Tứ Niệm Xứ và Định

24 Tháng Mười 201620:52(Xem: 5634)
TỨ NIỆM XỨ & ĐỊNH 
Brahmāali Bhikkhu | Một nhóm Phật Tử Bắc Mỹ dịch


Lời người dịch:

Tình cờ chúng tôi đọc được bài "Mài dao - Thiền chỉ, thiền quán" của ông Bình An Sơn đăng trên http://budsas.blogspot.ca/2015/08/mai-dao-thien-chi-thien-quan.html.  Chúng tôi đã suy tư rất nhiều về những điểm ông nêu lên trong bài viết ngắn này.

Ông viết:  Trong đêm rm tháng 4 AL (tháng Vesak), Ngài B-tát Sĩ-đt-đa hành thin như thế nào trước khi phát Tam Minh và đc đo?”

Câu hỏi  đơn giản này cho chúng tôi cơ hội tra cứu kinh điển và thấy bài Đại Kinh Saccaka, Trung Bộ số 36, có đoạn nói rất rõ rằng:

“Sau nhiu năm tu kh hnh không đt được giác ng, mt hôm Đc Pht nh li thi còn bé khi ph thân đi cày, ngài ngi dưới gc cây, chng và trú trong tng thin th nht mt trng thái h lc do ly dc sanh…Rồi Đức Phật nghĩ: “Đo l này có th đưa đến giác ng chăng?” Và Ngài ý thức rằng: Đây là đo l đưa đến giác ng”. Đức Phật tự hỏi: Ta có s chăng lc th này, mt lc th do ly dc, ly pháp bt thin?” Và Ngài nhận ra rằng Ta không s lc th này…” Sau đó Đức Phật từ bỏ lối tu khổ hạnh, ăn uống trở lại và chứng được tứ thiền.  Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc … Đức Phật phát Tam Minh và dắc đạo.

Ở một đoạn khác, ông viết “Gn đây, tôi thy có nhiu bài ging v Thin Quán đ cp đến các loi đnh như sơ đnh (parikamma-samādhi), sát-na đnh (khanika-samādhi), cn đnh (upacāra-samādhi), toàn đnh (appanā-samādhi). Không biết các đnh nghĩa và phân loi ny có ghi trong bài kinh nào ca Kinh tng Nikāya hay không? Hay đó ch là phn phát trin trong các Chú gii, Lun gii son ra sau ny?”

Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã nói rất rõ ràng về bốn tiêu chuẩn chính mà theo đó khi muốn giải quyết những vấn đề tranh luận về giáo Pháp ta phải dựa vào lời Phật dạy là Kinh và Luật. Theo thiển ý của chúng tôi, lời Phật dạy là lời phán quyết sau cùng, chứ không thể là những lời không phi là li Pht dy như Chú giải, Luận giải, mà ngày nay nhiều vị thường dựa vào. 

Chúng tôi cũng lại thường được nghe giảng rằng con đường duy nhất để đưa đến giác ngộ, niết bàn là thiền Tứ Niệm Xứ, hay thiền Minh Sát.  Thế nhưng Đức Phật dạy rằng con đường duy nhất ấy lại là Bát Chánh Đạo, mà chi cuối cùng là chánh định hay 4 tầng thiền (jhanas).  Đâu mới thực là con đường dẫn đến giác ngộ?

Cũng chính vì những thắc mắc trên mà chúng tôi tìm hiểu thêm và thấy Jhana đã được Đức Phật thường xuyên đề cập đến trong rất nhiều bài kinh, dưới đây là một vài thí dụ điển hình:

-Trường Bộ 29.25: Đc Pht khng đnh rng nếu ai đam mê sng trong bn loi h lc ca các tng thin thì s mong đi được bn kết qa: Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm và A La Hán.

-Trung Bộ 66: Đc Pht dy rng h lc trong các tng thin (do ly dc, ly bt thin pháp) cn phi tu tp, cn làm cho sung mãn và lc y không đáng s hãi.

-Tăng Chi10.3: Đc Pht dy không có đnh thì không đ điu kin cho trí tu phát sanh.

Thiết nghĩ điều gì đã được Đức Phật thường xuyên nhắc đến thì điều đó hẳn phải là những điều thiết yếu không thể coi thường.

Đến như Đức Phật mà còn phải nhập định vào bốn tầng thiền để “mài tâm cho đủ sắc bén”, chặt đứt vô minh, khai mở tuệ giác, thì quả là một điều không tưởng nếu ai đó nghĩ rằng mình có thể phát triển tuệ giác mà chỉ cần cn đnh, không cần qua bốn tầng thiền - chánh đnh!

Gần đây chúng tôi lại đọc được bài T Nim X Và Đnh của Ajahn Brahmali (đệ tử của ngài Ajahn Brahm).  Theo Ajahn thì chúng ta thường được hướng dẫn để hiểu một cách sai lầm rằng Tứ Niệm Xứ (satipatthāna) đồng nghĩa với Minh Sát (vipassanā), trong khi Tứ Niệm Xứ đúng ra lại liên quan rất nhiều đến Đnh (samādhi).  Mục đích cốt yếu của Tứ Niệm Xứ chính là để đạt được các tầng thiền – Chánh Định, dù là có những trường hợp đặc biệt mà sau khi đã có định rồi mới có thể dùng Tứ Niệm Xứ để phát triển tuệ giác.

Theo thiển ý của chúng tôi bài Tứ Niệm Xứ Và Đnh của Ajahn Brahmali là một bài khảo cứu tuy ngắn nhưng đầy đủ và rõ ràng, với những nhận định đầy tính thuyết phục.  Vì lý do đó chúng tôi mạo muội dịch bài khảo cứu này để cống hiến cho độc giả một góc nhìn sâu sắc khác về bài kinh T Nim X, những mong quí vị có thêm dữ liệu để suy ngẫm.

Tưởng cũng xin nói thêm, trong sự suy nghĩ đơn giản của chúng tôi thì tựa bài kinh là “Tứ Niệm Xứ”, có nghĩa là kinh dạy cho chúng ta những phương cách để thiết lập niệm, và khi niệm đã đủ vững chắc thì sẽ đưa đến Định chứ không thể đưa thẳng lên đến Tuệ.

Chúng tôi cũng xin đính kèm theo đây chương 14 - The Satipaṭṭhāna Suttas trích trong quyển      “A History of Mindfulness của Ajahn Sujato, chương này phân tích kỹ lưỡng ý nghĩa bài kinh Tứ Niệm Xứ để những vị nào muốn tìm hiểu sâu hơn về bài kinh này có cơ hội tham khảo.  Bài phân tích rất tỉ mỉ, Ajahn Sujato góp nhặt tất cả những dữ liệu có được qua những công trình khảo cứu của nhiều học giả thuộc những trường phái khác nhau, và dùng phương pháp nghiên cứu so sánh (comparative study) để đưa ra những kết luận chặt chẽ, đầy thuyết phục.

Tất cả những điều trên đây tuy chỉ là lý thuyết nhưng ít nhất nó cũng cho chúng ta một bản đồ tu hành rõ rệt, với đầy đủ những chặng đường phải qua, không thể thiếu phần nào.  Con đường đưa đến giải thoát là Bát Chánh Đạo, là con đường duy nhất, là GIỚI ĐỊNH TUỆ.

Nếu chúng tôi có viết điều gì không đúng xin các bậc Thầy và các bậc thiện tri thức vui lòng chỉ giáo để chúng tôi có cơ hội học hỏi thêm.

Cầu mong cho tất cả luôn có đủ duyên lành để được tiếp cận với chánh pháp và chân thành giúp đỡ lẫn nhau trên con đường tu học.

Một nhóm Phật Tử Bắc Mỹ

Mùa thu 2016

 

TỨ NIỆM XỨ & ĐỊNH
Brahmāali Bhikkhu | Một nhóm Phật Tử Bắc Mỹ dịch

Ajahn BrahmaliLi nói đầu

Một trong những giả định phổ biến nhất giữa những hành giả thiền Phật Giáo khi nói đến “Tứ niệm Xứ” (TNX - Satipatthāna) đều cho là đồng nghĩa với “Minh Sát” (vipassāna) mà không hề đặt nghi vấn. Có lẽ giả định này được đặt ra khi hành giả chỉ đọc riêng bài kinh TNX mà không cẩn thận xem xét kỹ lưỡng những bối cảnh khác mà TNX được xử dụng xuyên suốt kinh tạng (1).  Khi có cái nhìn bao quát về toàn bộ Kinh tạng, nó trở nên rõ ràng rằng cái giả định trên, nhiều lắm, chỉ có thể đúng một phần mà thôi.  Trong bài nghiên cứu ngắn này, tôi sẽ khảo sát những bối cảnh khác nhau mà TNX được thấy trong kinh, đặc biệt là về sự liên hệ của TNX với Định (Sāmadhi) (2)

Định và Kinh Tứ Niệm Xứ (3)

Kinh Tứ Niệm Xứ thường được hiểu là chỉ liên quan đến thiền Minh Sát (Vipāssana).  Nhưng thực chất trong kinh TNX không có điều gì khiến cho chúng ta có thể đưa ra kết luận như vậy.  Thật thế, nhiều khía cạnh của bài kinh cho thấy rằng TNX cũng liên quan đến samatha và samādhi - an chỉ và định.

Khía cạnh thứ nhất, kinh TNX bao gồm đoạn đầu của kinh Quán Niệm Hơi Thở (QNHT- Ānāpānasati).  Kinh QNHT thường được xem là kinh thuộc về tu tập định và ở đây không có lý do gì khiến cho ta có thể hiểu khác hơn như thế (4).  Ngoài ra, kinh QNHT nói rằng mỗi giai đoạn trong bốn giai đoạn của QNHT tương đương với mỗi giai đoạn trong 4 giai đoạn của TNX. (5) Rồi kết thúc với câu:

Nhp tc xut tc nim (qúan nim hơi th), này các T Kheo, được tu tp như vy, được làm cho sung mãn như vy, khiến cho bn nim x được viên mãn”(6)

Và không phải chỉ đoạn quán hơi thở trong bài kinh TNX mới có liên quan đến Định mà cả đoạn quán tử thi cũng vậy, ở tất cả những chỗ  khác, quán tử thi được dùng để chỉ riêng cho việc tu tập định :

« Và này các T-kheo, thế nào là tinh cn h trì? đây, này các T-kheo, T-kheo h trì định tướng hin thin đã sanh, tướng b xương, tướng trùng ăn, tướng bm xanh, tướng đầy , m nng, tướng nt n, tướng phng trướng ». (7)

Quả thật vậy, dường như tất cả các tu tập TNX đều có một khía cạnh của định.  Hãy lấy một đoạn chuẩn của mỗi đoạn cuối trong kinh TXN:

Như vy, v y sng quán thân trên ni thân hay sng quán thân trên ngoi thân; hay sng quán thân …th…tâm…pháp trên c ni thân, ngoi thân (8)

Và rồi hãy thử xem đoạn kinh mà phần quán nội thân có liên quan trực tiếp đến định:

đây v T Kheo sng quán thân trên thân, nhit tâm, tnh giác, chánh nim để chế ng tham ưu đời. Nh sng quán thân trên ni thân v này được chánh định và chánh an tnh” (9)

Tứ Niệm Xứ và Định trong nhng bài kinh khác

Phần dẫn trên tưởng đã đủ để tối thiểu cũng cho ta thấy được rằng định là một phần không thể thiếu của TNX.  Tuy nhiên, để có thêm lập luận vững chắc về sự liên hệ giữa định và TNX, và để tìm hiểu thêm về những chi tiết liên quan đến nó, chúng ta cần phải tìm hiểu những cách dùng bao quát về TNX trong toàn bộ Kinh tạng chứ không chỉ riêng trong bài kinh TNX.

Con đưòng xuất thế trong đạo Phật được chia làm ba phần “Giới Định Tuệ”, TNX được sắp xếp ở phần Định, không phải Tuệ:

“Chánh tinh tấn, chánh niệm (TNX) (10) và Chánh định (Thiền na hay 4 tầng thiền) (11) - thuộc về phần “Định”.  Chánh kiến, Chánh Tư Duy thuộc về phần “Tuệ” (12).

Nếu TNX tương đương hay liên quan chặt chẽ đến Minh Sát hơn là Định, phải chăng nó đã được xếp trong phần “Tuệ” thay vì “Định”? (13) Khi đọc thêm những bài kinh khác, mối quan hệ đáng kể nhất giữa TNX và định sẽ hiển lộ rõ ràng, thực hành TNX dẫn đến định (14)

« Nhất tâm là định, Bốn Niệm Xứ là định tướng» (TNX là nòng cốt của định) (15)

“Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy (TNX và chánh tinh tấn) là định tu tập ở đây vậy“ (16)

Ta sẽ sống quán thân trên thân (thọ/tâm/pháp), nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời”. Như vậy, này Tỳ-kheo, Thầy cần phải học tập. (17)

Này Tỳ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy, này Tỳ-kheo, Thầy cần phải tu tập định này với tầm với tứ; cần phải tu tập không tầm, chỉ với tứ; cần phải tu tập không tầm không tứ; cần phải tu tập có hỷ, cần phải tu tập không hỷ; cần phải tu tập câu hữu với lạc; cần phải tu tập câu hữu với xả.” (18)

Phần cuối câu “định này...…với xả » tương quan với các tầng thiền (19). Xin hãy để ý, cách tu tập TNX lúc đầu được gọi là  «định này » và sau đó lại nói sẽ dẫn đến các tầng thiền.

“Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, ở đây, có Tỳ-kheo ngu si, không thông minh, không khéo léo, trú, quán thân trên thân (thọ/tâm/pháp), nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Dầu vị ấy trú, quán thân trên thân (thọ/tâm/pháp), nhưng tâm không định tĩnh…..”

“ Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, ở đây, có Tỳ-kheo có trí, thông minh, khéo léo, trú, quán thân trên thân (thọ/tâm/pháp), nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Do vị ấy trú, quán thân trên thân (thọ/tâm/pháp), tâm được định tĩnh…. Này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo có trí, thông minh, khéo léo ấy, ngay trong hiện tại, chứng được lạc trú, chứng được chánh niệm tỉnh giác.” (20)

Câu “trong hiện tại chứng được lạc trú” là một câu phổ biến trong kinh dùng để chỉ 4 tầng thiền (21)

Như vậy, ta thấy mô hình tu tập TNX chính là để phát triển định, rồi cuối cùng dẫn đến bốn tầng thiền - Chánh Định. Thực ra sự liên quan giữa TNX và định đã được thể hiện rất rõ trong kinh (22):

“Sự niệm của vị ấy, bạch Thế Tôn, là niệm căn của vị ấy. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, tinh cần, tinh tấn, với niệm được an trú, bạch Thế Tôn, được chờ đợi rằng: Sau khi từ bỏ pháp sở duyên, vị ấy sẽ được định, được nhứt tâm.”

“Với vị có chánh niệm, chánh định sanh.”(23)

Tứ Niệm Xứ và Minh Sát (Satipaṭṭhāna and Vipassanā)

Những nghiên cứu trên đã cho thấy bằng chứng quan trọng nhất về những bối cảnh trong đó TNX được đề cập đến xuyên suốt tạng kinh.  Sau khi đã cho thấy rõ mục đích thông thường của TNX là để đạt đến định, chúng ta cũng cần xét đến sự liên quan của TNX với Minh Sát.

Trước nhất, ta nên lưu ý, mặc dù rõ ràng có sự liên hệ trực tiếp giữa TNX và định, điều này không có nghĩa TNX hoàn toàn nói về thiền chỉ. Nó chỉ có nghĩa khi hành giả thực tập chỉ hay quán, thì trong cả hai trường hợp, mục đích của TNX là để đạt đến định.

Thứ hai, câu hỏi được đặt ra là điều gì sẽ xẩy ra sau khi đạt được định: có cái gì có thể gọi là “hậu-đinh Tứ Niệm Xứ” không? (TNX sau khi đạt được định - post-samadhi satipatthāna). Và nếu có thì nó liên quan, bao gồm những gì? Trong bối cảnh này, điều quan trọng cần chú ý là nhiều bài kinh có nói rõ ràng thực hành TNX có thể đưa ta đến giải thoát hoàn toàn, thí dụ :

Này các Tỳ-kheo, có bốn niệm xứ này được tu tập, được làm cho sung mãn, là những Thánh dẫn đạo, dắt dẫn những ai thực hành theo, đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau (24).

Để TNX có thể đưa hành giả đến hoàn toàn giác ngộ, dường như cần phải có “hậu-định- satipatthāna”, i.e tuệ giác (deep insight) (25). Nhưng sự liên hệ trực tiếp giữa TNX và Minh Sát chưa bao giờ được đề cập đến một cách rõ ràng trong kinh (26). Để thành lập sự liên hệ đó, ta cần phải tìm hiểu đến những từ đồng nghĩa với tuệ giác, như ñāna, dassana và yathā-bhūta-ñāna-dassana. Khi tìm hiểu rộng rãi về vấn đề trên, ta sẽ thấy một đoạn kinh lý thú (27):

“Hãy đến, này các Tỳ-kheo, hãy trú, quán thân trên thân (thọ/tâm/pháp), nhiệt tâm, tỉnh giác, chuyên chú, với tâm thanh tịnh, định tĩnh, nhất tâm, để có chánh trí như thật đối với thân (yathā-bhūta-ñāna)» (28)

Xin lưu ý, đoạn kinh này khác biệt đáng kể với những đoạn kinh TNX thường thấy ở mọi chỗ khác.  Có hai khác biệt quan trọng trong phạm vi bài khảo cứu này: Thứ nhất, tuệ giác ở đây ám chỉ tuệ giác thâm sâu, chứng ngộ chân lý như thật (chánh trí như thật/yathā-bhūta-ñāna); thứ hai, xử dụng một chuỗi những thuật ngữ cùng nghĩa- chuyên chú, tâm thanh tịnh, định tĩnh, nhất tâm - đoạn này nhấn mạnh về định.  Điều này hàm ý, với mục đích đạt được tuệ giác thâm sâu, nên thực hành TNX sau khi định đã được thiết lập (28).  Như vậy, rõ ràng là có một cái gọi là “TNX hậu định” (post-samādhi-satipatthāna) và mục đích của nó là để có được tuệ giác thâm sâu.(29)

Hai giai đoạn của TNX

Từ những phân tích trên, đưa đến một nhận định, thông thường TNX cần được xem như một lối thực hành để đạt đến sự định tâm, và trong trường hợp đặc biệt, đó là một lối thực hành dẫn đến tuệ giác thâm sâu.  Hơn nữa, có lẽ hai khía cạnh này của TNX có thể phân thành hai giai đoạn tách biệt rõ ràng.  Theo tiến trình phát triển tự nhiên của việc hành thiền (30), giai đoạn đầu tiên của TNX chủ yếu là để đạt định, một khi có sự an định đầy đủ - nghĩa là đã đủ điều kiện cần thiết để phát triển tuệ giác - tâm mới có thể khám phá ra được thực chất của “năm yếu tố cấu tạo nên con người” (ngũ uẩn) (31) và chứng nghiệm những giai đoạn tiếp nối của sự giác ngộ.  Đây là giai đọan thứ hai của TNX.  Hai giai đoạn này của TNX- được mô tả rất rõ ràng trong kinh:

“……bốn niệm xứ này là những dây cột tâm tư để điều phục tánh cư sĩ, để điều phục tâm tư cư sĩ, để điều phục sự ưu tư mệt nhọc nhiệt não của các cư sĩ, để đạt được chánh lý (naya), để chứng ngộ Niết-bàn

Rồi Như Lai huấn luyện thêm vị ấy

Hãy đến, này Tỳ-kheo, hãy trú quán thân trên thân (thọ/tâm/pháp),

và chớ có suy tư trên tầm liên hệ đến thân.(32)

Ở đây, giai đoạn đầu tiên của TNX nhằm mục đích loại bỏ những chướng

ngại vi tế (33).  Đây là giai đoạn dẫn đến định.  Giai đoạn thứ hai của TNX, những tham dục đã được đoạn trừ, điều này gợi ý là định đã đạt được (34).

Kết luận

Gần như tất cả các đoạn kinh liên quan đến vị thế của Tứ Niệm Xứ, trong bối cảnh rộng lớn của đạo lộ Phật giáo, đều cho thấy Tứ Niệm Xứ là điều kiện để có định.  Như vậy có thể kết luận rằng mục đích chính của Tứ Niệm Xứ là để đưa tâm vào định.  Kết luận này rất quan trọng, vì nó tương phản với những hiểu lầm thường có, rằng Tứ Niệm Xứ chỉ liên quan đến Minh sát.

Kết luận quan trọng thứ hai có thể rút ra từ những phân tích trên: tu tập Tứ Niệm Xứ để hiểu được bản chất thực của thân tâm – (ngũ uẩn - khandhas) chỉ có thể bắt đầu sau khi định đã được thiết lập.  Kết luận này phù hợp với những điểm chính thường được nhắc đến trong kinh:

Với chánh định có mặt, với chánh định có đầy đủ, như thật tri kiến có sở y.”   (Khi có chánh định, cho những ai có chánh định, nhân đã đủ để chứng ngộ chân lý như thật (yathā-bhūta-ñāṇa-dassana).” (35)

Brahmāali Bhikkhu
Perth, tháng Giêng 2004

Chỉnh sửa tháng giêng 2016

____________________________________

Tài liệu tham khảo- chú thích trong bản dịch Việt lấy theo bản dịch của HT Minh Châu
Chú thích trong nguyên bản tiếng Anh:

AN: Aṅguttara Nikāya- Tăng Chi. Chú thích lấy theo số chương, số bài kinh theo bản dịch của Tì Kheo Bodhi.

DN: Dīgha Nikāya- Trường Bộ. Chú thích lấy theo số bài kinh, chương mục (cho một vài bài), và số đoạn theo bản dịch của Maurice Walshe’s.

MN: Majjhima Nikāya. Chú thích lấy theo số bài kinh và đọan kinh theo bản dịch của Tì Kheo Ñāṇamoli và Tì Kheo Bodhi.

SN: Saṃyutta Nikāya. Chú thích lấy theo số chương và số bài kinh theo bản dịch của Tì Kheo Bodhi.

Chú thích

(1) Kinh TNX được lấy từ Kinh Trường Bộ D22 Trung Bộ M10

(2) Tôi theo lời dạy của Đức Phật về bốn đại tiêu chuẩn (bốn đại giáo pháp) trong kinh Đại Bát Niết Bàn DN16.4.8-11, nghĩa là chỉ dựa vào lời Phật dạy như là lời phán quyết sau cùng trong việc giải quyết những vấn đề tranh luận về giáo Pháp. Trong bài khảo cứu này, tôi lấy lời dậy của Đức Phật từ những phần trong Tạng Kinh Pali sau đây: Trường Bộ (DN), Trung Bộ (MN), Tương Ưng (SN), và Tăng Chi (AN).

(3) Khi nào từ “Định”- samādhi được dùng một mình trong kinh, nó gần như luôn luôn ám chỉ 4 tầng thiền. Hơn nữa, mặc dù có những loại định khác được đề cập đến trong kinh Pali, nhưng loại định phổ biến nhất là 4 tầng thiền (jhānas). Cho nên, trong bài viết này, khi nào dùng từ định là tôi muốn đề cập đến 4 tầng thiền.

(4) Ba giai đoạn đầu tiên của kinh QNHT (Ānāpānasati), kể cả trong chú giải, thường được hiểu là tu tập về định. Hơn nữa, trong kinh có những câu như “ānāpānasati samādhi”, “định qua hơi thở”; xem SN54:7

(5) Xem MN118.23-28 

(6) "Evam bhāvitā kho, bhikkhave, ānāpānasati evam bahulīkatā cattāro satipatthāne paripūreti." MN118.28

Tùy theo tài liệu sẵn có hay tùy theo sự phù hợp, tôi dùng bản dich của Tỳ kheo Bodhi hay của chính tôi.

(7)  Katamañca, bhikkhave, anurakkhaṇāppadhānaṃ? Idha, bhikkhave, bhikkhu uppannaṃ bhaddakaṃ samādhinimittaṃ anurakkhati aṭṭhikasaññaṃ puḷavakasaññaṃ vinīlakasaññaṃ vicchiddakasaññaṃ uddhumātakasaññaṃ.  AN4.14 (VN)

(8) Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Iti ajjhattaṃ vā vedanāsu vedanānupassī … citte cittānupassī … dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhatta-bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati. MN10.5 (VN).

Phần nói về “sanh diệt” được thấy ngay sau đoạn kinh trên có thể bị hiểu lầm là hoàn toàn nói về tuệ. Tuy nhiên, dường như phần khởi đầu về quán nội thân và ngoại thân có thể tu tập độc lập với phần quán về “sanh diệt”.(ví dụ DN18.26 )

(9) Idha bho bhikkhu ajjhatta kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhā domanassa. Ajjhatta kāye kāyānupassī … vedanāsu vedanānupassī … citte cittānupassī … dhammesu dhammānupassī viharanto tattha sammā samādhiyati sammā vippasīdati.  DN18.26

Chánh định-chánh an tịnh "sammā-samādhiyati", ám chỉ các tầng thiền-jhanas.

(10) Chánh niệm, sammāsati, luôn luôn được định nghĩa là TNX - SN45.8.

