Quả Vị

20 Tháng Hai 201100:00(Xem: 7158)

5. Quả vị

Phần cuối của bài kinh, Đức Phật đề cập đến quả vị chánh trí mà người hành giả có thể chứng đạt được ngay trong kiếp đời hiện tại. Thành quả đưa đến một cách tự nhiên không mong cầu từ công phu tu trì tinh tấn. Đức Phật cũng nhấn mạnh về quả vị bất lai có thể chứng đạt được cho kiếp mai sau từ những dư báo của công phu tu tập thiền tứ niệm xứ.

Quả vị chánh trí (còn gọi là vô sinh hay bất sinh) là quả vị cao nhất trong tứ quả thanh văn, tức sự chứng đắc a la hán (viên mãn tuệ). Chữ a la hán có thể được hiểu là một bậc đạo sư xứng đáng được mọi người cúng dường và kính nể. Đây là người đã thật sự trừ diệt được tất cả mọi não phiền trên cõi thế gian ta bà nầy. 

Quả vị “không còn trở lại” (bất lai) là quả vị thứ ba trong tứ quả thanh văn, còn được gọi là quả vị a na hàm (viên mãn định). Hành giả có thể đạt được quả vị nầy do từ những dư báo gặt hái được từ công phu hành trì tinh tấn. Đạt được quả vị tu chứng a na hàm sẽ không còn phải trở lại nơi chốn trần gian nầy nữa.

Đức Phật còn nhấn mạnh thêm rằng, không cần phải tu trì cho đến bảy năm mới có thể chứng đắc được quả vị bất sinh. Có thể chứng đạt được quả vị chánh trí a la hán trong thời gian tu luyện một hay hai năm, hay có thể ngắn hơn như hai tháng, một tháng, nửa tháng, một tuần. 

Kết thúc buổi thuyết giảng về bốn lãnh vực quán niệm, Đức Phật một lần nữa nhấn mạnh về mục đích và thành quả của công phu tu trì pháp quán tứ niệm xứ:

- thanh tịnh hoá thân tâm trước cuộc sống náo động
- vượt thắng những phiền não tâm linh
- diệt trừ những ưu tư sầu khổ trước cuộc đời
- đạt đến con đường chánh pháp của sự hiểu biết
- thể nhập niết bàn tâm linh ngay trên cõi đời nầy

Những thành quả đây được coi là những hoa trái đã gặt hái được do kết quả tu trì tinh tấn. Đó là những gì thực hữu nhiệm mầu có thể chứng nghiệm được ngay trong giờ phút hiện tại.

Hãy tinh chuyên bền chí và vững tâm hành trì trong mọi phút giây của cuộc sống. Hãy tin tưởng vững mạnh sự hành trì bốn lãnh vực quán niệm sẽ đưa con người đến bến bờ giải thoát ngay trong kiếp đời nầy, chứng nghiệm được sự vô thường, khổ và vô ngã của năm uẩn, từ đó soi thấu rõ bản chất thật của cuộc đời, của con người, của vũ trụ.

Hãy ghi nhớ rằng, phương thức tu tập bốn lãnh vực quán niệm có thể được thực tập trong bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Không nhất thiết chỉ phải thực tập trong những lúc tọa thiền. Cách thức tu trì dựa trên con đường giải thoát trung đạo, không tham đắm dục thú, không nhàm chán sự đời, không sợ hãi cuộc sống. Sống để sống. Sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây thực tại.

Hãy nhất tâm tinh chuyên hành trì pháp quán niệm xứ một cách đúng đắn. Soi thấu bản chất vô thường của tất cả mọi sự vật. Trực nghiệm bản chất khổ của cuộc đời người, tánh vô ngã của ngũ uẩn tự thân. Chú tâm quán sát và ghi nhận mọi quá trình sinh khởi, tăng trưởng, suy giảm và hủy diệt của tất cả mọi hiện tượng liên hệ đến thân, thọ, tâm, pháp trong từng mỗi phút giây. 

Cố gắng thực tập sống trong hành động hiện tại, ý thức tỉnh giác trong từng mỗi sát na của cuộc sống. Cảm nghiệm sự mầu nhiệm của phút giây tỉnh thức. Cố gắng tu dưỡng định lực và sự tỉnh thức, vượt thoát phần nào những phiền não tâm linh những chấp cứ buộc ràng của ngũ uẩn. Thực tập sống và sống an nhiên với đời. Hãy nhìn thẳng vào thực tại, đón chào thực tại với tất cả từ bi và khiêm tốn. Sống và thực tập sống với đời bằng nghệ thuật thức tỉnh của thiền học. Sống để sống và sống đúng ý nghĩa của cuộc sống làm người.

