Lời Nói Đầu

27 Tháng Chín 201000:00(Xem: 19784)

NHỮNG BÀI GIẢNG TÓM TẮT
của KHOÁ THIỀN MINH SÁT MƯỜI NGÀY
Thiền sư Goenka - Thích Minh Diệu dịch
Nguyên tác: "The Discourse Summaries", S.N. Goenka (1994)

LỜI NÓI ĐẦU

 

S.N. Goenka đã nói: "giải thoát có thể đạt được chỉ khi thực tập và không bao giờ đạt được bằng sự bàn luận ngoài môi". Một khóa tu thiền Vipassana là một cơ hội để thực hiện những bước cụ thể hướng đến sự giải thóat. Trong một khóa tu tập như vầy, người tham gia sẽ học cách giải tỏa tâm căn thẳng và thành kiến có tác dụng làm rối loạn trong cuộc sống thường nhật. Bằng sự tu tập như vậy, chúng ta bắt đầu khám phá ra cách sống một cách an ổn, sáng tạo, hạnh phúc trong mỗi sát na. Đồng thời chúng ta khởi hành tiến đến mục đích tối thượng, mục đích mà nhân loại khao khát để có: sự thanh tịnh tâm, sự giải thoát mọi triền phược khổ đau và giác ngộ viên mãn.

Ngoài yếu tố này ra, giải thoát không thể đạt được chỉ bằng suy tư về nó, hoặc ước mong về nó. Chúng ta phải tiến hành những bước để hướng đến mục đích. Vì lý do này, trong một khóa tu tập vipassana luôn luôn nhấn mạnh về phương pháp hành trì thực tiễn. Không chấp nhận về sự bàn luận mang tính triết lý, tranh cãi bằng lý thuyết và những câu hỏi không liên quan đến kinh nghiệm riêng của chúng ta. Một cách hợp lý, người hành giả được khuyến khích để tìm ra những câu trả lời về những câu hỏi của họ ở bên trong chính mìnhï. Vị thầy giúp đỡ hướng dẫn bất cứ điều gì cần thiết trong tu tập, nhưng nó tùy thuộc vào mỗi người để thực hành những hướng dẫn này: chúng ta phải chiến đấu với chính chúng ta, tự giải thoát chính mình.

Sự nhấn mạnh này được đưa ra, tuy nhiên một số vấn đề giải thích cần thiết để hổ trợ mỗi tình huống cho việc tu tập. Vì vậy mỗi buổi tối của mỗi ngày tu tập, Ngài Goenka cung cấp một bài pháp (dhamma talk), để đặt vào khung cảnh những điều tu tập của ngày đó, và làm sáng tỏ phương pháp tu tập trong những yếu tố khác nhau. Những bài pháp này, ông ta lưu ý, không được xem như là những trò chơi bằng tri thức hoặc tình cảm. Mục đích của nó đơn giản là để giúp hành giả để hiểu những gì để làm và tại sao phải làm để họ sẽ thực tập theo phương pháp thích hợp và sẽ thành tựu kết quả khả quan. Đó chính là những bài pháp được trình bày ở đây trong hình thức cô đọng.

Mười một bài giảng cung cấp một cái nhìn phổ quát về lời dạy của Đức Phật. Tuy nhiên, sự hướng đến chủ đề này không phải bằng học gỉa hoặc phân tích. Thay vì giáo lý được trình bày trong đường hướng là nó mở ra cho hành giả: như một tổng thể năng động và cụ thể. Tất cả những khía cạnh khác nhau của nó được xem là để phơi bày một sự nhấn mạnh tổng hợp: kinh nghiệm của thiền định. Kinh nghiệm này nung nấu bên trong để dẫn đến một đời sống chân thật và sự tỏa rạng đến phương pháp hành trì.

Không có kinh nghiệm này chúng ta không thể nắm bắt được ý nghĩa trọn vẹn về những gì được dạy trong những buổi giảng này, hoặc sự thật về lời dạy của Đức Phật. Nhưng điều này không có nghĩa rằng không có một vị trí thích hợp cho sự đánh giá bằng tri thức về Giáo pháp. Sự hiểu bằng tri thức có giá trị như là một sự giúp đỡ cho tu tập thiền định, mặc dù bản thân thiền định là một tiến trình vượt qua những giới hạn của trí thức.

