Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

13 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 10307)


I. Ý NGHĨA VÀ QUY TẮC TRỢ NIỆM


Trợ niệm là trợ giúp cho người đó vãng sanh. Người trợ niệm cần phải biết rõ đạo lý, phương vãng sanh thì người đó mới có thể lợi lạc.


Con người lúc lâm chung, thần thức của họ đều không giống nhau. Những hành vi, việc làm hằng ngày, mọi thứhình ảnh đó giờ đây sẽ hiện hành, dẫn dắt bổn tánh của ta hướng ra ngoài, lúc đó nghiệp lực của chúng ta sẽ hoàn toàn làm chủ, lực lượng nào lớn nhất sẽ dẫn đầu. Nếu nghiệp ác nhiều, luực lượng của chúng ta vừa xông ra liền đưa xuống tam ác đạo. Ngược lại, nghiệp thiện nhiều, chủng tử thiện sẽ dẫn ta lên hai cõi trời và người.


Hàng ngày có công phu niệm Phật tức có chủng tử Phật. Lực lượng của chủng tử Phật lớn thì sẽ xuất hiện trước, ta liền được Phật tiếp dẫn vãng sanh về Tây Phương. Nếu lực lượng này nhỏ yếu không xuất hiện nổi, nhờ có người khác ở bên cạnh giúp trợ niệm thì chủng tử này sẽ dễ dàng xuất hiện. Cho nên, trong lúc bình thường có tu trì, thì lâm chung chủng tử Phật xuất hiện ra trước, việc vãng sanh chắc chắn có nhiều hy vọng. Trợ niệm chính là giúp cho họ khơi dậy câu Phật hiệu.Người Phật tử, bất luận trong lúc bình thường tụng bao nhiêu kinh, niệm bao nhiêu câu chú, khi lâm chung muốn chủng tử Phật xuất hiện, thì duy nhất chỉ có bốn chữ A Di Đà Phật mới hữu dụng.


Câu này vô cùng quan trọng, mọi người cần phải luôn luôn ghi nhớ một cách sâu sắc .


Khi trợ niệm phải tuân theo qui tắc. Người trong nhà bệnh nhân không được quấy nhiễu, hoặc tự đưa ra ý kiến. Người đã chết rồi, đừng nên làm điều gì cho rộn ràng. Lúc ban hộ niệm đến nhà có thể chuẩn bị trà nước, ngoài ra không cần phải chuẩn bị gì hết.


Người trợ niệm cần phải phải lưu ý hai điểm:


1. Tự mình đem cơm theo, đừng làm phiền tang chủ. Có thể uống trà, nước của họ.

2. Chớ bao giờ nhận tiền (lì xì). Điểm này tuyệt đối không được phá lệ.

Một khi phá lệ, nếu không có nhận được tiền lì xì, thì tâm sẽ không tập trung, không thành tâm để niệm, lúc đó việc trợ niệm sẽ biến thành việc mua bán. Đây là điều phá hoại Phật pháp! Ngay đến việc nhận quà cũng không được. Người tại gia đi trợ niệm, lấy tiền tức là tạo tội và nghiệp. Lấy tiền của người khác thì ban trợ niệm này coi như hỏng hết! Mọi người phải học theo Ấn Tổ (Ấng Quang Đại Sư), nếu không sẽ là kẻ phản đồ. Không tuân theo quy tắc là lừa Thầy diệt Tổ vậy!


Phàm là liên hữu gia nhập vào ban hộ niệm Phật đều phải có danh sác. Quyến thuộc của ban viên tin trợ niệm. Nếu không tin Phật pháp thì không cần phải nói nữa. Đây là phạm vi của viêc trợ niệm.


Khi đi trợ niệm những thứ cần chuẩn bị như sau:


Môt bức tượng Phận lớn cỡ một thước, một lư hương, một hoặc hai cái khánh, một cặp đèn cầy, nhang ( không cho gián đoạn), một ly hoặc chén đựng nước. Chúng ta phải mang theo những thứ này, bất luận trong nhà tang chủ có hay không.


Đạc tượng Phật đặc ở vị trí sao cho bệnh nhân có thể nhìn thấy, (đây là nguyên tắc). Không nhất thiết phải đính vào tượng hoặc treo, vẫn có thể đặc trên bàn. Cũn gkhông nhất định phải phân biệt hướng Đông, Tây , Nam, Bắc. Nơi nào có hình Phật nơi đó là hướng Tây.


Sáu chữ, bốn chữ phải theo quy tắc mà niệm. Trước tiên niệm " Nam Mô A Di Đà Phật", sau đó từ sáu chữ chuyển thành bốn chữ, dùng một hoặc hai chiếc khánh phối hợp với nhau mà đánh.


Nhang đèn của mình mang theo khi dùng hết, có thể dùng của tang chủ. Nếu họ không có, không thắp cũng được.


