Kỷ Niệm về Thầy: Niệm Phật và Ăn Chay

03 Tháng Giêng 201720:56(Xem: 7980)

KỶ NIỆM VỀ THẦY: NIỆM PHẬTĂN CHAY
Nhất Tâm Nguyễn Xuân Chiến

 

Thich Thiền TâmTôi còn nhớ lần đầu tiên bái kiến Thầy Thích Thiền Tâm, tôi hí hửng pha lẫn chút kiêu hãnh rằng:

- Thưa Thầy, con ăn chay trường đã bốn năm rồi ạ!

Và Thầy đáp một câu khiến tôi chưng hửng:

- Ăn chay đâu phải là điều kiện tiên quyết cho việc tu hành! Vả lại, ăn uống theo phương thức của đa số quần chúng hiện nay, thì cũng chưa phải gọi là ăn chay đúng nghĩa!

Vì là buổi sơ giao, tôi chưa hiểu được Thầy là ai, và trước mặt mình là một nhân vật như thế nào, nên tôi không tránh khỏi đôi chút tự ái. Tôi đỏ mặt, cãi:

- Con cũng sử dụng thực đơn giống như quý thầy ở chùa, tại sao lại chẳng phải là ăn chay?

Thầy vẫn ôn tồn:

- Được rồi. Con thử định nghĩa thế nào là Chay? Và thế nào là ăn chay đúng theo chánh pháp? Và ăn chayliên hệ gì đến sự phát triển tâm linh của chúng ta? 

Đương nhiên là... tôi ngậm miệng tắc tị, vì chẳng biết trả lời “oong đơ” như thế nào!

May mắn thay cho tôi, vừa khi ấy, một vị thị giả của Thầy vào báo rằng, có một phái đoàn Phật-tử từ Saigon lên viếng Hương Nghiêm tịnh viện, tôi bèn vội vàng rút lui, nhưng Thầy quay lại bảo nhỏ :

- Trưa mai, Thầy cho phép con thọ trai cùng với chư Tăng, con sẽ hiểu rõ thế nào là ăn chay đúng phép.

Thế là trưa hôm sau, tôi vận áo tràng đàng hoàng và được Thầy dẫn lên chánh điện, bảo tôi ngồi vào dãy cuối cùng. Lần đầu tiên thọ thực với chư Tăng trong khung cảnh tôn nghiêm của một tu viện khiến tôi không khỏi hồi hộp. Nghi thức thọ thực của chư Tăng cũng tương tự như nghi thức Bát Quan Trai dành cho cư sỹ.

Chiều hôm ấy, tôi gặp Thầy tại tịnh thất. Thầy hỏi:

- Con đã biết ăn chay là thế nào chưa?

Tôi vẫn còn lúng túng:

- Thưa Thầy, tuy đã được tham dự buổi lễ Ngọ Thực vừa qua, nhưng… con vẫn chưa hiểu nhiều về ý nghĩa của từng chi tiết buổi lễ. Thầy có thể giải thích cho con được thông suốt chăng?

Sau đó, tôi được Thầy chỉ dạy và giảng giải từng chi tiếtý nghĩa của buổi thọ trai, như là một sinh hoạt chính yếu mà bất cứ người xuất gia nào cũng phải thực hiện hằng ngày, không thể bỏ qua. Buổi đàm đạo hôm nay Thầy có vẻ thích thú vì gặp người đệ tử thiết tha học hỏi, nên câu chuyện rất hào hứng. Nói chung, tôi được Thầy dạy rất nhiều, và giảng rất tỉ mỉ.

Nhiều năm tháng đã trôi qua, bây giờ có lẽ đầu óc khá lú lẫn nên không còn nhớ được bao nhiêu. Đại khái, Thầy dạy rằng: một bữa ăn gọi là CHAY đúng nghĩa theo quan điểm Phật-giáo Đại Thừa thì phải đặt trọng tâm vào 3 điểm chính yếu :

1/. Nghi thức thọ trai chính là công khóa tu hành của người Phật tử, là một bộ phậnkhông thể thiếu được trong sinh họat tâm linh, cho nên người hiểu đạo  thì  nên  xem  bữa  ăn  là  cơ  hội để thăng tiến tâm linh cho bản thân và  gieo duyên lành cho những người xung quanh, kể cả những kẻ có mặt hoặc khuất mặt.    

Trước khi dùng bữa, quan trọng nhất là nâng bát cơm lên ngang trán để cúng dường hết thảy chư Phật, chư Bồ-tát, chư vị tổ sư, thánh hiền tăng.

2/. Xuất sanh: Bố thí cho tất cả chúng sanh hữu hình cũng như vô hình. Đặt biệt là loài kim súy điểu và tiếp theo là phải sớt bát để trừ diệt tham dục.

3/. Thực hiện tam đề, ngũ quán.

Tam đề là : phát bồ-đề nguyện trước khi ăn ba miếng cơm đầu tiên. (bằng cách niệmthầm)

Miếng thứ nhất: nguyện tu nhất thiết thiện.

Miếng thứ hai: nguyện đoạn nhất thiết ác.

