Đạo Xước Đại Sư

16 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 17108)

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Đạo Xước Đại Sư

Đại sư họ Vệ, người Tính Châu. Năm 14 tuổi, ngài xuất gia, học kinh luận, lại theo Toản thiền sư tập tham thiền. Sau nhân về ở chùa Huyền Trang miền Bích cốc, ngài mến hạnh nghiệp của Đàm Loan pháp sư, thường lễ niệm sáu thời hướng về Tây ngồi tĩnh tọa. Đại sư định khóa niệm Phật ngày đêm bảy muôn câu. Có một vị tăng nhập định, thấy ngài cầm chuỗi chói sáng như hòn núi thất bảo.

Ngoài ra, những điềm linh dị khác không thể kể xiết. Đại sư giảng Tịnh độ tam kinh gần vài trăm lượt, giảng xong đại chúng tản mác ra niệm Phật tiếng vang động khắp rừng núi. Cho đến mấy huyện ở gần, trẻ em từ bảy tuổi sắp lên đều biết niệm Phật. Lúc sư lâm chung, đại chúng thấy Hóa Phật giữa hư không, hoa trời rơi xuống như mưa, xem lại ngài đã tịch. 

Đại sư bảo: “Người tu tịnh nghiệp khi ngồi nằm không được xây lưng về hướng Tây, cũng không được hướng về Tây khạc nhổ cùng đại tiểu tiện. Bởi đã quy y về liên bang, nên tôn sùng miền kim địa, nếu lòng không trân trọng, đâu phải là chí nguyện cầu sanh?” 

Hỏi: Niệm hồng danh đức A Di Đà, có thể tiêu trừ nghiệp vô minh tăm tối và được vãng sanh; sao có người xưng niệm mà vô minh vẫn còn, lại không mãn nguyện, là duyên cớ gì? Đáp: Do không như thật tu hành, cùng với danh nghĩa không hợp nhau, ấy bởi chẳng biết Như Lai là thân thật tướng, là thân vị Phật. Lại có ba thứ không tương ứng, nên không được vãng sanh.

1. Lòng tin không thuần, khi còn khi mất.

2. Lòng tin không duy nhất thường đổi thay không quyết định.

3. Lòng tin không tương tục, hằng bị tạp niệm làm cho gián đoạn.

Cho nên khi niệm Phật phải nhiếp tâm đừng cho tán loạn, nếu niệm được tương tục là tín tâm, là nhất tâm, là thuần tâm. Niệm như vậy mà không vãnh sanh, ấy là vô lý.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 11961)
Tóm lược: Bài viết nhằm giới thiệu về năm bản khác nhau của “Kinh Vô Lượng Thọ”, tìm hiểu dịch giả, xuất xứ và giá trị nội dung cũng như ý nghĩa của các bản, từ đó đưa ra một số nhận định trong nghiên cứu. Bằng phương pháp so sánh và dẫn các cứ liệu lịch sử, khảo cổ, từ đó bài viết phần nào cho biết về nguồn cội của Kinh văn và tư tưởng Tịnh Độ. Bố cục bài viết đi từ tổng quan đến phân tích về dịch giả và dịch bản, chỉ ra một số nét tương đồng và dị biệt giữa các bản Kinh, từ đó đưa ra một số kết luận về việc nghiên cứu “Kinh Vô Lượng Thọ” – bộ Kinh được xem là đại diện cho giáo lí Phật giáo Tịnh Độ Tông.
16 Tháng Năm 2016(Xem: 13295)
Với bài viết bộc bạch về pháp môn Tịnh-độ mà tôi đã trình bày và thành thật cám ơn chư vị có đọc cùng đóng góp ý kiến. Tuy nhiên hình như chư vị còn lẫn tiếc pháp thí vì chưa chỉ bày cho tôi chổ sai trái của pháp môn chổ nào mà chỉ chung chung là pháp môn nầy không đúng chánh pháp của Phật dạy. Chư vị cứ mãi với luận cứ cho rằng kinh điển của nguyên-thủy mới là chính thống viết ra những gì Phật thuyết, ngoài ra đó thì toàn là của ngoại đạo, tà giáo……
06 Tháng Năm 2016(Xem: 12983)
Lời bạt: Hiện tại có một số đông người tu học theo pháp Phật đã không ngớt lời chê bai pháp-môn Tịnh-độ không phải là Chánh-pháp Phật mà là do Tàu lồng vào đó để lũng đoạn.....