Vì lý do này, những tóm tắc này đã được chuẩn bị, để đưa một tóm tắc những điểm cốt lõi của mỗi bài giảng. Chúng được tập trung chủ yếu để đưa ra sự cảm hứng và sự hướng dẫn cho những hành giả thiền vipassana như đã được dạy bởi Ngài Goenka. Cho những người khác có cơ hội để đọc nó, hy vọng rằng những bài giảng sẽ hổ trợ sự khuyến khích để tham gia ở khóa thiền vipassana và để kinh nghiệm những gì đã được trình bày ở đây.

Những bài tóm tắc không được sử dụng như một cẩm nang để chính bạn thực hành nó cho việc học thiền vipassana, một sự thay thế cho khóa thiền 10 ngày. Thiền định là một vấn đề rất hệ trọng, đặc biệt phương pháp thiền Vipassana, nó giải quyết những cấp độ sâu thẳm của tâm thức. Nó không bao giờ đạt tới được một cách nhẹ nhàng hoặc một cánh ngẫu nhiên. Phương pháp thích hợp để học thiền Vipassana chỉ bằng cách tham gia một khóa đặc biệt, ở đó có môi trường thích hợp để hổ trợ cho người thiền hành và một người hướng dẫn kinh nghiệm. Nếu ai đó chọn cách không theo lời chú ý và cố gắng tự học thiền Vipassana qua sự tự đọc về nó, vị ấy tu tập hoàn toàn với sự liều lĩnh của mình.

Một điều may mắn những khóa thiền Vipassana được Ngài Goenka dạy bây giờ được tổ chức theo định kỳ ở nhiều nơi trên thế giới. Những chương trình (tu tập cho các khóa thiền) có thể có được bằng cách viết thư đến bất cứ trung tâm nào danh sách được ghi sau lưng của cuốn sách này.

Những bài tóm tắc chủ yếu được căn cứ vào những bài giảng của Ngài Goenka ở Trung tâm thiền Vipassana, địa danh Massachusetts, ở U.S.A trong suốt tháng 8 năm 1983. Ngoại trừ là bài tóm tắt ngày thứ 10 được dựa vào bài giảng ở Trung tâm vào tháng 8 năm 1984.

Trong lúc Ngài Goenka đã xem qua tài liệu này và đã phê chuẩn cho xuất bản, Ngài không có thì giờ để kiểm tra văn bản một cách kỹû lưỡng. Vì vậy, người đọc có thể thấy một vài lỗi và khiếm khuyết. Những khuyết điểm này không phải là trách nhiệm của vị Thầy, cũng không phải của lời dạy, nhưng của chính tôi. Sự phê bình sẽ đón nhận để có thể giúp để sửa sai những lỗi như vầy trong văn bản.

Cầu nguyện cho tác phẩm này giúp nhiều người trong sự hành trì của họ về Chánh pháp.
Cầu nguyện tất cả chúng sanh đều hạnh phúc.

William Hart

CHÚ Ý TRÊN VĂN BẢN

Những bài pháp của Đức phật và chư Đệ tử của Ngài được Ngài Goenka trích dẫn được rút ra từ Những bản kết tập về Luật (Vinaya-pitaka) và những bài Kinh (Sutta-pitaka) trong kinh điển Pāli. (Một số những trích dẫn có mặt trong cả hai Bộ (kinh và luật), mặc dù trong những trường hợp như vầy chỉ có tham khảo về kinh được trích đưa ra ở đây). Cũng có một vài trích dẫn rút ra từ văn học kinh tạng Pāli. Trong những bài thuyết giảng này, Ngài Goenka giải thích những đoạn văn này thường bằng sự diễn giải hơn bằng sự phiên dịch theo từ ngữ Pāli. Mục đích là nhằm đưa ra phần trọng tâm của mỗi đoạn trích trong ngôn ngữ bình dị, nhấn mạnh mối quan hệ của nó đến sự hành trì thiền Vipassana.

Nơi nào một đoạn trích Pàli xuất hiện trong ý nghĩa bản tóm tắc, sự giải thích được đưa ra trong bài giảng của Ngài Goenka được căn cứ vào bản tóm tắc này. Ở sau lưng của quyển sách này, trong phần Pàli với sự phiên dịch tiếng anh, với sự cố gắng được tiến hành để đưa ra những lối giải thích chính xác cho những đoạn văn đã được trích dẫn, vẫn chú trọng quan điểm của Một hành giả tu thiền.

