Chương Mười Vầng thơ từ độ lên ngôi

10 Tháng Chín 201504:07(Xem: 4357)
KHOA HỌC NÃO BỘ & 
THIỀN CHÁNH NIỆM 
Quán Như Phạm Văn Minh 
Nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ 2015

Chương Mười
Vầng thơ từ độ lên ngôi

 

Dùng tâm thay đổi não và dùng não thay đổi tâm chúng ta có thể thay đổi cấu trúc não bộ và dần dần thay đổi nhãn quan về cuộc đời của chúng ta.

Đời là một kính vạn hoa, bất cứ một biến cố hay trãi nghiệm nào trên đời chúng ta đều có thể nhìn trong nhãn quan tiêu cực hay thất bại mà cũng có thể nhìn theo nhãn quan tích cực hay thành công. Chúng ta có thể biến đổi các tế bào nền synapses từ tiêu cực sang tích cực và tăng cường các synapses tích cực như trong chương Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui.

Tình yêu là đau khổ hay hạnh phúc? Hồ Dzếnh nhìn ở phía tích cực, được sống và yêu hay được yêu là một điều hạnh phúc.

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé

Tình chỉ VUI khi chửa vẹn câu thề

Thơ viết đừng xong

Thuyền trôi chớ đỗ

Xem truyện kiếm hiệp của Kim Dung, tôi rất cảm kích mối tình của Đầu Đà Hư Trúc, bị cô A TỬ chanh chua lừa đảo hành hạ.  Nhưng ông vẫn thà là làm một thiết đầu đà sống chết cho tình yêu bởi yêu là hạnh phúc, dù là yêu một ma nữ như A Tử!

Theo tôi, đó là một mối tình đẹp nhất trong những mối tình. Như mối tình Trương Chi, không vẹn câu thề, chén ngọc vỡ tan vì một giọt lệ rơi. Đẹp và hạnh phúc quá. Tình trong giây phút mà thành thiên thu. Chúng ta vui hay buồn khi yêu và khi thất tình? Có thể chúng ta cảm thấy hạnh phúc, khi thấy những mối tình đẹp và trong sáng như thế.

Anh Hoàng Nguyên Nhuận có lúc đọc cho tôi nghe hai câu thơ của Tô Man Sự (Bùi Giáng phiên âm là Tô Mạn Thù), khi nghe xong tôi cảm thấy rúng động cả người

 Hoa Nghiêm bảo bố cao thiên trượng

Chẩm chập khanh khanh ái ngã tình

Tô Man Sự theo Mao Trạch Đông trong cuộc Vạn lý Trường chinh, có lúc bị quân Tưởng bao vây nên phải chạy lên chùa Hoa Nghiêm ẩn náu. Nằm nhớ người yêu và viết hai câu này. Tạm dịch:

Hoa Nghiêm thác đổ cao nghìn trượng

Sao bằng tình ta với ái khanh

Độc giả nghĩ là tôi đang lạc đề, nhưng cùng một trãi nghiệm trong đời, chúng ta có thể cảm thấy đau khổ hay hạnh phúc, tùy cách nhìn của chúng ta. Đó là ý nghĩa tựa cuốn Best Selling Full Catastrophy Living của Ron Kabat Zinn theo nghĩa là chúng ta sống vời Đau khổ và hạnh phúc trong cuộc đòi. Chấp nhận sống trọn vẹn, đầy đủ.

Hồ Dzếnh có lẽ có một cái nhìn khác hơn là cái nhìn của người ‘bình thường’ như phần lớn chúng ta. Tôi còn nhớ trong một bài hát khác có những câu đứt ruột như: “Nếu biết là yêu là đau khổ, thì dương gian đừng có chúng mình!”  Thầy Nhất Hạnh gọi đó là ‘văn nghệ đứt ruột’. Yêu mà sợ khổ thì thà đừng yêu còn hơn! Mà sống không yêu thì thà đừng sống còn hơn! Dù thuyền trôi chớ đỗ, chúng ta vẫn có thể biến đau thương thành ‘thú đau thương’. Đời là một khúc nhạc buồn mà cũng có thể là một khúc nhạc vui.