(11) Chánh định, Sammā-samādhi, luôn luôn được định nghĩa là 4 tầng thiền, SN45.8

(12) "Yo ca sammā-vāyāmo yā ca sammā-sati yo ca sammā-samādhi, ime dhammā samādhikkhandhe sangahītā; yā ca sammā-ditthi yo ca sammā-sankappo, ime dhammā paññākkhandhe sangahītā ti." MN44.11

(13) Liên hệ chặt chẽ giữa Minh Sát và tuệ được thấy trong đoạn kinh nói rằng khi quán được tu tập thì tuệ được phát triển: Vipassanā, bhikkhave, bhāvitā kamatthamanubhoti?  AN2:31

(14) Tôi dùng câu “TNX dẫn đến định” và “TNX là tu tập về định” cùng đồng nghĩa.

(15)  "Cattāro satipatthāne samādhi-nimittā." MN44.12 (VN)

(16) Yā tesaṃyeva dhammānaṃ āsevanā bhāvanā bahulīkammaṃ, ayaṃ ettha samādhibhāvanā.  MN44.12 (VN)

(17) i.e Tứ Niệm Xứ

(18) Kāye kāyānupassī … vedanāsu vedanānupassī … citte cittānupassī … dhammesu dhammānupassī viharissāmi ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhā-domanassanti. Evañhi te, bhikkhu, sikkhitabbaṃ.

Yato kho te, bhikkhu, ayaṃ samādhi evaṃ bhāvito hoti bahulīkato, tato tvaṃ, bhikkhu, imaṃ samādhiṃ savitakkasavicārampi bhāveyyāsi, avitakkavicāramattampi bhāveyyāsi, avitakkaavicārampi bhāveyyāsi, sappītikampi bhāveyyāsi, nippītikampi bhāveyyāsi, sātasahagatampi bhāveyyāsi, upekkhāsahagatampi bhāveyyāsi.  AN8:63 (VN)

(19) Những phẩm chất khác nhau được liệt kê là những xác định đặc trưng của 4 tầng thiền, xem MN51.  Định với tầm tứ là tầng thiền thứ nhất.  Định không tầm nhưng có tứ còn xót lại rất hiếm được nhắc đến trong kinh, đó là giữa hai tầng thiền thứ nhất và thứ hai.  Định không tầm không tứ là tầng thiền thứ hai hoặc cao hơn.  Định ly hỷ là tầng thiền thứ ba và cao hơn hoặc định với lạc, lạc (sāta) ở đây đồng nghĩa với hạnh phúc (sukha).  Định với xả là tầng thiền thứ tư và cao hơn.  Ý nghĩa về bốn tầng thiền nói ở đây cũng được hỗ trợ của Chú giải, xem Tăng Chi chú giải tập IV.trang142, I. 9-22.
(20) Evameva kho, bhikkhave, idhekacco bālo abyatto akusalo bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. Tassa kāye kāyānupassino viharato cittaṃ na samādhiyati … vedanāsu … citte … dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. Tassa dhammesu dhammānupassino viharato cittaṃ na samādhiyati ...

Evameva kho, bhikkhave, idhekacco paṇḍito byatto kusalo bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. Tassa kāye kāyānupassino viharato cittaṃ samādhiyati … vedanāsu … citte … dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. Tassa dhammesu dhammānupassino viharato cittaṃ samādhiyati ...

Sa kho so, bhikkhave, paṇḍito byatto kusalo bhikkhu lābhī ceva hoti diṭṭheva dhamme sukhavihārānaṃ, lābhī hoti satisampajaññassaSN47:8  (VN)

(21) Katamā ca, bhikkhave, samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā diṭṭhadhammasukhavihārāya saṃvattati? Idha, bhikkhave, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Pītiyā ca virāgā upekkhako ca vihāsiṃ, sato ca sampajāno sukhañca kāyena patisamvedeti; yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti— ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ti tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati.  E.g. AN4:41 (VN).

(22) Saddhassa hi, bhante, ariya-sāvakassa āraddha-vīriyassa upaṭṭhitassatino etaṃ pāṭikaṅkhaṃ yaṃ vossaggārammaṇaṃ karitvā labhissati samādhiṃ, labhissati cittassa ekaggataṃ. Yo hissa, bhante, samādhi tad-assa samādhindriyaṃ.  SN48:50 (VN)

Niệm lực (căn?) thường được hiểu là TNX và định lực là 4 tầng thiền. SN48:8 (VN)
(23) Sammā-satissa sammā-samādhi pahotī ti. SN45:1-VN, AN10:103-VN, AN10:105-VN, AN10:121-VN.

(24) Cattārome bhikkhave satipatthānā bhāvitā bahulīkatā ariyā niyyānikā niyyanti takkarassa sammā-dukkhakkhayāya.  Xem SN47:17-VN; và SN47:11, SN47:27, SN47:32, SN47:34, SN47:37, SN47:38, SN47:50

(25) Tuệ giác ở đây là tôi muốn nói tuệ giác về ngũ uẩn bị chi phối bởi tam pháp ấn (vô thường, khổ, vô ngã); có nghĩa là tuệ giác đủ để phát sanh 4 giai đoạn giác ngộ.

(26) Trên thực tế, trong kinh từ Minh Sát-vipassanā không được phổ thông bằng từ satipatthāna và nhất là không phổ thông bằng từ samādhi.  Nó thường được dùng trong những bối cảnh sau:
I. Cách được sử dụng nhiều nhất là đi đôi với an chỉ-samatha.  Trong cách dùng này ý nghĩa có phạm vi khá rộng và không bao giờ có liên quan đặc biệt đến TNX.  Xem DN33.1.9 (VN), DN34.1.3 (VN), MN73.18f (VN), MN149.10 (VN), MN151.19f (VN), SN35:245, SN41:6 (VN), SN43:2 (VN), SN45:159 (VN), AN2:31 (VN), AN2:172(VN), AN2:310 (VN), và AN4:254 (VN).

