Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát

16 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 16515)

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát

Theo bộ Tây Phương xác chỉ, Bồ tát tự bày tỏ túc nhân như sau: “Thuở trước, về đời vua Minh Đế nhà Tấn, ta là một kẻ bần cùng. Tự thương cảnh ngộ của mình, ta phát đại nguyện rằng: “Tôi vì túc nghiệp nên chịu qủa báo nghèo khổ này. Từ đây tôi nguyện niệm Phật tu hành, nếu không được thấy Phật A Di Đà và sanh về Cực Lạc để thành tựu tất cả công đức, thì dù có phải tan nát thân mạng này, tôi cũng không thôi bỏ”.

Phát nguyện rồi, trong bảy ngày đêm ta chuyên tinh tưởng niệm, liền được tâm khai, thấy thân tướng Phật A Di Đà, đẹp đẽ sáng chói, đầy khắp mười phương thế giới. Lúc ấy ta được Phật thọ ký cho, và về său năm 75 tuổi ta thoát hóa, sanh về Cực Lạc. Nay vì bản nguyện lợi sanh, ta trở lại cõi này, tùy phương hóa độ”. Trong Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục có nói: “Từ năm Sùng Trinh thứ 16 đời nhà Minh, đến năm Thuận Trị thứ 4 đời nhà Thanh, Bồ Tát thường hay giáng thần nơi Ngô môn chỉ dạy về pháp môn niệm Phật. 

Trong bộ Tây Phương xác chỉ, Bồ Tát dạy: “Tâm vốn không niệm, niệm do tưởng sanh, cái tưởng ấy giả dối, khiến cho chúng sanh mãi chịu luân hồi. Nay các ngươi nên biết một câu A Di Đà Phật đây, không từ nơi tưởng mà sanh, chẳng do nơi niệm mà có, không dính mắc trong ngoài, chẳng có tướng mạo chi. Hiểu rõ như thế thì trừ hết các vọng tưởng, cùng với pháp thân của Phật cùng đồng không khác, không thể phân biệt. Niệm như thế thì không phiền não trần lao, không đứt đoạn, không bỏ cuộc, thế là nhứt tâm. Được chỗ nhất tâm này, mới gọi là “giữ lấy danh hiệu” mới gọi là “một lòng không loạn.”

*Nếu niệm Phật không nhất tâm, phải quyết ý dứt những tư tưởng vẩn vơ, chậm rãi mà niệm, làm sao cho tiếng hiệp với tâm, tâm hiệp cùng tiếng. Cứ như thế niệm mãi, lâu lâu vọng tưởng sẽ lặng dừng, tâm cảnh sẽ sáng tỏ chứng vào Niệm Phật tam muội. Kệ rằng:

Nói ít một câu chuyện,
Niệm nhiều một câu Phật.
Đánh được vọng niệm chết,
Hứa pháp thân ngươi sống.

Trước khi niệm Phật, phải phát đại nguyện sanh về Cực Lạc, rồi sau chí thành khẩn thiết xưng thánh hiệu đức A Di Đà. Khi niệm phải khiến cho tiếng duyên theo tâm, tâm duyên theo tiếng, tâm và tiếng nương nhau, giữ cho bền lâu đừng mất, thì sẽ được vào Chánh ức niệm tam muội. Đại để người tu tịnh nghiệp, khi đi đứng nằm ngồi, đều phải hướng về phương Tây thì cơ cảm dễ thành, căn cảnh dễ thuần thục.

Trong thất chỉ cúng một tượng Phật, một quyển kinh, một lư hương, còn bàn, ghế và giường mỗi thứ chỉ một cái, không nên để nhiều vật khác. Ngoài sân cũng phải quét dọn sạch sẽ, để cho khi đi kinh hành không bị trở ngại. Điều cần yếu là làm sao cho tâm mình không vướng một mảy trần, dứt bặt muôn điều lo nghĩ, rổng rang trong sáng, không biết có thân, có đời, cũng không biết hành động của mình hôm nay là việc tu hành. Được như thế thì cùng với đạo ngày gần, với đời ngày xa, có thể xu hướng về tịnh nghiệp.

Phép tu tịnh độ không ngoài hai chữ chuyên cần, chuyên thì không thêm một việc chi khác, cần thì không bỏ phí phút giây. Lại phép trì danh, cần mỗi chữ mỗi câu tâm và tiếng nương nhau, không xen lẫn một mảy niệm đời, lâu ngày thành thục, quyết định được sanh về Cực Lạc, ngồi tòa bảo liên, lên ngôi bất thối.
Bài Kệ Phát Nguyện Của Đại Từ Bồ Tát

Phật mười phương ba đời,
A Di Đà bậc nhất,
Chín phẩm độ chúng sanh,
Oai đức không cùng cực
Nay con đại qui y,
Sám hối tội ba nghiệp
Có bao nhiêu phước lành,
Hết lòng xin hồi hướng.
Nguyện chúng bạn đồng tu,
Cảm ứng theo thời hiện,
Khi lâm chung, cảnh Phật,
Hiện trước mắt rõ ràng
Kẻ thấy, nghe tinh tấn,
Đồng sanh về Cực Lạc,
Thấy Phật khỏi sanh tử,
Như Phật độ muôn loài.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10466)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 7814)
Có một pháp, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là Niệm Phật.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 10539)
Người Niệm Phật phải dấy tâm chí sâu xa mà cảm mộ ân đức của Tam Bảo, tưởng nhớ công lao của cha mẹ, thiện tri thức và của hết thảy chúng sanh.v.v... Nhờ vậy mà từ bi dần dần nẩy nở, ngọn lửa trí tuệ từ từ bừng cháy, môn tu niệm Phật mới dễ dàng thành tựu.
06 Tháng Năm 2015(Xem: 11013)
Có quan niệm cho rằng, người tu pháp môn Tịnh độ mà đọc tụng, nghiên cứu kinh điển, học tập giáo pháp ngoài các kinh Tịnh độ, và hành thiện tu phước (làm các việc cúng dường, bố thí-từ thiện) là tạp tu; chỉ niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà là đủ, đó gọi là chuyên tu.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41563)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau
25 Tháng Tư 2015(Xem: 8402)
A Di Đà Phật vốn là Chân tâm, Tự tánh của mình, nếu mình không chăm lo tu hành, niệm Phật để quay trở về với Tự Tánh Di Đà của chính mình thì làm sao thấy được Tịnh độ.
03 Tháng Tư 2015(Xem: 10758)
Giữa phá giới và phá chấp luôn có mối liên hệ mật thiết. Phá chấp lúc công phu hành trì chưa nhuần nhuyễn sẽ khiến người tu phá giới; từ đó dễ chừng phá kiến, lạc luôn vào đường tà.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 6071)
Những người như chúng ta là không thành thật, cho nên ta không thể thành tựu. Người thành thật thì quyết định có thành tựu, vì người thành thật không có tạp niệm, người thành thật không có phân biệt chấp trước, cho nên tâm của họ là thanh tịnh. Tâm của chúng ta không thanh tịnh, tại vì sao không thanh tịnh? Vì chúng ta có phân biệt, có chấp trước, nên tâm của chúng ta không thanh tịnh.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5162)