Quý vị có thể sống lại những trãi nghiệm Blue Moon, hiếm có và quý giá trong đời mình, như chuyện vòng tay học trò của tôi. Không biết cô có khi nào xem tôi như một người tình ‘dự khuyết’ hay chỉ xem là một anh học trò mới lớn điên rồ. Đối với tôi đó là một mối tình thuần khiết, trong sạch nhất mà tôi có trong đời. Khi nào tôi nghĩ đến cô tôi cũng thấy ấm áp và hạnh phúc và còn nghe bên tai tiếng cười trong như thủy tinh khi cô giảng bài. Cũng như nhà sư đa tình Tô Man Sự và thiết đầu đà Hư Trúc, cũng giống như tôi, họ sung sướng khi nghĩ tới người mình yêu dù bị người tình phụ hay thờ ơ. Kim Dung đặt tên cho Thiết Đầu Đà là Hư Trúc. Trúc là tâm quân tử trong đạo Nho. Đó là mối tình trong sạch và trinh nguyên dù nhiều người cho ông Thiết Đầu Đà này là đại ngu. Giống như hai nhà sư đa tình nói trên, thay vì đau khổ làm người thua cuộc, dù đến rồi đi, em vẫn xin tạ ơn đời, tạ ơn cô.

Em hai mươi tóc xõa dài

Một bài thơ khác cũng làm tôi thao thức là bài Quán Bên Đường của Quang Dũng:

Hồn đã vương qua vài sợi tóc

Tôi thương mà em đâu có hay?

Xã hội Việt nam là một xã hội lạm phát thi sĩ, tôi cũng như nhiều thanh niên khác, lúc nhỏ cũng tập tành làm thơ. Thơ không hay nên xoay ra viết chuyện, chuyện cũng không hay nên quay ra viết nghiên cứu! Giống như Sainte Beuve thành nhà phê bình vì không thành công như một nhà văn hay một nhà thơ!

Tôi cũng có viết một vài câu thơ cảm xúc về một mái tóc như Quang Dũng

Tình cũng rồi như mây trắng bay

Ừ đời như nước cũng vơi đầy

Ừ mai phiêu bạt khi nào gặp

Tóc hạ em còn trên cánh tay

Dù chỉ là những câu ghép vận chưa ra thơ, nhưng mỗi lần đọc lại tôi vẫn cảm thấy vui sướng (thơ mình mà!), và nếu lý thuyết của Rick Hanson là đúng, tôi đọc lại những câu này khi gặp những buồn trong đời sống, thay vì nói Bonjour Tristess ‘buồn ơi hỡi chào mi!’, tôi tìm cách nhổ cỏ dại để thay thế bằng một vài luống hoa trong vườn.Tôi nghĩ trong đời quý vị cũng có những trãi nghiệm tương tự, quý vị có thể dùng những niềm vui đó để thay đổi não, thay vì cứ để các synapses nghỉ ở những chỗ tiêu cực, càng ngày tâm càng ưu sầu và kích thích cho các stress hormones hành hạ mình.

Ly nước nửa đầy và  ly nước nửa vơi

Tại sao có người ‘lạc quan’ và có người bi quan? Tại trời sinh hay tại tập luyện tâm linh?

Tất cả bí quyết của kỹ thuật ‘dùng tâm đổi não và dùng não đổi tâm’ đều bắt đầu từ thực chứng ‘học nhi tri’ (nhờ học mới biết), chứ trong đời không có ai ‘sinh nhi tri’. Nói tới bẩm sinh tức là nói tới một lý do ngoài sự hiểu biết của chúng ta, trong khi phần lớn kiến thức của chúng ta là nhờ học và thu thập kiến thức trong quá trình sống. Ví dụ như hành động cài một cái nút áo, được lưu giữ trong ký ức làm việc của não. Theo Williams, nếu không có ký ức này, mỗi lần cài nút áo chúng ta phải học lại từ đầu! Ký ức làm việc của não đã được học trong bao nhiêu triệu năm của quá trình tiến hóa!