Miếng thứ ba: nguyện cứu độ nhất thiết chúng sanh.

...

Ngũ quán là : trong khi ăn, bắt buộc vừa ăn vừa quán tưởng 5 pháp quán này :

a) thứ nhất khi ăn phải tri ân tất cả chúng sanh trong cuộc sống này, và phải biết miếng ăn này từ đâu lại.

b) thứ hai tự xét đức hạnh của mình có xứng đáng với sự cúng dường này chăng?

c) thứ ba là ngăn trừ lầm lỗi và chận đứng nguồn gốc của lòng tham muốn.

d) thứ tư là phải quán tưởng rằng: bữa ăn này chỉ là thuốc thang để chữa lành bệnh gầy mòn của cơ thể (ăn để sống mà thực hiện tâm linh).

e) Vì thành tựu đạo nghiệp nên mới thọ dụng bữa ăn này.

Tóm lại, người ăn chay chân chánh thì luôn luôn thực hiện “tam đề ngũ quán” trong bữa cơm. Nghĩa là khi dùng bữa, cũng chính là lúc quan trọng nhất, cần thiết nhất để hành trì, tu tập, chứ không phải để thỏa mãn sự đói kháttham dục của mình. Đương nhiên, không bao giờ nói chuyện lung tung, hoặc giỡn cợt, hoặc cười lớn tiếng, la hét, làm mất không khí trang trọng, kính tín của buổi lễ.

Cuối cùng, là những động tác thoạt xem ra có vẻ nhỏ nhặt, nhưng đạo Phật vẫn lồng vào trong đó những nghi thức thuần túy tu hành. Như : xỉa răng, uống nước, lau tay rửa miệng, thảy thảy đều được thực hiện  kèm theo  những  lời  thệ  nguyện  vĩ đại, mà mục đích căn bản là: mở rộng lòng thương yêu rộng lớn không phân biệt đến tất cả muôn loài, nhiếp phục tâm ý, tưởng nhớ đến Phật, Pháp Tăng cùng tỏ lòng tri ân đến tất cả vạn vật.

Bữa thọ trai được kết thúc bằng lời chú nguyện như sau:

Tấm thân này được khoác một bộ áo quần tươm tất cho nên tôi thường nghĩ đến công lao của người thợ dệt.

Hàng ngày dùng ba bữa cơm, mỗi mỗi đều ghi nhớ cái gian khổ của người nông phu.

Nguyện cầu tất cả Tu sỹ lẫn Cư sỹ đều lấy phước huệ làm cơ sở cho việc hành trì, và sau khi lâm chung được A Di Đà trực tiếp công bố quyết định thành Phật (thọ ký).

Lại cầu nguyện rằng, mọi sinh linh cõi âm được siêu thăng, cõi dương được thái bình, an lạc, cùng tất cả chúng sanh đều sớm thành tựu trí giác Vô Thượng.

Theo giáo lý Đại Thừa, ta thấy rằng: một bữa ăn chay đúng nghĩa thì phải được tiến hành bằng những cung cách, thái độ và tâm ý như vậy. Và thực hiện đúng như thế mới gọi là NGƯỜI ĂN CHAY.

Nếu chúng ta chỉ chuyên dùng rau cỏ và ngũ cốc trong bữa ăn, và khi ăn chúng ta không thực tập một công phu tu tập nào cả, không kèm theo một hành vi tôn giáo nào cả, thì chúng ta được gọi là người ăn thực vật, chứ chẳng phải là người ăn chay. Xin chớ hiểu lầm mà tự hào oan uổng!                

Mặc dù ăn thực vật thì cũng chiêu cảm những quả báo hiền thiện, như: được ít bệnh, sống lâu, và ít gây nghiệp sát cho nên kiếp sau sẽ hưởng những quả báo dễ chịu, tốt đẹp (tương đối). Nhưng, ăn thực vật ròng như vậy thì không liên hệ gì đến tâm linh, tôn giáo cả!

Tôi rụt rè thưa:

- Thưa Thầy, con xét thấy ăn chay theo quan điểm Đại Thừa như vậy, e có vẻ rắc rốiphức tạp quá! Hàng cư sỹ chúng con làm sao thực hiện nổi?

Thầy cười xòa:

- Đó là nghi thức tiêu biểu, là bữa ăn điển hình của người xuất gia theo quan điểm tổng quát của Đại Thừa. Còn trong đời sống bình thường, mọi người dẫu là cư sỹ hoặc tu sỹ đều nên tùy thuộc vào pháp môn của mình, mà thực hiện bữa ăn chay sao cho thích hợp.

- Người theo pháp môn Tịnh Độ thì sao, thưa Thầy?

- Kinh dạy rằng: danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật chính là bồ-đề tâm, là bồ-đề nguyện, và gồm chứa vô lượng vô biên công đức của Phật A Di Đà, cho nên, người theo pháp môn Tịnh Độ, thì trong tất cả bữa ăn phải thường xuyên niệm Phật là đủ. Và dĩ nhiên, ngoài các bữa ăn cũng phải... thường xuyên xưng niệm Nam mô A Di Đà Phật.          