Trong vài trưòng hợp hiếm hoi, samatha và vipassanā tạo thành một cặp đôi với một danh sách những phẩm chất dài hơn, e.g. trong kinh MN43.14 (VN), AN4:147 (VN).
II. Vipassanā thỉnh thoảng cũng được dùng trong câu “vipassanāya samammāgato” (“Thành tựu qúan hạnh”- sở hữu trí tuệ?). Một lần nữa, nó không có liên hệ rõ ràng với satipatthāna. MN6 (VN), MN32.5 (VN), và AN10:71(VN).

III. Ngoài những bối cảnh trên, vipassanā xuất hiện trong một số trường hợp khác nhau. Kinh AN2:31 (VN) nói tuệ được phát triển nhờ tu tập qúan-vipassanā; Kinh SN43.12 (VN) nói một trong nhiều những phẩm chất khác là quán dẫn đến “vô vi” (unconditioned); Kinh AN4.170 (VN) nói rằng qúan-vipassanā có thể tu tập trước, sau hoặc cùng lúc với chỉ-samatha.

IV. Vipassanā cũng được thấy trong những cụm từ:

- “adhipaññā-dhamma-vipassanāya” “tăng thượng tuệ pháp qúan”,  e.g. AN4:92-94 (VN), AN9:4 (VN) và AN10:54 (VN)

-"anupada-dhamma-vipassanā", “bất đoạn pháp qúan” e.g.  MN 111  (VN)

V. Cuối cùng, thỉnh thoảng ta có thể thấy thể nói “vipassati” DN32.3, MN131-134.

Trong tất cả các phần trên, không chỗ nào cho thấy liên hệ trực tiếp giữa vipassanā và satipatthāna.

(27) Etha tumhe, āvuso, kāye kāyānupassino viharatha ātāpino sampajānā ekodibhūtā vippasannacittā samāhitā ekaggacittā, kāyassa yathābhūtaṃ ñāṇāya; vedanāsu … citte … dhammesu dhammānupassino viharatha ātāpino sampajānā ekodibhūtā vippasannacittā samāhitā ekaggacittā, dhammānaṃ yathābhūtaṃ ñāṇāya.  SN47:4 (VN)

(28) I. Nhiều từ biểu thị cho định là tĩnh từ của “kāyānupassino”; như vậy có nghĩa là hành giả phải quán sát thân…v.v… sau khi định đã được thiết lập.

II. Tu tập TNX để có tuệ giác chỉ khả thi khi đã đạt được định không phải là điều đáng ngạc nhiên. Trong kinh định luôn luôn là duyên (điều kiện) để có yathā-bhūta-ñāna-dassana, e.g.: "sammā-samādhimhi asati sammā-samādhi-vipannassa hat'upanisam hoti yathā-bhūta-ñāna-dassanam"- “Với chánh định không có, với chánh định không đầy đủ, như thật tri kiến sở y bị diệt” (khi không có chánh định, khi chánh định không đầy đủ, nhân đưa đến tri kiến như thật bị hoại diệt). AN10:3 (VN). Xem thêm AN10:103, AN10:105, AN10:121

Sự liên hệ giữa định và tri kiến như thật yathā-bhūta-ñāna-dassana cũng giúp giải thích tại sao trong kinh hiếm khi thấy liên hệ trực tiếp giữa TNX và tuệ. Có lẽ sau khi đạt được định yathā-bhūta-ñāṇa-dassana được dùng ở vị trí của TNX để có thể thấy được một cách chính xác hơn điều gì xẩy ra ở giai đoạn này.

Ở những đoạn kinh khác, như MN117.34 sammā-ñāna được dùng tương tự như vậy. Vì vậy, Yathā-bhūta-ñāna-dassana có thể được xem là một phần phụ thuộc, một khía cạnh chuyên biệt của satipatthāna (thus be regarded as a subset and a specialised aspect of satipaṭṭhāna).

Kinh MN64.9-16 (VN) cho ta một thí dụ rõ ràng về loại « minh sát » được tu tập sau khi có định: sau khi ra khỏi các tầng thiền (jhānas) hành giả phải quán về chúng dưới tam tánh vô thường, khổ và vô ngã. Mặc dù TNX không được nhắc đến, nhưng tu tập này hiàn toàn đúng với cittaanupassanā (quán tâm).

(29) Cần lưu ý mặc dầu ở giai đoạn này TNX được chú trọng nhiều về tuệ nhưng TNX cũng vẫn giúp ích cho sự phát triển định được thêm sâu. Và định càng sâu thì sự tu tập TNX sau đó sẽ càng có hiệu qủa.

(30) I.e., định là điều kiện tiên quyết của tuệ giác. Xem phần kết luận dưới đây.
(31) I.e., ngũ uẩn, phân tích tiêu chuẩn về một chúng sinh trong kinh.

