Không Cốc Đại Sư

16 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 15626)

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Không Cốc Đại Sư

(Đại sư họ Trần tên Cảnh Long, người ở Ngô huyện. Thuở còn bé ngài đã ăn chay, ưa ngồi ngay thẳng nhắm mắt, dường như người tu thiền định. Sau ngài theo Lai Vân Hòa Thượng học về đại pháp; đến 28 tuổi xuất gia ở Hổ Khâu. Kế đó, đại sư vào núi Thiên Mục, kham khổ tham cứu, một hôm bỗng nhiên tỉnh ngộ đến cầu chứng nơi ngài Lại Vân, được ấn khả, Đại sư tuy ngộ được tâm tông, song việc tự tu khuyên người, đều theo Tịnh Độ. Ngài từng làm 108 bài thi Tịnh Độ lựu hành ở đời. Ngài lại xây cho mình cái cốt tháp ở Tiền Đường tự làm lời minh, thường ở trong đó tu hành cho đến khi viên tịch) 

Đại sư nói: Một môn niệm Phật là đường lối tu hành thẳng tắt. Hành giả phải xét rõ thân này giả dối, việc thế như chiêm bao, duy cõi tịnh là đáng nương về, câu niệm Phật là có thể nhờ cậy. Rồi tùy phận mà niệm hoặc mau hoặc chậm, hoặc tiếng thấp tiếng cao, đều không câu ngại. Chỉ nên để cho thân tâm nhàn đạm, thầm nhớ chẳng quên, khi hưởn, gấp, động, tịnh, vẫn một niệm không khác. Niệm như thế, ngày kia xúc cảnh chạm duyên, bỗng nhiên tỉnh ngộ. Chừng ấy mới biết cõi Tịch Quang Tịnh Độ không rời nơi đây, Phật A Di Đà chẳng ngoài tâm mình. Nếu lập tâm muốn cầu tỏ ngộ thì trở lại thành chướng ngại, nên chỉ lấy lòng tin làm căn bản, chẳng tùy theo tạp niệm mà thôi. Hành trì như thế, dù không tỏ ngộ, khi chết cũng được sanh về Tây Phương, theo giai cấp mà tiến tu, không còn lo thối chuyển. 

Kinh Đại Tập nói: “Niệm Phật lớn tiếng có mười công đức:

1) Đánh tan hôn trầm mê ngủ.

2) Thiên ma kinh sợ.

3) Tiếng vang khắp mười phương.

4) Ba đường ác được dứt khổ.

5) Tiếng bên ngoài không xâm nhập.

6) Niệm tâm không tán loạn.

7) Mạnh mẽ tinh tấn.

8) Chư Phật vui mừng.

9) Tam muội hiện tiền.

10) Vãng sanh về Tịnh Độ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 11966)
Tóm lược: Bài viết nhằm giới thiệu về năm bản khác nhau của “Kinh Vô Lượng Thọ”, tìm hiểu dịch giả, xuất xứ và giá trị nội dung cũng như ý nghĩa của các bản, từ đó đưa ra một số nhận định trong nghiên cứu. Bằng phương pháp so sánh và dẫn các cứ liệu lịch sử, khảo cổ, từ đó bài viết phần nào cho biết về nguồn cội của Kinh văn và tư tưởng Tịnh Độ. Bố cục bài viết đi từ tổng quan đến phân tích về dịch giả và dịch bản, chỉ ra một số nét tương đồng và dị biệt giữa các bản Kinh, từ đó đưa ra một số kết luận về việc nghiên cứu “Kinh Vô Lượng Thọ” – bộ Kinh được xem là đại diện cho giáo lí Phật giáo Tịnh Độ Tông.
16 Tháng Năm 2016(Xem: 13315)
Với bài viết bộc bạch về pháp môn Tịnh-độ mà tôi đã trình bày và thành thật cám ơn chư vị có đọc cùng đóng góp ý kiến. Tuy nhiên hình như chư vị còn lẫn tiếc pháp thí vì chưa chỉ bày cho tôi chổ sai trái của pháp môn chổ nào mà chỉ chung chung là pháp môn nầy không đúng chánh pháp của Phật dạy. Chư vị cứ mãi với luận cứ cho rằng kinh điển của nguyên-thủy mới là chính thống viết ra những gì Phật thuyết, ngoài ra đó thì toàn là của ngoại đạo, tà giáo……
06 Tháng Năm 2016(Xem: 12995)
Lời bạt: Hiện tại có một số đông người tu học theo pháp Phật đã không ngớt lời chê bai pháp-môn Tịnh-độ không phải là Chánh-pháp Phật mà là do Tàu lồng vào đó để lũng đoạn.....