Vĩnh Minh Đại Sư

16 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 25832)

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Vĩnh Minh Đại Sư

Ngài là vị Tổ thứ sáu trong Liên Tông, tục tánh họ Vương, người xứ Tiền Đường. Thuở còn tại chức ở ngoài đời, ngài có lấy tiền thuế mua vật mạng phóng sanh, bị khép vào tử tội, song thần sắc không biến, nên được vua ân xá. Sau khi đó ngài xuất gia, trước y chỉ theo Thúy Nham Thiền Sư, kế tham học với Thiều Quốc Sư, nhờ đức Quán Âm dùng nước cam lồ rưới nơi miệng nên được trí huệ, biện tài. 

Đại sư có trứ tác bộ Tông Cảnh Lục gồm một 100 quyển, lại viết ra bộ Vạn Thiện Đồng Quy tập, khuyên tu Tịnh Độ. Trung ý vương mến hạnh đức, thỉnh ngài về trụ trì chùa Vĩnh Minh. Đại sư định khóa mỗi ngày làm 108 việc thiện, ban đêm lên chót núi niệm Phật, mọi người nghe tiếng thiên nhạc rền vang giữa hư không. Ngài tụng kinh Pháp Hoa đến một muôn ba ngàn bộ. Năm Khai bảo thứ 8, đại sư đốt hương cáo từ chúng, rồi ngồi ngay mà hóa, thọ được 72 tuổi. 

Đại sư dạy: “Phải một lòng quy mạng, trọn đời tinh tu, khi ngồi nằm thường hướng về Tây. Lúc lễ bái, niệm Phật, phát nguyện, phải khẩn khiết chí thành, không xen lẫn tạp niệm trạng như người bị hình lục, như kẻ đang ở lao tù, như gặp oán giặc rượt theo, như bị nước lửa bức bách, một lòng cầu cứu, nguyện thoát khổ luân, mau chứng vô sanh, để nối ngôi Tam Bảo, đền đáp bốn ơn, độ loài hàm thức.

Chí thành như thế tất công phu không uổng. Trái lại, nếu lời và hạnh không hợp nhau, lòng tin không vững chắc, niệm lực thường gián đoạn không tương tục, đem sự biếng trễ ấy để mong vãng sanh thì e cho khi lâm chung khó gặp bạn lành, bị sức nghiệp lôi kéo, sự đau khổ ép bức, mà không thành chánh niệm. Vì sao? Bởi việc hiện tại là nhân, lúc lâm chung là qủa, nhân phải cho thật, qủa mới không hư, như âm thanh lớn thì tiếng vang dội rền xa, như hình ngay bóng mới thẳng vậy. 

Qủa báo vui khổ đều do tâm tạo ra. Tâm nóng giận tà dâm là nghiệp địa ngục, tâm tham lam bỏn sẻn là nghiệp Ngạ qủy, tâm ngu si hôn ám là nghiệp súc sanh, tâm ngã mạn cống cao là nghiệp Tu La, giữ trọn năm giới là nghiệp Người, tinh tu mười điều lành là nghiệp Trời, chứng ngộ nhơn không là nghiệp Thanh văn, rõ pháp nhơn duyên không là nghiệp Duyên Giác, tu hành sáu độ là nghiệp Bồ tát, lòng chơn từ bình đẳng là nghiệp Phật. Nếu tâm trong sạch thì hóa sanh về Tịnh Độ, ở nơi bảo các, hương đài; tâm dơ nhiễm thì gởi chất nơi uế bang, ở cõi núi gò hầm hố. Muôn cảnh đều do tâm tạo, lìa nguồn tâm ra không có hình thể chi, vậy muốn được qủa lành, phải tu nhân tịnh.

Tứ liệu giản nói:
Có Thiền, không Tịnh độ,
Mười người, chín ngại đường.
Khi ấm cảnh hiện ra,
Chớp mắt đi theo nghiệp

Không thiền, có tịnh độ,
Muôn tu, muôn người sanh.
Khi được thấy Di Đà,
Lo gì không tỏ ngộ!

Có thiền, có tịnh độ,
Cũng như cọp mọc sừng.
Đời nay làm thầy người,
Đời sau làm Phật, Tổ.

Không thiền, không tịnh độ
Giường sắt, cột đồng lửa.
Muôn kiếp lại ngàn đời.
Chẳng có nơi nương tựa!

Lời Phụ: Tỉnh Thường đại sư, Tổ thứ bảy trong Liên Tông, giáo pháp bị thất truyền, chỉ có sự tích, nên không biên ra đây.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10527)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 7857)
Có một pháp, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là Niệm Phật.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 10620)
Người Niệm Phật phải dấy tâm chí sâu xa mà cảm mộ ân đức của Tam Bảo, tưởng nhớ công lao của cha mẹ, thiện tri thức và của hết thảy chúng sanh.v.v... Nhờ vậy mà từ bi dần dần nẩy nở, ngọn lửa trí tuệ từ từ bừng cháy, môn tu niệm Phật mới dễ dàng thành tựu.
06 Tháng Năm 2015(Xem: 11064)
Có quan niệm cho rằng, người tu pháp môn Tịnh độ mà đọc tụng, nghiên cứu kinh điển, học tập giáo pháp ngoài các kinh Tịnh độ, và hành thiện tu phước (làm các việc cúng dường, bố thí-từ thiện) là tạp tu; chỉ niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà là đủ, đó gọi là chuyên tu.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41641)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau
25 Tháng Tư 2015(Xem: 8463)
A Di Đà Phật vốn là Chân tâm, Tự tánh của mình, nếu mình không chăm lo tu hành, niệm Phật để quay trở về với Tự Tánh Di Đà của chính mình thì làm sao thấy được Tịnh độ.
03 Tháng Tư 2015(Xem: 11003)
Giữa phá giới và phá chấp luôn có mối liên hệ mật thiết. Phá chấp lúc công phu hành trì chưa nhuần nhuyễn sẽ khiến người tu phá giới; từ đó dễ chừng phá kiến, lạc luôn vào đường tà.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 6110)
Những người như chúng ta là không thành thật, cho nên ta không thể thành tựu. Người thành thật thì quyết định có thành tựu, vì người thành thật không có tạp niệm, người thành thật không có phân biệt chấp trước, cho nên tâm của họ là thanh tịnh. Tâm của chúng ta không thanh tịnh, tại vì sao không thanh tịnh? Vì chúng ta có phân biệt, có chấp trước, nên tâm của chúng ta không thanh tịnh.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5201)