Tuân Thức Đại Sư

16 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 16178)

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Tuân Thức Đại Sư

Sư họ Diệp, quê quán ở Thái Châu, nhân bà mẹ lễ cầu đức Quán Thế Âm mà sanh ra. Ngài thọ cụ giới lúc 20 tuổi, ban đầu học luật, kế lại vào chùa Quốc Thanh tập về giáo quán Thiên Thai. Đại sư chuyên trí cầu về Cực Lạc, tu pháp Bát Chu Tam Muội, khổ hạnh đến mửa ra máu. Với lòng kiên quyết, ngài lấy cái chết làm kỳ hạn, không thôi nghỉ. Đêm lại, sư mơ màng thấy đức Quán Thế Âm chỉ tay vào miệng lôi ra mấy con trùng, đầu ngón tay của Bồ Tát nước cam lồ túa ra chảy vào cổ họng mình, nhân đó mà hết bịnh. Sau ngài ở chùa Bảo Vân suất lãnh đại chúng đồng tu tịnh nghiệp. Đại sư có trứ tác mấy pho sách: Di Đà Sám Pháp, Tịnh Độ Quyết Nghi, Thập Niệm Pháp, Vãnh Sanh Lược Truyện, lưu hành ở đời. Lúc lâm chung, ngài đốt hương lễ Tam Bảo cầu chứng minh, rồi niệm Phật mà thoát, hưởng 69 tuổi.

*Đại sư nói: Người tu tịnh nghiệp, khi làm công việc chi, dù trải qua nhiều sự duyên phiền nhọc, song trong tâm lúc nào cũng không quên câu niệm Phật. Ví như người đời có việc chi cần yếu giải quyết chưa xong, bỗng gặp duyên khác đến, tuy tới lui ngồi xuống, giao tiếp nói cười, làm việc này khác lăng xăng, nhưng trong tâm không ngớt lo nghĩ đến chuyện trước kia. Người niệm Phật phải tập tâm niệm của mình cũng y như thế, nếu niệm có thất lạc, phải thâu nhiếp lại, lâu ngày thành thói quen, chừng ấy sự nhớ niệm được tự tại. Cho nên kinh Lăng Nghiêm nói: “Nếu cứ thế mà nhiếp tâm, tự nhiên có thể ngăn được niệm ác. Giả sử muốn làm ác, do vì nhớ Phật nên việc ác kia không thành, như người trong thân có mùi thơm, tự nhiên hơi hôi sẽ tan đi mất”.

*Sớm mai thức dậy phục sức xong rồi, nên chấp tay về Tây niệm Phật. Nên lấy hơi dài, niệm liên tiếp luôn hết một hơi, kể là một niệm, niệm đủ mười hơi là mười niệm. Nhưng đừng nên qúa cố gắng, hơi hoặc dài ngắn, tiếng hoặc cao thấp, niệm hoặc chậm mau, đều tùy tiện theo sức mình. Niệm xong, phát nguyện vắn tắt cầu sanh Tây Phương. Nếu có thờ Phật, nên đối trước Phật mà niệm, nhưng khi mới vào và lui ra, đều phải lễ ba lạy. Pháp thập niệm này rất tiện lợi cho người có nhiều duyên sự. Nếu mỗi ngày đều thật hành y theo đây, lấy trọn đời làm kỳ hạn, thì quyết định sẽ được vãng sanh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5004)
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6060)
Nhân đọc các phát biểu thiếu tôn kính pháp môn Tịnh Độ và kinh luận Đại Thừa PG của một số Phật tử-đăng trên một số trang mạng.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6541)
Có người nói: “Tịnh độ là do tâm hiện ra, không thể có Tịnh độ Cực Lạc ngoài mười muôn ức cõi Phật”. Câu “Duy tâm Tịnh độ” này, vốn xuất phát từ kinh điển, hoàn toàn chân thật, chẳng sai lầm. Nhưng nếu căn cứ theo câu nói trong kinh mà cho rằng không có Tịnh độ Cực Lạc, lại là hiểu sai ý chỉ của kinh.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 6365)
Hồi đức Phật còn tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ lòng cung kính, tri ân, và cầu nguyện Nam-mô Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 13972)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thể và hiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập, giúp người học Phật nhận thức thêm một nẻo về suối nguồn Chân như theo quan điểm Phật giáo Đại thừa.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 7057)
Chúng tôi có nghe nói về một cõi gọi là Tịnh Độ, nơi đó người ta sống rất hạnh phúc và bình an. Xin Thầy rộng lòng nói cho chúng tôi nghe về cõi ấy. Làm sao mà những người dân ở xứ đó có thể sống hạnh phúc và bình an như thế, và bằng cách nào chúng tôi có thể đi về cõi ấy?’’ Thầy mỉm cười, mời cô ngồi xuống, và sau đó nhẹ nhàng trả lời: ‘‘Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian. Nói theo danh từ Phật học thì cõi ấy nằm trong phương ngoại và kiếp ngoại. Bất cứ ai có mang hộ chiếu của Niệm, Định, Tuệ đều có thể đi vào cõi ấy.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15432)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 8940)
Trong xã hội mà đạo đức băng hoại, độc ác, bạo tàn, vô cảm và cuồng tín xảy ra khắp nơi thì một tình thương, một việc lành, một nghĩa cử cao đẹp đều như viên ngọc quý, có ai tu hành dầu theo pháp môn nào cũng đều làm cho con người trở nên tốt hơn. Và quả thật, từ hơn hai nghìn năm trước cho đến nay, Phật giáo đi đến đâu thì mang lại trí tuệ và từ bi đến đấy, chưa làm tổn thương ai, dù là con sâu, cái kiến.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10163)
Phật là bậc Giác ngộ toàn triệt, nhìn thấu chúng sanh cơ bản do vọng tưởng che lấp tự tánh, nên giới thiệu pháp môn Niệm Phật cho thời mạt. Đó là di ngôn tối thượng, căn bản nhất dành cho hậu thế.