Sau khi bước vào nhà, vị trưởng ban hộ niệm an trí hình Phật trước, sau đó thắp đèn và nhang. Sắp xếp xong chỗ ngồi và đứng cho ban viên, thì bắt đầu niệm. Việc sắp xếp vị trí ngồi đứng rất quan trọng, vì ổn định vị trí cho người bệnh được an tâm, không phải hướng theo chúng ta mà nhình Đông ngó Tây.


Trường hợp người bệnh chưa đến lúc nguy cấp, có thể khởi đầu bằng câu " Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật". Nếu lúc nguy cấp thì bắt đầu ngay từ sáu chữ. Trường hợp thấy nguy cấp hơn nữa thì trực tiếp niệm bốn chữ là được. Điều quan trọng là ở chỗ khơi dậy được danh hiệu Phật ở nơi người bệnh, công đức ấy thật vô lượng.


Người trợ niệm cần phải lưu ý, trước khi vô nhà phải tìm chủ nhà trước, gặp được chủ nhà rồi mới và nhà để tránh việc nghi ngờ khi họ mất đồ. Chủ nhà hướng dẫn chúng ta đi dâu thì chúng ta đi đó. Lúc không trợ niệm thì ngồi một chỗ nghỉ ngơi, không làm việc gì cả. Khi hộ niệm thì dốc hết tâm vào câu Phật hiệu. Trong lúc hộ niệm người không phận sự không được vào phiền nhiễu loạn, có thể đứng ở xa nhìn, không được nói rằng phải vào thăm bệnh, rồi nói những chuyện hoặc có những cử chỉ tình cảm. Phải biết rằng một khi người bệnh động lòng là hỏn hết việc!


Mọi người trong lúc bình thường công phu đều mong cầu được nhật tâm bất loạn hơn. Người trợ niệm không được ho, ách-xì hoặc phát ra những âm thanh khác khiến cho người bệnh nghe được, đều không tốt. Muốn như vậy, trong lúc bình thường phải luyện tâm. Luyện tâm đẻ không có tạp âm xen vào. Nếu không người bệnh đang giữ chánh niệm để niệm Phật, bất thần bị một tiếng ách-xì mà giựt mình, để rồi hồn vía sẽ không biết sẽ bay tận nơi nào?!

Trong lúc bệnh nhân sắp tắc thở, giây phút này rất quan trọng, là giai đoạn khẩn cấp nhất. Ngùi nhà lúc thường nghĩ rằng phải tập trung ở trước mắc bệnh nhân, trường hợp này ban hộ niệm phải ngăn cấm, không cho họ khóc, đừng để họ kêu:"Ba ơi! Má ơi!" ầ, ĩ lên. Phải khuyên họ phải nhất mực niệm Phật, đừng vì tình cảm mà làm hư hỏng hết mọi sự.

Sau khi bệnh nhân tắc thở, nhưng linh hồn vẫn chưa đi, vì nghiệp lực của tâmthức vẫn còn ở trong thân xác chưa ra khỏi được. Những người có công phu tốt hoặc tội nghiệp nặng chỉ trong khoảnh khắc là ra đi liền. Đối với người bình thường tâm thức ra không nổi, cho nên rất khó khăn và đau đớn như rùa bị lột cái mai vậy. Do đó, phải niệm Phật 24 giờ mới mong bảo toàn hiểm nguy. Đối với người thời xưa họ rất xem trọng điều này.

Khổng tử nói, sau ba ngày mới được đại liệm (chôn cất), vì sau ba ngày linh hồn mới đi khỏi. Các bậc thánh nhân đều hiểu được điều này. Người bình thường đối với việc sanh tử đại sự đa số đều không rõ.

Vị trưởng ban hộ niệm phải dặn dò người nhà bệnh nhân rằng: trong vòng 12 tiếng đồng hồ không được động đậy đến thể xác, không được thay áo quần hay rờ vào. Bất cứ người nào cũng không được đụng vào xác thể. Nếu thấy thân xác bị cứng chỉ cần dùng nước nóng đắp lên là được.

Trợ niệm đến đây có thể tạm đừng, niệm bài văn hồi hướng(1), rồi đảnh lễ à xong, vị trưởng ban nếu có mền "Chú đà la ni" (mền quang minh) thì tặng cho họ một tấm, cho một gói "quang minh chú sa". Sau đó có thể ra về, không phải bận tâm thêm nữa.

Tóm lại, ý nghĩa quy tắc trợ niệm mọi người không thể không biết. Chư đại đức của Tịnh Độ ngày xưa có viết một quyển sách "Lâm chung cần biết", mọi người có thẻ nghiên cứu tham khảo. Quả có thể giúp cho một người vãng sanh, thành tựu một vị Phật, công đức này không thể đếm hết được.

(còn tiếp)

 

 

 

(1) Kệ Hồi Hướng

Nguyện đem công đức này

Hồi hướng....(họ và tên người vãng sanh)

Trên đền bốn ơn nặng

Dưới cứu khổ tam đồ.

Nếu có kẻ thấy nghe

Đều phát lòng Bồ Đề

Hết một báo thân này

Đồng sanh cõi Cực Lạc.

Mười phương ba đời tất cả Phật

Tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát

Ma Ha Bát nhã Ba La Mật Đa.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn