Chánh niệm là gì

23 Tháng Chín 201615:58(Xem: 5245)

CHÁNH NIỆM LÀ GÌ
Andrew Olendzki
Nguyễn Duy Nhiên chuyển ngữ

Có lẽ cách hay nhất để hiểu chánh niệm (mindfulness) là gì, theo quan điểm truyền thống Phật giáo, là nhận ra những gì không phải là chánh niệm.

Những gì không phải là chánh niệm? 

     Chánh niệm không có nghĩa chỉ là nhận biết hay là có ý thức, bởi vì một người thì lúc nào cũng có ý thức, trừ khi là trong hôn mê hoặc chết đi. Ý thức là một đặc tính rất cơ bản của tâm, và nó được hiểu như là một sự kiện xảy ra, thay vì là một cái gì đó hiện hữu. Vì vậy cho nên, ý thức luôn luôn có mặt khi có bất cứ một kinh nghiệm nào đó khởi lên. Và nếu như chánh niệm có nghĩa là có ý thức, thì chúng ta lúc nào cũng có chánh niệm hết, một cách tự động, trong mọi hoàn cảnh.

    Chánh niệm không chỉ có nghĩa là sự chú ý, bởi vì ta lúc nào cũng chú ý. Chú ý là một tâm hành gom tụ những tâm hành khác lại với nhau, và cùng hướng về một đối tượng. Nó giúp mang lại sự nhất quán và tập trung trong mỗi giây phút. Sự chú ý của ta có thể lang thang từ một đối tượng này sang đối tượng khác, không giữ yên được trên một đối tượng nào lâu dài, nhưng nó lúc nào cũng hướng về một nơi nào đó.

    Chánh niệm cũng không có nghĩa là chú tâm vào giờ phút hiện tại, vì tất cả bất cứ một tâm hành nào cũng chỉ có thể khởi lên trong giờ phút hiện tại này mà thôi. Làm sao nó có thể khác hơn được? Ta không thể nào thấy, nghe, ngửi, nếm, hay xúc chạm một đối tượng nào đó, trừ khi trong ngay chính giây phút này. Những đối tượng của tâm thức, ví dụ như tư tưởng, có thể lấy nội dung từ quá khứ (ký ức) hay tương lai (tưởng tượng), nhưng cái tiến trình suy nghĩ về quá khứ và tương lai ấy, luôn luôn chỉ có thể có mặt trong giờ phút hiện tại này mà thôi. Khi người ta nói về có ý thức trong giờ phút hiện tại, thật ra họ chỉ muốn nhắc nhở chúng ta buông bỏ đi sự suy nghĩ và hãy cảm nhận trực tiếp qua các giác quan, hay là ý thức được tiến trình suy nghĩ mà không bị vướng mắc vào nội dung của những tư tưởng ấy.

    Và ta cũng không thể nào định nghĩa chánh niệm cho xác đáng rằng đó là một sự chú ý có chủ đích, hay nói một cách khác, là ý thức một cách có ý thức. Sự khác biệt giữa cái biết có ý thức và cái biết vô ý thức là sự có mặt của hai tâm hành “tầm” (applied thought) và “tứ” (sustained thought). Tầm giúp tâm ta hướng về một đối tượng nào đó mà ta có tác ý muốn chọn lựa. Và tứ giúp ta duy trì được sự chú ý của mình trên đối tượng mà mình chọn đó. Những phương pháp thiền tập thường sử dụng hai yếu tố tầm (hướng sự chú ý) và tứ (duy trì sự chú ý) này qua nhiều cách khác nhau, nó giúp làm tăng trưởng định lực, nhưng không phải phương pháp thiền tập nào cũng là thiền chánh niệm.

    Điều quan trọng ta cần ghi nhận là những tâm thức mà ta vừa nêu ra bên trên đều có tính cách trung hòa, không xấu cũng không tốt, và chúng có thể được dùng trong những việc thiện hoặc bất thiện. Rất nhiều những hành động bất thiện của ta đều có sự chú ý, có chủ tâm, và sự tập trung. Và cùng những chức năng này cũng có mặt trong những việc làm thiện lành của ta nữa.

Chánh niệm là gì?

Bây giờ ta hãy xem chánh niệm là gì theo quan điểm truyền thống đạo Phật. 

    duc phatMỗi giây phút của ý thức luôn luôn được đi kèm theo cùng với một phản ứng cảm xúc, và đây chính là nơi mà chánh niệm thật sự có mặt trong tấm bản đồ kinh nghiệm của đạo Phật. Chánh niệm là một phẩm chất của phản ứng cảm xúc (emotional response), một thái độ và phản ứng có chủ ý đối với một đối tượng kinh nghiệm nào đó, nó định hướng và kết cấu cho sự trải nghiệm trong tâm của ta sẽ như thế nào.

    Chánh niệm tự nó là một tâm hành thiện và tốt lành, cho nên nó không thể nào biểu hiện được nếu như tâm thức đang bị ảnh hưởng bởi tham và sân, cho dù trong những trạng thái rất nhẹ như là ưa chuộng hoặc là chống đối một việc gì đó. Bất cứ khi nào ta muốn hay không muốn sự việc xảy ra theo một lối nào đó, là tâm ta không có chánh niệm.

    Chánh niệm đòi hỏi một sự bình thản và buông xả toàn vẹn. Điều này không có nghĩa là ta trở nên dững dưng hoặc lạnh lùng đối với những gì đang xảy ra. Nhưng là khi tâm ta trở nên quân bình và có ý thức trọn vẹn được sự việc như chúng đang thật sự là, và không hề có ý muốn thay đổi vì ưa thích cái này hoặc ghét bỏ cái kia.

