7. Phần Phụ

07 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 9118)


VẠN THIỆN ĐỒNG QUY TẬP

THIỀN SƯ VĨNH MINH - Thích Minh Thành dịch

PHẦN PHỤ
THIỀN SƯ VĨNH MINH
DẠY CHÚNG

 

Học đạo không có gì kỳ lạ đặc biệt, chỉ cần rửa sạch những chủng tử nghiệp thức nơi căn trần từ vô lượng kiếp đến nay.
 

Các ông chỉ hay tiêu trừ tình niệm, đoạn dứt vọng duyên, đối với cảnh giới ái dục của thế gian tâm giống như cây đá. Dù cho đạo nhãn chưa sáng tỏ nhưng tự nhiên cũng thành tựu thân thanh tịnh
 

Nếu gặp bậc đạo sư chân chánh, cần phải siêng năng thân cận. Giả sử tham cứu mà chưa thấu triệt, việc học chưa thành tựu nhưng nghe qua nơi tai thì đã trở thành hạt giống đạo mãi mãi, đời đời không rơi vào đường ác, kiếp kiếp chẳng mất thân người, vừa sanh ra đời một nghe ngàn ngộ.
 

Nên tin rằng, gặp được bậc thiện tri thức chân thật là nhân duyên lớn nhất trong đời người. Bậc thiện tri thức ấy có thể chỉ dạy cho chúng sanh thấy được tánh Phật.
 

Than ôi! Người tu thời mạt pháp cuồng loạn nói Thiền, chỉ là học nói suông hoàn toàn không có sự hiểu biết chân thật.
 

Mỗi bước thực hành ở nơi Có trên môi thì lại nói Không, chẳng tự trách mình bị nghiệp lực kéo lôi, lại dạy bảo người bác không nhân quả, còn nói uống rượu ăn thịt chẳng ngại Bồ đề, trộm cướp hành dâm đâu chướng Bát Nhã.
 

Những kẻ ấy, lúc sống thì bị pháp luật trừng trị, khi chết phải đọa A Tỳ chịu nghiệp báo nơi địa ngục, hết rồi lại đọa vào đường súc sanh ngạ quỷ, trăm ngàn muôn kiếp không có ngày ra, trừ khi một niệm soi trở lại, lập tức đổi tà thành chánh. Nếu không tự sám hối, tự tu hành thì dù chư Phật có ra đời cũng không thể cứu.
 

Nếu các ông khi bị cắt tim gan mà vẫn như cây đá thì mới có thể ăn thịt. Nếu uống rượu mà giống như uống nước tiểu thì mới được dùng rượu. Nếu thấy người nam nữ đoan chánh như tử thi thì mới có thể hành dâm. Nếu thấy tài sản của mình như phân đất thì mới có thể trộm cắp.
 

Dù cho các ông luyện được đến chỗ đó nhưng vẫn chưa thuận ý, phải đợi đến khi chứng vô lượng Thánh thân mới có thể thực hành mọi việc thuận nghịch trong thế gian.
 

Các bậc Thánh ngày xưa lập bày lẽ nào lại có tâm khác?
 

Chỉ vì Tăng Ni thời mạt pháp ít trì giới cấm, sợ e những kẻ phàm phu tục tử hướng thiện phần nhiều thối thất đạo tâm, cho nên rộng rãi thực hành sự can ngăn bảo hộ.
 

Ngàn kinh muôn luận đều nói rõ:
 

- Nếu không trừ bỏ dâm dục thì đoạn dứt tất cả hạt giống thanh tịnh.

- Nếu không trừ bỏ uống rượu thì đoạn dứt tất cả hạt giống trí tuệ.

- Nếu không trừ bỏ trộm cắp thì đoạn dứt tất cả hạt giống phước đức.

- Nếu không trừ bỏ ăn thịt thì đoạn dứt hạt giống từ bi.
 

Chư Phật trong ba đời chung miệng tỏ bày, Thiền Tông khắp thiên hạ cùng lời chỉ rõ, tại sao kẻ hậu học lại phớt lờ chẳng nghe theo? Tự mình hủy hoại chánh nhân, trở lại thực hành theo lời nói của ma. Chỉ vì chủng tử nghiệp huân tập từ đời trước, hiện tại sanh ra lại gặp thầy tà, sức mạnh lành thì dễ tiêu mất, cội gốc ác lại khó nhổ trừ.
 

Đâu chẳng nghe bậc Thánh thuở xưa nói:
 

“Thấy một việc ma như vạn mũi tên ghim vào tim, nghe một lời ma như ngàn ngọn giáo đâm vào tai, cần phải mau chóng rời xa chẳng nên nghe thấy”.
 

Mỗi người nên tự cứu xét tâm mình, thận trọng chớ xem thường!
 

Các vị đứng đã lâu rồi. Trân trọng!

Mùa an cư kiết hạ, Phật lịch 2547
Dịch xong 7/7/2003 
Tại chùa Bửu Liên.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2014(Xem: 11863)
Có một hiện tượng buồn: trong giới tu hành vẫn nhiều người cho kinh Đại thừa không phải Phật thuyết mà do người đời sau thêm vào. Trong nhà Phật, chữ Tín quan trọng nhất. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín là nguồn đạo, mẹ công đức, có thể sanh ra hết thảy các thiện căn”. Luận Đại trí độ cũng viết: "Đại tín là đại trí"; "Phật pháp như kho báu, người không có tín cũng như không có tay, sẽ chẳng lấy được gì".
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9687)
Trong cuộc sống hàng ngày của dân gian, chúng ta rất quen thuộc với nhóm từ “Nam mô A Di Đà Phật” Vậy nhóm từ đó có ý nghĩa là gì ? Muốn hiểu tường tận ý nghĩa nhóm từ đó, chúng ta phải có một trình độ khá cao về khoa học. Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc Namo (tiếng Pali) có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 8974)
Trong kinh luận chẳng có tâm tánh, trong kinh luận chẳng có Phật pháp, Phật pháp ở chỗ nào? Phật pháp ở ngay trong tâm quý vị, nhằm dạy quý vị hãy tự ngộ, tự độ. Nói “Phật chẳng độ chúng sanh” là do ý nghĩa này. Vì thế, kiến giải phải thanh tịnh. “Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm”, đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng dấy lên một niệm. Dấy lên một niệm đều là vọng niệm. Chẳng dấy niệm, kiến giải sẽ thanh tịnh. Ba điều trên đây (giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh) đều thuộc về Tự Phần. Tự Phần là chính mình, tự tu!
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 8081)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa tiếng Trung Quốc là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 9946)
Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế. Những cách tu niệm Phật như trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật… đã có từ thời Phật Thích Ca, do chính Ngài chỉ dạy.
05 Tháng Tư 2014(Xem: 17067)