Đàm Loan Đại Sư

16 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 17591)

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Đàm Loan Đại Sư

Đại sư người xứ Nhạn Môn, thuở nhỏ dạo chơi non Ngũ Đài, cảm điềm linh dị mà xuất gia. Ngài ưa thuật trường sanh, từng theo Đào Ẩn Cư thọ mười quyển Tiên Kinh. Sau gặp ngài Bồ Đề Lưu Chi, đại sư hỏi: “Đạo Phật có thuật trường sanh chăng?” Ngài Lưu Chi trao cho kinh Thập Lục Quán và bảo: “Đây là phép trường sanh của Phật Giáo”. Đại sư cả mừng, liền đốt Tiên Kinh, chuyên tu tịnh nghiệp, dù đau yếu cũng không tạm nghỉ.

Ngụy chúa nghe danh phong cho hiệu là Thần Loan. Khi lâm chung, đại sư kêu chúng lại dạy rằng: “Biển trần lao khổ nhọc, không biết đâu là bến nghỉ ngơi, cảnh địa ngục rất đáng kinh sợ, môn Tịnh độ cần phải tu hành” Nói xong, bảo chúng cao tiếng niệm Phật hướng về Tây cúi đầu mà tịch. Khi ấy mọi người đều nghe tiếng thiên nhạc từ phía Tây trổi lên, giây lâu mới dứt. 

Đại sư dạy: “Ngoài bổn nguyện cầu sanh, lại cần phải phát lòng bồ đề, được vãng sanh cùng không, lấy đây làm chỗ y cứ”. Thế nào là “Thập niệm tương tục”. - Đáp: Ví như có người ở nơi đồng vắng bị giặc cướp rút gươm rượt theo muốn giết, sợ hãi qúa chạy thẳng miết đến một con sông. Đến đây người ấy thoáng nghĩ: “Nếu qua được sông này ta mới mong bảo toàn thân mạng, nhưng bây giờ để y phục lội sang hay là cởi bỏ? Nếu để y phục sợ e sông rộng vướng mắc lội không thoát còn cởi bỏ thì không kịp vì giặc đuổi gần tới! Bấy giờ người ấy chỉ có một niệm tìm phương tiện làm sao cho qua được sông thôi, tuyệt không có ý nghĩ chi khác.

Hành giả niệm Phật lại cũng như thế, chỉ chuyên thiết niệm, không có tạp tưởng, tâm tâm nối nhau cho đến mười niệm, gọi là “Thập niệm tương tục”. Người niệm Phật khi bình thời nên ước hẹn với năm ba bạn đồng tu, đến lúc lâm chung nhắc nhở trợ niệm lẫn nhau. Như thế sự vãng sanh mới có phần vững chắc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2014(Xem: 11930)
Có một hiện tượng buồn: trong giới tu hành vẫn nhiều người cho kinh Đại thừa không phải Phật thuyết mà do người đời sau thêm vào. Trong nhà Phật, chữ Tín quan trọng nhất. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín là nguồn đạo, mẹ công đức, có thể sanh ra hết thảy các thiện căn”. Luận Đại trí độ cũng viết: "Đại tín là đại trí"; "Phật pháp như kho báu, người không có tín cũng như không có tay, sẽ chẳng lấy được gì".
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9753)
Trong cuộc sống hàng ngày của dân gian, chúng ta rất quen thuộc với nhóm từ “Nam mô A Di Đà Phật” Vậy nhóm từ đó có ý nghĩa là gì ? Muốn hiểu tường tận ý nghĩa nhóm từ đó, chúng ta phải có một trình độ khá cao về khoa học. Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc Namo (tiếng Pali) có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 9015)
Trong kinh luận chẳng có tâm tánh, trong kinh luận chẳng có Phật pháp, Phật pháp ở chỗ nào? Phật pháp ở ngay trong tâm quý vị, nhằm dạy quý vị hãy tự ngộ, tự độ. Nói “Phật chẳng độ chúng sanh” là do ý nghĩa này. Vì thế, kiến giải phải thanh tịnh. “Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm”, đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng dấy lên một niệm. Dấy lên một niệm đều là vọng niệm. Chẳng dấy niệm, kiến giải sẽ thanh tịnh. Ba điều trên đây (giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh) đều thuộc về Tự Phần. Tự Phần là chính mình, tự tu!
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 8126)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa tiếng Trung Quốc là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 10004)
Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế. Những cách tu niệm Phật như trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật… đã có từ thời Phật Thích Ca, do chính Ngài chỉ dạy.
05 Tháng Tư 2014(Xem: 17191)