Bài Giảng Của Ngày Thứ Hai

27 Tháng Chín 201000:00(Xem: 18135)

NHỮNG BÀI GIẢNG TÓM TẮT
của KHOÁ THIỀN MINH SÁT MƯỜI NGÀY
Thiền sư Goenka - Thích Minh Diệu dịch
Nguyên tác: "The Discourse Summaries", S.N. Goenka (1994)

BÀI GIẢNG CỦA NGÀY THỨ HAI

Định nghĩa phổ quát về tội và phước
Bát thánh đạo: Giới và Định

Ngày thứ hai đã qua. Mặc dù có phần nào tốt hơn ngày đầu, những khó khăn vẫn còn hiện hữu. Tâm thức thì quá dao động, kích thích, hoang vu như một con bò hoang hoặc con voi hoang nó tạo ra sự tàn phá dữ dội khi nó đi vào nơi cư trú của con người. Nếu một người thông minh điều phục và huấn luyện thú hoang, thì dù tất cả sức mạnh của nó được dùng cho mục đích phá hoại, bây giờ bắt đầu phục vụ cho xã hội trong những cách xây dựng. Tương tự, tâm thức, nó có sức mạnh và nguy hiểm hơn cả một con voi hoang, phải được điều phục và huấn luyện; thì sức mạnh lớn lao của nó sẽ bắt đầu phục vụ chúng ta. Nhưng các bạn phải thực hành rất là nhẫn nại, kiên trì, và liên tục. Sự duy trì liên tục trong thực hành là bí quyết của sự thành công.

Các bạn phải tíến hành công việc tu tập; không ai có thể tu giúp cho các bạn. Với tình thương bao la và lòng từ bi Bậc giác ngộ chỉ phương pháp để hành trì, nhưng ngài không thể mang bất cứ ai lên trên vai của Ngài để đến mục đích tối thượng. Các bạn phải tiến hành những tiến trình này chính các bạn, chống lại kẻ thù ở nơi các bạn, kết quả các bạn tự giải thóat chính mình. Tất nhiên, một khi các bạn bắt đầu tu tập, các bạn nhận sự hổ trợ của tất cả sức mạnh Giáo pháp, nhưng các bạn vẫn phải tự mình hành trì. Các bạn phải tự mình đi trọn vẹn con đường.

Để hiểu cái gì là con đường căn cứ vào đó các bạn đã bắt đầu đi, Đức Phật mô tả nó bằng những thuật từ rất giản dị:

Từ bỏ tất cả những việc làm tội lỗi và bất thiện,
Hãy làm những việc làm có đạo đức và thiện lành
Hãy thanh lọc tâm,
Đây là lời dạy của Chư vị Giác ngộ.
Nó là phương pháp phổ quát có thể dùng cho mọi người thuộc bất kỳ nguồn gốc, sắc tộc, hoặc quốc gia nào. Nhữngù vấn đề dẫn đến từ sự định nghĩa sai lầm về tội và phước. Khi nguồn cốt lõi giáo pháp đã mất đi, nó trở thành một phe phái, và rồi mỗi phái lại đưa ra định nghĩa khác nhau về sự trung thực, như thế, sau khi có một hình thức đặc biệt bên ngoài, hoặc diễn bày những nghi lễ nào đó, hoặc nắm giữ một số niềm tin. Tất cả những vấn đề này là những định nghĩa thuộc phe phái, có thể chấp nhận đối với một số người này và không thể chấp nhận đối với số người khác. Tuy nhiên, Giáo pháp đưa ra một định nghĩa phổ quát về sai lầm và sự trung thực (đúng). Bất cứ hành động nào mà có hại đến người khác, làm cho họ bất an, và hài hòa thì nó là sai lầm (tội) . Bất cứ việc làm nào giúp người khác, giúp họ an ổn và hài hòa thì nó là hành động đạo đức, lương thiện. Đây là một sự định nghĩa không thích ứng với bất cứ giáo điều nào, nhưng lại thích ứng với qui luật tự nhiên. Và theo qui luật tự nhiên chúng ta không thể làm hành động gì mà có hại đến người khác mà không có gây ra một tâm cấu uế trong tâm của chúng ta trước: sân hận, sợ hãi, cáu ghét vân vân.;và bất cứ khi nào chúng ta tạo ra một tâm bất thiện, thì chúng ta trở nên đau khổ, chúng ta cảm nhận những khổ sở của địa ngục ở trong đó. Tương tự, chúng ta không thể làm một việc để giúp người khác mà trước hết chúng ta không tạo ra tình thương, lòng từ, thiện chí; và ngay lúc chúng ta bắt đầu phát triển những phẩm chất tâm thanh tịnh như vầy, chúng ta bắt đầu vui với an lạc thiên giới ở trong chúng ta. Khi các bạn giúp người khác, đồng thời cấc bạn giúp cho chính mình; khi các bạn làm hại người khác, đồng thời các bạn làm hại bản thân mình. Đây là Diệu pháp, chân lý, qui luật- qui luật phổ quát của tự nhiên.

Con đường của Giáo pháp được gọi là Bát chánh đạo, cao thượng ở ý nghĩa mà bất cứ ai hành trì nó chắc chắn trở thành một vị có tâm cao thượng, một Bậc thánh nhân. Giáo pháp được chia làm ba phần: giới , định và trí tuệ. Giới (Siila) là đạo đức - từ bỏ những việc làm bất thiện của thân và khẩu. Thiền Định (Samaadhi) là việc làm thiện phát triển sự kiềm chế tâm. Thực hành cả hai thì có ích, nhưng không phải Giới cũng không phải Thiền định có thể đọan tận tất cả những phiền não đã tích tụ trong tâm. vì mục đích này, phần thứ ba của Giáo pháp phải được hành trì: Pan~n~aa, sự phát triển Trí tuệ, tuệ quán, để làm thanh tịnh tâm. Phần giới gồm có ba phần trong Bát thánh Đạo:

1. Sammaa-vaacaa- chánh ngữ, sự thanh tịnh về lời nói. Để hiểu những gì là sự thanh tịnh của lời nói, chúng ta phải biết những gì là bất tịnh của lời nói. Nói láo để lừa gạt người khác, nói thô bạo làm tổn hại đến người khác, nói sau lưng, nói vu khống, nói lảm nhảm và tranh cãi không có mục đích tất cả là những bất tịnh của miệng. Khi chúng ta từ bỏ những bất thiện này, những gì còn lại là chánh ngữ (lời nói chơn chánh).

2. Sammaa-kammanta: chánh nghiệp, sự thanh tịnh về nhũng việc làm của thân. Về con đường của Chánh pháp chỉ có một thước đo để định mức thiện hoặc bất thiện của một hành động, nó là thân, khẩu hay là ý, và hành động giúp người hay là làm hại người khác. Vì vậy, ghiết hại, trộm cắp, phạm tội hãm hiếp, hoặc tà dâm, và uống rượu say chúng ta hành động vô ý thức có thể làm hại đến người khác, và làm hại cho chính mình. Khi chúng ta từ bỏ những việc làm bất thiện về thân này, những hành động còn lại là chánh mạng (việc làm chân chánh từ thân).

