Trí Giả Đại Sư

16 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 21448)

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Trí Giả Đại Sư

Đại sư húy là Trí Khải, vị sơ tổ của tông Thiên Thai. Ngài họ Trần, người đất Vĩnh Xuyên, khi sanh ra có thần quang chiếu sáng cả nhà. Năm 18 tuổi ngài xuất gia, tham học với Huệ Tư thiền sư. Thấy ngài đến, thiền sư nói :”Năm xưa ta với ngươi đồng ở Linh Sơn pháp hội, túc duyên đeo đuổi, nay lại gặp nhau”. Đại sư nương theo ngài Huệ Tư, chuyên tu không bao lâu chứng được Pháp Hoa Tam muội, trí huệ biện tài vô ngại.

Ngài có soạn ra bộ Tịnh độ thập nghi luận, khuyên người niệm Phật. Vua Tuyên Đế nhà Trần mến đức, cất chùa thỉnh đại sư về trụ trì. Vua Dượng đế nhà Tùy cũng thọ giới cùng ngài lại tứ hiệu là Trí Giả. Sau đại sư trở về núi Thiên Thai, pháp hóa càng thạnh. Mùa đông năm Khai Hoàng thứ 17, ngài hướng về Tây niệm Phật tọa hóa, thọ được 67 tuổi. 

Đại sư nói: “Muốn quyết định được sanh về Tây Phương cần phải đủ hai hạnh:
Yểm ly và Hân nguyện.

Thế nào là hạnh yểm ly? Phải quan sát thân này đầy đủ sự nhơ nhớp, chịu nhiều nỗi đau khổ, không có chi là vui, mà sanh lòng nhàm chán muốn thoát ly. Nghĩ tưởng như thế thì lửa dâm dục phiền não lần lần giảm bớt. Lại phát nguyện cầu được vĩnh viễn xa lìa cõi trần khổ lụy, không còn thọ cái nghiệp thân nam nữ, máu mủ, tanh hôi, đắm mê theo ngũ dục, cầu được mau về tịnh độ chứng thân pháp tánh trong sạch quang minh. Đó là hạnh yểm ly.

Thế nào là hạnh hân nguyện? Trong đây có hai điều:

1. Nên nghĩ chúng sanh chìm trong biển khổ, mình là phàm phu không đủ sức cứu độ. Nay tha thiết muốn về Cực Lạc, gần gũi với Phật, tu hành chứng qủa vô sanh, để độ thoát lấy mình, báo đáp bốn ấn, cứu chúng sanh khổ não. Đó là mục đích cầu sanh.

2. Duyên tưởng báo thân của Phật sắc vàng sáng rỡ, có 84,000 tướng, mỗi tướng có 84,000 vẻ đẹp, mỗi vẻ đẹp phóng ra 84,000 tia sáng, soi khắp pháp giới nhiếp lấy những chúng sanh niệm Phật. Lại quán tưởng cõi Cực Lạc bảy báu trang nghiêm, đầy đủ sự an vui mầu niệm, mà sanh ra lòng ưa thích. Do đó gắng sự bố thí, trì giới, niệm Phật, tu các hạnh lành, rồi đem hồi hướng, nguyện mình cùng tất cả chúng sanh, đều được sanh về Tịnh độ. Làm như thế thì quyết định được vãng sanh, và đây là hạnh hân nguyện.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 13275)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh. Đại thừa triển khai chân lý Phật dạy với quan niệm Thế giới quan và Phật đà quan hoàn toàn không bị đóng khung trong quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy. Niềm tin trọn vẹn về một bậc thầy giác ngộ viên mãn, đầy đủ oai lực từ bi và trí tuệ. Năng lực của Phật có từ trường rất mạnh đối với tâm thức người quán niệm. Người tu Tịnh Độ, cũng có niềm tin rằng bên ngoài có Phật A Di Đà, bên trong tâm mình có tánh Phật A Di Đà. Khi chưa giác ngộ thì còn bị phiền não che lấp tánh Di Đà, nay niệm Phật là phương tiện tuyệt vời để khôi phục tâm tánh ấy.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16950)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ. Từ này khá xa lạ đối với nhiều tín đồ theo truyền thống Phật giáo Nam Truyền Theravāda. Theo quan niệm thông thường của truyền thống Theravāda thì ngoài những Đức Phật quá khứ đã nhập diệt và những Đức Phật tương lai chưa ra đời, thì trong thời điểm hiện tại không tồn tại một Đức Phật nào khác.
30 Tháng Mười 2015(Xem: 14772)
"A-di-đà kinh khắc trên đá ở Tương dương là do Trần Nhân Lăng đời Tùy viết, nét chữ thanh đẹp nên nhiều người hâm mộ. Đoạn từ câu 'nhất tâm bất loạn' trở xuống có thêm: Chuyên trì danh hiệu, dĩ xưng danh, cố chư tội tiêu diệt, tức thị đa thiện căn phước đức nhân duyên. Truyền bản ngày nay đã thoát mất hai mốt chữ này"
19 Tháng Mười 2015(Xem: 19252)
Trong thời gian qua, trên trang mạng Thư Viện Hoa Sen đã xảy ra nhiều tranh luận khá gay gắt về vấn đề đức Phật A-di-đà, nay thầy Phước Nguyên gửi cho ban biên tập cuốn tiểu luận nghiên cứu từ Tạng Kinh Sanskrit và Tây Tạng để phổ biến đến quý độc giả quan tâm.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 10815)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng, vốn được phiên dịch từ kinh điển Sanskrit. Ở đó, cõi Tịnh độ hay Cực lạc (Phạn ngữ Sukhavatì) được mô tả là cảnh giới tuyệt vời với tất cả những sự thù thắng, trang nghiêm.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 29323)
Hiện tại pháp môn niệm Phật đang rất phổ biến tại Việt Nam cũng như Trung Quốc và Đài Loan. Thượng tọa cũng đã giải thích, để được về Tây phương thì phải loại trừ tham, sân, si, còn đối với một người xuất gia muốn đạt được đến sự giải thoát chắc chắn phải tu tập giới-định-tuệ. Kinh A-di-đà có nói đến cảnh giới Tây phương cực lạc. Con muốn hỏi: Đức Phật A-di-đà có hay không, và khi niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà thì có được sanh về thế giới Tây phương hay không?
23 Tháng Chín 2015(Xem: 11905)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 9358)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác.
27 Tháng Sáu 2015(Xem: 8603)
Bốn mươi sáu đại nguyện của Đức Phật A-di-đà là một bản đồ tu tập lý tưởng cho những ai đã phát Bồ-đề Tâm song song với bản nguyện muốn kiến lập tịnh độ ngay trong thế giới Ta-bà; đó cũng chính là tông dụng của Kinh Duy Ma Cật: “Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sinh”.
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10854)
Khi thảo luận về nhu cầu tinh thần của người sắp chết dưới cái nhìn Phật giáo, trước hết chúng ta cần phải xem xét một số điểm quan trọng, thí dụ như: