2. Thiền Sư Diên Thọ

07 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 9827)


VẠN THIỆN ĐỒNG QUY TẬP

THIỀN SƯ VĨNH MINH - Thích Minh Thành dịch

THIỀN SƯ DIÊN THỌ
Ở chùa Vĩnh Minh
(904-975)


Thiền Sư Diên Thọ, tự là Xung Huyền, người đời Tống, con nhà họ Vương ở Tiền Đường. Lúc thiếu thời, Ngài thích tụng kinh Pháp Hoa, cảm đến bầy dê quỳ mọp nghe kinh.

Lớn lên, Xung Huyền được Văn Mục Vương tuyển dụng, cho làm quan trông nom về thuế vụ. Nhiều lần Ngài lấy tiền công quỹ đến Tây Hồ mua cá trạnh phóng sanh. Việc phát giác ra, bị pháp ty thẩm định, xử Ngài vào tội tử hình. Lúc sắp đem đi chém, Văn Mục Vương cho người rình xem, nếu thấy Ngài nhan sắc thản nhiên, không tỏ vẻ buồn rầu lo sợ thì phải đem về trình lại. Thấy Ngài trước sau vẫn an nhiên điềm tĩnh, sứ giả trao sắc chỉ cho quan giám trảm, rồi dẫn về diện kiến vua.

Khi nhà vua hỏi duyên cớ Ngài đáp:

“Tôi dụng của công, thật đáng tội chết. Nhưng toàn số tiền đó tôi dùng để mua cứu được muôn ức sanh mạng, thì dù thân này có chết cũng được vãng sanh về cõi Liên Bang, thế nên tôi không lo sợ”.

Văn Mục Vương nghe qua cảm động, rơi lệ tha bổng. Ngài xin xuất gia, nhà vua bằng lòng.

Năm ba mươi tuổi, Ngài nương theo Thiền sư Thúy Nham ở chùa Long Sách xuất gia. Sau đó tham học với Quốc sư Đức Thiều ở núi Thiên Thai, ban đầu tu tập thiền định, tỏ ngộ tâm yếu, được Quốc sư ấn khả. Ngài từng tu Pháp Hoa Sám ở chùa Quốc Thanh, trong lúc thiền quán thấy Bồ Tát Quán Thế Âm rưới nước cam lồ vào miệng, từ đó được biện tài vô ngại.

Sau đó, Ngài ở núi Tuyết Đậu tại Minh Châu, pháp hội rất hưng thịnh, đồng thời phục hưng chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu. Ngoài giờ giáo hóa, Đại sư thường ở bên dòng thác ngồi tụng kinh, tọa thiền, trầm mặc. Đại sư mặc y phục thì thô sơ, dùng thức ăn rất đạm bạc.

Năm Kiến Long thứ 2 (961) đời Tống, Trung Ý Vương thỉnh Ngài trụ trì chùa Vĩnh Minh, giáo hóa đại chúng, cho nên người đời gọi là Đại sư Vĩnh Minh. Sư đề xướng tinh thần viên dung tất cả pháp, lấy tâm làm tông, bốn chúng khâm phục. Ở chùa Vĩnh Minh mười lăm năm, độ được 1,700 vị Tăng. Đại sư lập công khóa mỗi ngày đêm hành trì 108 điều. Hai điều đặc biệt trong đó là: tụng một bộ kinh Pháp Hoa, niệm mười muôn câu Phật hiệu.

Trọn đời Ngài tụng được một muôn ba ngàn bộ kinh Pháp Hoa. Đại sư thường truyền giới Bồ Tát, mua chim cá phóng sanh, thí thực cho quỷ thần, tất cả công đức đều hồi hướng Tịnh độ.

Ngài có trước tác bộ Tông Cảnh Lục 100 quyển, dung hội chỉ thú dị đồng của ba tông:

* Hoa Nghiêm.
* Pháp Hoa.
* Duy Thức.

Đối với sự phân chia tông chỉ giữa các tông phái đương thời, Ngài giữ thái độ điều hòa.

Vua nước Cao Ly thấy được bộ sách này, bèn sai sứ thần sang bày tỏ lễ nghĩa của người đệ tử, đồng thời phái ba mươi sáu vị Tăng trong nước đến Trung Hoa học pháp với Ngài. Do đó, Thiền của tông Pháp Nhãn lại được thịnh hành ở Hải Đông.

