TÓM TẮT VỀ CHÁNH NIỆM
Satipaṭṭhāna, Tứ Niệm xứ, hay sự hành thiền trên bốn đề mục chánh niệm (thân, thọ, tâm, pháp) giúp nuôi dưỡng những phẩm chất tốt trong tâm. Mọi người đều có những phẩm tính tốt đẹp (thiện) và xấu xa (bất thiện) trong tâm,
nhưng học cách nuôi dưỡng những phẩm tính tốt đẹp chính là thực hành thiền. Chúng ta nuôi dưỡng những phẩm tính tốt đẹp này như thế nào? Thực hành thiền bao gồm những thứ mà chúng ta quan sát được (gọi là đối tượng) và cái quan sát (tâm). Tâm niệm rằng cảnh, âm thanh, sự đụng chạm, vị, mùi và suy tư hay những trải nghiệm khởi sinh ở 6 căn không được thực hành rất quan trọng. Chúng ta không phải làm bất cứ điều gì để biết những thứ này vì chúng vẫn luôn ở đó. Những đối tượng này cứ diễn ra trong thân và/hoặc tâm. Thực hành thiền là việc làm của tâm, và việc làm này chuyển đổi phẩm tính của tâm.
Một thiền sinh có 3 việc, và chúng ta sẽ đề cập theo thứ tự :
1) Có chánh kiến.
2) Có chánh niệm,
3) Có sự thực hành liên tục. Khi chúng ta trải nghiệm điều gì đó, chúng ta hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng, đó chỉ là đối tượng của sự thực hành và rằng tâm đang hay biết nó. Không nên đánh giá rằng đây là một kinh nghiệm xấu hay đây là một kinh nghiệm tốt. Chúng ta chỉ quan sát mọi việc và tôn trọng như nó vốn dĩ như vậy. Cái gọi là cần phải biết là chỉ thuần túy được hay biết mà không có được thích, bị ghét, được mong muốn, hay bị tống khứ. Thay vì chúng ta nhắc nhở bản thân về điều đang diễn ra, điều chúng ta đang trải qua và điều chúng ta ghi nhận được đều là tự nhiên. Chúng ta nên tự nhắc nhở rằng những đối tượng này chúng luôn đi theo bản chất của chúng, và chúng chỉ đang làm việc phải làm và rằng chúng là để quan sát, để nghe hay để trải nghiệm mà thôi. Nếu chúng ta không tự nhắc nhở về bản chất này, tâm sẽ bị chao đảo, mong muốn trong một khoảnh khắc và chống đối trong khoảnh khắc tiếp theo. Mong muốn và chống đối làm bóp méo “lăng kính” của tâm.
Tự thân đối tượng không quan trọng, chúng ta cần phải biết đối tượng và nhìn đối tượng một cách rõ ràng. Có lúc, tôi nói rằng chúng ta cần 60/40 chánh niệm, có nghĩa là chúng ta cần chú tâm 60% cho tâm quan sát và 40% cho đối tượng. Chúng ta cần phải chú ý tới tâm quan sát nhiều hơn vì những phiền não như tham, sân và si diễn ra trong tâm và chính những phiền não này che mờ tâm trí. Chúng ngăn chúng ta nhìn mọi việc rõ ràng, chúng ta không thể thấy được các đối tượng như cách chúng vốn dĩ.
Hãy thử nhìn sâu hơn vào các mảnh khác nhau của sự thực hành. Có 5 phẩm tính trong tâm làm việc thực hành, đó là: Tín, tấn, niệm, định, tuệ. Chính 5 phẩm tính này là đối tượng chúng ta cần phải nuôi dưỡng. Đối tượng của 6 căn luôn khởi sinh ở 6 giác quan. Những đối tượng này là những hòn đá kê mà chúng ta sử dụng đối tượng khởi sinh ở các căn này để nuôi dưỡng 5 phẩm tính tốt đẹp đó của tâm.
Khi chúng ta hành thiền, bất cứ hiện tượng hay trải nghiệm nào mà chúng ta biết được cũng đều là đối tượng. Chúng ta cũng cần phải chánh niệm tỉnh giác vào điều mà chúng ta ghi nhận được. Chúng ta phải biết cách tôn trọng đối tượng, có chánh kiến với đối tượng, và có khả năng cân nhắc chúng theo đúng cách. Chúng ta có thể làm một trong các việc sau: Chúng ta có thể nhớ rằng các đối tượng chỉ là tự nhiên, hay rằng chúng chỉ là đối tượng để được ghi nhận mà thôi.
