12 Thơ Thiền Sư Cự Triệt Tụng Tranh Chăn Trâu

26 Tháng Tám 201000:00(Xem: 13188)

PHẬT DẠY LUYỆN TÂM
NHƯ CHĂN TRÂU

Soạn Giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
DIỆU PHƯƠNG xuất bản 2010

 - 12 -

 THƠ THIỀN SƯ CỰ TRIỆT

TỤNG TRANH CHĂN TRÂU

 

 Thơ tụng tranh chăn trâu của thiền sư Cự Triệt gồm tất cả mười bài “tứ tuyệt” cho mười bức tranh chăn trâu với các đề mục như sau:

 

 1. Thất ngưu: mất trâu

 2. Tầm ngưu: tìm trâu

 3. Kiến tích: thấy dấu

 4. Kiến ngưu: thấy trâu

 5. Đắc ngưu: được trâu

 6. Hộ ngưu: giữ trâu

 7. Kỵ ngưu: cưỡi trâu

 8. Vong ngưu: quên trâu

 9. Song mẫn: cùng vắng

 10. Nhập triền: vào chợ

 

 Soạn giả sau khi ghi bản dịch âm mười bài thơ này đã dịch thành mười bài thơ thơ “tứ tuyệt”. Kế đó lại chuyển dịch thành mười bài thơ “lục bát” liên hoàn.

 

*

 

 


 

 

 

 

 

失 牛

牛 尚 牛 兮 童 尚 童

牛 童 背 向 各 西 東

纖 塵 不 隔 何 霄 壞

曠 劫 來 今 枉 自 懵

 

1. THẤT NGƯU

Ngưu thượng ngưu hề, đồng thượng đồng,

Ngưu đồng bối hướng các Tây Đông

Tiêm trần bất cách hà tiêu nhưỡng,

Khoáng kiếp lai kim uổng tự mông.

 

1. MẤT TRÂU

Trâu còn và trẻ cũng còn luôn

Trâu ngoảnh hướng Tây, trẻ phía Đông

Không cách đất trời làn bụi mỏng

Xưa nay trông ngóng phí bao công.

 

 

DẪN: Trâu ở phía Tây, mặt hướng về Tây. Mục đồng ở phía Đông, mặt hướng về Đông.

 

尋 牛

忽 向 山 童 問 白 牛

山 童 罔 措 不 知 求

傍 人 識 得 牛 蹤 跡

指 點 山 童 急 轉 頭

 

2. TẦM NGƯU

Hốt hướng sơn đồng vấn bạch ngưu,

Sơn đồng võng thố bất tri cầu.

Bàng nhân thức đắc ngưu tung tích,

Chỉ điểm sơn đồng cấp chuyển đầu.

 

2. TÌM TRÂU

Chợt hỏi sơn đồng trâu trắng đâu

Trẻ chăn không biết kiếm nơi nao

Có người dấu vết trâu hay rõ

Chỉ hướng sơn đồng quay lại mau.

 

 

DẪN: Chủ nhân hỏi trâu ở đâu? Mục đồng ngơ ngác. Lại có một người từ phía Tây đi đến đưa tay chỉ về xa.

見 跡

隄 回 陌 轉 向 溪 西

弌 路 深 蹄 間 淺 蹄

端 的 新 知 尋 舊 識

人 牛 到 此 两 無 迷

 

3. KIẾN TÍCH

Đê hồi mạch chuyển hướng khê tê,

Nhất lộ thâm đề gián thiển đề.

Đoan đích tân tri tầm cựu thức,

Nhân ngưu đáo thử lưỡng vô mê.

 

3. THẤY DẤU

Quanh tới đường khe suối phía Tây

Nông sâu chen dấu móng nơi này

Quả nhiên biết nẻo tìm quen cũ

Người với trâu nào lầm lạc đây.

 

 

DẪN: Chú nhắm phía Tây mà chạy. Thấy có nhiều dấu chân trâu trong đồng ruộng.

見 牛

行 盡 山 村 過 水 村

草 中 忽 見 白 牛 蹲

欣 欣 穩 步 方 輕 快

喘 息 初 調 與 細 論

 

4. KIẾN NGƯU

Hành tận sơn thôn quá thủy thôn,

Thảo trung hốt kiến bạch ngưu tồn.