Nghĩa là: Bất cứ lúc nào cũng phải xưng niệm Nam mô A Di Đà Phật.

Khi đã niệm Phật ròng rặc, liên tục, thì họ còn tìm đâu ra thời giờ rãnh rỗi để thắc mắc về cái gọi là Chay, cái gọi là Mặn? Ngay cả cái việc “được vãng sanh Cực Lạc hay chăng” mà họ cũng không buồn để ý đến, huống hồ chi...

Tóm lại, vấn đề Chay Mặn chỉ đặt ra cho những ai chưa quyết tâm niệm Phật.

Vậy nên, khi chúng ta gặp một người Phật tử nào đó, thay vì thắc mắc rằng: Là Phật-tử, bạn có niệm Phật hay không? thì họ lại hỏi: Bạn ăn chay hay ăn mặn? Như thế, ta phải hiểu rằng, người ấy chưa niệm Phật nhiều, chưa hiểu chi về giáo lý Tịnh-Độ, và nhất là chưa tin tưởng gì mấy vào Bản Nguyện Cứu Độ của đức A Di Đà.

Để kết thúc, xin nhắc nhở một điều này:

Với lòng tin tuyệt đối vào năng lực cải biến tâm linh vô biên vô tận của danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, vào Bản Nguyện Cứu Độ của A Di Đà, người viết chắc chắn rằng: tất cả sinh hoạt dù lớn dù nhỏ của cuộc sống chúng ta, sẽ được chuyển hóa toàn triệt, tận gốc rễ - vậy thì sá gì cái vấn đề Chay Mặn? sá gì cái việc vớ vẩn của “miếng ăn là miếng tồi tàn...” mà Danh Hiệu Nam mô A Di Đà Phật sẽ phải tỏ ra bất lực hay sao?

Nhưng, xét nghĩ rằng, một người quyết chí xưng niệm Nam mô A Di Đà Phật, gởi trọn niềm tinchí nguyện vào đức Phật A Di Đà, và cõi Cực Lạc trang nghiêm vi diệu, thì không lẽ bo bo cắm đầu cắm cổ vào miếng cá, miếng thịt, vào chai bia mãi như thế hay sao

Lẽ nào năng lực vô biên của Danh hiệu lại không thể chuyển hóa tâm thái của chúng ta một chút nào hay chăng?

Nam mô A Di Đà Phật…

NHẤT TÂM

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 11958)
Tóm lược: Bài viết nhằm giới thiệu về năm bản khác nhau của “Kinh Vô Lượng Thọ”, tìm hiểu dịch giả, xuất xứ và giá trị nội dung cũng như ý nghĩa của các bản, từ đó đưa ra một số nhận định trong nghiên cứu. Bằng phương pháp so sánh và dẫn các cứ liệu lịch sử, khảo cổ, từ đó bài viết phần nào cho biết về nguồn cội của Kinh văn và tư tưởng Tịnh Độ. Bố cục bài viết đi từ tổng quan đến phân tích về dịch giả và dịch bản, chỉ ra một số nét tương đồng và dị biệt giữa các bản Kinh, từ đó đưa ra một số kết luận về việc nghiên cứu “Kinh Vô Lượng Thọ” – bộ Kinh được xem là đại diện cho giáo lí Phật giáo Tịnh Độ Tông.
16 Tháng Năm 2016(Xem: 13293)
Với bài viết bộc bạch về pháp môn Tịnh-độ mà tôi đã trình bày và thành thật cám ơn chư vị có đọc cùng đóng góp ý kiến. Tuy nhiên hình như chư vị còn lẫn tiếc pháp thí vì chưa chỉ bày cho tôi chổ sai trái của pháp môn chổ nào mà chỉ chung chung là pháp môn nầy không đúng chánh pháp của Phật dạy. Chư vị cứ mãi với luận cứ cho rằng kinh điển của nguyên-thủy mới là chính thống viết ra những gì Phật thuyết, ngoài ra đó thì toàn là của ngoại đạo, tà giáo……
06 Tháng Năm 2016(Xem: 12979)
Lời bạt: Hiện tại có một số đông người tu học theo pháp Phật đã không ngớt lời chê bai pháp-môn Tịnh-độ không phải là Chánh-pháp Phật mà là do Tàu lồng vào đó để lũng đoạn.....
18 Tháng Ba 2016(Xem: 13275)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh. Đại thừa triển khai chân lý Phật dạy với quan niệm Thế giới quan và Phật đà quan hoàn toàn không bị đóng khung trong quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy. Niềm tin trọn vẹn về một bậc thầy giác ngộ viên mãn, đầy đủ oai lực từ bi và trí tuệ. Năng lực của Phật có từ trường rất mạnh đối với tâm thức người quán niệm. Người tu Tịnh Độ, cũng có niềm tin rằng bên ngoài có Phật A Di Đà, bên trong tâm mình có tánh Phật A Di Đà. Khi chưa giác ngộ thì còn bị phiền não che lấp tánh Di Đà, nay niệm Phật là phương tiện tuyệt vời để khôi phục tâm tánh ấy.