Nếu chúng ta tập nhìn trãi nghiệm qua thái độ ‘ly nước đầy, ly nước vơi’, chuyện này sẽ lưu lại trong ký ức làm việc của não. Và một khi gặp trãi nghiệm tiêu cực, chúng ta vui mừng nói là ‘còn tới một nửa ly nước’. Điều này không có nghĩa là chúng ta mang cặp mắt kính mầu hồng, nhưng chúng ta cũng không mang cặp mắt kính mầu đen bị ‘điều kiện hóa’, mà dùng trí tuệ để biết bất cứ cái gì cũng có hai mặt. Không có sáng thì cũng không có tối. Không có vui thì cũng không có buồn, bởi vì nếu không, thì chúng ta lấy gì để so sánh và biết sáng, tối? Trong quyển Cơ sở Khoa học của Thiền Chánh niệm tôi có định nghĩa Tuệ là nhìn sự vật như chúng là (Things are the way they are) nhờ thế mà chúng ta đạt tới mức Xả, không phản ứng cũng không ôm chầm lạc thọ, không xua đuổi các khổ thọ, nhất là các khổ thọ là kết quả của luật vô thường. Không có buồn thì làm sao chúng ta biết thế nào là vui?

Ai bảo chăn trâu là khổ? Không chăn trâu sướng lắm chứ! Chúng ta không thơ mộng hóa nổi khổ như trên, chỉ cần nhận biết có nổi khổ cần được đối trị. Nếu chưa đối trị nổi thì dùng chánh niệm để quán chiếu và biết là chúng đến rồi đi như bất cứ một hiện tượng tâm lý nào khác!

Nhìn quanh, chúng ta biết có nhiều thứ để tạ ơn. Ơn Cha mẹ cho chúng ta hình hài để sống trong cuộc đời này. Tạ ơn cha mẹ cho chúng ta một não bộ lành mạnh nhờ thế chúng ta sống và yêu với một trí thông minh bình thường, ít nhất cũng như người khác.

Cám ơn Vũ Trụ đã bùng nổ tạo ra bụi bặm nhờ thế mà mấy tỷ năm sau, có dưỡng khí cho chúng ta thở, có chất can-xi trong xương, chất sắt trong máu, tế bào não bộ được thành hình, nên chúng ta có thể tư duy. Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi?

Cám ơn thiên nhiên cho chúng ta những sáng mùa thu, những trưa mùa hạ, những bình minh, những hoàng hôn, những dòng sông xanh, những bãi biển với hàng thùy dương và những hàng tơ liễu thướt tha, để chúng ta hứng khởi làm thơ. Muốn biến ‘kho trời chung’ thành ‘của mình riêng’, quý vị phải sống trong chánh niệm, thay vì thất niệm trong túy sinh, mộng tử!

 

 Cám ơn tổ tiên đã chuyển hóa genes qua nhiêu thế hệ cho đến thế hệ chúng ta ngày nay, ý niệm mà Thầy Nhất Hạnh gọi là truyền thừa (hay luân hồi).

Cám ơn những sinh vật hay bao nhiêu người khác đã chết cho chúng ta sống, từ anh hùng, liệt sĩ trong lịch sử lập nước, dựng nước đến những sinh vật trong chuỗi thức ăn hàng ngày!

Xin nhắc quý vị chỉ trong vòng 30 năm nay nhờ những tiến triển của khoa não bộ, chúng ta đã thấy thấp thoáng mối liên hệ giữa tâm và não và đây là câu hỏi khoa học cuối cùng còn sót lại mà chưa có lời giải đáp thỏa đáng!

Nếu các nhà khoa học não bộ tìm thấy câu giải đáp qua Chánh niệm và phương pháp nội tĩnh của Phật giáo, không còn ai có thể nói là Phật giáo là một tôn giáo lánh đời hoặc là tôn giáo của người chết. Phục vụ người sống hay người chết cũng tùy quý vị tôn túc đang nổ lực hoằng pháp hay tùy vào cách hành trì của Phật tử, nhất là Phật tử trẻ, sẵn sàng chấp nhận giải thích chánh pháp dưới ánh sáng của khoa học.

Vị Phật trong tương lai, Phật Di Lặc, sẽ vổ bụng, ôm sáu lục tặc cười hả hê, tuyên bố là bây giờ Ngài xem chúng là Lục Phúc đem an lành cho chúng sinh. Chúng ta có thể vững tin là tất cả đều có ngày ai trong chung ta cũng được hưởng Ngày An Lành, Đêm An Lành, Đêm Ngày Sáu thời đều An lành. Miễn là quý vị tinh tấn, kiên nhẫn ngồi xuống, thanh thản thở ra một hơi thở, thở vào một hơi thở. Giữ Chánh niệm. Đừng để Tề Thiên hay các synapses tiêu cực quấy phá mình mãi.

