

1. Niệm Phật.

2. Niệm Pháp.

3. Niệm Tăng.

4. Niệm Giới.

5. Niệm Thí (bố thí).

6. Nhiệm Thiên (nghĩ sinh cõi trời). Nghĩa là người quy-y Tam-Bảo rồi cần phải giữ giới, làm hạnh bố thí để mong cầu sinh Thiên. Chủ đích của giáo pháp này để dạy cho hàng Ưu-Bà-Tắc, như ông Tu-Đạt-Đa trưởng giả, khi Đức Phật còn tại Thế. Nhưng 6 niệm đây, theo ý của Trần-Thái-Tông, còn có ý nghĩa phải chuyên niệm nhớ nghĩ 6 chữ Hồng-Danh là "Nam Mô A-Di-Đà Phật".

(2) Bóng thỏ - Dịch nghĩa bóng của chữ "Thiềm Luân", là tên khác của mặt trăng, còn gọi là "Thiềm Thỏ" (Bóng đen của mặt trăng). Chữ Thiềm gọi đủ là Thiềm-Từ, có nghĩa là con cóc. Vì lý do Hằng-Nga ăn trộm thuốc tiến của Tây-Vương-Mẫu rồi chạy trốn vào trong mặt trăng mà hóa thánh đốm đen. Nên gọi mặt trăng là Thiềm-Luân, Thiềm-Thỏ hay Thiềm-Cung.

(3) Vầng ô - Dịch nghĩa bóng của chữ "Long-chúc", tên khác của mặt trời. Long-Chúc là tên vị thần núi Chung-Son. Còn gọi l2 "Chúc-Long" hay "Chúc-Âm", đều là tên riêng của mặt trời. Theo Sơn-Hải-Kinh thì phương Tây-Bắc của bầu trời, có một nước không có ánh mặt trời, rất tối tăm, vì có con rồng ngậm lửa lại phung cho sáng, nên có tên gọi mặt trời "Long-Chúc".

(4) Đoạn này nói dâng "Ngũ Phận Hương", tức 5 phần hương: 1. Giới-hương 2. Định-hương 3. Tuệ-hương 4. Giải-Thóat-Hương 5. Giải Thóat Tri-Kiến Hương. Dâng 5 phần hương để cúng đường 5 phần Pháp-Thân là Giới-Thân, Định-Thân, Tuệ-Thân, Giải-Thoát-Thân và Giải-Thoát Tri-Kiến Thân..

(5) Tiếng Mai-Hoa: - Dịch ở chữ "Mai-Hoa-Thanh", lấy từ chữ "Mai-Hoa-Dẫn". Mai-Hoa-Dẫn là tên một co khúc cổ điển cho ống sáo biểu diễn trong khi vui mừng chúc tụng. Ca khúc này nói đủ là "Giang-Thành Mai-Hoa-Dẫn".

(6) Chén Trúc-Diệp: - Trúc-Diệp là tên một thứ rượu, khi nấu có thêm gia-vị của lá cây trúc, nên gọi là "Trúc-Diệp-Tửu".

(7) Thập-Địa: - 10 thứ trụ-xứ của Bồ-Tát (3 thừa cộng thông): Theo Đại-Phẩm Bát-Nhã, Bồ-Tát đầy đủ được 10 ngôi địa này chứng được đạo Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác:

1. Can-Tuệ-địa

2. Tính-địa

3. Bát-Nhẫn-địa

4. Kiến-địa

5. Bạc-địa

6. Ly-dục-địa

7. Dĩ-tác-địa

8. Bích-Chi Phật-địa

9. Bồ-Tát-địa

10. Phật-địa

 

Đại-Thừa Bồ-Tát Thập-Địa:

1. Hoan-hỷ-địa

2. Ly-cấu-địa

3. Phát-Quang-địa

4. Diễm-Tuệ-địa

5. Cực-Nan-Thắng-địa

6. Hiện-Tiền-địa

7. Viễn-Hàng-địa

8. Bất-Động-địa

9. Thiện-Tuệ-địa

10. Pháp-Vân-địa.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5018)
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6066)
Nhân đọc các phát biểu thiếu tôn kính pháp môn Tịnh Độ và kinh luận Đại Thừa PG của một số Phật tử-đăng trên một số trang mạng.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6549)
Có người nói: “Tịnh độ là do tâm hiện ra, không thể có Tịnh độ Cực Lạc ngoài mười muôn ức cõi Phật”. Câu “Duy tâm Tịnh độ” này, vốn xuất phát từ kinh điển, hoàn toàn chân thật, chẳng sai lầm. Nhưng nếu căn cứ theo câu nói trong kinh mà cho rằng không có Tịnh độ Cực Lạc, lại là hiểu sai ý chỉ của kinh.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 6371)
Hồi đức Phật còn tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ lòng cung kính, tri ân, và cầu nguyện Nam-mô Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 13990)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thể và hiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập, giúp người học Phật nhận thức thêm một nẻo về suối nguồn Chân như theo quan điểm Phật giáo Đại thừa.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 7060)
Chúng tôi có nghe nói về một cõi gọi là Tịnh Độ, nơi đó người ta sống rất hạnh phúc và bình an. Xin Thầy rộng lòng nói cho chúng tôi nghe về cõi ấy. Làm sao mà những người dân ở xứ đó có thể sống hạnh phúc và bình an như thế, và bằng cách nào chúng tôi có thể đi về cõi ấy?’’ Thầy mỉm cười, mời cô ngồi xuống, và sau đó nhẹ nhàng trả lời: ‘‘Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian. Nói theo danh từ Phật học thì cõi ấy nằm trong phương ngoại và kiếp ngoại. Bất cứ ai có mang hộ chiếu của Niệm, Định, Tuệ đều có thể đi vào cõi ấy.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15449)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 8945)
Trong xã hội mà đạo đức băng hoại, độc ác, bạo tàn, vô cảm và cuồng tín xảy ra khắp nơi thì một tình thương, một việc lành, một nghĩa cử cao đẹp đều như viên ngọc quý, có ai tu hành dầu theo pháp môn nào cũng đều làm cho con người trở nên tốt hơn. Và quả thật, từ hơn hai nghìn năm trước cho đến nay, Phật giáo đi đến đâu thì mang lại trí tuệ và từ bi đến đấy, chưa làm tổn thương ai, dù là con sâu, cái kiến.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10170)
Phật là bậc Giác ngộ toàn triệt, nhìn thấu chúng sanh cơ bản do vọng tưởng che lấp tự tánh, nên giới thiệu pháp môn Niệm Phật cho thời mạt. Đó là di ngôn tối thượng, căn bản nhất dành cho hậu thế.