Google & những kỹ sư chánh niệm

12 Tháng Chín 201516:45(Xem: 5994)

GOOGLE & NHỮNG KỸ SƯ CHÁNH NIỆM
Huyền Lam tổng hợp và lược dịch

 

Ít ai biết rằng, trong nhiều năm qua, Google đã đưa chương trình thiền vào giảng dạy, ứng dụng tại công ty để các chuyên gia lỗi lạc này có đời sống tinh thần luôn an lạc, tạo nên môi trường làm việc hòa ái, vui tươi. Chính điều lành mạnh này đã góp phần tạo nên những phát minh, sáng tạo kiệt xuất cho Google.

googles 1
Chade-Meng Tan, người sáng lập chương trình tu học
"Tìm trong chính mình" tại Google bên Thiền sư Nhất Hạnh

Đối với những người sử dụng internet, công cụ tìm kiếm Google có giá trị và vị trí hết sức đặc biệt. Trong một cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy, hầu hết người sử dụng sẵn sàng đánh đổi tất cả các công cụ, trang mạng internet - bao gồm cả những mạng xã hội không lồ để giữ Google. Chỉ cần gõ trên bàn phím vài từ, Google có thể đoán được người sử dụng muốn gì và trong tích tắc cung cấp cả kho chất xám nhân loại liên quan đến đề tài. Công cụ Google thông minh đến nỗi phân biệt được giữa hàng triệu dữ liệu, cái nào quan trọng nhất để sắp xếp thứ tự cho đỡ tốn thời gian tham khảo.

Ngày nay, mọi người trên thế giới, dù bất đồng ngôn ngữ, nhưng dùng chung chữ “Google” như một động từ thay cho từ “tìm kiếm”. Khi cần tìm thông tin, người ta nói: “Để tôi gu-gồ (google)”. Đây là vinh dự vĩ đại khi tên của một thương hiệu trở thành từ chung cho toàn thế giới mà mãi đến nay chưa có công ty nào làm được. Google hiển nhiên trở thành tập đoàn lớn nhất nhì thế giới, có tổng giá trị trên 300 tỷ USD, doanh thu hàng năm trên 50 tỷ USD, tiền mặt trong ngân hàng 50 tỷ USD. Những con số khổng lồ này bằng tổng tài sản của vài quốc gia cộng lại.

Để xử lý mệnh lệnh tìm kiếm từ hàng tỷ người sử dụng liên tục toàn cầu, Google đã thiết kế những cơ sở dữ liệu khổng lồ trên toàn thế giới. Nơi đây, hàng triệu máy tính được kết nối, phân tích, chọn lọc nhằm đem lại đáp án cho riêng từng người trong nháy mắt như một phép màu.

Hàng triệu máy tính ấy sẽ chỉ là bãi rác phế thải nếu không có những bộ óc cực kỳ thông minh của hàng ngàn chuyên gia kỹ thuật Google kiến tạo, lập trình biến chúng thành “phép màu”. Ít ai biết rằng, trong nhiều năm qua, Google đã đưa chương trình thiền vào giảng dạy, ứng dụng tại công ty để các chuyên gia lỗi lạc này có đời sống tinh thần luôn an lạc, tạo nên môi trường làm việc hòa ái, vui tươi. Chính điều lành mạnh này đã góp phần tạo nên những phát minh, sáng tạo kiệt xuất cho Google. Chúng tôi xin được tổng hợp tư liệu về chương trình Thiền Chánh Niệm để quý độc giả thấy được chất liệu Phật giáo được ẩn mình phía sau màn hình công cụ tìm kiếm nổi tiếng toàn cầu có tên Google như thế nào.

***

Google's Chade-Meng Tan
Google's Chade-Meng Tan

Chade-Meng Tan ngồi thiền trong tư thế bán-già. “Nhắm mắt lại”, giọng anh trầm, chậm, nhịp nhàng hướng dẫn chúng tôi - “Để tâm vào hơi thở của bạn: thở vào, thở ra, khoảng ngưng ở giữa”.

Chúng tôi cảm được lá phổi tràn đầy rồi nhẹ đi. Khi tập trung đến chi tiết nhỏ nhất trong hệ hô hấp, những suy nghĩ khác - công việc, gia đình, tiền tài - từ từ biến mất, chỉ còn nhịp lên xuống của lồng ngực. Cả mấy ngàn năm, phương pháp này đã giúp biết bao hành giả đạt cảnh giới thiền. Ngày nay cũng không gì khác biệt. 

Vài phút sau, sự tĩnh lặng chấm dứt khi Meng nhỏ nhẹ tuyên bố, buổi thiền tập đã xong. Chúng tôi mở mắt nhìn mọi người mỉm cười trong một thiền phòng dựng tạm của Tập đoàn Google tại thung lũng Điện Tử (Silicon Valey) Cali - Hoa Kỳ. Meng và hầu hết thiền sinh là nhân viên Google. Lớp thiền tập này là một phần trong khóa học nội bộ của Google có tên “Tìm trong chính mình” - Search Inside Yourself. Khóa học được thiết kế để dạy nhân viên phương pháp làm chủ cảm xúc, từ đó họ trở thành những nhân viên tốt hơn. “Tâm tĩnh lặng”, Meng nói, giúp chúng tôi sẵn sàng cho bài thực tập kế tiếp: Suy niệm về thất bại và thành công.

googles 2
Các kỹ sư Google trao đổi và thực hành thiền

Hơn một nghìn nhân viên Google đã tham dự khóa tu học “Tìm trong chính mình”. Hơn 400 nhân viên khác nằm trong danh sách chờ và học thêm những lớp khác như: “Tự thâm nhập hệ thần kinh - Neural Self-Hacking” hoặc “Quản lý năng lượng bản thân - Managing Your Energy”. Mỗi hai tháng, toàn công ty có buổi ăn trưa chánh niệm “Mindful lunches” hoàn toàn im lặng, ngoại trừ tiếng chuông. Việc thực tập này được bắt đầu từ khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh được mời đến thuyết giảng tại Google vào năm 2011. Gần đây, tập đoàn khổng lồ này còn kiến tạo con đường dành riêng cho thiền hành.

Không chỉ riêng Google ứng dụng truyền thống phương Đông. Tại thung lũng Điện Tử, “tĩnh lặng” được xem là chất cà-phê mới, là nhiên liệu để mở ra năng suất, bùng nổ sáng tạo mới. Những lớp dạy thiền và chánh niệm trở thành thiết yếu cho những công ty danh tiếng. Học viện “Tìm trong tự thân” được thành lập để hướng dẫn các công ty khác có chương trình thiền tập như Google đang ứng dụng.

Những người đồng sáng lập Tập đoàn Twitter và Facebook đã ứng dụng thiền vào doanh nghiệp của họ, tổ chức thường xuyên các khóa thiền tại văn phòng. Đồng thời các công ty này sắp xếp guồng máy làm việc để nhân viên đạt tối đa chánh niệm. Khoảng 1.700 người đã tham dự chương trình Trí tuệ - Wisdom 2.0 tổ chức tại San Francisco trong tháng 2 năm 2013 vừa qua, trong đó có giám đốc các công ty lớn hàng đầu như Linkedin, Cisco, Ford.

Nhiều nghiên cứu chứng minh thiền có thể sắp xếp não bộ khi đối diện căng thẳng. Các nhà khoa học Đại học Boston chứng minh chỉ cần tập thiền 3 tiếng rưỡi, thiền sinh có xu hướng phản ứng ít hơn trước những hình ảnh nặng nề cảm xúc hoặc tranh cãi. Một nghiên cứu khác chứng minh thiền cải thiện trí nhớ và chức năng điều hành. Những thiền sinh thực tập dài hạn cho thấy họ có khả năng tập trung cao độ vào các tình huống kích thích hoặc thay đổi nhanh chóng. Một bài báo được nhân viên Google trích dẫn còn ngụ ý thiền tăng khả năng chống bệnh cảm cúm.

Nhân viên Google không phải tập thiền chỉ để tránh hắc xì sổ mũi hoặc kiểm soát cảm xúc. Họ thực tập thiền để hiểu đồng nghiệp hơn, từ đó ươm mầm cho chất liệu “cảm xúc thông minh” được nảy nở mà những bộ óc khoa học kỹ thuật thường thiếu tính chất này.

googles 3
Các kỹ sư chánh niệm của Google tìm trong chính mình

Meng, người sáng lập “Tìm trong chính mình” chia sẻ: - Mọi người đều biết rằng “cảm xúc thông minh rất có lợi cho sự nghiệp. Mọi công ty đều biết nếu nhân viên có cảm xúc thông minh, họ sẽ có những ý tưởng, giải pháp tuyệt vời cho doanh nghiệp”.

Meng có sự nghiệp khá vững vàng. Anh gia nhập Google năm 2000, trở thành nhân viên thứ 107 của công ty vào thuở sơ khai, anh hiện công tác trong lãnh vực công cụ tìm kiếm cho các thiết bị di động. Rất nhiều năm, Meng cố gắng truyền bá thiền đến nơi làm việc nhưng không thực sự thành công. Mãi đến năm 2007, khi anh thiết kế chương trình thiền mang vỏ bọc “cảm xúc thông minh”, nhu cầu theo học tăng vọt. Giờ đây, vài chục nhân viên Google có nhiệm vụ xây dựng giáo án ứng dụng thiền - chánh niệm cho công ty. Meng, vốn sinh tại Singapore, được một Ni cô người Hoa Kỳ giáo hóa thành Phật tử, từ từ trở thành thần tượng bên trong Tập đoàn Google. Nhiều thiền sinh theo học “Tìm trong chính mình” đã xin chữ ký của anh.

Duane là người thấy rõ ích lợi chương trình thiền do Google tổ chức. Cách đây không lâu, anh có cuộc sống rất căng thẳng. Khi đó anh là trưởng toán lãnh đạo 30 nhân viên, cùng lúc anh chăm sóc cha đang bị bịnh tim vào thời kỳ cuối. Anh tìm mọi cách để giảm thiểu căng thẳng nhưng không hiệu quả, cho đến khi tham dự khóa tu Hệ thần kinh và Chánh niệm do Meng tổ chức tại Google. Sau khóa tu, Duane đã ứng dụng thiền ngay lập tức.

Duane cho biết, khả năng làm chủ cảm xúc từ thiền đã giúp anh đối phó nỗi đau buồn mất cha mà vẫn duy trì khả năng tập trung cao độ trong công việc. Đây là lý do anh được thăng chức trưởng phòng, quản lý gần 150 chuyên gia kỹ thuật. Sau một thời gian làm việc, thấy rõ lợi ích của thiền, anh quyết định giã từ các kỹ sư thuộc cấp để tập trung toàn bộ thời gian thiết kế chương trình thiền cho cả Tập đoàn Google. Ban Giám đốc Google vốn coi trọng việc huấn luyện “chánh niệm” cho nhân viên, đã đồng ý hoàn toàn cho anh chuyển đổi công việc.

“Các phương pháp hành thiền Phật giáo hiện rất được các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ chú trọng. Bởi những người làm việc trong lãnh vực này thường chịu rất nhiều áp lực cạnh tranh và đòi hỏi có sức sáng tạo rất cao. Thiền đã giúp giảm thiểu căng thẳng, đem lại tâm an bình, để từ đó các chuyên gia giải quyết những nhu cầu phức tạp hiệu quả hơn, hoặc có được những phát minh xuất chúng. Một phần vô cùng quan trọng khác: Thiền đã giúp nơi làm việc trở thành môi trường vui tươi, hòa ái, từ đó đồng nghiệp dễ dàng thảo luận, hợp tác”.

