Bài Giảng Của Ngày Thứ Mười Một

27 Tháng Chín 201000:00(Xem: 17941)

NHỮNG BÀI GIẢNG TÓM TẮT
của KHOÁ THIỀN MINH SÁT MƯỜI NGÀY
Thiền sư Goenka - Thích Minh Diệu dịch
Nguyên tác: "The Discourse Summaries", S.N. Goenka (1994)

BÀI GIẢNG CỦA NGÀY THỨ MƯỜI MỘT

Làm thế nào để tiếp tục thực hành sau khi hoàn mãn khóa tu

Thực hành từng ngày một, chúng ta đã đến ngày cận kề của sự hội thảo Giáo pháp này. Khi các bạn tiến hành sự tu tập, các bạn được yêu cầu quy phục hoàn toàn vào phương pháp tu, nội qui của khóa tu. Không có sự qui mạng này, các bạn sẽ không có sự kiểm tra công bằng đối với phương pháp tu. Bây giờ mười ngày đã qua; các bạn là chủ nhân của chính mình. Khi các bạn trở lại gia đình của các bạn, các bạn ôn lại một cách tỉnh lăng những gì các bạn đã thực hành ở đây. Nếu các bạn thấy rằng những gì các bạn đã thực tập ở đây là thực tế, thích hợp và có ích lợi cho chính các bạn và cho mọi người, thì các bạn nên chấp nhận nó - không phải vì người nào đó yêu cầu các bạn làm như thế, nhưng với một ý chí tự do, của ý muốn riêng các bạn; không phải chỉ vì mười ngày, nhưng vì cả cuộc đời của các bạn.

Sự chấp nhận không phải chỉ ở cấp độ tri thức hoặc tình cảm. Chúng ta phải chấp nhận Giáo pháp ở cấp độ thực tế bằng sự áp dụng nó, sử dụng nó như một phần trong cuộc đời của các bạn, vì chỉ có sự hành trì thực tế của giáo pháp sẽ mang lại những ích lợi thiết thực trong đời sống thường ngày.

Các bạn đã tham gia khóa tu này để học cách thực hành Giáo pháp - làm thế nào để sống một cuộc sống của đạo đức, của sự tự chủ tâm thức của chúng ta, của sự thanh lọc tâm thức. Mỗi buổi tối, những bài pháp đã giảng chỉ để làm sáng tỏ sự thực hành. Nó là sự cần thiết để hiểu những gì chúng ta đang hành trì và tại sao chúng ta phải hành trì như vậy, để chúng ta không bị lầm lẫn hoặc tu tập sai phương pháp. Tuy nhiên, trong sự giảng giải về sự hành trì, một số những vấn đề của lý thuyết được đề cập một cách tất yếu, và từ khi những người từ những nguồn gốc khác nhau đến để tham gia khóa tu, có thể rằng một vài người có thể thấy phần nào đó của lý thuyết không thể chấp nhận. Nếu như thế, đừng bận tâm, hãy để nó sang một bên. Điều quan trọng hơn nữa là sự thực hành của Giáo pháp. Không ai có thể không tán thành sống một cuộc đời mà không làm hại đến người khác, đối với sự phát triển sự điều khiển tâm thức của chúng ta, đối với sự giải thoát phiền não của tâm và sự tạo ra tình thương và thiện chí. Sự hành trì phải là điều có thể chấp nhận mang tính phổ quát, và đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất của Giáo pháp, vì bất cứ những ích lợi gì chúng ta gặt hái sẽ không phải từ những lý thuyết mà phải từ sự thực hành, từ sự áp dụng Giáo pháp trong đời sống của chúng ta.

Trong mười ngày các bạn chỉ có thể gặt hái một sự khái lược về phương pháp hành trì; chúng ta không thể hy vọng trở thành hoàn hảo trong một thời gian quá ngắn như vậy. Nhưng ngay kinh nghiệm sơ lược này không nên xem thường: các bạn đã tiến hành bước đầu tiên, một bước rất quan trọng, mặc dù hành trình quá dài-thực vậy nó là một hành trình cho suốt cuộc đời.

Một hột giống Giáo pháp đã được gieo, và đã bắt đầu nảy mầm thành một cây con. Một người làm vườn giỏi chăm xóc đặc biệt vào cây con này, và vì sự chăm xóc ưu đãi nó, cây con đó sẽ tuần tự phát triển thành cây lớn với thân to và rễ đâm sâu. Sau đó thay vì sự đòi hỏi phục vụ, nó tiếp tục cho ra, phục vụ, cho cuộc đời còn lại của nó.

Cây con giáo pháp này đòi hỏi sự chăm sóc ngay bây giờ. Bảo vệ nó khỏi những bình luận đánh giá của những người khác bằng cách ï tạo ra một sự phân biệt giữa lý thuyết, đối với lý thuyết này một số người có thể chống đối, và sự hành trì nó, có thể mọi người đều chấp nhận. Đừng cho phép những đánh giá này làm ngưng sự hành trì của các bạn. Tập trung thiền định một giờ vào buổi sáng và một giờ vào buổi tối. Nội qui này là điều quan trọng cốt yếu trong sự tu tập hằng ngày. Lúc đầu nó có thể giống như là một gánh nặng để giành cho hai giờ thiền trong một ngày, nhưng các bạn sẽ thấy rằng nhiều thời gian sẽ được tiết kiệm mà thời gian đó đã mất ở quá khứ. Trước tiên, các bạn cần ngủ ít hơn, thứ hai, các bạn sẽ có thể hoàn thành công việc của các bạn sớm hơn, vì khả năng làm việc của các bạn sẽ phát triển. Khi một vấn đề sinh khởi các bạn sẽ giữ bình tĩnh, và sẽ có thể ngay tức thời tìm ra giải pháp đúng nhất. Khi các bạn đã xây dựng hoàn hảo phương pháp tu tập, các bạn sẽ thấy rằng sau mỗi giờ thiền định vào buổi sáng, các bạn tạo ra năng lượng đầy đủ cho suốt ngày làm việc, không có bất cứ sự khuấy động nào cả.

Khi các bạn lên giường vào buổi tối, khoảng năm phút hãy tỉnh giác những cảm thọ ở bất cứ nơi nào trong thân các bạn trước khi ngủ. Sáng hôm sau, ngay lúc các bạn vừa thức dậy, lại nữa hãy quán sát những cảm thọ trong vòng năm phút. Những phút thiền định trước khi ngủ và thức giấc này sẽ xác chứng rất có lợi.

Nếu các bạn sống trong một khu vực ở đó có các vị tu thiền Vipassana, mỗi lần một tuần thiền định với nhau trong một giờ. Và một lần trong một năm, một khóa tu mười ngày là một sự cần thiết. Thực tập hằng ngày sẽ có thể làm cho các bạn duy trì những gì mà các bạn đã đạt được ở đây, nhưng một khóa tịnh tu là điều rất quan trọng để đi sâu hơn vào thiền định; nhưng vẫn phải thực hành trong một tiến trình lâu dài. Nếu các bạn có thể đến một khóa tu được tổ chức như vầy, rất là tốt. Nếu không, các bạn vẫn có thể có một khóa tu cho chính mình. Tự thực tập một khóa mười ngày cho chính mình, bất cứ nơi nào các bạn có thể tách rời được những người khác, và nơi nào có ai đó có thể chuẩn bị thức ăn cho các bạn. Các bạn biết phương pháp tu tập, biết thời giờ tu mỗi ngày và nội qui; các bạn phải ghi nhớ tất cả những điều đó ngay bây giờ. Nếu các bạn muốn thông báo cho vị thầy của các bạn trước rằng các bạn đang tiến hành một khóa tự tu, tôi sẽ nhớ đến các bạn và gởi tâm từ của tôi đến các bạn, những sự dao động của thiện chí; điều này sẽ giúp tạo ra một môi trường lành mạnh trong đó các bạn có thể tu tập tốt hơn. Tuy nhiên, nếu các bạn không thông báo cho vị thầy của các bạn, các bạn không nên cảm thấy thiếu tin tưởng. Giáo pháp tự nó sẽ bảo vệ các bạn. tuần tự các bạn phải đến trạng thái tự chủ. Vị thầy chỉ là vị hướng dẫn mà thôi; các bạn phải trở thành vị thầy cuả chính mình. Khi nào còn dựa vào bất cứ ai thì sẽ không có sự giải thóat.

