Từ Giác Đại Sư

16 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 16101)

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Từ Giác Đại Sư

Đại sư húy là Tông Trách, người đất Tương Dương. Ngài xuất gia theo Tử Thiền Sư ở chùa Trường Lô tu hành, phát mình được chỗ tâm yếu. Trong năm Ngươn Hựu, đại sư rước mẹ già về ở nơi phương trượng phía đông chùa, khuyên mẹ niệm Phật. Bảy năm sau bà được vãng sanh. Ngài tuân theo quy củ ở Lô Sơn, kết Liên Hoa Thắng Hội, khuyên hằng tăng tục niệm Phật, cảm đến hai bị bồ tát Phổ Hiền, Phổ Huệ ứng mộng xin ghi tên vào hội, để tỏ lòng mật hộ tán thành. Từ đó, những người hướng về theo ngài càng lúc càng đông. Linh Chi luật sư khen ngợi ngài là bậc Đại thừa đạo sư ở thời buổi ấy. Khi lâm chung, ngài ngồi kiết dà niệm Phật mà hóa. 

Đại sư nói: Người mới học đạo, nhẫn lực chưa thuần, nên phải mượn tịnh duyên để giúp phần tăng tiến. Tại sao thế? - Bởi ở cõi Ta Bà, Phật Thích Ca đã nhập diệt, đức Di Lặc chưa giáng sanh; miền Cực Lạc thì từ phụ A Di Đà hiện đương thuyết pháp. Với đức Quán Âm, Thế Chí, người cõi Ta Bà luống khát ngưỡng danh lành, nếu về Tịnh Độ thì bậc thượng thiện nhân như hai ngài ấy, đều là bạn tốt. - Ta Bà, các loài ma nổi dậy, làm não loạn người tu; trái lại nơi cõi Cực Lạc trong ánh đại quang minh đâu còn ma sự? - Ta Bà dễ bị tiếng tà quầy loạn, sắc đẹp mê tâm; miền Cực Lạc thì chim nước rừng cây đều tuyên dương diệu pháp, chánh báo thanh tịnh, đâu có nữ nhơn! Thế thì duyên tu hành thuận tiện đầy đủ, không đâu hơn cõi Tây Phương, tiếc cho kẻ nông cạn kém tin, trở lại nghi ngờ hủy báng! Xin đưa ra đây ít điều để luận: 

này, cảnh nhà thế ồn ào dễ khiến cho người chán, nên có nhiều kẻ mến cảnh chùa vắng lạnh, bỏ tục xuất gia. Nhưng nỗi khổ ở Ta Bà đâu phải chỉ có sự phiền phức của nhà đời, sự vui ở Cực Lạc mầu nhiệm không cùng, đâu phải chỉ như cảnh chùa thanh tịnh? Biết xuất gia là tốt mà không chịu cầu vãng sanh đó là điều lầm thứ nhất. — cõi này, người tu hành khó nhọc, trải muôn dặm đường xa đi tìm bậc trí thức để phát minh việc lớn giải quyết sự sống chết luân hồi? Cõi Cực Lạc, đức Di Đà Thế Tôn nghiệp sắc tâm đều thắng, nguyện lực rộng sâu, một khi diễn tiếng viên âm, người nghe đều tỏ ngộ. Nguyện tham phỏng bậc trí thức mà không muốn thấy Phật là điều lầm thứ hai.

Người tu ở cõi này thấy chùa lớn chúng đông đều ưa thích muốn ở, những chỗ chúng ít lại không muốn nương theo, Cõi Cực Lạc, hàng nhất sanh bổ xứ rất nhiều, các bậc người thượng thiện đều hội lại một chỗ. Muốn gần gũi chùa lớn mà không mến hải chúng thanh tịnh ở Tây Phương, là điều lầm thứ ba. — cõi này, kẻ thượng thọ không qúa trăm tuổi, tính lại lúc thơ ấu dại khờ, khi già cả suy yếu, lúc đau bịnh, khi ngủ nghỉ, bao nhiêu đó đã chiếm hơn phân nửa đời người; phương chi bậc Bồ Tát còn mê khi cách ấm, hàng Thanh Văn còn muội lúc xuất thai, tấc bóng ngàn vàng mười phân hao hết chín, mà tu hành chưa lên ngôi bất thối, thật đáng kinh lòng!

Người ở Tây Phương thọ mạng không lường, một khi gởi chất nơi hoa sen thì không còn sự khổ sanh già bịnh chết, tu hành tiếp tục mãi cho đến khi chứng qủa bồ đề. Cam chịu luân chuyển ở cảnh Ta Bà ngắn khổ, mà quên miền Cực Lạc trường xuân, là điều lầm thứ tư. — cõi này, như bậc đã chứng qủa vô sanh, sống trong dục trần mà không mê nhiễm mới có thể vận lòng từ bi, trí phương tiện, cứu độ muôn loài. Còn kẻ trí huệ cạn, mới tương ưng với đôi chút pháp lành, bèn cho mình là bậc cao siêu tự tại, chê bai Tịnh Độ tham luyến Ta Bà, không biết tự lượng, mong sánh với bậc đại quyền Bồ Tát, để rồi ngày kia phải bị luân hồi đọa lạc, đó là điều lầm thứ năm. Trong kinh nói: “Phải nên phát nguyện cầu sanh về cõi kia”, mà có kẻ chẳng tin lời Phật, khinh rẻ sự cầu sanh, há chẳng phải là mê ư? Than ôi! Người không biết lo xa, ắt có sự buồn gần, một khi mất thân này, muốn kiếp đành ôm hận, chừng ấy hồi sao cho kịp!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Hai 2014(Xem: 9145)
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 14220)
26 Tháng Mười Một 2013(Xem: 24253)
Niệm Phật Thành Phật
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10365)
11 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17437)
27 Tháng Mười 2013(Xem: 7562)