Trong cuốn sách về những bài tóm tắc, những thuật từ Pàli sử dụng được duy trì cho ý nghĩa cần thiết tối thiểu nhất. Nơi nào các từ như vầy được sử dụng, vì mục đích cho sự thích hợp số nhiều của nó đuợc đưa ra trong hình thức Pàli ví dụ, số nhiều của samkhara là samkharà, của kalàpa là kalàpà, của paràma là paramà.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7248)
Quyển sách rất nhỏ này gồm những trích chọn một số lời dạy riêng về sự thiền tập. Nó gồm những trích đoạn nói riêng về thiền tập được trích từ những cuộc nói chuyện (pháp thoại) dành cho các Phật tử xuất gia và tại gia.
14 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13121)
Trong ba tháng An Cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, tôi có hướng dẫn tập thiền cho đại chúng gồm Tăng Ni, chúng điệu cùng một số cư sĩ. Trước mỗi thời toạ thiền như thế, thường là 45 phút, tôi có một pháp thoại ngắn từ 15 đến 20 phút, đôi khi dài hơn một tí, chỉ để giúp cho “hành giả” đi từng bước sơ cơ vào thiền tập một cách vững chắc.
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9311)
Về Paritta: VTH dẫn một bài kệ (cả Pāḷi và Việt ngữ) có nguồn gốc Tích Lan rồi nhận xét: “Nội dung bài kệ cho thấy khắp thân thể và không gian xung quanh hành giả được bảo hộ bởi Phật, Pháp và Tăng. Do hình thức an vị giống như sự an vị các Tôn trong Mật tông Bắc truyền, một số học giả phương Tây xem đây như một thể loại “tantra” của Phật giáo Theravāda”. Sau đó hỏi tôi: “Người tu theo Pháp này có thực hành đúng theo tinh thần của Tứ Diệu Đế hay không?”
23 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9564)
Thưa thầy con thấy trong 37 trợ đạo phẩm có pháp tứ như ý túc, thầy có thể nói cho con về pháp Tứ Như Ý Túc được không ạ? Pháp này hành trì như thế nào ạ?
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8608)
Thưa thầy, lúc trước thầy có hứa sẽ viết một bài về cách niệm Phật cho tới cận hành định rồi qua thiền minh sát, con và các bạn muốn học Phật chân truyền đang chờ mong (Mà làm sao biết mình niệm đã “tới bến” tức là đạt cận hành định, thưa thầy?)
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11692)
Chúng tôi nhận được một số câu hỏi liên quan đến việc thực hành thiền. Để trả lời chung, chúng tôi giới thiệu đến quý đạo hữu bài pháp hành của Hoà thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) giảng trong khóa An cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Thừa Thiên Huế và bài hướng dẫn thiền tập của Thiền sư Thanissaro Bhikkhu (bản dịch của Cư sĩ Nguyên Giác):
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10099)
“- Cầu nguyện là một nhu cầu tâm linh rất phổ biến của loài người. Vì thế tất cả các tôn giáo như Ki tô giáo, Ấn giáo, Hồi giáo và luôn cả Phật giáo Tịnh độ tông ... đều cầu nguyện và cầu xin. Họ cầu nguyện và cầu xin vì họ tin là có Thần quyền thiêng liêng có quyền năng phò trì, cứu khổ, cứu nạn. Xin thầy vui lòng chỉ dạy cho con Phật tử Theavāda không tin có tha lực lực siêu phàm và như vậy khi họ bị tại ương, tật ách thì họ cầu nguyện ai???
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6173)
Tôi xin được trình bày đến quý vị về kinh nghiệm của ba tháng thiền quán Vipassana, cũng như nêu lên một số vấn đề cho những bạn nào thích tìm hiểu, nghiên cứu về thiền quán.Thường thì mỗi khóa tu ba tháng như vậy có khoảng chừng một trăm người tham dự. Tất cả cùng phát nguyện giữ thinh lặng trong vòng ba tháng – chỉ được phép nói chuyện với vị thầy mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút trong giờ trình pháp.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9500)
Sau ba tháng an cư, tôi có 32 pháp thoại hướng dẫn cho Đại chúng HKST tập thiền với những kiến thức và những dụng công cần thiết về định cũng như về tuệ. Thư Viện Hoa Sen đã liên tiếp đăng được 25 pháp thoại cùng 4 bài trả lời những câu hỏi của độc giả.
29 Tháng Mười 2015(Xem: 15876)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”