Chương Mười Vầng thơ từ độ lên ngôi

10 Tháng Chín 201504:07(Xem: 4326)
KHOA HỌC NÃO BỘ & 
THIỀN CHÁNH NIỆM 
Quán Như Phạm Văn Minh 
Nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ 2015

Chương Mười
Vầng thơ từ độ lên ngôi

 

Dùng tâm thay đổi não và dùng não thay đổi tâm chúng ta có thể thay đổi cấu trúc não bộ và dần dần thay đổi nhãn quan về cuộc đời của chúng ta.

Đời là một kính vạn hoa, bất cứ một biến cố hay trãi nghiệm nào trên đời chúng ta đều có thể nhìn trong nhãn quan tiêu cực hay thất bại mà cũng có thể nhìn theo nhãn quan tích cực hay thành công. Chúng ta có thể biến đổi các tế bào nền synapses từ tiêu cực sang tích cực và tăng cường các synapses tích cực như trong chương Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui.

Tình yêu là đau khổ hay hạnh phúc? Hồ Dzếnh nhìn ở phía tích cực, được sống và yêu hay được yêu là một điều hạnh phúc.

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé

Tình chỉ VUI khi chửa vẹn câu thề

Thơ viết đừng xong

Thuyền trôi chớ đỗ

Xem truyện kiếm hiệp của Kim Dung, tôi rất cảm kích mối tình của Đầu Đà Hư Trúc, bị cô A TỬ chanh chua lừa đảo hành hạ.  Nhưng ông vẫn thà là làm một thiết đầu đà sống chết cho tình yêu bởi yêu là hạnh phúc, dù là yêu một ma nữ như A Tử!

Theo tôi, đó là một mối tình đẹp nhất trong những mối tình. Như mối tình Trương Chi, không vẹn câu thề, chén ngọc vỡ tan vì một giọt lệ rơi. Đẹp và hạnh phúc quá. Tình trong giây phút mà thành thiên thu. Chúng ta vui hay buồn khi yêu và khi thất tình? Có thể chúng ta cảm thấy hạnh phúc, khi thấy những mối tình đẹp và trong sáng như thế.

Anh Hoàng Nguyên Nhuận có lúc đọc cho tôi nghe hai câu thơ của Tô Man Sự (Bùi Giáng phiên âm là Tô Mạn Thù), khi nghe xong tôi cảm thấy rúng động cả người

 Hoa Nghiêm bảo bố cao thiên trượng

Chẩm chập khanh khanh ái ngã tình

Tô Man Sự theo Mao Trạch Đông trong cuộc Vạn lý Trường chinh, có lúc bị quân Tưởng bao vây nên phải chạy lên chùa Hoa Nghiêm ẩn náu. Nằm nhớ người yêu và viết hai câu này. Tạm dịch:

Hoa Nghiêm thác đổ cao nghìn trượng

Sao bằng tình ta với ái khanh

Độc giả nghĩ là tôi đang lạc đề, nhưng cùng một trãi nghiệm trong đời, chúng ta có thể cảm thấy đau khổ hay hạnh phúc, tùy cách nhìn của chúng ta. Đó là ý nghĩa tựa cuốn Best Selling Full Catastrophy Living của Ron Kabat Zinn theo nghĩa là chúng ta sống vời Đau khổ và hạnh phúc trong cuộc đòi. Chấp nhận sống trọn vẹn, đầy đủ.

Hồ Dzếnh có lẽ có một cái nhìn khác hơn là cái nhìn của người ‘bình thường’ như phần lớn chúng ta. Tôi còn nhớ trong một bài hát khác có những câu đứt ruột như: “Nếu biết là yêu là đau khổ, thì dương gian đừng có chúng mình!”  Thầy Nhất Hạnh gọi đó là ‘văn nghệ đứt ruột’. Yêu mà sợ khổ thì thà đừng yêu còn hơn! Mà sống không yêu thì thà đừng sống còn hơn! Dù thuyền trôi chớ đỗ, chúng ta vẫn có thể biến đau thương thành ‘thú đau thương’. Đời là một khúc nhạc buồn mà cũng có thể là một khúc nhạc vui.

Quý vị có thể sống lại những trãi nghiệm Blue Moon, hiếm có và quý giá trong đời mình, như chuyện vòng tay học trò của tôi. Không biết cô có khi nào xem tôi như một người tình ‘dự khuyết’ hay chỉ xem là một anh học trò mới lớn điên rồ. Đối với tôi đó là một mối tình thuần khiết, trong sạch nhất mà tôi có trong đời. Khi nào tôi nghĩ đến cô tôi cũng thấy ấm áp và hạnh phúc và còn nghe bên tai tiếng cười trong như thủy tinh khi cô giảng bài. Cũng như nhà sư đa tình Tô Man Sự và thiết đầu đà Hư Trúc, cũng giống như tôi, họ sung sướng khi nghĩ tới người mình yêu dù bị người tình phụ hay thờ ơ. Kim Dung đặt tên cho Thiết Đầu Đà là Hư Trúc. Trúc là tâm quân tử trong đạo Nho. Đó là mối tình trong sạch và trinh nguyên dù nhiều người cho ông Thiết Đầu Đà này là đại ngu. Giống như hai nhà sư đa tình nói trên, thay vì đau khổ làm người thua cuộc, dù đến rồi đi, em vẫn xin tạ ơn đời, tạ ơn cô.