Trong Satipaṭṭhāna, chánh niệm hay sự ghi nhận (vì tôi thường dùng thay đổi hai từ này) là yếu tố đầu tiên trong 5 phẩm tính tốt đẹp của tâm. Đó là lúc chúng ta nuôi dưỡng 4 phẩm tính khác thông qua sự chánh niệm liên tục. Đơn giản, chánh niệm là sự ghi nhớ về sự có mặt ở thời điểm hiện tại, rõ biết bất cứ đối tượng nào ở một hoặc cả 6 căn (tâm và/hoặc thân) đang diễn ra ngay lúc này. Trong tiếng Anh thì tôi hay dùng các từ như là “awareness, mindfulness, remembering, not forgetting, recognizing, và noticing để diễn tả từ Pali “sati”. Tôi không thích sử dụng thuật ngữ như là “concentrate ( tập trung)” hay “penetrate into the object” (hòa mình vào trong đối tượng) vì tôi không muốn những ý tưởng mà các từ ngữ này gợi nên về việc phải dụng công tinh tấn.
Tôi đã từng ngồi trong xe do một thiền sinh cầm lái. Khi một chiếc xe khác vượt qua chúng tôi, người thiền sinh hỏi “Nếu như con chỉ cần hay biết rằng có một chiếc xe vừa mới đi qua thì đã đủ cho việc thực hành chánh niệm hay chưa?”. Không. Chưa đủ. Chúng ta luôn biết có chiếc xe vừa vượt qua chúng ta dù chúng ta có thực hành chánh niệm hay không. Vậy thì việc hay biết chánh niệm đó khác với sự hay biết thông thường chỗ nào? Khi có cái thấy, nghe, và suy tư, người thiền sinh rõ biết một cách tỉnh giác rằng những việc này đã được trải nghiệm. Một người không phải là thiền sinh sẽ biết một chiếc xe vượt qua nhưng không liên hệ điều đó với trải nghiệm của anh ta. Thay vì thế, anh ta có thể chỉ liên hệ khái niệm về điều vừa xảy ra nhờ vào kết quả tâm đã xử lý xong toàn bộ tiến trình. Đó là lý do tại sao tôi nói rằng, chánh niệm là khi bạn ghi nhận được các đối tượng của 6 căn là trải nghiệm trực tiếp của bạn.
Ví dụ, nếu như tôi đang ngồi trên một cái thảm lúc này, và tôi hay biết về cái thảm này, thì đó không phải là chánh niệm của hành thiền. Khi tôi hay biết về quá trình nhìn hay cảm thọ cho phép tôi nhận thấy cái nhìn, cảm nhận về tấm thảm và hiểu được rằng tấm thảm này đúng là một tấm thảm, thì đây là trải nghiệm của tôi. Tôi rõ biết được trải nghiệm này. Chỉ ghi nhận được phần ý niệm của trải nghiệm thì không phải là niệm. Chúng ta không có hứng thú với ý niệm của một tấm thảm nhiều như khi chúng ta trải nghiệm quá trình nhìn, hay cảm thọ. Chúng ta cần những khái niệm để sử dụng trong đời sống thường nhật, nhưng trong thực hành, chúng ta phải biết mọi thứ theo quy trình diễn ra trong tâm, của tự nhiên, và của thực tế.
Như vậy, bạn chánh niệm và bạn duy trì được chánh niệm. Bạn không phải quá sức dụng công để chánh niệm. Không cần phải tập trung tinh lực nhưng bạn cần phải có được sự nỗ lực đúng mức để giữ cho sự chánh niệm được liên tục. Nế bạn dụng công đúng cách bạn sẽ có thể thực hành cả ngày mà không hề mệt mỏi. Hãy thử duy trì chánh niệm trong thời gian dài trong suốt cả ngày.
Bạn có thể lấy một đối tượng mà bạn biết được một cách nhẹ nhàng và sử dụng đối tượng đó như là nền tảng để phát triển rộng hơn. Khi tôi còn thực hành liên tục ở nhà trong đời sống hàng ngày, tôi thường sử dụng cảm thọ như là viên gạch nền của mình. Từ đó, tôi bắt đầu ghi nhận các suy tư tác động thế nào đến cảm thọ và các cảm thọ tác động thế nào đến suy tư. Tôi từ từ học hỏi và hiểu ra được những mối quan hệ này.
Bạn có thể ngồi, đi, hay nằm khi bạn thực hành trong đời sống thường nhật. Tư thế không phải là điều quan trọng, và thậm chí còn không quan trọng khi mỗi ngày bạn phải xử lý công việc làm ăn của mình. Tuy nhiên, thời khóa biểu là mọi lúc từ khi bạn thức dậy vào buổi sáng đến khi bạn chìm vào giấc ngủ vào ban đêm.
Bạn cũng cần phải biết cách làm thế nào để quan sát những đối tượng này khởi sinh. Liệu chúng là các đối tượng của các căn hay là trải nghiệm của bạn, bạn cần phải quan sát chúng như là tự nhiên. Tự nhiên có nghĩa là không thể nào tìm thấy “tôi” hay “bạn”. Tự nhiên chỉ là một quá trình nhân - quả/ tác động – phản ứng. Không có gì là tốt hay xấu ở những đối tượng này.
Nếu bạn đang phát triển ham muốn hay sự tức giận về bất cứ kiểu âm thanh nào, điều đó có nghĩa là bạn đang có tà kiến với trải nghiệm.
Sayadaw U Tejaniya
Thu Thập Bụi Vàng
Người dịch: Pháp Hỷ