Sự thiền định hai giờ một ngày và tịnh tu khóa mười ngày hằng năm chỉ là sự cần thiết tối thiểu để duy trì sự tu tập. Nếu các bạn có nhiều thời giờ hơn nưã, các bạn nên sử dụng cho thiền hành. Các bạn có thể tham gia khóa ngắn hạn một tuần hoặc vài ngày, ngay cả một ngày. Trong những khóa ngắn hạn như vầy, dành một phần ba thời giờ cho sự thực tập thiền hơi thở (anaapaana meditation) và thời gian còn lại cho thiền Vipassana.

Trong thời giờ thiền tập hằng ngày của các bạn, hãy sử dụng hết thời gian để thực tập Vipássana. Chỉ khi tâm của các bạn bị dao động hoặc trì trệ, nếu vì bất kỳ lý do nào về sự khó khăn để quán sát những cảm thọ và duy trì sự tỉnh lặng, thì khi đó hãy giành một khoảng thời gian cho sự thực tập thiền hơi thở.

Khi thực tập Vipassana, cẩn thận đừng chơi trò chơi của những cảm thọ, thích thú với những cảm thọ lạc và chán ghét những cảm thọ khổ. Hãy quán sát mỗi cảm thọ một cách khách quan. Giữ sự quan sát của các bạn di chuyển một cách có hệ thống xuyên khắp cơ thể, không cho phép nó dừng lại lâu trên bất cứ phần nào của cơ thể. Tối đa chỉ hai phút cho mỗi phần quán sát, hoặc năm phút cho trường hợp đặc biệt, nhưng đừng bao giờ để lâu hơn năm phút. Giữ sự theo dõi của các bạn di chuyển và duy trì sự tỉnh giác của mỗi cảm thọ trong mỗi phần thân thể. Nếu sự thực tập này bắt đầu trở thành máy móc, thay đổi phương cách trong đó các bạn di chuyển sự chú ý của mình. Trong mỗi trường hợp hãy duy trì tỉnh giác và bình thản, và các bạn sẽ kinh nghiệm những lợi ích tuyệt vời của Vipassana.

Cũng vậy trong cuộc sống làm việc các bạn phải áp dụng phương pháp này, không chỉ khi các bạn ngồi nhắm mắt lại. Khi nào các bạn làm việc, tất cả những chú ý trên công việc làm; hãy xem công việc như là sự thiền định của các bạn lúc này. Nhưng nếu có khoảng thời gian trống, ngay cả năm hoặc mười phút, hãy tận dụng nó trong sự tỉnh giác về những cảm thọ; khi nào các bạn bắt đầu công việc trở lại, các bạn sẽ cảm nhận sự tươi mát và mới mẻ trở lại. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi các bạn thiền định nơi công cộng, nơi không có mặt những người tu thiền, các bạn giữ đôi mắt các bạn mở ra; đừng bao giờ phô bày một sự thực hành của Giáo pháp.

Nếu các bạn thực tập Vipassana một cách thích hợp, một sự thay đổi tốt hơn sẽ đến trong đời sống của các bạn. các bạn nên kiểm tra tiến trình tu tập của các bạn dựa vào phương cách bằng cách kiểm tra đạo đức của các bạn trong những bối cảnh hằng ngày, trong cách cư xử của các bạn và những mối tương quan đến người khác. Thay vì gây tác hại cho người khác, các bạn đã bắt đầu giúp họ chưa? Khi nào những tình huống không như ý xảy ra, các bạn đã giữ tâm các bạn bình tỉnh chưa? Nếu sự phiền não khởi động trong tâm, các bạn có nhanh chóng tỉnh giác đến nó như thế nào? Các bạn nhanh chóng tỉnh giác những cảm thọ sinh khởi cùng với những phiền não như thế nào? Các bạn nhanh chóng khởi động sự quán sát những cảm thọ như thế nào? Các bạn nhanh chóng lấy lại sự thăng bằng của tâm thức, và bắt đầu tạo ra tình thương và lòng từ bi như thế nào? Bằng cách này để kiểm tra lại chính các bạn, và tiếp tục tiến lên xa hơn nữa về con đường hành trì.

