20 Lời Bạt Của Người Sau

30 Tháng Mười 201000:00(Xem: 17453)

TRẦN THÁI TÔNG
KHÓA HƯ LỤC
Giảng Giải
THÍCH THANH TỪ
DL 1996 - PL 2540

LỜI BẠT CỦA NGƯỜI SAU

Phàm nói nín động tịnh đều là Phật pháp, ăn uống ngủ thức đều là Phật pháp. Có quyền có thật, có chiếu có dụng, thảy đều là phương tiện độ người. Chư Tổ đời Lý, Trần bàn nói đâu không phải là cổ Phật tái lai, đâu không phải là Tông chỉ Phật Thích-ca. Cho nên nói: Lễ Phật là kính đức của Phật, niệm Phật là cảm ân của Phật, giữ giới là hành cái hạnh của Phật, xem kinh để rõ cái lý của Phật, tọa thiền để đạt cái cảnh của Phật, tham thiền để hợp cái tâm của Phật, thuyết pháp để tròn cái nguyện của Phật.

Đức Phật Thế Tôn của chúng ta vì muốn khiến tất cả chúng sanh khai thị ngộ nhập Tri kiến Phật, chóng thành Chánh giác, song chúng sanh mê muội bản tâm, chấp chặt sắc thân năm uẩn của chính mình bỏ gốc theo ngọn, không giác không biết, mê muội chánh nhân, lên xuống trong lục đạo, như con kiến bò quanh miệng chén, biết bao giờ ra khỏi. Vì thế, các ngài lập bày phương tiện dẫn dạy nhiều môn, nhân đó lưu lại pháp yếu để mớm cho con cháu sau này. Cổ đức nói: “Vì chuột thường để cơm, thương bướm không thắp đèn.” Lại nói: “Mê đó là mối đầu sanh tử, ngộ đó thì dứt luân hồi.”


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2014(Xem: 11862)
Có một hiện tượng buồn: trong giới tu hành vẫn nhiều người cho kinh Đại thừa không phải Phật thuyết mà do người đời sau thêm vào. Trong nhà Phật, chữ Tín quan trọng nhất. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín là nguồn đạo, mẹ công đức, có thể sanh ra hết thảy các thiện căn”. Luận Đại trí độ cũng viết: "Đại tín là đại trí"; "Phật pháp như kho báu, người không có tín cũng như không có tay, sẽ chẳng lấy được gì".
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9684)
Trong cuộc sống hàng ngày của dân gian, chúng ta rất quen thuộc với nhóm từ “Nam mô A Di Đà Phật” Vậy nhóm từ đó có ý nghĩa là gì ? Muốn hiểu tường tận ý nghĩa nhóm từ đó, chúng ta phải có một trình độ khá cao về khoa học. Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc Namo (tiếng Pali) có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 8971)
Trong kinh luận chẳng có tâm tánh, trong kinh luận chẳng có Phật pháp, Phật pháp ở chỗ nào? Phật pháp ở ngay trong tâm quý vị, nhằm dạy quý vị hãy tự ngộ, tự độ. Nói “Phật chẳng độ chúng sanh” là do ý nghĩa này. Vì thế, kiến giải phải thanh tịnh. “Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm”, đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng dấy lên một niệm. Dấy lên một niệm đều là vọng niệm. Chẳng dấy niệm, kiến giải sẽ thanh tịnh. Ba điều trên đây (giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh) đều thuộc về Tự Phần. Tự Phần là chính mình, tự tu!
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 8081)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa tiếng Trung Quốc là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 9946)
Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế. Những cách tu niệm Phật như trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật… đã có từ thời Phật Thích Ca, do chính Ngài chỉ dạy.
05 Tháng Tư 2014(Xem: 17066)