Triệu Lưu Đại Sư

16 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 17524)

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Triệu Lưu Đại Sư

(Đại sư là vị tổ thứ mười trong Liên Tông, họ tưởng, húy Hành Sách, người ở Nghi Nhơn. Ngài xuất gia năm 23 tuổi, chuyên tu tịnh nghiệp, thường trụ nơi chùa Tây Khê ở hàng Châu mở mang Tịnh Tông, sự hoằng hóa rất thạnh. Đại sư có soạn ra mấy bộ: Liên Tạng Tập, Tịnh Độ Pháp Ngữ, lưu hành ở đời. Niên hiệu Khang Hy thứ 21, ngài thị tịch, thọ 55 tuổi bấy giờ có người Tông Hoàng và con nhà họ Ngô chết một lượt, trải qua một ngày bỗng tỉnh dậy, đều nói y nhau: “Tôi bị minh ty bắt đem trói để dưới điện, bỗng thấy hào quang sáng rực khắp nơi hương thơm hoa báu đầy cả hư không. Minh Vương mọp xuống đất đưa một vị đại sư về Tây Phương, xem kỹ lại là Triệt Công. Tôi nhờ hào quang chiếu, liền được tha trở về.) 

Đại sư nói: Phép trì danh qúi ở một lòng không loạn, không xen tạp, chẳng phải niệm mau niệm nhiều là hơn. Chỉ nên trì niệm nhặt niệm nối nhau, không mau không chậm, khiến cho hiệu Phật rành rẽ rõ ràng nơi tâm. Khi ăn cơm mặc áo, đi đứng nằm ngồi, giữ một câu hồng danh nối liền chẳng dứt cũng như hơi thở, không tán loạn cũng không hôn trầm. Trì danh như thế có thể gọi là một lòng tinh tấn trên phận sự vậy. 

Người tu tịnh nghiệp đời nay, trọn ngày niệm Phật, sám hối, phát nguyện, mà cõi Tây Phương vẫn xa, sự vãng sanh không đảm bảo ra sao? „y cũng bởi bề ngoài tuy lễ niệm, phát nguyện, mà trong tâm dây tình còn buộc chặt, gốc ái còn bám sâu đó! Vậy phải xem sự tình ái cõi Ta Bà là vô thường, giả dối, đồng như nhai sáp, dù ở trong cảnh hưỡn gặp động tịnh, vui khổ lo mừng, cũng giữ chắc một câu hiệu Phật như dựa vào núi Tu Di, tất cả cảnh duyên đều không thể làm lay động. Nếu lúc nào tự cảm thấy mỏi mệt, biếng trễ, nghiệp hoặc hiện lên, phải một lòng phấn khởi mà niệm, như thanh trường kiếm chống trời, khiến cho quân ma phiền não trốn mất không còn, như lửa đỏ ở lò hồng, đốt tan tình thức từ vô thỉ. Người nào giữ được như thế, tuy hiện đang ở cõi ngũ trược mà toàn thân đã ngồi nơi thế giới hoa sen, đợi chi Phật Di Đà đưa tay, đức Quán Âm dìu dắt, mới tin là mình vãng sanh ư?

Lời phụ: Trong Tịnh Độ thánh hiền lục, đề ngài Tĩnh Am là tổ thư mười, nhưng sau Ấn Quang đại sư cùng các nhà tu Tịnh Độ thấy ngài Triệt Lưu thừa giới cao siêu, sự hoằng hóa rất thạnh, có công đức lớn với Liên Tông, mới tôn ngài lên làm tổ thứ mười, đổi ngài Tịnh Am thành Tổ thứ 11. Nhân tiện xin biện minh ra đây để giải thích mối nghi ngờ. 

Liên Du

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5026)
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6072)
Nhân đọc các phát biểu thiếu tôn kính pháp môn Tịnh Độ và kinh luận Đại Thừa PG của một số Phật tử-đăng trên một số trang mạng.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6556)
Có người nói: “Tịnh độ là do tâm hiện ra, không thể có Tịnh độ Cực Lạc ngoài mười muôn ức cõi Phật”. Câu “Duy tâm Tịnh độ” này, vốn xuất phát từ kinh điển, hoàn toàn chân thật, chẳng sai lầm. Nhưng nếu căn cứ theo câu nói trong kinh mà cho rằng không có Tịnh độ Cực Lạc, lại là hiểu sai ý chỉ của kinh.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 6377)
Hồi đức Phật còn tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ lòng cung kính, tri ân, và cầu nguyện Nam-mô Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 13998)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thể và hiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập, giúp người học Phật nhận thức thêm một nẻo về suối nguồn Chân như theo quan điểm Phật giáo Đại thừa.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 7067)
Chúng tôi có nghe nói về một cõi gọi là Tịnh Độ, nơi đó người ta sống rất hạnh phúc và bình an. Xin Thầy rộng lòng nói cho chúng tôi nghe về cõi ấy. Làm sao mà những người dân ở xứ đó có thể sống hạnh phúc và bình an như thế, và bằng cách nào chúng tôi có thể đi về cõi ấy?’’ Thầy mỉm cười, mời cô ngồi xuống, và sau đó nhẹ nhàng trả lời: ‘‘Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian. Nói theo danh từ Phật học thì cõi ấy nằm trong phương ngoại và kiếp ngoại. Bất cứ ai có mang hộ chiếu của Niệm, Định, Tuệ đều có thể đi vào cõi ấy.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15458)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 8950)
Trong xã hội mà đạo đức băng hoại, độc ác, bạo tàn, vô cảm và cuồng tín xảy ra khắp nơi thì một tình thương, một việc lành, một nghĩa cử cao đẹp đều như viên ngọc quý, có ai tu hành dầu theo pháp môn nào cũng đều làm cho con người trở nên tốt hơn. Và quả thật, từ hơn hai nghìn năm trước cho đến nay, Phật giáo đi đến đâu thì mang lại trí tuệ và từ bi đến đấy, chưa làm tổn thương ai, dù là con sâu, cái kiến.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10179)
Phật là bậc Giác ngộ toàn triệt, nhìn thấu chúng sanh cơ bản do vọng tưởng che lấp tự tánh, nên giới thiệu pháp môn Niệm Phật cho thời mạt. Đó là di ngôn tối thượng, căn bản nhất dành cho hậu thế.