Hân hân ổn bộ phương khinh khoái,

Suyễn tức sơ điều dữ tế luân.

 

4. THẤY TRÂU

Dưới nước trên cao dạo khắp nơi

Chợt nhìn giữa cỏ thấy trâu rồi

Bước chân rộn rã, lòng mừng rỡ

Nhẹ thở, chăn trâu nói dịu lời.

 

 

DẪN: Trâu trắng nằm êm trong đồng ruộng. Đồng tử trông thấy vui mừng.

 

 

 

 

得 牛

跋 涉 溪 山 豈 憚 勞

白 牛 頓 獲 價 彌 高

快 心 乆 別 重 相 契

善 撫 從 容 喜 伏 弢

 

 

 

5. ĐẮC NGƯU

Bạt thiệp khê sơn khởi đạn lao,

Bạch ngưu đốn hoạch giá di cao.

Khoái tâm cửu biệt trùng tương khế,

Thiện phủ thung dung hỉ phục thao.

 

5. ĐƯỢC TRÂU

Lặn lội suối rừng há nhọc sao

Được trâu bất chợt giá càng cao

Lòng mừng xa cách gặp nhau lại

Thong thả vỗ về vui xiết bao.

 

 

DẪN: Trâu trắng từ từ đứng dậy, đồng tử vui vẻ, vuốt ve lưng nó.

 

 

護 牛

牛 適 人 閒 卻 瘦 肥

風 青 月 白 乆 忘 飢

幽 香 野 綠 盈 山 谷

幾 度 朝 暉 映 夕 暉

 

 

 

6. HỘ NGƯU

Ngưu thích nhân nhàn khước sấu phì,

Phong thanh nguyệt bạch cửu vong ky.

U hương dã lục doanh sơn cốc,

Kỷ độ triêu huy ánh tịch huy.

 

6. GIỮ TRÂU

Khoan khoái người, trâu, mặc béo gày

Gió ru trăng sáng, đói quên ngay

Đồng xanh hương ngát đầy hang núi

Nắng sớm rọi chiều mãi đẹp thay.

 

 

DẪN: Đồng tử rỗi rảnh ngồi trên tảng đá.Trâu trắng uống nước suối thích lòng.

 

 

騎 牛

放 曠 騎 歸 世 所 稀

柳 絲 鞭 影 任 風 揮

山 童 吹 轍 無 生 曲

笛 韻 餘 暉 入 禁 圍

 

 

 

7. KỴ NGƯU

Phóng khoáng kị quy thế sở hy,

Liễu ti tiên ảnh nhậm phong huy.

Sơn đồng xuy triệt vô sinh khúc,

Địch vận dư huy nhập cấm vi.

 

7. CƯỠI TRÂU

Nhàn cưỡi trâu về ai sánh ngang

Gió rung bóng lá liễu giăng hàng

Sơn đồng trổi khúc vui đời trẻ

Tiếng sáo chiều nơi thành cấm vang.

 

 

DẪN: Bóng chiều gác núi, trâu trắng về rông. Mục đồng vắt vẻo trên lưng, thổi sáo làm vui.

 

忘 牛

白 牯 渾 忘 無 剩 蹤

踈 狂 牧 子 嘯 呱 峰

山 河 倒 映 蟾 蜍 轉

玉 露 泠 泠 光 影 重

 

8. VONG NGƯU

Bạch cổ hồn vong vô thặng tung,

Sơ cuồng mục tử khiếu cô phong.

Sơn hà đảo ánh thiềm thừ chuyển,

Ngọc lộ linh linh quang ảnh trùng.

 

8. QUÊN TRÂU

Quên trâu quên hết dấu chân qua

Hứng chí mục đồng hú núi xa

Sông núi nghiêng hình, trăng xế bóng

Chập chùng ánh ngọc lớp sương pha.

 

 

DẪN: Trăng sáng trên trời, mục đồng vỗ tay ca hát một mình.

 

 

雙 泯

樓 閣 重 重 彈 指 開

本 無 餘 欠 七 般 財

空 傳 五 十 三 家 醜

泯 卻 人 牛 大 夢 回

 

9. SONG MẪN

Lâu các trùng trùng đàn chỉ khai,

Bản vô dư khiếm thất ban tài.

Không truyền ngũ thập tam gia xú,

Dẫn khước nhân ngưu đại mộng hồi.

 

9. CÙNG VẮNG

Lầu gác khảy tay mở chập chồng

Thiếu thừa bảy báu vốn hoàn không

Năm mươi ba nếp nhà hư xấu

Xả hết, người trâu mộng viển vông.

 

 

DẪN: Người và trâu đều không thấy, chỉ có một vòng tròn.

 

 

 

 

入 廛

賣 弄 閒 閒 白 牯 牛

入 廛 垂 手 恣 遨 遊

同 流 九 界 慈 風 度

心 佛 眾 生 無 別 求

 

10. NHẬP TRIỀN

Mại lộng nhàn nhàn bạch cổ ngưu,

Nhập triền thùy thủ tứ ngao du.

Đồng lưu cửu giới từ phong độ,

Tâm Phật chúng sinh vô biệt cầu.

 

10. VÀO CHỢ

Đùa bán trâu đi đổi thú nhàn

Thõng tay vào chợ dạo vui chân

Gió lành chín cõi đua nhau thổi

Tâm, Phật, chúng sinh chớ tách phân.

 

 

DẪN: Đồng tử đi trước, hướng về phía Đông (vì là đang đi vào cõi sinh tử). Trâu trắng lẽo đẽo theo sau.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tám 2016(Xem: 6249)
Thiền là đề tài rất quan trọng trong đạo Phật, được đề cập rộng rãi trong kinh sách Phật giáo dưới nhiều hình thức và và trình bày nhiều phương pháp tu tập khác nhau. Sở dĩ như vậy là vì Thiền không gì khác là một lẽ sống thực nghiệm tự nội, tuần tự đưa đến cứu cánh giác ngộ mà bất kỳ người nào quyết tâm tu học theo giáo pháp của Phật cũng cần trải qua, nếu muốn tìm thấy an lạc và giải thoát thực sự. Càng thực nghiệm được nhiều thì an lạc càng tăng trưởng sâu lắng cùng lúc tâm thức càng tiến gần đến giác ngộ trọn vẹn. Có thể nói rằng Thiền là lối đi duy nhất tuần tự đưa con người rời khỏi phiền não khổ đau, đạt đến cứu cánh giải thoát mà không có con đường thứ hai. Trong bài kinh Niệm xứ (Satipatthànasutta) được xem là nền tảng của nếp sống thiền định Phật giáo, Đức Phật xác nhận: “Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Tức là Bốn Niệm xứ”1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5753)
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 5791)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo từ Chánh kiến cho tới cuối cùng là Chánh định. Theo kinh Đại thừa Phật dạy Lục độ, thứ nhất là bố thí tới thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ.
21 Tháng Tư 2016(Xem: 6124)
Nếu có gặp vấn đề gì khó khăn, đau buồn hay khổ sở hãy thiền định, và thực tập như vậy giải quyết tất cả những vấn đề của bạn thông qua việc thực hành này.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 7540)
Vạch cỏ dày rậm để truy tìm Nước rộng núi thẳm đường lại xa Tâm mệt sức kiệt chẳng thấy đâu Chỉ nghe, cây phong, tiếng ve sầu
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7263)
Đây thực sự là một kiểu kích thích tìm hiểu khoa học thần kinh, vì đã có những viên ngọc trí tuệ trong truyền thống thiền định - Đức Đạt Lai Lạt Ma thường xuyên nói về điều này – rằng cách tốt nhất để chúng ta có được hạnh phúc là hãy độ lượng với những người khác. Và sự thực, bằng chứng khoa học cho thấy trong nhiều chân lý ấy, và cho thấy rằng có sự biến đổi có cấu trúc hệ thống trong não bộ có liên hệ tới các hành vi rộng lượng
29 Tháng Mười 2015(Xem: 15876)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”
26 Tháng Mười 2015(Xem: 7595)
Tâm Thiền, Tâm Ban Sơ được chúng tôi dịch từ nguyên tác, Zen Mind, Beginner’s Mind, gồm những bài tiểu tham do Shunryu Suzuki nói trực tiếp bằng tiếng Anh với đệ tử và được Marian Derby, một đệ tử thân cận của sư, thu âm trên băng, rồi chép lại, sau đó được Trudy Dixon, một đệ tử thân cận khác của sư, hiệu đính và sắp xếp lại thành sách.