Tuân Thức Đại Sư

16 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 16190)

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Tuân Thức Đại Sư

Sư họ Diệp, quê quán ở Thái Châu, nhân bà mẹ lễ cầu đức Quán Thế Âm mà sanh ra. Ngài thọ cụ giới lúc 20 tuổi, ban đầu học luật, kế lại vào chùa Quốc Thanh tập về giáo quán Thiên Thai. Đại sư chuyên trí cầu về Cực Lạc, tu pháp Bát Chu Tam Muội, khổ hạnh đến mửa ra máu. Với lòng kiên quyết, ngài lấy cái chết làm kỳ hạn, không thôi nghỉ. Đêm lại, sư mơ màng thấy đức Quán Thế Âm chỉ tay vào miệng lôi ra mấy con trùng, đầu ngón tay của Bồ Tát nước cam lồ túa ra chảy vào cổ họng mình, nhân đó mà hết bịnh. Sau ngài ở chùa Bảo Vân suất lãnh đại chúng đồng tu tịnh nghiệp. Đại sư có trứ tác mấy pho sách: Di Đà Sám Pháp, Tịnh Độ Quyết Nghi, Thập Niệm Pháp, Vãnh Sanh Lược Truyện, lưu hành ở đời. Lúc lâm chung, ngài đốt hương lễ Tam Bảo cầu chứng minh, rồi niệm Phật mà thoát, hưởng 69 tuổi.

*Đại sư nói: Người tu tịnh nghiệp, khi làm công việc chi, dù trải qua nhiều sự duyên phiền nhọc, song trong tâm lúc nào cũng không quên câu niệm Phật. Ví như người đời có việc chi cần yếu giải quyết chưa xong, bỗng gặp duyên khác đến, tuy tới lui ngồi xuống, giao tiếp nói cười, làm việc này khác lăng xăng, nhưng trong tâm không ngớt lo nghĩ đến chuyện trước kia. Người niệm Phật phải tập tâm niệm của mình cũng y như thế, nếu niệm có thất lạc, phải thâu nhiếp lại, lâu ngày thành thói quen, chừng ấy sự nhớ niệm được tự tại. Cho nên kinh Lăng Nghiêm nói: “Nếu cứ thế mà nhiếp tâm, tự nhiên có thể ngăn được niệm ác. Giả sử muốn làm ác, do vì nhớ Phật nên việc ác kia không thành, như người trong thân có mùi thơm, tự nhiên hơi hôi sẽ tan đi mất”.

*Sớm mai thức dậy phục sức xong rồi, nên chấp tay về Tây niệm Phật. Nên lấy hơi dài, niệm liên tiếp luôn hết một hơi, kể là một niệm, niệm đủ mười hơi là mười niệm. Nhưng đừng nên qúa cố gắng, hơi hoặc dài ngắn, tiếng hoặc cao thấp, niệm hoặc chậm mau, đều tùy tiện theo sức mình. Niệm xong, phát nguyện vắn tắt cầu sanh Tây Phương. Nếu có thờ Phật, nên đối trước Phật mà niệm, nhưng khi mới vào và lui ra, đều phải lễ ba lạy. Pháp thập niệm này rất tiện lợi cho người có nhiều duyên sự. Nếu mỗi ngày đều thật hành y theo đây, lấy trọn đời làm kỳ hạn, thì quyết định sẽ được vãng sanh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2014(Xem: 11937)
Có một hiện tượng buồn: trong giới tu hành vẫn nhiều người cho kinh Đại thừa không phải Phật thuyết mà do người đời sau thêm vào. Trong nhà Phật, chữ Tín quan trọng nhất. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín là nguồn đạo, mẹ công đức, có thể sanh ra hết thảy các thiện căn”. Luận Đại trí độ cũng viết: "Đại tín là đại trí"; "Phật pháp như kho báu, người không có tín cũng như không có tay, sẽ chẳng lấy được gì".
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9758)
Trong cuộc sống hàng ngày của dân gian, chúng ta rất quen thuộc với nhóm từ “Nam mô A Di Đà Phật” Vậy nhóm từ đó có ý nghĩa là gì ? Muốn hiểu tường tận ý nghĩa nhóm từ đó, chúng ta phải có một trình độ khá cao về khoa học. Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc Namo (tiếng Pali) có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 9021)
Trong kinh luận chẳng có tâm tánh, trong kinh luận chẳng có Phật pháp, Phật pháp ở chỗ nào? Phật pháp ở ngay trong tâm quý vị, nhằm dạy quý vị hãy tự ngộ, tự độ. Nói “Phật chẳng độ chúng sanh” là do ý nghĩa này. Vì thế, kiến giải phải thanh tịnh. “Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm”, đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng dấy lên một niệm. Dấy lên một niệm đều là vọng niệm. Chẳng dấy niệm, kiến giải sẽ thanh tịnh. Ba điều trên đây (giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh) đều thuộc về Tự Phần. Tự Phần là chính mình, tự tu!
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 8135)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa tiếng Trung Quốc là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 10010)
Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế. Những cách tu niệm Phật như trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật… đã có từ thời Phật Thích Ca, do chính Ngài chỉ dạy.
05 Tháng Tư 2014(Xem: 17204)