Lời Ngỏ

21 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 12634)


TỊNH TỪ YẾU NGỮ

Nguyên tác: Thiền sư Nguyên Hiền - Việt dịch: Thích Minh Thành
Nhà Xuất Bản: Tôn Giáo 2005

Lời ngỏ

Thuốc không luận quý hiếm hay thông thường, miễn chữa lành bệnh là thuốc hay. Pháp chẳng luận cạn sâu, hóa giải được phiền não là Diệu pháp. Do chúng sinh có nhiều bệnh, nên đức Phật mới lập ra nhiều pháp môn, nhưng tất cả giáo lý đều lấy giác ngộ làm đích đến. 

Một câu A-di-đà thật rất giản đơn, dễ thực hành nhưng hiệu quả vô cùng nhanh chóng, nghĩa lý sâu rộng vô biên. Nói về chiều sâu, hàng Thượng căn nương nơi đây thâm nhập Tự tánh Di-đà, tỏ ngộ Duy tâm Tịnh độ. Nói về chiều rộng, hàng Trung Hạ chỉ cần tin, nguyện và thực hành, thì hiện tại phiền não tiêu mòn, thân tâm an lạc; đến khi lâm chung giữ vững chánh niệm được vãng sinh. Như thế, chẳng phải là rất sâu xa, rộng lớn hay sao? 

"Một pháp môn Tịnh độ lợi khắp ba căn, thâu nhiếp cả Thánh lẫn phàm”. Từng chữ, từng lời, từng câu nói của người xưa đều là chân thật, đều phát xuất từ tấm lòng đại bi vô hạn!

Quyển “Tịnh Từ Yếu Ngữ” do Thiền sư Nguyên Hiền trước tác, lời dạy thật đơn giản nhưng chứa đựng trọn vẹn yếu chỉ của sự tu hành, trình bày rõ ràng pháp môn niệm Phật, Sự Lý viên dung, khuyên bảo mọi người giữ giới sát, ăn chay, thực hành phóng sinh nhằm làm cho tâm từ bi được mỗi ngày thêm tăng trưởng. Đây thật là thuyền từ trong biển khổ, đuốc sáng giữa đêm tối vô minh, là kim chỉ nam giúp cho người tu Tịnh nghiệp thoát khỏi sinh tử luân hồi về nơi Tịnh độ. Vì lợi ích đó, nên chúng tôi phiên dịch sách này ra Việt văn.

Chúng tôi thành kính tri ân: Hòa thượng thượng Trí hạ Tịnh (Viện chủ chùa Vạn Đức), Thượng tọa trụ trì chùa Bửu Liên, Đại đức trụ trì chùa Hoằng Pháp, Đại đức trụ trì chùa Thiên Hưng cùng chư pháp hữu: ĐĐ. Pháp Đăng. ĐĐ. Tâm Huệ, Sa-di Quang Hội, Phật tử Diệu Thiện, Tâm Hoa, Thiện Hòa... đã tận tâm giúp đỡ, nên quyển sách này sớm được hoàn thành.

Kính mong các bậc Tôn đức và đạo hữu mười phương niệm tình chỉ giáo. Thành kính tri ân vô lượng! 

Thích Minh Thành kính ghi

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10514)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 7853)
Có một pháp, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là Niệm Phật.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 10610)
Người Niệm Phật phải dấy tâm chí sâu xa mà cảm mộ ân đức của Tam Bảo, tưởng nhớ công lao của cha mẹ, thiện tri thức và của hết thảy chúng sanh.v.v... Nhờ vậy mà từ bi dần dần nẩy nở, ngọn lửa trí tuệ từ từ bừng cháy, môn tu niệm Phật mới dễ dàng thành tựu.
06 Tháng Năm 2015(Xem: 11052)
Có quan niệm cho rằng, người tu pháp môn Tịnh độ mà đọc tụng, nghiên cứu kinh điển, học tập giáo pháp ngoài các kinh Tịnh độ, và hành thiện tu phước (làm các việc cúng dường, bố thí-từ thiện) là tạp tu; chỉ niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà là đủ, đó gọi là chuyên tu.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41613)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau
25 Tháng Tư 2015(Xem: 8449)
A Di Đà Phật vốn là Chân tâm, Tự tánh của mình, nếu mình không chăm lo tu hành, niệm Phật để quay trở về với Tự Tánh Di Đà của chính mình thì làm sao thấy được Tịnh độ.
03 Tháng Tư 2015(Xem: 10978)
Giữa phá giới và phá chấp luôn có mối liên hệ mật thiết. Phá chấp lúc công phu hành trì chưa nhuần nhuyễn sẽ khiến người tu phá giới; từ đó dễ chừng phá kiến, lạc luôn vào đường tà.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 6095)
Những người như chúng ta là không thành thật, cho nên ta không thể thành tựu. Người thành thật thì quyết định có thành tựu, vì người thành thật không có tạp niệm, người thành thật không có phân biệt chấp trước, cho nên tâm của họ là thanh tịnh. Tâm của chúng ta không thanh tịnh, tại vì sao không thanh tịnh? Vì chúng ta có phân biệt, có chấp trước, nên tâm của chúng ta không thanh tịnh.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5182)