Đại sư còn soạn thuật tập Vạn Thiện Đồng Quy. Giáo nghĩa trong đây viên dung vô ngại, đồng quy về nhất tâm, bảo rằng:

“Tám vạn pháp môn đều đưa đến giải thoát, một niệm lành nhỏ cũng dẫn tới Chân như”, lời lẽ chỉ dạy về Tịnh độ rất thiết yếu.

Ngoài ra Đại sư còn trước tác Thần Thê An Dưỡng Phú 1 quyển, Duy Tâm Quyết 1 quyển, Định Huệ Tương Tư Ca 1 quyển v.v…tất cả hơn 60 bộ.

Niên hiệu Khai bảo năm thứ 8 (975), ngày 26 tháng 2, vào buổi sáng sớm Đại sư lên chánh điện đốt hương lễ Phật. Lễ xong, Ngài họp đại chúng lại dặn dò khuyên bảo, rồi ngồi kiết già trên pháp tòa mà thị tịch, thọ 72 tuổi. Trung Ý Vương ban tôn hiệu là “Thiền Sư Trí Giác”.

Đại sư là Tổ thứ ba của tông Pháp Nhãn, đồng thời cũng được tôn xưng là Tổ thứ sáu của tông Tịnh độ.
 

(Theo Mấy Điệu Sen Thanh,
Tống Cao Tăng Truyện,
Phật Quang Đại Từ Điển).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 4987)
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6004)
Nhân đọc các phát biểu thiếu tôn kính pháp môn Tịnh Độ và kinh luận Đại Thừa PG của một số Phật tử-đăng trên một số trang mạng.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6510)
Có người nói: “Tịnh độ là do tâm hiện ra, không thể có Tịnh độ Cực Lạc ngoài mười muôn ức cõi Phật”. Câu “Duy tâm Tịnh độ” này, vốn xuất phát từ kinh điển, hoàn toàn chân thật, chẳng sai lầm. Nhưng nếu căn cứ theo câu nói trong kinh mà cho rằng không có Tịnh độ Cực Lạc, lại là hiểu sai ý chỉ của kinh.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 6342)
Hồi đức Phật còn tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ lòng cung kính, tri ân, và cầu nguyện Nam-mô Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 13743)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thể và hiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập, giúp người học Phật nhận thức thêm một nẻo về suối nguồn Chân như theo quan điểm Phật giáo Đại thừa.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 7036)
Chúng tôi có nghe nói về một cõi gọi là Tịnh Độ, nơi đó người ta sống rất hạnh phúc và bình an. Xin Thầy rộng lòng nói cho chúng tôi nghe về cõi ấy. Làm sao mà những người dân ở xứ đó có thể sống hạnh phúc và bình an như thế, và bằng cách nào chúng tôi có thể đi về cõi ấy?’’ Thầy mỉm cười, mời cô ngồi xuống, và sau đó nhẹ nhàng trả lời: ‘‘Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian. Nói theo danh từ Phật học thì cõi ấy nằm trong phương ngoại và kiếp ngoại. Bất cứ ai có mang hộ chiếu của Niệm, Định, Tuệ đều có thể đi vào cõi ấy.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15364)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 8900)
Trong xã hội mà đạo đức băng hoại, độc ác, bạo tàn, vô cảm và cuồng tín xảy ra khắp nơi thì một tình thương, một việc lành, một nghĩa cử cao đẹp đều như viên ngọc quý, có ai tu hành dầu theo pháp môn nào cũng đều làm cho con người trở nên tốt hơn. Và quả thật, từ hơn hai nghìn năm trước cho đến nay, Phật giáo đi đến đâu thì mang lại trí tuệ và từ bi đến đấy, chưa làm tổn thương ai, dù là con sâu, cái kiến.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10096)
Phật là bậc Giác ngộ toàn triệt, nhìn thấu chúng sanh cơ bản do vọng tưởng che lấp tự tánh, nên giới thiệu pháp môn Niệm Phật cho thời mạt. Đó là di ngôn tối thượng, căn bản nhất dành cho hậu thế.