Quán Như Phạm Văn Minh

Pháp danh Quảng Trí

Tháng Sáu năm 2015

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7248)
Quyển sách rất nhỏ này gồm những trích chọn một số lời dạy riêng về sự thiền tập. Nó gồm những trích đoạn nói riêng về thiền tập được trích từ những cuộc nói chuyện (pháp thoại) dành cho các Phật tử xuất gia và tại gia.
14 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13121)
Trong ba tháng An Cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, tôi có hướng dẫn tập thiền cho đại chúng gồm Tăng Ni, chúng điệu cùng một số cư sĩ. Trước mỗi thời toạ thiền như thế, thường là 45 phút, tôi có một pháp thoại ngắn từ 15 đến 20 phút, đôi khi dài hơn một tí, chỉ để giúp cho “hành giả” đi từng bước sơ cơ vào thiền tập một cách vững chắc.
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9311)
Về Paritta: VTH dẫn một bài kệ (cả Pāḷi và Việt ngữ) có nguồn gốc Tích Lan rồi nhận xét: “Nội dung bài kệ cho thấy khắp thân thể và không gian xung quanh hành giả được bảo hộ bởi Phật, Pháp và Tăng. Do hình thức an vị giống như sự an vị các Tôn trong Mật tông Bắc truyền, một số học giả phương Tây xem đây như một thể loại “tantra” của Phật giáo Theravāda”. Sau đó hỏi tôi: “Người tu theo Pháp này có thực hành đúng theo tinh thần của Tứ Diệu Đế hay không?”
23 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9564)
Thưa thầy con thấy trong 37 trợ đạo phẩm có pháp tứ như ý túc, thầy có thể nói cho con về pháp Tứ Như Ý Túc được không ạ? Pháp này hành trì như thế nào ạ?
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8608)
Thưa thầy, lúc trước thầy có hứa sẽ viết một bài về cách niệm Phật cho tới cận hành định rồi qua thiền minh sát, con và các bạn muốn học Phật chân truyền đang chờ mong (Mà làm sao biết mình niệm đã “tới bến” tức là đạt cận hành định, thưa thầy?)
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11692)
Chúng tôi nhận được một số câu hỏi liên quan đến việc thực hành thiền. Để trả lời chung, chúng tôi giới thiệu đến quý đạo hữu bài pháp hành của Hoà thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) giảng trong khóa An cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Thừa Thiên Huế và bài hướng dẫn thiền tập của Thiền sư Thanissaro Bhikkhu (bản dịch của Cư sĩ Nguyên Giác):
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10099)
“- Cầu nguyện là một nhu cầu tâm linh rất phổ biến của loài người. Vì thế tất cả các tôn giáo như Ki tô giáo, Ấn giáo, Hồi giáo và luôn cả Phật giáo Tịnh độ tông ... đều cầu nguyện và cầu xin. Họ cầu nguyện và cầu xin vì họ tin là có Thần quyền thiêng liêng có quyền năng phò trì, cứu khổ, cứu nạn. Xin thầy vui lòng chỉ dạy cho con Phật tử Theavāda không tin có tha lực lực siêu phàm và như vậy khi họ bị tại ương, tật ách thì họ cầu nguyện ai???
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6173)
Tôi xin được trình bày đến quý vị về kinh nghiệm của ba tháng thiền quán Vipassana, cũng như nêu lên một số vấn đề cho những bạn nào thích tìm hiểu, nghiên cứu về thiền quán.Thường thì mỗi khóa tu ba tháng như vậy có khoảng chừng một trăm người tham dự. Tất cả cùng phát nguyện giữ thinh lặng trong vòng ba tháng – chỉ được phép nói chuyện với vị thầy mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút trong giờ trình pháp.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9500)
Sau ba tháng an cư, tôi có 32 pháp thoại hướng dẫn cho Đại chúng HKST tập thiền với những kiến thức và những dụng công cần thiết về định cũng như về tuệ. Thư Viện Hoa Sen đã liên tiếp đăng được 25 pháp thoại cùng 4 bài trả lời những câu hỏi của độc giả.
29 Tháng Mười 2015(Xem: 15876)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”