Thiền Tập

25 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 56128)

THIỀN TẬP
Cư Sĩ Nguyên Giác biên dịch
Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức

thientap-nguyengiac-bia1smthientap-an_ban_moi
Chánh thân đoan tọa,
đương nguyện chúng sanh,
tọa bồ đề tòa,
tâm vô sở trước.

Thẳng mình ngồi ngay,
nên nguyện chúng sanh,
ngồi tòa bồ đề,
tâm không vướng mắc.

(Thi Kệ Nhật Dụng)

MỤC LỤC

Lời Tạ Ơn

Tạng Truyền
Hướng Dẫn Thiền Tây Tạng -- Đạt Lai Lạt Ma
Pháp Thở Đơn Giản – Kadampa
Đại Thủ Ấn -- Khenpo Tsultrim Gyamtso Rinpoche
Đại Tòan Thiện -- Tulku Urgyen Rinpoche

Nam Truyền
Minh Sát Thiền -- Mahasi Sayadaw
Thái Độ Thiền Tập -- Henepola Gunaratana
Thiền Quán Là Gì -- Ajahn Chah

Bắc Truyền
Mặc Chiếu -- Thánh Nghiêm
Thiền Công Án -- Genjo Marinello
Yếu Chỉ Tu Chứng -- Hám Sơn Đức Thanh

Một Vị Giải Thóat
Bài Pháp Khẩn Cấp - Bahiya Sutta

Lời Tạ Ơn

thientap-nguyengiac2Sách này được thực hiện để trước là báo tứ trọng ân, sau là giúp người sơ học. Bên cạnh các sách Thiền bằng Việt ngữ do các thiền phái sọan, dịch và xuất bản ở VN tương đối đã nhiều và đầy đủ, tuyển tập này hy vọng sẽ trình bày thêm một số thông tin khác, được nhìn từ nhiều hứơng khác nhau. Ba truyền thống chính trình bày trong sách này chỉ là vì tiện lợi. Mỗi bài đều tự hòan tất, và độc giả có thể đọc thẳng từ bất kỳ bài nào, không cần thứ tự.

Người dịch đã dùng rất nhiều sách tham khảo, và nơi đây xin ghi lời tri ân tới các tác giả, dịch giả nhiều tới không thể ghi hết ra – trong đó có sách hay bài của quý thầy Nhẫn Tế, Minh Châu, Duy Lực, Thanh Từ, cụ Phạm Kim Khánh… -- và một vài trang web Phật Giáo Việt, Thái, Miến Điện, Tây Tạng. Người dịch cũng xin ghi khắc ơn sâu về các lời dạy trực tiếp của Thầy Tịch Chiếu (Tây Tạng Tự, Bình Dương) nhiều thập niên trứơc về Tổ Sư Thiền.

Người dịch trân trọng biết ơn các tác giả được chuyển ngữ nơi đây, hầu hết là thuộc các bài phổ biến tự do, nhưng một ít cũng có bản quyền mà cơ hội xin phép chưa tìm được. Đặc biệt, người dịch xin cảm ơn Thiền Sư Thánh Nghiêm (Đài Loan) đã cho phép dịch bài “Mặc Chiếu Thiền,” và môn đệ thượng thủ của thầy là Thiền Sư Quả Nguyên đã giúp phiên âm một số từ sang Việt Ngữ. Được sự cho phép và giúp đỡ đó cũng là nhờ lời xin giùm từ Thiền Sư Trí Châu (Santa Ana, Calif.) – một nhà sư Việt đã tới nhiều thiền đường quốc tế tham học, và rồi trở thành truyền nhân của Thiền Sư Phật Nguyên (Quảng Châu, Trung Quốc), pháp tự dòng Vân Môn.

Trong sách này, một số câu hay đọan văn sẽ được ghi thêm nguyên văn Anh Ngữ để độc giả có thể tìm tham khảo thêm qua các công cụ tìm kiếm trên Internet. Các tham khảo qua mạng dùng trong sách này đã lấy trong các năm 2004 và 2005. Các bài trong này được dịch theo sát nghĩa của bản Anh Ngữ, nên sẽ có một số câu văn trúc trắc; trường hợp câu dịch tối nghĩa, sẽ có thêm lời trong dấu ngoặc vuông […] hoặc có chú thích ghi là LND (Lời Người Dịch) để làm sáng tỏ hơn.

Nếu sách này có lời khế hợp, đó là nhờ ơn Đức Phật và thầy tổ; nếu sách có lời chưa phải, chỉ là do lỗi ngừời dịch chưa học tới và xin sám hối.

Sau cùng, xin tạ ơn tất cả cha mẹ nhiều đời, và tất cả chúng sinh trong các cõi, và xin hồi hướng công đức để khắp pháp giới trọn thành Phật đạo.

Dịch giả không giữ bản quyền. Bất kỳ ai cũng có quyền sao chép, in ấn trong mọi phương tiện khả dụng.

Cư Sĩ Nguyên Giác

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tám 2016(Xem: 6252)
Thiền là đề tài rất quan trọng trong đạo Phật, được đề cập rộng rãi trong kinh sách Phật giáo dưới nhiều hình thức và và trình bày nhiều phương pháp tu tập khác nhau. Sở dĩ như vậy là vì Thiền không gì khác là một lẽ sống thực nghiệm tự nội, tuần tự đưa đến cứu cánh giác ngộ mà bất kỳ người nào quyết tâm tu học theo giáo pháp của Phật cũng cần trải qua, nếu muốn tìm thấy an lạc và giải thoát thực sự. Càng thực nghiệm được nhiều thì an lạc càng tăng trưởng sâu lắng cùng lúc tâm thức càng tiến gần đến giác ngộ trọn vẹn. Có thể nói rằng Thiền là lối đi duy nhất tuần tự đưa con người rời khỏi phiền não khổ đau, đạt đến cứu cánh giải thoát mà không có con đường thứ hai. Trong bài kinh Niệm xứ (Satipatthànasutta) được xem là nền tảng của nếp sống thiền định Phật giáo, Đức Phật xác nhận: “Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Tức là Bốn Niệm xứ”1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5765)
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 5792)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo từ Chánh kiến cho tới cuối cùng là Chánh định. Theo kinh Đại thừa Phật dạy Lục độ, thứ nhất là bố thí tới thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ.
21 Tháng Tư 2016(Xem: 6135)
Nếu có gặp vấn đề gì khó khăn, đau buồn hay khổ sở hãy thiền định, và thực tập như vậy giải quyết tất cả những vấn đề của bạn thông qua việc thực hành này.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 7547)
Vạch cỏ dày rậm để truy tìm Nước rộng núi thẳm đường lại xa Tâm mệt sức kiệt chẳng thấy đâu Chỉ nghe, cây phong, tiếng ve sầu
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7267)
Đây thực sự là một kiểu kích thích tìm hiểu khoa học thần kinh, vì đã có những viên ngọc trí tuệ trong truyền thống thiền định - Đức Đạt Lai Lạt Ma thường xuyên nói về điều này – rằng cách tốt nhất để chúng ta có được hạnh phúc là hãy độ lượng với những người khác. Và sự thực, bằng chứng khoa học cho thấy trong nhiều chân lý ấy, và cho thấy rằng có sự biến đổi có cấu trúc hệ thống trong não bộ có liên hệ tới các hành vi rộng lượng
29 Tháng Mười 2015(Xem: 15886)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”
26 Tháng Mười 2015(Xem: 7603)
Tâm Thiền, Tâm Ban Sơ được chúng tôi dịch từ nguyên tác, Zen Mind, Beginner’s Mind, gồm những bài tiểu tham do Shunryu Suzuki nói trực tiếp bằng tiếng Anh với đệ tử và được Marian Derby, một đệ tử thân cận của sư, thu âm trên băng, rồi chép lại, sau đó được Trudy Dixon, một đệ tử thân cận khác của sư, hiệu đính và sắp xếp lại thành sách.