    Chánh niệm là một tâm thức tiếp cận với đối tượng của sự chú ý. Nhưng sự tiếp cận này không hề bị vướng mắc trong sự ham muốn. Ta thở với chánh niệm, nhưng không hề muốn hơi thở được dài hay ngắn, mà chỉ cảm nhận hơi thở như nó là. Ta bước đi trong chánh niệm, tới lui, mà không hề có ý định phải đi đến một nơi nào đó, chỉ đơn giản ghi nhận cái sắc thái, kết cấu của những cảm xúc trong thân, khởi lên rồi diệt đi tự nhiên.

    Vì vậy, chánh niệm cũng là hết tất cả những yếu tố vừa kể ra đó – ý thức, chú tâm, trong giờ phút hiện tại, có chủ đích – và thêm một điều quan trọng này: là với một thái độ bình thản và buông xả không dính mắc.

Andrew Olendzki

Nguyễn Duy Nhiên chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13122)
Trong ba tháng An Cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, tôi có hướng dẫn tập thiền cho đại chúng gồm Tăng Ni, chúng điệu cùng một số cư sĩ. Trước mỗi thời toạ thiền như thế, thường là 45 phút, tôi có một pháp thoại ngắn từ 15 đến 20 phút, đôi khi dài hơn một tí, chỉ để giúp cho “hành giả” đi từng bước sơ cơ vào thiền tập một cách vững chắc.
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9312)
Về Paritta: VTH dẫn một bài kệ (cả Pāḷi và Việt ngữ) có nguồn gốc Tích Lan rồi nhận xét: “Nội dung bài kệ cho thấy khắp thân thể và không gian xung quanh hành giả được bảo hộ bởi Phật, Pháp và Tăng. Do hình thức an vị giống như sự an vị các Tôn trong Mật tông Bắc truyền, một số học giả phương Tây xem đây như một thể loại “tantra” của Phật giáo Theravāda”. Sau đó hỏi tôi: “Người tu theo Pháp này có thực hành đúng theo tinh thần của Tứ Diệu Đế hay không?”
23 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9565)
Thưa thầy con thấy trong 37 trợ đạo phẩm có pháp tứ như ý túc, thầy có thể nói cho con về pháp Tứ Như Ý Túc được không ạ? Pháp này hành trì như thế nào ạ?
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8610)
Thưa thầy, lúc trước thầy có hứa sẽ viết một bài về cách niệm Phật cho tới cận hành định rồi qua thiền minh sát, con và các bạn muốn học Phật chân truyền đang chờ mong (Mà làm sao biết mình niệm đã “tới bến” tức là đạt cận hành định, thưa thầy?)
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11692)
Chúng tôi nhận được một số câu hỏi liên quan đến việc thực hành thiền. Để trả lời chung, chúng tôi giới thiệu đến quý đạo hữu bài pháp hành của Hoà thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) giảng trong khóa An cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Thừa Thiên Huế và bài hướng dẫn thiền tập của Thiền sư Thanissaro Bhikkhu (bản dịch của Cư sĩ Nguyên Giác):
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10099)
“- Cầu nguyện là một nhu cầu tâm linh rất phổ biến của loài người. Vì thế tất cả các tôn giáo như Ki tô giáo, Ấn giáo, Hồi giáo và luôn cả Phật giáo Tịnh độ tông ... đều cầu nguyện và cầu xin. Họ cầu nguyện và cầu xin vì họ tin là có Thần quyền thiêng liêng có quyền năng phò trì, cứu khổ, cứu nạn. Xin thầy vui lòng chỉ dạy cho con Phật tử Theavāda không tin có tha lực lực siêu phàm và như vậy khi họ bị tại ương, tật ách thì họ cầu nguyện ai???
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6198)
Tôi xin được trình bày đến quý vị về kinh nghiệm của ba tháng thiền quán Vipassana, cũng như nêu lên một số vấn đề cho những bạn nào thích tìm hiểu, nghiên cứu về thiền quán.Thường thì mỗi khóa tu ba tháng như vậy có khoảng chừng một trăm người tham dự. Tất cả cùng phát nguyện giữ thinh lặng trong vòng ba tháng – chỉ được phép nói chuyện với vị thầy mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút trong giờ trình pháp.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9503)
Sau ba tháng an cư, tôi có 32 pháp thoại hướng dẫn cho Đại chúng HKST tập thiền với những kiến thức và những dụng công cần thiết về định cũng như về tuệ. Thư Viện Hoa Sen đã liên tiếp đăng được 25 pháp thoại cùng 4 bài trả lời những câu hỏi của độc giả.
29 Tháng Mười 2015(Xem: 15877)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”
28 Tháng Mười 2015(Xem: 10636)
Kính thưa thầy, Con mới đọc một đoạn trong một cuốn sách của ngài Ajhan Cha'a, ngài có nói về tầm và tứ rồi mới đến hỉ lạc. Vậy đâu phải khi mình ngồi thiền mình chỉ an trú vào hơi thở mà thôi, mà nếu có thiện pháp ý nghĩ nào tốt hiện ra thì mình cứ giữ tâm trên đối tượng đó, chà sát đối tượng đó (có tầm có tứ) cũng vẫn được, rồi từ từ sẽ đến chỗ không tầm không tứ luôn, phải không thầy? Xin thầy dạy về cái vụ tầm tứ này vì từ trước nay tập thiền con chỉ lo chiến đấu với hơi thở, hễ có ý tưởng nào khởi lên là con ráng hết sức đuổi nó đi, nhưng không phải lúc nào nó cũng chịu đi! Con xin cảm tạ ơn thầy chỉ dạy.