3. Sammaa-aajiiva: chánh nghiệp. Mọi người phải có một vài phương kế để sinh nhai để giúp chính mình và những ai sống nương vào vị ấy, nhưng nếu phương tiện hổ trợ sự sinh tồn của vị ấy có hại cho người khác, thì nó không phải là chánh mạng. Có lẽ chúng ta không thể chính mình làm nhũng việc sai lầm bằng phương cách sống của chúng ta, nhưng khuyến khích người khác làm như vậy; nếu như vậy chúng ta không thực hành đúng với chánh mạng. Ví dụ, bán rượu, mở sòng bạt, bán vũ khí, bán thú sống, hoặc thịt thú tất cả đều là những hành động phi chánh mạng. Ngay cả trong nghề nghiệp cao nhất, nếu những việc làm của chúng ta chỉ vì phá hoại người khác, thì chúng ta không hành trì chánh mạng. Nếu sự vận động là để trình diễn một phần của chúng ta như là một thành viên của xã hội, để cung cấp kỷ năng của chúng ta và nổ lự của chúng ta cho một việc tốt phổ quát, trong việc đápû lại vì việc làm này, chúng ta đón nhận một phần thưởng tương xứng bằng việc làm này chúng ta nuôi bản thân mình và chúng ta sống nhờ vào đó, một người làm việc như vầy là thực hành đúng chánh mạng.

Một người tại gia, một người không tôn giáo, cần tiền để vì cuộc sống của anh ta. Tuy nhiên, sự nguy hiểm là lối kiếm tiền đó trở thành một phương tiện để tâng bốc cho tự ngã: chúng ta tìm để thu nhập cao càng nhiều càng tốt cho chính mình, và cảm thấy khinh miệt những ai thu nhập ít. Thái độ như vầy gây hại cho người khác và cho chính chúng ta, vì tự ngã lại tăng trưởng hơn, càng khó để chúng ta giải thóat. Vì vậy, một đặc tính cốt lõi của chánh mạng là bố thí, làm từ thiện, chia sẻ một phần chúng ta làm ra cho những người khác. Thì chúng ta có lợi không chỉ cho chính mình mà còn lợi ích cho người khác.

Nếu giáo pháp chỉ có những sự khuyên bảo khuyến khích để từ bỏ những việc làm có hại đến người khác, thì nó sẽ không có kết quả. Một cách tri thức, chúng ta có thể hiểu những nguy hiểm của những hành động bất thiện và những ích lợi của những hành động thiện, hoặc chúng ta có thể chấp nhận sự quan trọng của giới vì lòng tận tụy đối với người giảng nó. Nhưng chúng ta vẫn tiếp tục làm sai, vì chúng ta không tự chủ với tâm thức của mình. Vì vậy, phần thứ hai của Giáo pháp , Chânh định: sự phát triển khả năng điều khiển tâm chúng ta. Trong phần này gồm có ba phần trong Bát thánh đạo:

1. Sammaa-vaayaama : (chánh tinh tấn, thực tập đúng cách) bằng sự thực tập của các bạn, các bạn đã thấy thế nào là sự yếu ớt và không vững chắc của tâm, luôn luôn dao động từ đối tượng này sang đối tượng khác. Tâm thức như vầy đòi hỏi sự thực tập để tăng sức mạnh cho nó. Có bốn cách thực tập để tăng sức mạnh cho tâm thức: tránh xa và từ bỏ tất cả các bất thiện pháp có thể phát sanh, không cho nó tiếp xúc với bất cứ bất thiện pháp nào mà nó chưa khởi sinh, duy trì và phát triển tất cả các thiện pháp hiện tại có mặt trong tâm thức và hướng tâm đến các thiện pháp mà nó chưa hành trì. Một cách trực tiếp, bằng sự thực tập tỉnh giác qua hơi thở (Anaapaana) các bạn đã bắt đầu thi hành những cách tu tập này.

