Lời Dẫn (Vào Đề)

05 Tháng Chín 201618:00(Xem: 4008)

PHÁP HÀNH ĐỊNH VÀ TUỆ 
Rinpoche Khenchen Thrangu
Thích Nữ Trí Hòa Việt dịch

LỜI DẪN


Nền tảng cho sự hành trì Phật pháp theo lời dạy của đức Phật luôn luôn song hành. Một mặt, sự phát triển trí tuệ, mặt khác, thoát khỏi mọi xúc cảm và các chướng duyên qua sự hành thiền. Tuy nhiên, có nhiều sách giải thích tiến trình làm cách nào và tại sao ta phải thực hành thiền. Quyển sách này do ngài Khenchen Thrangu, phát họa chi tiết chỉ cho ta triển khai hai môn chánh của thiền - Định và Tuệ- từ giai đoạn khởi đầu cho đến lúc hoàn toàn thành tựu. 

Dĩ nhiên có rất nhiều lời giải và phương pháp dạy về môn thiền, nhưng Thrangu chọn "Kho tàng cho sự hiểu biết" làm căn bản cho Ngài chỉ dạy vì tác giả quyển sách này là Hiền giả Jamgon Kongtrul, nổi tiếng về trí tuệ và kinh nghiệm thực chứng cho rất nhiều dòng tu tại Tây Tạng và là bậc tôn sư khai sáng ra dòng Ri-me trên toàn thế giới. Ngài cũng được nổi tiếng trong việc viết sách và hoàn thành trăm văn học phẩm cho cả hai dòng (Nyingma) Cổ mật và Mũ Vàng (Kagyu). Khi Thrangu nói về "văn bản" là Ngài muốn nói đến chương thứ tám của quyển thứ nhất trong năm quyển "Treasury of Knowledge" (Kho tàng của hiểu biết). Chương này được Kiki Edkelius và Chryssoula Zenbini chuyển ngữ. Sách bách khoa trong chương này chứa đựng quan điểm, cách hành thiền không chỉ từ truyền thống kinh điển mà gồm cả truyền thống đại thừa và Kim Cang thừa. Là bộ sách bách khoa chung, nó chứa đựng cả một lượng tài liệu thâm diệu trong mỗi câu để cho người đọc được nắm vững yếu chỉ thực hành. Như thế, đối với đọc giả phương Tây muốn tìm học, hiểu phương pháp vĩ đại này, phải được sự bình giải sâu rộng của người học giả thân chứng và thành tựu. Ngài Khenchen Thrangu đạt được cả hai. 

Tôn giả Khenchen Thrangu cũng được nổi tiếng khắp nơi là một vị thầy đạt đạo, và đã dạy cả ngàn thiền sinh trên ba mươi quốc gia. Kết quả, bình luận này chứa đựng các phương pháp thực dụng và nội quán từ sự giảng dạy và thực tập thay vì chỉ là sự giảng dạy uyên bác suông trong văn bản. 

Sau hết, để cho quyển sách này được dễ đọc, các từ ngữ Tây Tạng đã được ráp vần theo hệ thống ngữ âm học. Đọc giả có thể tìm ra nguyên ngữ Tây Tạng và sự chuyển dịch ở phần sau cuốn sách. 

Clark Johnson - Ph. D
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tám 2016(Xem: 6252)
Thiền là đề tài rất quan trọng trong đạo Phật, được đề cập rộng rãi trong kinh sách Phật giáo dưới nhiều hình thức và và trình bày nhiều phương pháp tu tập khác nhau. Sở dĩ như vậy là vì Thiền không gì khác là một lẽ sống thực nghiệm tự nội, tuần tự đưa đến cứu cánh giác ngộ mà bất kỳ người nào quyết tâm tu học theo giáo pháp của Phật cũng cần trải qua, nếu muốn tìm thấy an lạc và giải thoát thực sự. Càng thực nghiệm được nhiều thì an lạc càng tăng trưởng sâu lắng cùng lúc tâm thức càng tiến gần đến giác ngộ trọn vẹn. Có thể nói rằng Thiền là lối đi duy nhất tuần tự đưa con người rời khỏi phiền não khổ đau, đạt đến cứu cánh giải thoát mà không có con đường thứ hai. Trong bài kinh Niệm xứ (Satipatthànasutta) được xem là nền tảng của nếp sống thiền định Phật giáo, Đức Phật xác nhận: “Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Tức là Bốn Niệm xứ”1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5768)
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 5796)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo từ Chánh kiến cho tới cuối cùng là Chánh định. Theo kinh Đại thừa Phật dạy Lục độ, thứ nhất là bố thí tới thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ.
21 Tháng Tư 2016(Xem: 6140)
Nếu có gặp vấn đề gì khó khăn, đau buồn hay khổ sở hãy thiền định, và thực tập như vậy giải quyết tất cả những vấn đề của bạn thông qua việc thực hành này.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 7556)
Vạch cỏ dày rậm để truy tìm Nước rộng núi thẳm đường lại xa Tâm mệt sức kiệt chẳng thấy đâu Chỉ nghe, cây phong, tiếng ve sầu
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7270)
Đây thực sự là một kiểu kích thích tìm hiểu khoa học thần kinh, vì đã có những viên ngọc trí tuệ trong truyền thống thiền định - Đức Đạt Lai Lạt Ma thường xuyên nói về điều này – rằng cách tốt nhất để chúng ta có được hạnh phúc là hãy độ lượng với những người khác. Và sự thực, bằng chứng khoa học cho thấy trong nhiều chân lý ấy, và cho thấy rằng có sự biến đổi có cấu trúc hệ thống trong não bộ có liên hệ tới các hành vi rộng lượng
29 Tháng Mười 2015(Xem: 15896)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”
26 Tháng Mười 2015(Xem: 7612)
Tâm Thiền, Tâm Ban Sơ được chúng tôi dịch từ nguyên tác, Zen Mind, Beginner’s Mind, gồm những bài tiểu tham do Shunryu Suzuki nói trực tiếp bằng tiếng Anh với đệ tử và được Marian Derby, một đệ tử thân cận của sư, thu âm trên băng, rồi chép lại, sau đó được Trudy Dixon, một đệ tử thân cận khác của sư, hiệu đính và sắp xếp lại thành sách.