Nối Lại Dòng Thiền Của Đức Phật Và Chư Tổ Tại Việt Nam

08 Tháng Năm 201300:00(Xem: 20147)

NỐI LẠI DÒNG THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT
VÀ CHƯ TỔ TẠI VIỆT NAM
Tuệ Thiện

Phật giáo VN có một quá khứ lịch sử dài hơn 2.000 năm.Phật giáo có thể đã truyền vào nước ta từ thời Hùng Vương ( thế kỷ thứ 2-3 trước Tây Lịch) với sự kiện công chúa Tiên Dung và chồng là Chữ Đồng Tử được sư Phật Quang , người Thiên Trúc ( Ấn Độ) truyền pháp cho tại núi Quỳnh Viên, ngày nay có tên là Nam Giới Sơn (Lịch Sử PGVN , tập 1, Lê Mạnh Thát, NXB Thuận Hóa). Theo sử liệu Trung Hoa, di tích một bảo tháp ASOKA được xậy dựng ỏ Giao Châu, tại thành Nê Lê (nay thuộc Đồ Sơn, cách Hải Phòng 12 cây số). Bảo tháp nầy do phái đoàn truyền giáo của vua A DỤC gởi đi khoảng 243 năm trước DL, dưới sự lảnh đạo của 2 vị thánh tăng SONA và UTTARA. Thành phố Luy Lâu (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) là một trong 3 thị trấn cổ của VN thời ấy ( Cổ Loa, Long Biên, Luy Lâu) đã trở thành một trung tâm văn hoá thương mại sầm uất. Đường biển là con đường giao thông dễ dàng nhất từ Ấn Độ sang Trung Hoa và các nước Đông Nam Á. Các thương khách, các nhà sư Ấn Độ dừng chân tại Luy Lâu để trao đổi mua bán, để học hỏi chữ Hán, dịch kinh sách và làm quen với phong tục tập quán người Hán trước khi vào Lạc Dương , kinh đô nhà Hán.

XEM TIẾP NỘI DUNG PHIÊN BẢN PDF:
NỐI LẠI DÒNG THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT VÀ CHƯ TỔ TẠI VIỆT NAM


BÀI ĐỌC THÊM:
Thiền Sư Khương Tăng Hội - Lê Mạnh Thát
THIỀN SƯ KHƯƠNG TĂNG HỘI - Nguyễn Lang




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tám 2016(Xem: 6254)
Thiền là đề tài rất quan trọng trong đạo Phật, được đề cập rộng rãi trong kinh sách Phật giáo dưới nhiều hình thức và và trình bày nhiều phương pháp tu tập khác nhau. Sở dĩ như vậy là vì Thiền không gì khác là một lẽ sống thực nghiệm tự nội, tuần tự đưa đến cứu cánh giác ngộ mà bất kỳ người nào quyết tâm tu học theo giáo pháp của Phật cũng cần trải qua, nếu muốn tìm thấy an lạc và giải thoát thực sự. Càng thực nghiệm được nhiều thì an lạc càng tăng trưởng sâu lắng cùng lúc tâm thức càng tiến gần đến giác ngộ trọn vẹn. Có thể nói rằng Thiền là lối đi duy nhất tuần tự đưa con người rời khỏi phiền não khổ đau, đạt đến cứu cánh giải thoát mà không có con đường thứ hai. Trong bài kinh Niệm xứ (Satipatthànasutta) được xem là nền tảng của nếp sống thiền định Phật giáo, Đức Phật xác nhận: “Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Tức là Bốn Niệm xứ”1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5771)
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 5799)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo từ Chánh kiến cho tới cuối cùng là Chánh định. Theo kinh Đại thừa Phật dạy Lục độ, thứ nhất là bố thí tới thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ.
21 Tháng Tư 2016(Xem: 6144)
Nếu có gặp vấn đề gì khó khăn, đau buồn hay khổ sở hãy thiền định, và thực tập như vậy giải quyết tất cả những vấn đề của bạn thông qua việc thực hành này.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 7560)
Vạch cỏ dày rậm để truy tìm Nước rộng núi thẳm đường lại xa Tâm mệt sức kiệt chẳng thấy đâu Chỉ nghe, cây phong, tiếng ve sầu
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7272)
Đây thực sự là một kiểu kích thích tìm hiểu khoa học thần kinh, vì đã có những viên ngọc trí tuệ trong truyền thống thiền định - Đức Đạt Lai Lạt Ma thường xuyên nói về điều này – rằng cách tốt nhất để chúng ta có được hạnh phúc là hãy độ lượng với những người khác. Và sự thực, bằng chứng khoa học cho thấy trong nhiều chân lý ấy, và cho thấy rằng có sự biến đổi có cấu trúc hệ thống trong não bộ có liên hệ tới các hành vi rộng lượng
29 Tháng Mười 2015(Xem: 15901)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”
26 Tháng Mười 2015(Xem: 7616)
Tâm Thiền, Tâm Ban Sơ được chúng tôi dịch từ nguyên tác, Zen Mind, Beginner’s Mind, gồm những bài tiểu tham do Shunryu Suzuki nói trực tiếp bằng tiếng Anh với đệ tử và được Marian Derby, một đệ tử thân cận của sư, thu âm trên băng, rồi chép lại, sau đó được Trudy Dixon, một đệ tử thân cận khác của sư, hiệu đính và sắp xếp lại thành sách.