Huyền Lam (tổng hợp và lược dịch) 
(Theo tạp chí The Wired, Salon, Scoop-IT)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6086)
FAQ: Làm sao để biết ai là người hướng dẫn thực tập có khả năng? Phong trào MBSR đào tạo được khoảng chừng 9 ngàn người hướng dẫn chánh niệm tốt nghiệp từ cơ quan phụ trách đào tạo Oasis, trung tâm huấn luyện các giáo thọ chuyên nghiệp. Có chừng 18 ngàn bệnh nhân đã theo học các khóa MBSR ở UMass và một số lớp khác tổ chức tại địa phương. Để bảo vệ chất lượng huấn luyện các cơ sở này có giáo chức huấn luyện và chương trình giảng dạy hoàn bị. Ngoài ra còn có các trung tâm nghiên cứu Chánh Niệm như ở đại học California- Los Angeles (UCLA) tổ chức một chương trình 6 tuần lễ dành cho những sinh viên hay nhân viên và giáo chức muốn trở thành giáo thọ Chánh Niệm...
14 Tháng Tư 2016(Xem: 6745)
Chúng ta hãy nói một chút về việc hành thiền (thiền tứ niệm xứ). Quí vị cần phải biết một số điểm quan trọng trước khi bắt đầu thực hành. Hành thiền có nghĩa là gì? Quý vị thực hành như thế nào? Trạng thái tâm quan sát ra sao, thái độ thế nào? Mục đích hành thiền của quý vị là gì? Quý vị cần có một ý niệm và mục đích rõ ràng trước khi bắt đầu thực hành. Quý vị không thể bắt đầu thực hành mà không có một số hiểu biết hay kiến thức về việc mình đang làm. Khi quý vị làm một việc gì đó, quý vị cần phải hiểu một chút về những nguyên tắc đối với việc mình đang làm. Chỉ như vậy quý vị mới gặt hái được lợi ích từ việc làm đó. ....
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5792)
FAQ: Mức độ khả tín của hiệu quả thực tập Chánh niệm? Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như nhãn, nhĩ , tỵ , thiệt, thân và ý (thức) Thuật ngữ Phật giáo gọi là năm căn hay bình dân hơn là lục tặc (đeo trên người Phật Di Lặc) Đó là sáu cửa ngõ để thế giới bên ngoài xâm nhập vào Tâm...
04 Tháng Tư 2016(Xem: 5598)
Bài viết này sẽ trình bày rằng Thiền Tông là pháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy. Nói nguyên thủy, vì Thiền Tông chính từ lời Đức Phật dạy. Nói cốt tủy, vì nhiều cách an tâm trong Thiền Tông là từ các kinh, khi chư tăng cao niên xin dạy pháp ngắn gọn để sẽ lui về một góc rừng ngồi trọn đời cho tới khi giải thoát.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 5709)
Câu hỏi: Chánh Niệm là phương pháp thực hành tâm linh của Phật Giáo hay một phương pháp phổ quát khoa học? Chánh Niệm là chú ý theo dõi một đối tượng nào đó với chủ đích, trong khoảnh khắc hiện tại, bàng quan, không phán đoán. Có bốn yếu tố chính (1) chú ý theo dõi (2) trong khoảnh khắc hiện tại (3) có mục đích (4) không phán đoán tất cả những đối tượng hay trãi nghiệm hiện ra trong tầm ý thức.
02 Tháng Ba 2016(Xem: 5384)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, với một tâm tư hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt, biết rõ đối tượng đang tiếp xúc hay thức tỉnh về việc mình đang làm. Nó là một hình thái thiền hành được áp dụng trong đời sống thường nhật, thể hiện qua việc chú tâm nhận biết hay chánh niệm tỉnh giác về các hoạt động của thân thể, vừa khiến cho tâm thức diễn tiến một cách thư thái, hài hòa, thông suốt, vừa khiến cho mọi hoạt động trở nên khoan thai, nhịp nhàng, chuẩn xác. Đây là một trong các phương pháp “quán thân trên thân” (kàye kàyànupassanà)1 hay pháp môn “thân hành niệm”(kàyagatasati)2 được nói đến trong kinh điển đạo Phật, nghĩa là chú tâm nhận biết hay quán niệm về các hoạt động hàng ngày của thân thể, khiến cho tâm trí trở nên định tĩnh, thanh tịnh, sáng suốt, đạt đến giải thoát và giải thoát tri kiến. Kinh Sa-môn quả, Trường Bộ nêu định nghĩa:
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 9435)
Giống như trò chơi thể thao golf hay cả khi muốn luộc trứng tới mức hoàn hảo, mới đầu thực hành chánh niệm có vẻ dễ dàng. Nhưng lúc quý vị ngồi xuống tọa Thiền với đôi mắt nhắm hay mở – một chuyện không thể nào tránh được là quý vị không thể nào ngừng suy nghĩ
26 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10350)
Trong bài kinh Kalama nổi tiếng, thường được nhắc đến, Đức Phật đã đề ra mười điều mà ta không nên dựa vào để chọn người thầy hay để đi theo con đường tâm linh nào đó. Tất cả đều có liên quan đến một hệ thống niềm tin dựa vào truyền thống hay vào các cổ thư. Không tin nhưng ta phải tự tìm ra sự thật là điều Đức Phật thường nhấn mạnh. Nếu không làm thế, ta sẽ khó có được cái thấy nội tại, là bước đầu tiên đưa ta đến con đường đạo.
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6393)
Như Đức Phật đã nói: “Này các Tỳ kheo, đây là con đường trực tiếp để làm trong sạch chúng sinh, để vượt qua buồn đau và sầu bi, để chấm dứt sự khổ và phiền não, để đạt được con đường chánh đạo, để chứng ngộ Niết-bàn, được gọi là Bốn Nền Tảng Chánh Niệm.”
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10471)
Vào thời Đức Phật có vị tỳ khưu tên Tuccho Pothila. Đại Đức Pothila rất thông minh, thấu suốt nằm lòng kinh điển. Ngài có đến mười tám ngôi chùa và được xem là một Pháp Sư lỗi lạc, khét tiếng đến nỗi mọi người đều tôn sùng kỉnh mộ. Khi nghe đến danh Đại Đức "Tuccho Pothila" ai cũng thán phục.