Em hai mươi tóc xõa dài

Một bài thơ khác cũng làm tôi thao thức là bài Quán Bên Đường của Quang Dũng:

Hồn đã vương qua vài sợi tóc

Tôi thương mà em đâu có hay?

Xã hội Việt nam là một xã hội lạm phát thi sĩ, tôi cũng như nhiều thanh niên khác, lúc nhỏ cũng tập tành làm thơ. Thơ không hay nên xoay ra viết chuyện, chuyện cũng không hay nên quay ra viết nghiên cứu! Giống như Sainte Beuve thành nhà phê bình vì không thành công như một nhà văn hay một nhà thơ!

Tôi cũng có viết một vài câu thơ cảm xúc về một mái tóc như Quang Dũng

Tình cũng rồi như mây trắng bay

Ừ đời như nước cũng vơi đầy

Ừ mai phiêu bạt khi nào gặp

Tóc hạ em còn trên cánh tay

Dù chỉ là những câu ghép vận chưa ra thơ, nhưng mỗi lần đọc lại tôi vẫn cảm thấy vui sướng (thơ mình mà!), và nếu lý thuyết của Rick Hanson là đúng, tôi đọc lại những câu này khi gặp những buồn trong đời sống, thay vì nói Bonjour Tristess ‘buồn ơi hỡi chào mi!’, tôi tìm cách nhổ cỏ dại để thay thế bằng một vài luống hoa trong vườn.Tôi nghĩ trong đời quý vị cũng có những trãi nghiệm tương tự, quý vị có thể dùng những niềm vui đó để thay đổi não, thay vì cứ để các synapses nghỉ ở những chỗ tiêu cực, càng ngày tâm càng ưu sầu và kích thích cho các stress hormones hành hạ mình.

Ly nước nửa đầy và  ly nước nửa vơi

Tại sao có người ‘lạc quan’ và có người bi quan? Tại trời sinh hay tại tập luyện tâm linh?

Tất cả bí quyết của kỹ thuật ‘dùng tâm đổi não và dùng não đổi tâm’ đều bắt đầu từ thực chứng ‘học nhi tri’ (nhờ học mới biết), chứ trong đời không có ai ‘sinh nhi tri’. Nói tới bẩm sinh tức là nói tới một lý do ngoài sự hiểu biết của chúng ta, trong khi phần lớn kiến thức của chúng ta là nhờ học và thu thập kiến thức trong quá trình sống. Ví dụ như hành động cài một cái nút áo, được lưu giữ trong ký ức làm việc của não. Theo Williams, nếu không có ký ức này, mỗi lần cài nút áo chúng ta phải học lại từ đầu! Ký ức làm việc của não đã được học trong bao nhiêu triệu năm của quá trình tiến hóa!

Nếu chúng ta tập nhìn trãi nghiệm qua thái độ ‘ly nước đầy, ly nước vơi’, chuyện này sẽ lưu lại trong ký ức làm việc của não. Và một khi gặp trãi nghiệm tiêu cực, chúng ta vui mừng nói là ‘còn tới một nửa ly nước’. Điều này không có nghĩa là chúng ta mang cặp mắt kính mầu hồng, nhưng chúng ta cũng không mang cặp mắt kính mầu đen bị ‘điều kiện hóa’, mà dùng trí tuệ để biết bất cứ cái gì cũng có hai mặt. Không có sáng thì cũng không có tối. Không có vui thì cũng không có buồn, bởi vì nếu không, thì chúng ta lấy gì để so sánh và biết sáng, tối? Trong quyển Cơ sở Khoa học của Thiền Chánh niệm tôi có định nghĩa Tuệ là nhìn sự vật như chúng là (Things are the way they are) nhờ thế mà chúng ta đạt tới mức Xả, không phản ứng cũng không ôm chầm lạc thọ, không xua đuổi các khổ thọ, nhất là các khổ thọ là kết quả của luật vô thường. Không có buồn thì làm sao chúng ta biết thế nào là vui?

Ai bảo chăn trâu là khổ? Không chăn trâu sướng lắm chứ! Chúng ta không thơ mộng hóa nổi khổ như trên, chỉ cần nhận biết có nổi khổ cần được đối trị. Nếu chưa đối trị nổi thì dùng chánh niệm để quán chiếu và biết là chúng đến rồi đi như bất cứ một hiện tượng tâm lý nào khác!

