Nối Lại Dòng Thiền Của Đức Phật Và Chư Tổ Tại Việt Nam

08 Tháng Năm 201300:00(Xem: 20145)

NỐI LẠI DÒNG THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT
VÀ CHƯ TỔ TẠI VIỆT NAM
Tuệ Thiện

Phật giáo VN có một quá khứ lịch sử dài hơn 2.000 năm.Phật giáo có thể đã truyền vào nước ta từ thời Hùng Vương ( thế kỷ thứ 2-3 trước Tây Lịch) với sự kiện công chúa Tiên Dung và chồng là Chữ Đồng Tử được sư Phật Quang , người Thiên Trúc ( Ấn Độ) truyền pháp cho tại núi Quỳnh Viên, ngày nay có tên là Nam Giới Sơn (Lịch Sử PGVN , tập 1, Lê Mạnh Thát, NXB Thuận Hóa). Theo sử liệu Trung Hoa, di tích một bảo tháp ASOKA được xậy dựng ỏ Giao Châu, tại thành Nê Lê (nay thuộc Đồ Sơn, cách Hải Phòng 12 cây số). Bảo tháp nầy do phái đoàn truyền giáo của vua A DỤC gởi đi khoảng 243 năm trước DL, dưới sự lảnh đạo của 2 vị thánh tăng SONA và UTTARA. Thành phố Luy Lâu (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) là một trong 3 thị trấn cổ của VN thời ấy ( Cổ Loa, Long Biên, Luy Lâu) đã trở thành một trung tâm văn hoá thương mại sầm uất. Đường biển là con đường giao thông dễ dàng nhất từ Ấn Độ sang Trung Hoa và các nước Đông Nam Á. Các thương khách, các nhà sư Ấn Độ dừng chân tại Luy Lâu để trao đổi mua bán, để học hỏi chữ Hán, dịch kinh sách và làm quen với phong tục tập quán người Hán trước khi vào Lạc Dương , kinh đô nhà Hán.

XEM TIẾP NỘI DUNG PHIÊN BẢN PDF:
NỐI LẠI DÒNG THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT VÀ CHƯ TỔ TẠI VIỆT NAM


BÀI ĐỌC THÊM:
Thiền Sư Khương Tăng Hội - Lê Mạnh Thát
THIỀN SƯ KHƯƠNG TĂNG HỘI - Nguyễn Lang




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Hai 2015(Xem: 17676)
Tôi đã từng nghe về một Vạn Phật Thánh Thành cách đây vài mươi năm về trước, khi từ thời ngài Tuyên Hóa còn sống trước năm 95 nhưng quả thật tôi chưa đủ duyên để diện kiến ngài và tu học dưới mái chùa ngài.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 7449)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác. Tuy ban đầu thì các kinh nghiệm mà mình thu thập được cũng chỉ liên quan đến cá nhân mình, thế nhưng sau cùng thì chúng cũng sẽ mang lại cho mình một sự cảm thông sâu rộng hơn đối với vạn loài chúng sinh.
05 Tháng Giêng 2015(Xem: 8636)
Trong giòng sống lịch sử, mọi sự thăng trầm, thạnh suy, bỉ thái đều có quy luật tất yếu liên quan đến Đạo lý Nhân Quả. Thiền giúp chúng ta không nhận thức sai lầm về Nhân Quả, mà phải thấu suốt Nhân quả thật rõ ràng, biết giữ vị trí đúng, quan hệ đúng và hành động đúng trong mọi tình huống, mọi thời đại, không bị các thế lực vô minh lôi cuốn, nhấn chìm.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14411)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
25 Tháng Chín 2014(Xem: 6870)
Thiền định, thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọn theo người xưa là Chỉ, Quán, và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt nền trên thực tại tối hậu mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp, Pháp tánh, tánh Không, Chân như, Phật tánh, Pháp giới tánh, Pháp thân…
08 Tháng Tám 2014(Xem: 7679)
Ở Tây phương có rất nhiều quan niệm sai lầm về Thiền quan hệ đến một số điểm cốt yếu mà bên Đông phương cho là dĩ nhiên, nhưng tâm thức Tây phương không hiểu và tán thưởng nổi. Trước hết, trong việc nghiên cứu Thiền, không phải chỉ học giáo lý là quan trọng, mà phải biết đôi chút về lối sống của các Thiền gia ở các nước Đông phương.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14160)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13406)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 9835)
Khi nghe chữ “thiền” thì nhiều người có những ý niệm khác nhau. Đối với một số người thì thiền tạo ra hình ảnh của một số pháp tu huyền bí mà bằng cách nào đó, bạn đi đến một cõi giới khác hẳn trong tâm trí. Đối với một số người khác thì thiền có thể tạo ra ý tưởng về một loại kỷ luật nào đó mà chỉ có một số người áp dụng ở Á châu.