Hữu Nghiêm Đại Sư

16 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 15972)

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Hữu Nghiêm Đại Sư

Ngài họ Hồ, quê ở Lâm Hải, lúc 6 tuổi xuất gia nơi chùa Linh Thứu, 14 tuổi thọ giới cụ túc. Theo học với Thần Chiếu Pháp Sư, ngài ngộ được ý chỉ nhất tâm tam quán. Kế đó, đại sư về làm tọa chủ chùa Xích Thành, sau lại lên ở ẩn nơi ngọn núi phía đông tòa Cố Sơn; bên thất ngài có cây Tra, nhân tự hiệu là Trà Am. Đại Sư giữ giới luật rất nghiêm, ngoài y bát ra không chứa vật chi. Ngài lại chuyên tu tịnh nghiệp, được tam muội, sự linh ứng rất nhiều; nếu có trứ thuật, đều xiển dương về Liên Tông. Vào niên hiệu Tĩnh Quốc năm đầu, một hôm ngài thấy thiên thần từ trên hư không giáng hạ nói: “Tịnh nghiệp của tôn đức đã thành tựu!”
Đại sư lại nằm mộng thấy hoa sen lớn nở trong ao, nhạc trời vi nhiễu, khi tỉnh dậy làm thi để tự tiễn hành. Bảy hôm sau, ngài ngồi ngay thẳng mà hóa.

*Đại sư nói: Đức Thế Tôn thương xót, dùng nhiều phương tiện để tiếp độ loài hữu tình. Cho nên người tu hành được vãng sanh cũng có nhiều cách: hoặc nhờ thiền định, tán thiện hoặc do Phật lực, Pháp lực, hoặc có người chỉ tu phước rồi mượn nguyện lực để hồi hướng, hoặc có kẻ lúc lâm chung qúa sợ hãi niệm Phật mà được cứu độ.

Những loại như thế số có đến ngàn muôn, chỉ nương nhờ một phương pháp, tất được vãng sanh. Về định thiện như kẻ tu môn diệu quán, tam muội Thủ Lăng Nghiêm. Về Tán Thiện như trong kinh Vô Lượng Thọ nói: dùng mười niệm, niệm Phật cũng được vãng sanh. Về Phật Lực là do đại bi nguyện lực của đức A Di Đà nhiếp thọ, những chúng sanh niệm Phật nương nhờ đây mà được vãng sanh.

Ví như kẻ dung phu nương theo vua Chuyển Luân, trong một ngày đêm có thể đi khắp bốn châu thiên hạ, đó không phải là do sức mình, chính nhờ năng lực của Luân Vương. Về pháp lực là như Phật bảo Liên Hoa Minh Vương Bồ Tát dùng thần chú quán đảnh gia trì trong đất cát rải nơi thây hoặc mộ phần người chết, khiến cho vong giả tuy bị đọa nơi Địa Ngục, Ngạ Qủy, Súc Sanh, nhưng nương nhờ chân ngôn này được về Cực Lạc.

Về sự tu phước hồi hướng như người giữ tâm từ bi không giết hại, thọ trì các giới, đọc tụng mật chú, các kinh điển đại thừa, cùng tu những phước lành, hồi hướng trang nghiêm thành ra nhân Tịnh Độ. Về việc khi lâm chung sợ hãi cầu cứu, là người lúc sắp chết, tướng hỏa xa hiện, xưng hiệu Phật, lửa dữ hóa ra thành gió mát, như trường hợp của Hùng Tuấn, Trương Thiện Hòa được vãng sanh vậy.

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 11939)
Tóm lược: Bài viết nhằm giới thiệu về năm bản khác nhau của “Kinh Vô Lượng Thọ”, tìm hiểu dịch giả, xuất xứ và giá trị nội dung cũng như ý nghĩa của các bản, từ đó đưa ra một số nhận định trong nghiên cứu. Bằng phương pháp so sánh và dẫn các cứ liệu lịch sử, khảo cổ, từ đó bài viết phần nào cho biết về nguồn cội của Kinh văn và tư tưởng Tịnh Độ. Bố cục bài viết đi từ tổng quan đến phân tích về dịch giả và dịch bản, chỉ ra một số nét tương đồng và dị biệt giữa các bản Kinh, từ đó đưa ra một số kết luận về việc nghiên cứu “Kinh Vô Lượng Thọ” – bộ Kinh được xem là đại diện cho giáo lí Phật giáo Tịnh Độ Tông.
16 Tháng Năm 2016(Xem: 13259)
Với bài viết bộc bạch về pháp môn Tịnh-độ mà tôi đã trình bày và thành thật cám ơn chư vị có đọc cùng đóng góp ý kiến. Tuy nhiên hình như chư vị còn lẫn tiếc pháp thí vì chưa chỉ bày cho tôi chổ sai trái của pháp môn chổ nào mà chỉ chung chung là pháp môn nầy không đúng chánh pháp của Phật dạy. Chư vị cứ mãi với luận cứ cho rằng kinh điển của nguyên-thủy mới là chính thống viết ra những gì Phật thuyết, ngoài ra đó thì toàn là của ngoại đạo, tà giáo……
06 Tháng Năm 2016(Xem: 12936)
Lời bạt: Hiện tại có một số đông người tu học theo pháp Phật đã không ngớt lời chê bai pháp-môn Tịnh-độ không phải là Chánh-pháp Phật mà là do Tàu lồng vào đó để lũng đoạn.....