2. Sammaa-sati: tỉnh giác, tỉnh giác với niệm thực tại. Về quá khứ chỉ có thể là những ký ức; về tương lai chỉ có thể là những ước mong, lo sợ và tưởng tượng. Các bạn đã bắt đầu thực tập chánh niệm (sammaa-sati) bằng sự tự luyện tập để duy trì tỉnh giác mọi tình huống biểu hiện thực tại ở mỗi sát na, trong khu vực giới hạn của hai lỗ mũi. Các bạn phải phát triển khả năng để tỉnh giác toàn bộ thực tại, từ cấp độ thô nhất đến vi tế nhất. Để bắt đầu, các bạn hãy tập trung hơi thở có ý thức , và có tập trung, từ đó hơi thở tự nhiên và nhẹ nhàng, đến sự tiếp xúc của hơi thở. Bây giờ các bạn sẽ sử dụng một đối tượng tỉnh lặng vi tế hơn của sự chú ý: các cảm thọ tự nhiên và bằng thân thể trong khu vực giới hạn này (khu vực ở hai lỗ mũi). Các bạn có thể cảm nhận nhiệt độ của hơi thở, hơi lạnh khi nó đi vào, hơi ấm khi nó đi ra khỏi thân thể. Vượt qua vấn đề đó, có những cảm thọ không thể diễn tả được không liên hệ đến hơi thở: nóng , lạnh, ngứa, kích động, dao động, ép nén, căng thẳng, đau v.v.. các bạn không thể chọn loại cảm thọ nào để cảm nhận, vì các bạn không thể tạo ra các cảm thọ. Chỉ theo dõi; chỉ duy trì tỉnh giác. Hình thức của cảm thọ không quan trọng; điều quan trọng là tỉnh giác với thực tại về cảm thọ mà không phản ứng lại nó.

Đặc tính thói quen của tâm thức, như các bạn đã thấy, là xoay cuốn theo những tư tưởng thuộc tương lai hoặc quá khứ, tạo ra tham ái và sân hận. Bằng sự thực hành chánh niệm các bạn đã bắt đầu phá vỡ thói quen này. Không phải sau khóa tu tập này các bạn sẽ quên tất cả quá khứ và không còn nghĩ ngợi gì về tương lai nữa. Nhưng thực tế các bạn đã thường phí bỏ khả năng của các bạn bằng sự lôi cuốn vô ích vào quá khứ hoặc tương lai, qúa nhiều đến nổi khi các bạn cần nhớ lại hoặc lên kế hoạch gì đó, các bạn không thể làm như ý muốn. Bằng sự phát triển chánh niệm, các bạn sẽ học các đặt tâm thức của các bạn vững chắc hơn trong giây phút thực tại, và các bạn sẽ thấy rằng cấc bạn có thể nhớ lại quá khứ khi cần thiết và tạo ra những kế hoạch thích hợp cho tương lai. các bạn sẽ có thể có một đời sống lành mạnh và hạnh phúc.

3. Sammaa-samaadhi: chánh định: chỉ có sự tập trung không phải là mục đích của pháp môn này; sự tập trung các bạn phát triển phải có một nền tảng về sự thanh tịnh. Với một căn bản của tham, sân hoặc si mê chúng ta có thể tập trung tâm thức, nhưng vấn đề này không phải là chánh định. Chúng ta phải tỉnh giác thực tại hiện hữa ở trong chúng ta, không có tham và sân. Duy trì sự tỉnh giác như vầy liên tục từng giây phút- đây gọi là chánh định.

Bằng sự chấp hành năm giới một cách nghiêm túc, các bạn bắt đầu thực tập giới. Bằng sự luyện tập tâm để duy trì tập trung vào một điểm, một đối tượng thật của niệm hiện tại, không móng khơi tham hoặc sân hận, các bạn đã bắt đầu phát triển chánh định. Bây giờ giữ sự luyện tập một cách tinh tấn để làm nhạy bén tâm thức của bạn, để khi các bạn bắt đầu thực tập trí tuệ các bạn sẽ có thể thể nhập những cấp độ sâu của vô thức, để loại trừ phiền não ẩn núp ở đó, và hoan hỷ với hạnh phúc thật sự - hạnh phúc của sự giải thóat.
Chân hạnh phúc đến với các bạn.

Cầu mong cho tất cả chúng sanh đều hạnh phúc.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn