HƯƠNG VỊ PHÁP BẢO

07 Tháng Bảy 201611:11(Xem: 5826)

HƯƠNG VỊ PHÁP BẢO
Thiền sư U Silananda
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2015


blank

blankGiới thiệu:

Thiền sư U Silananda thọ giới tỳ kheo đã hơn bốn mươi lăm năm. Ngài hoàn mãn văn bằng Phật học cao cấp nhất tại Miến Điện và đã từng dạy đại học nơi này. Trong kỳ Kiết Tập Kinh Điển Phật Giáo lần thứ sáu tại Miến Điện vào năm 1954, Ngài là vị lãnh đạo việc soạn thảo Tự Điển Miến-Pali và cũng là Trưởng Ban Kiết Tập Kinh Điển Pali, Chú Giải, và Chú Giải Của Chú Giải lúc Ngài mới vừa 26 tuổi. Ngài là tác giả của nhiều sách viết bằng tiếng Miến và tiếng Anh, trong đó có cuốn The Four Foundations Of Mindfulness (Tứ Niệm Xứ hay là Bốn Lãnh Vực Quán Niệm), một cuốn sách căn bản giảng dạy chi tiết về Tứ Niệm Xứ.

Năm 1979, Ngài được Đại Lão Hòa Thượng Thiền Sư Sayadaw Mahasi, một thiền sư nổi tiếng bậc nhất tại Miến Điện, chọn để đi hoằng pháp tại nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ. Với sứ mạng nầy Ngài đã hướng dẫn Thiền Quán và giảng dạy Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) nhiều nơi tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Âu Châu, Tích Lan, Canada, Mexico, Jamaica...

Năm 1993, Ngài được chính phủ Miến Điện tưởng thưởng danh vị Aggamahapandita (The Best, Great, Wise).

Năm 1999, Ngài nhận danh hiệu Aggamahasaddhamma Jotika do sự nghiệp hoằng pháp tại hải ngoại và đảm nhận trách nhiệm Cố Vấn Trưởng Ủy Ban Cố Vấn của Viện Đại Học Phật Giáo Yangon, Miến Điện (International Theravada Buddhist Missionary University, Yangon). Ngài hiện là Hòa Thượng Trụ Trì Thiền Viện Dhammananda Vihara tại Half Moon Bay, California, cũng là vị lãnh đạo tinh thần của Thiền Viện Dhammachakka, Berkerley, California và Thiền Viện Dhamma Vihara, Mexico.

Với kinh nghiệm thực chứng thâm sâu và kiến thức uyên bác về Giáo Pháp, Ngài đã giảng dạy giáo lý, hướng dẫn thiền tập một cách súc tích và rành mạch trong tinh thần từ bi độ lượng của một bậc Thầy đáng kính.

Ngài được tất cả thiền sinh không phân biệt quốc gia chủng tộc yêu quý và kính trọng.

Ngài bắt đầu dạy thiền cho nhóm Thiền Quán Như Lai kể từ cuối nằm 1987 và hiện nay là vị hướng dẫn tinh thần tối cao cho Như Lai Thiền Viện.

Tuyển tập "Hương Vị Pháp Bảo" này gồm 10 bài được chọn từ những bài pháp mà Ngài đã giảng qua các lớp giáo lý và trong các khóa thiền tổ chức tại Như Lai Thiền Viện trên 10 năm qua.

Như Lai Thiền Viện,

San Jose, Hoa Kỳ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13043)
Trong ba tháng An Cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, tôi có hướng dẫn tập thiền cho đại chúng gồm Tăng Ni, chúng điệu cùng một số cư sĩ. Trước mỗi thời toạ thiền như thế, thường là 45 phút, tôi có một pháp thoại ngắn từ 15 đến 20 phút, đôi khi dài hơn một tí, chỉ để giúp cho “hành giả” đi từng bước sơ cơ vào thiền tập một cách vững chắc.
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9212)
Về Paritta: VTH dẫn một bài kệ (cả Pāḷi và Việt ngữ) có nguồn gốc Tích Lan rồi nhận xét: “Nội dung bài kệ cho thấy khắp thân thể và không gian xung quanh hành giả được bảo hộ bởi Phật, Pháp và Tăng. Do hình thức an vị giống như sự an vị các Tôn trong Mật tông Bắc truyền, một số học giả phương Tây xem đây như một thể loại “tantra” của Phật giáo Theravāda”. Sau đó hỏi tôi: “Người tu theo Pháp này có thực hành đúng theo tinh thần của Tứ Diệu Đế hay không?”
23 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9483)
Thưa thầy con thấy trong 37 trợ đạo phẩm có pháp tứ như ý túc, thầy có thể nói cho con về pháp Tứ Như Ý Túc được không ạ? Pháp này hành trì như thế nào ạ?
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8535)
Thưa thầy, lúc trước thầy có hứa sẽ viết một bài về cách niệm Phật cho tới cận hành định rồi qua thiền minh sát, con và các bạn muốn học Phật chân truyền đang chờ mong (Mà làm sao biết mình niệm đã “tới bến” tức là đạt cận hành định, thưa thầy?)
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11656)
Chúng tôi nhận được một số câu hỏi liên quan đến việc thực hành thiền. Để trả lời chung, chúng tôi giới thiệu đến quý đạo hữu bài pháp hành của Hoà thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) giảng trong khóa An cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Thừa Thiên Huế và bài hướng dẫn thiền tập của Thiền sư Thanissaro Bhikkhu (bản dịch của Cư sĩ Nguyên Giác):
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9810)
“- Cầu nguyện là một nhu cầu tâm linh rất phổ biến của loài người. Vì thế tất cả các tôn giáo như Ki tô giáo, Ấn giáo, Hồi giáo và luôn cả Phật giáo Tịnh độ tông ... đều cầu nguyện và cầu xin. Họ cầu nguyện và cầu xin vì họ tin là có Thần quyền thiêng liêng có quyền năng phò trì, cứu khổ, cứu nạn. Xin thầy vui lòng chỉ dạy cho con Phật tử Theavāda không tin có tha lực lực siêu phàm và như vậy khi họ bị tại ương, tật ách thì họ cầu nguyện ai???
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6150)
Tôi xin được trình bày đến quý vị về kinh nghiệm của ba tháng thiền quán Vipassana, cũng như nêu lên một số vấn đề cho những bạn nào thích tìm hiểu, nghiên cứu về thiền quán.Thường thì mỗi khóa tu ba tháng như vậy có khoảng chừng một trăm người tham dự. Tất cả cùng phát nguyện giữ thinh lặng trong vòng ba tháng – chỉ được phép nói chuyện với vị thầy mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút trong giờ trình pháp.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9277)
Sau ba tháng an cư, tôi có 32 pháp thoại hướng dẫn cho Đại chúng HKST tập thiền với những kiến thức và những dụng công cần thiết về định cũng như về tuệ. Thư Viện Hoa Sen đã liên tiếp đăng được 25 pháp thoại cùng 4 bài trả lời những câu hỏi của độc giả.
29 Tháng Mười 2015(Xem: 15602)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”
28 Tháng Mười 2015(Xem: 10373)
Kính thưa thầy, Con mới đọc một đoạn trong một cuốn sách của ngài Ajhan Cha'a, ngài có nói về tầm và tứ rồi mới đến hỉ lạc. Vậy đâu phải khi mình ngồi thiền mình chỉ an trú vào hơi thở mà thôi, mà nếu có thiện pháp ý nghĩ nào tốt hiện ra thì mình cứ giữ tâm trên đối tượng đó, chà sát đối tượng đó (có tầm có tứ) cũng vẫn được, rồi từ từ sẽ đến chỗ không tầm không tứ luôn, phải không thầy? Xin thầy dạy về cái vụ tầm tứ này vì từ trước nay tập thiền con chỉ lo chiến đấu với hơi thở, hễ có ý tưởng nào khởi lên là con ráng hết sức đuổi nó đi, nhưng không phải lúc nào nó cũng chịu đi! Con xin cảm tạ ơn thầy chỉ dạy.