Đạo Sư A Di Đà Phật

16 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 16678)


QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản 


Đạo Sư A Di Đà Phật

(A Di Đà là tiếng Phạn, dịch: Vô Lượng Thọ hoặc Vô Lượng Quang. Ngài là vị giáo chủ ở thế giới Cực Lạc về phương Tây. Theo Kinh Cổ Âm Vương thì đời qúa khứ có nước Diệu Hỉ, vị quốc vương là Kiều Thi Ca. Bấy giờ có Phật Tự Tại Vương ra đời. Kiều Thi Ca xuất gia đầu Phật, hiệu là Pháp Tạng. Lại Kinh Vô Lượng Thọ nói: “Pháp Tạng Tỳ Khưu ở nơi Phật Thế Tự Tại Vương phát lòng bồ đề, lại phát 48 lời nguyện, mỗi nguyện đều nói: “nếu không được như thế, tôi thề không thành Phật”.
Những đại nguyện ấy đã thành tựu, và ngài Pháp Tạng đã thành Phật tức là Đức A Di Đà ở nơi thế giới Cực Lạc hiện nay).

*Theo kinh Vô Lương Thọ, 48 đại nguyện của Đức A Di Đà, có mấy điều thiết yếu sau đây:

Nguyện thứ 18 - Khi tôi thành Phật, chúng sanh trong mười phương hết lòng tin ưa muốn sanh về nước tôi, xưng danh hiệu tôi cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh, tôi thề không thành chánh giác.

Nguyện thứ 19 - Khi tôi thành Phật, chúng sanh trong mười phương phát lòng Bồ Đề, tu các công đức, chí tâm phát nguyện cầu sanh về nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi không cùng thánh chúng hiện ở trước người ấy tiếp dẫn, tôi thề không thành chánh giác.

Nguyện thứ 21 - Khi tôi thành Phật, hàng nhân thiên trong nước tôi thảy đều đủ 32 tướng đại nhân, nếu chẳng được như thế, tôi thề không thành chánh giác.

Nguyện thứ 27 - Khi tôi thành Phật, từ hàng Nhân Thiên cho đến tất cả muôn vật trong nước tôi, hình sắc đều tốt đẹp, nghiêm sạch sáng rỡ, vi diệu cùng cực, không thể tính kể. Nếu những chúng sanh chứng được thiên nhãn mà có thể biện thuyết rõ ràng được sanh số, tôi thề không thành chánh giác.

Nguyện thứ 32 - Khi tôi thành Phật, từ cõi đất lên đến hư không, những cung điện lầu quán, ao nước cây hoa, tất cả vạn vật đều do vô lượng tạp bảo, trăm ngàn thứ hương hoa hiệp tạo thành, nghiêm đẹp kỳ diệu, hơn các thiên cung. Mùi hương trong nước tôi lan tỏa khắp mười phương thế giới, các Bồ Tát tiếp xúc được hương ấy, đều tu Phật hạnh. Nếu chẳng được như thế, tôi thề không thành chánh giác.

Nguyện thứ 39 - Khi tôi thành Phật, hàng nhơn thiên trong nước tôi đều hưởng sự an vui như bậc lậu tận tỳ khưu. Nếu chẳng được như thế, tôi thề không thành chánh giác.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 11966)
Tóm lược: Bài viết nhằm giới thiệu về năm bản khác nhau của “Kinh Vô Lượng Thọ”, tìm hiểu dịch giả, xuất xứ và giá trị nội dung cũng như ý nghĩa của các bản, từ đó đưa ra một số nhận định trong nghiên cứu. Bằng phương pháp so sánh và dẫn các cứ liệu lịch sử, khảo cổ, từ đó bài viết phần nào cho biết về nguồn cội của Kinh văn và tư tưởng Tịnh Độ. Bố cục bài viết đi từ tổng quan đến phân tích về dịch giả và dịch bản, chỉ ra một số nét tương đồng và dị biệt giữa các bản Kinh, từ đó đưa ra một số kết luận về việc nghiên cứu “Kinh Vô Lượng Thọ” – bộ Kinh được xem là đại diện cho giáo lí Phật giáo Tịnh Độ Tông.
16 Tháng Năm 2016(Xem: 13314)
Với bài viết bộc bạch về pháp môn Tịnh-độ mà tôi đã trình bày và thành thật cám ơn chư vị có đọc cùng đóng góp ý kiến. Tuy nhiên hình như chư vị còn lẫn tiếc pháp thí vì chưa chỉ bày cho tôi chổ sai trái của pháp môn chổ nào mà chỉ chung chung là pháp môn nầy không đúng chánh pháp của Phật dạy. Chư vị cứ mãi với luận cứ cho rằng kinh điển của nguyên-thủy mới là chính thống viết ra những gì Phật thuyết, ngoài ra đó thì toàn là của ngoại đạo, tà giáo……
06 Tháng Năm 2016(Xem: 12994)
Lời bạt: Hiện tại có một số đông người tu học theo pháp Phật đã không ngớt lời chê bai pháp-môn Tịnh-độ không phải là Chánh-pháp Phật mà là do Tàu lồng vào đó để lũng đoạn.....