Nhìn quanh, chúng ta biết có nhiều thứ để tạ ơn. Ơn Cha mẹ cho chúng ta hình hài để sống trong cuộc đời này. Tạ ơn cha mẹ cho chúng ta một não bộ lành mạnh nhờ thế chúng ta sống và yêu với một trí thông minh bình thường, ít nhất cũng như người khác.

Cám ơn Vũ Trụ đã bùng nổ tạo ra bụi bặm nhờ thế mà mấy tỷ năm sau, có dưỡng khí cho chúng ta thở, có chất can-xi trong xương, chất sắt trong máu, tế bào não bộ được thành hình, nên chúng ta có thể tư duy. Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi?

Cám ơn thiên nhiên cho chúng ta những sáng mùa thu, những trưa mùa hạ, những bình minh, những hoàng hôn, những dòng sông xanh, những bãi biển với hàng thùy dương và những hàng tơ liễu thướt tha, để chúng ta hứng khởi làm thơ. Muốn biến ‘kho trời chung’ thành ‘của mình riêng’, quý vị phải sống trong chánh niệm, thay vì thất niệm trong túy sinh, mộng tử!

 

 Cám ơn tổ tiên đã chuyển hóa genes qua nhiêu thế hệ cho đến thế hệ chúng ta ngày nay, ý niệm mà Thầy Nhất Hạnh gọi là truyền thừa (hay luân hồi).

Cám ơn những sinh vật hay bao nhiêu người khác đã chết cho chúng ta sống, từ anh hùng, liệt sĩ trong lịch sử lập nước, dựng nước đến những sinh vật trong chuỗi thức ăn hàng ngày!

Xin nhắc quý vị chỉ trong vòng 30 năm nay nhờ những tiến triển của khoa não bộ, chúng ta đã thấy thấp thoáng mối liên hệ giữa tâm và não và đây là câu hỏi khoa học cuối cùng còn sót lại mà chưa có lời giải đáp thỏa đáng!

Nếu các nhà khoa học não bộ tìm thấy câu giải đáp qua Chánh niệm và phương pháp nội tĩnh của Phật giáo, không còn ai có thể nói là Phật giáo là một tôn giáo lánh đời hoặc là tôn giáo của người chết. Phục vụ người sống hay người chết cũng tùy quý vị tôn túc đang nổ lực hoằng pháp hay tùy vào cách hành trì của Phật tử, nhất là Phật tử trẻ, sẵn sàng chấp nhận giải thích chánh pháp dưới ánh sáng của khoa học.

Vị Phật trong tương lai, Phật Di Lặc, sẽ vổ bụng, ôm sáu lục tặc cười hả hê, tuyên bố là bây giờ Ngài xem chúng là Lục Phúc đem an lành cho chúng sinh. Chúng ta có thể vững tin là tất cả đều có ngày ai trong chung ta cũng được hưởng Ngày An Lành, Đêm An Lành, Đêm Ngày Sáu thời đều An lành. Miễn là quý vị tinh tấn, kiên nhẫn ngồi xuống, thanh thản thở ra một hơi thở, thở vào một hơi thở. Giữ Chánh niệm. Đừng để Tề Thiên hay các synapses tiêu cực quấy phá mình mãi.

Quán Như Phạm Văn Minh

Pháp danh Quảng Trí

Tháng Sáu năm 2015

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6101)
FAQ: Làm sao để biết ai là người hướng dẫn thực tập có khả năng? Phong trào MBSR đào tạo được khoảng chừng 9 ngàn người hướng dẫn chánh niệm tốt nghiệp từ cơ quan phụ trách đào tạo Oasis, trung tâm huấn luyện các giáo thọ chuyên nghiệp. Có chừng 18 ngàn bệnh nhân đã theo học các khóa MBSR ở UMass và một số lớp khác tổ chức tại địa phương. Để bảo vệ chất lượng huấn luyện các cơ sở này có giáo chức huấn luyện và chương trình giảng dạy hoàn bị. Ngoài ra còn có các trung tâm nghiên cứu Chánh Niệm như ở đại học California- Los Angeles (UCLA) tổ chức một chương trình 6 tuần lễ dành cho những sinh viên hay nhân viên và giáo chức muốn trở thành giáo thọ Chánh Niệm...
14 Tháng Tư 2016(Xem: 6753)
Chúng ta hãy nói một chút về việc hành thiền (thiền tứ niệm xứ). Quí vị cần phải biết một số điểm quan trọng trước khi bắt đầu thực hành. Hành thiền có nghĩa là gì? Quý vị thực hành như thế nào? Trạng thái tâm quan sát ra sao, thái độ thế nào? Mục đích hành thiền của quý vị là gì? Quý vị cần có một ý niệm và mục đích rõ ràng trước khi bắt đầu thực hành. Quý vị không thể bắt đầu thực hành mà không có một số hiểu biết hay kiến thức về việc mình đang làm. Khi quý vị làm một việc gì đó, quý vị cần phải hiểu một chút về những nguyên tắc đối với việc mình đang làm. Chỉ như vậy quý vị mới gặt hái được lợi ích từ việc làm đó. ....
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5807)
FAQ: Mức độ khả tín của hiệu quả thực tập Chánh niệm? Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như nhãn, nhĩ , tỵ , thiệt, thân và ý (thức) Thuật ngữ Phật giáo gọi là năm căn hay bình dân hơn là lục tặc (đeo trên người Phật Di Lặc) Đó là sáu cửa ngõ để thế giới bên ngoài xâm nhập vào Tâm...
04 Tháng Tư 2016(Xem: 5614)
Bài viết này sẽ trình bày rằng Thiền Tông là pháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy. Nói nguyên thủy, vì Thiền Tông chính từ lời Đức Phật dạy. Nói cốt tủy, vì nhiều cách an tâm trong Thiền Tông là từ các kinh, khi chư tăng cao niên xin dạy pháp ngắn gọn để sẽ lui về một góc rừng ngồi trọn đời cho tới khi giải thoát.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 5724)
Câu hỏi: Chánh Niệm là phương pháp thực hành tâm linh của Phật Giáo hay một phương pháp phổ quát khoa học? Chánh Niệm là chú ý theo dõi một đối tượng nào đó với chủ đích, trong khoảnh khắc hiện tại, bàng quan, không phán đoán. Có bốn yếu tố chính (1) chú ý theo dõi (2) trong khoảnh khắc hiện tại (3) có mục đích (4) không phán đoán tất cả những đối tượng hay trãi nghiệm hiện ra trong tầm ý thức.
02 Tháng Ba 2016(Xem: 5394)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, với một tâm tư hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt, biết rõ đối tượng đang tiếp xúc hay thức tỉnh về việc mình đang làm. Nó là một hình thái thiền hành được áp dụng trong đời sống thường nhật, thể hiện qua việc chú tâm nhận biết hay chánh niệm tỉnh giác về các hoạt động của thân thể, vừa khiến cho tâm thức diễn tiến một cách thư thái, hài hòa, thông suốt, vừa khiến cho mọi hoạt động trở nên khoan thai, nhịp nhàng, chuẩn xác. Đây là một trong các phương pháp “quán thân trên thân” (kàye kàyànupassanà)1 hay pháp môn “thân hành niệm”(kàyagatasati)2 được nói đến trong kinh điển đạo Phật, nghĩa là chú tâm nhận biết hay quán niệm về các hoạt động hàng ngày của thân thể, khiến cho tâm trí trở nên định tĩnh, thanh tịnh, sáng suốt, đạt đến giải thoát và giải thoát tri kiến. Kinh Sa-môn quả, Trường Bộ nêu định nghĩa:
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 9449)
Giống như trò chơi thể thao golf hay cả khi muốn luộc trứng tới mức hoàn hảo, mới đầu thực hành chánh niệm có vẻ dễ dàng. Nhưng lúc quý vị ngồi xuống tọa Thiền với đôi mắt nhắm hay mở – một chuyện không thể nào tránh được là quý vị không thể nào ngừng suy nghĩ
26 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10356)
Trong bài kinh Kalama nổi tiếng, thường được nhắc đến, Đức Phật đã đề ra mười điều mà ta không nên dựa vào để chọn người thầy hay để đi theo con đường tâm linh nào đó. Tất cả đều có liên quan đến một hệ thống niềm tin dựa vào truyền thống hay vào các cổ thư. Không tin nhưng ta phải tự tìm ra sự thật là điều Đức Phật thường nhấn mạnh. Nếu không làm thế, ta sẽ khó có được cái thấy nội tại, là bước đầu tiên đưa ta đến con đường đạo.
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6398)
Như Đức Phật đã nói: “Này các Tỳ kheo, đây là con đường trực tiếp để làm trong sạch chúng sinh, để vượt qua buồn đau và sầu bi, để chấm dứt sự khổ và phiền não, để đạt được con đường chánh đạo, để chứng ngộ Niết-bàn, được gọi là Bốn Nền Tảng Chánh Niệm.”
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10483)
Vào thời Đức Phật có vị tỳ khưu tên Tuccho Pothila. Đại Đức Pothila rất thông minh, thấu suốt nằm lòng kinh điển. Ngài có đến mười tám ngôi chùa và được xem là một Pháp Sư lỗi lạc, khét tiếng đến nỗi mọi người đều tôn sùng kỉnh mộ. Khi nghe đến danh Đại Đức "Tuccho Pothila" ai cũng thán phục.