Hãy thực tập an nhiên thanh thoát sống. Sống cứ sống. Sống để mà sống. Tinh tấn tu tập và thường xuyên quán niệm về vô thường và buông xả. Thực tập sống tỉnh thức và thản nhiên đón chào cuộc đời. Với ý thức chánh niệm, nhìn cuộc trần đời như một bình minh sáng, như mây trắng nhìn trăng, như gió lặng nhìn trời. 

Và, khi sự việc đến, hãy an nhiên ra đi, hãy thanh thản trở về - một sự trở về với miền xưa a lan nhã…

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7248)
Quyển sách rất nhỏ này gồm những trích chọn một số lời dạy riêng về sự thiền tập. Nó gồm những trích đoạn nói riêng về thiền tập được trích từ những cuộc nói chuyện (pháp thoại) dành cho các Phật tử xuất gia và tại gia.
14 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13121)
Trong ba tháng An Cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, tôi có hướng dẫn tập thiền cho đại chúng gồm Tăng Ni, chúng điệu cùng một số cư sĩ. Trước mỗi thời toạ thiền như thế, thường là 45 phút, tôi có một pháp thoại ngắn từ 15 đến 20 phút, đôi khi dài hơn một tí, chỉ để giúp cho “hành giả” đi từng bước sơ cơ vào thiền tập một cách vững chắc.
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9308)
Về Paritta: VTH dẫn một bài kệ (cả Pāḷi và Việt ngữ) có nguồn gốc Tích Lan rồi nhận xét: “Nội dung bài kệ cho thấy khắp thân thể và không gian xung quanh hành giả được bảo hộ bởi Phật, Pháp và Tăng. Do hình thức an vị giống như sự an vị các Tôn trong Mật tông Bắc truyền, một số học giả phương Tây xem đây như một thể loại “tantra” của Phật giáo Theravāda”. Sau đó hỏi tôi: “Người tu theo Pháp này có thực hành đúng theo tinh thần của Tứ Diệu Đế hay không?”
23 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9563)
Thưa thầy con thấy trong 37 trợ đạo phẩm có pháp tứ như ý túc, thầy có thể nói cho con về pháp Tứ Như Ý Túc được không ạ? Pháp này hành trì như thế nào ạ?
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8606)
Thưa thầy, lúc trước thầy có hứa sẽ viết một bài về cách niệm Phật cho tới cận hành định rồi qua thiền minh sát, con và các bạn muốn học Phật chân truyền đang chờ mong (Mà làm sao biết mình niệm đã “tới bến” tức là đạt cận hành định, thưa thầy?)
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11692)
Chúng tôi nhận được một số câu hỏi liên quan đến việc thực hành thiền. Để trả lời chung, chúng tôi giới thiệu đến quý đạo hữu bài pháp hành của Hoà thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) giảng trong khóa An cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Thừa Thiên Huế và bài hướng dẫn thiền tập của Thiền sư Thanissaro Bhikkhu (bản dịch của Cư sĩ Nguyên Giác):
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10098)
“- Cầu nguyện là một nhu cầu tâm linh rất phổ biến của loài người. Vì thế tất cả các tôn giáo như Ki tô giáo, Ấn giáo, Hồi giáo và luôn cả Phật giáo Tịnh độ tông ... đều cầu nguyện và cầu xin. Họ cầu nguyện và cầu xin vì họ tin là có Thần quyền thiêng liêng có quyền năng phò trì, cứu khổ, cứu nạn. Xin thầy vui lòng chỉ dạy cho con Phật tử Theavāda không tin có tha lực lực siêu phàm và như vậy khi họ bị tại ương, tật ách thì họ cầu nguyện ai???
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6173)
Tôi xin được trình bày đến quý vị về kinh nghiệm của ba tháng thiền quán Vipassana, cũng như nêu lên một số vấn đề cho những bạn nào thích tìm hiểu, nghiên cứu về thiền quán.Thường thì mỗi khóa tu ba tháng như vậy có khoảng chừng một trăm người tham dự. Tất cả cùng phát nguyện giữ thinh lặng trong vòng ba tháng – chỉ được phép nói chuyện với vị thầy mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút trong giờ trình pháp.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9499)
Sau ba tháng an cư, tôi có 32 pháp thoại hướng dẫn cho Đại chúng HKST tập thiền với những kiến thức và những dụng công cần thiết về định cũng như về tuệ. Thư Viện Hoa Sen đã liên tiếp đăng được 25 pháp thoại cùng 4 bài trả lời những câu hỏi của độc giả.
29 Tháng Mười 2015(Xem: 15874)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”