Những gì các bạn học được ở đây, không chỉ lưu giữ bảo tồn nó mà phải làm cho nó phát triển thêm lên. Luôn luôn áp dụng Giáo pháp trong cuộc sống của các bạn. An vui tất cả những ích lợi của Giáo pháp mang lại, và sống một cuộc đời hạnh phúc, bình an và hài hòa, tốt đẹp cho các bạn và những người khác.

Một điều cần nhắc nhở: các bạn được phép kể cho những người khác nghe những gì các bạn đã học và thực tập ở đây; không bao giờ có sự dấu giếm trong Giáo pháp. Nhưng ở giai đoạn này đừng nên dạy phương pháp hành trì cho người khác. Trước khi làm điều này, chúng ta phải có sự thành tựu trong tu tập, và phải được huấn luyện để giảng dạy. Ngược lại, sẽ gây nguy hại cho người khác thay vì giúp đỡ họ. Nếu có ai đo,ù các bạn kể cho họ nghe về Vipassana, muốn thực tập Vipassana, hãy khuyến khích họ tham gia một khóa tu được tổ chức như ở đây, được hướng dẫn bởi Vị thầy hướng dẫn thích hợp. Bây giờ, tiếp tục giữ sự tu tập để xây dựng chính các bạn trong Giáo pháp. Duy trì sự phát triển trong Chánh pháp , và các bạn sẽ thấy rằng bằng lối sống mẫu mực, các bạn tự động gây sự hấp dẫn đến người khác về phương cách tu tập.

Cầu mong chánh pháp được truyền bá khắp thế gian, vì sự tốt đẹp và ích lợi cho mọi người.
Cầu mong cho tất cả chúng sanh đều hạnh phúc, an lạc và giải thóat!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6131)
FAQ: Làm sao để biết ai là người hướng dẫn thực tập có khả năng? Phong trào MBSR đào tạo được khoảng chừng 9 ngàn người hướng dẫn chánh niệm tốt nghiệp từ cơ quan phụ trách đào tạo Oasis, trung tâm huấn luyện các giáo thọ chuyên nghiệp. Có chừng 18 ngàn bệnh nhân đã theo học các khóa MBSR ở UMass và một số lớp khác tổ chức tại địa phương. Để bảo vệ chất lượng huấn luyện các cơ sở này có giáo chức huấn luyện và chương trình giảng dạy hoàn bị. Ngoài ra còn có các trung tâm nghiên cứu Chánh Niệm như ở đại học California- Los Angeles (UCLA) tổ chức một chương trình 6 tuần lễ dành cho những sinh viên hay nhân viên và giáo chức muốn trở thành giáo thọ Chánh Niệm...
14 Tháng Tư 2016(Xem: 6787)
Chúng ta hãy nói một chút về việc hành thiền (thiền tứ niệm xứ). Quí vị cần phải biết một số điểm quan trọng trước khi bắt đầu thực hành. Hành thiền có nghĩa là gì? Quý vị thực hành như thế nào? Trạng thái tâm quan sát ra sao, thái độ thế nào? Mục đích hành thiền của quý vị là gì? Quý vị cần có một ý niệm và mục đích rõ ràng trước khi bắt đầu thực hành. Quý vị không thể bắt đầu thực hành mà không có một số hiểu biết hay kiến thức về việc mình đang làm. Khi quý vị làm một việc gì đó, quý vị cần phải hiểu một chút về những nguyên tắc đối với việc mình đang làm. Chỉ như vậy quý vị mới gặt hái được lợi ích từ việc làm đó. ....
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5822)
FAQ: Mức độ khả tín của hiệu quả thực tập Chánh niệm? Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như nhãn, nhĩ , tỵ , thiệt, thân và ý (thức) Thuật ngữ Phật giáo gọi là năm căn hay bình dân hơn là lục tặc (đeo trên người Phật Di Lặc) Đó là sáu cửa ngõ để thế giới bên ngoài xâm nhập vào Tâm...
04 Tháng Tư 2016(Xem: 5636)
Bài viết này sẽ trình bày rằng Thiền Tông là pháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy. Nói nguyên thủy, vì Thiền Tông chính từ lời Đức Phật dạy. Nói cốt tủy, vì nhiều cách an tâm trong Thiền Tông là từ các kinh, khi chư tăng cao niên xin dạy pháp ngắn gọn để sẽ lui về một góc rừng ngồi trọn đời cho tới khi giải thoát.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 5745)
Câu hỏi: Chánh Niệm là phương pháp thực hành tâm linh của Phật Giáo hay một phương pháp phổ quát khoa học? Chánh Niệm là chú ý theo dõi một đối tượng nào đó với chủ đích, trong khoảnh khắc hiện tại, bàng quan, không phán đoán. Có bốn yếu tố chính (1) chú ý theo dõi (2) trong khoảnh khắc hiện tại (3) có mục đích (4) không phán đoán tất cả những đối tượng hay trãi nghiệm hiện ra trong tầm ý thức.
02 Tháng Ba 2016(Xem: 5431)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, với một tâm tư hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt, biết rõ đối tượng đang tiếp xúc hay thức tỉnh về việc mình đang làm. Nó là một hình thái thiền hành được áp dụng trong đời sống thường nhật, thể hiện qua việc chú tâm nhận biết hay chánh niệm tỉnh giác về các hoạt động của thân thể, vừa khiến cho tâm thức diễn tiến một cách thư thái, hài hòa, thông suốt, vừa khiến cho mọi hoạt động trở nên khoan thai, nhịp nhàng, chuẩn xác. Đây là một trong các phương pháp “quán thân trên thân” (kàye kàyànupassanà)1 hay pháp môn “thân hành niệm”(kàyagatasati)2 được nói đến trong kinh điển đạo Phật, nghĩa là chú tâm nhận biết hay quán niệm về các hoạt động hàng ngày của thân thể, khiến cho tâm trí trở nên định tĩnh, thanh tịnh, sáng suốt, đạt đến giải thoát và giải thoát tri kiến. Kinh Sa-môn quả, Trường Bộ nêu định nghĩa:
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 9525)
Giống như trò chơi thể thao golf hay cả khi muốn luộc trứng tới mức hoàn hảo, mới đầu thực hành chánh niệm có vẻ dễ dàng. Nhưng lúc quý vị ngồi xuống tọa Thiền với đôi mắt nhắm hay mở – một chuyện không thể nào tránh được là quý vị không thể nào ngừng suy nghĩ
26 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10398)
Trong bài kinh Kalama nổi tiếng, thường được nhắc đến, Đức Phật đã đề ra mười điều mà ta không nên dựa vào để chọn người thầy hay để đi theo con đường tâm linh nào đó. Tất cả đều có liên quan đến một hệ thống niềm tin dựa vào truyền thống hay vào các cổ thư. Không tin nhưng ta phải tự tìm ra sự thật là điều Đức Phật thường nhấn mạnh. Nếu không làm thế, ta sẽ khó có được cái thấy nội tại, là bước đầu tiên đưa ta đến con đường đạo.
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6426)
Như Đức Phật đã nói: “Này các Tỳ kheo, đây là con đường trực tiếp để làm trong sạch chúng sinh, để vượt qua buồn đau và sầu bi, để chấm dứt sự khổ và phiền não, để đạt được con đường chánh đạo, để chứng ngộ Niết-bàn, được gọi là Bốn Nền Tảng Chánh Niệm.”
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10519)
Vào thời Đức Phật có vị tỳ khưu tên Tuccho Pothila. Đại Đức Pothila rất thông minh, thấu suốt nằm lòng kinh điển. Ngài có đến mười tám ngôi chùa và được xem là một Pháp Sư lỗi lạc, khét tiếng đến nỗi mọi người đều tôn sùng kỉnh mộ. Khi nghe đến danh Đại Đức "Tuccho Pothila" ai cũng thán phục.