(32) Evameva kho, aggivessana, ariyasāvakassa ime cattāro satipaṭṭhānā cetaso upanibandhanā honti gehasitānañceva sīlānaṃ abhinimmadanāya gehasitānañceva sarasaṅkappānaṃ abhinimmadanāya gehasitānañceva darathakilamathapariḷāhānaṃ abhinimmadanāya ñāyassa adhigamāya nibbānassa sacchikiriyāya.

Tamenaṃ tathāgato uttariṃ vineti—  ehi tvaṃ, bhikkhu, kāye kāyānupassī viharāhi, mā ca kāmūpasaṃhitaṃ vitakkaṃ vitakkesi. Vedanāsu … citte … dhammesu dhammānupassī viharāhi, mā ca kāmūpasaṃhitaṃ vitakkaṃ vitakkesi.  MN125.23-24 (VN)

Khi đọc 'kāmūpasamhitam' thay vì 'kāyūpasamhitam', xem chú thích 1177 ở Kinh Trung bộ và SN47:10, dường như cho ta thấy sự phân chia tương tự giữa TNX trước và sau định.

(33)  Có lẽ “ưu tư, mệt nhọc, nhiệt não của các cư sĩ” ám chỉ năm chướng ngại, đặc biệt là tham dục. Tuy thế, bài kinh trên lại nói rõ là năm chướng ngại đã được đoạn trừ. Để tìm ra ý nghĩa cho đoạn kinh có vẻ mâu thuẫn này, chúng ta phải quay về với bản so sánh kinh MN125 với kinh MA198 trong bộ kinh A Hàm, bản dịch tiếng Trung hoa. Thực ra, bài kinh tương đương trong bộ A hàm không bao gồm 5 chướng ngại ở giai đoạn này. Sư Analayo lập luận đầy thuyết phục rằng một số thành phần trong bản Pali, kể cả 5 chướng ngại, sai lạc và không có trong kinh lúc ban đầu. (Xem bản nghiên cứu đối chiếu kinh Trung Bộ của Analayo, Taipei,2011, trang 719)

Cũng có những đoạn kinh khác cho thấy tu tập TNX để đoạn trừ (khía cạnh vi tế) của 5 chướng ngại SN 47.8  (VN)

I- Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, ở đây, có Tỳ-kheo có trí, thông minh, khéo léo, trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Do vị ấy trú, quán thân trên thân, tâm được định tĩnh, các phiền não được đoạn tận; vị ấy học được tướng ấy. Vị ấy trú, quán thọ trên các thọ … quán tâm trên tâm … quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Do vị ấy trú, quán pháp trên các pháp, tâm được định tĩnh, các phiền não được đoạn tận;

Upakkilesa được dùng để nói về những khía cạnh vi tế của các chướng ngại, e.g. MN 128 (VN)

II "Evam eva kho Ānanda bhikkhu kāye kāyānupassī (vedanāsu vedanānupassī/citte cittānupassī/dhammesu dhammānupassī) viharanto pi upahanateva pāpake akusale dhamme." SN54:10

« Cũng vậy, này Ānanda, Tỳ-kheo trong khi trú, quán thân trên thân (thọ/tâm/pháp), làm cho giảm bớt đi các ác, bất thiện pháp » (VN)

III - "Imesam kho bhikkhave pañcannam nīvaranānam pahānāya cattāro satipatthānā bhāvetabbā." AN9:64

« Này các Tỳ-kheo, để đoạn tận năm triền cái, Bốn niệm xứ cần phải tu tập. »(VN)

(34) Xin lưu ý những mô tả về TNX ở đây (giai đoạn thứ hai) mang nhiều tương đồng với đoạn kinh ghi ở số 27 trên đây (và phần tương ứng trong bản chính).Trong đoạn này, thay vì câu "ātāpī, sampajāno, satimā, vineyya loke abhijjhā-domanassam" thường được thấy trong kinh TNX đã được thay thế bởi câu"mā ca kāmūpasamhitam vitakkam vitakkesi". Điều này cho thấy xuyên qua định tham dục đã được đoạn trừ.Tương tự như thế, ở điểm 27 đoạn"satimā vineyya loke abhijjhā-domanassam" đã được thay thế bởi những chuỗi từ có nghĩa là định. Bởi thế, có lẽ hai đoạn này cùng nói đến loại hậu-định TNX. Và cũng ở trong đoạn này, trong phần tiếp theo, thiếu tầng thiền thứ nhất, sự tu tập đi thẳng vào tầng thiền thứ hai (MN125). Điều này gợi ý tầng thiền thứ nhất đã bao gồm trong sự tu tập TNX. Lại một lần nữa, điều này cũng chỉ về hướng hậu định satipattāna.

(35) Sammāsamādhimhi sati sammāsamādhi-sampannassa upanisa-sampannaṃ hoti yathā-bhūta-ñāṇa-dassanaṃ. AN10:3. Mối quan hệ giữa định và yathā-bhūta-ñāna-dassana được thấy trong nhiều đọan kinh xuyên suốt Kinh tạng.  Xem thêm chú thích 28.



Ban biên tập TVHS ghi thêm:
Ajahn Brahmali was born in Norway in 1964, first became interested in Buddhism and meditation in his early 20s after a visit to Japan
He ordained as a monk with Ajahn Brahm as his preceptors in 1996. For the past 4 years he has been teaching Pali and the Vinaya ( monastic discipline) to the monks at Bodhinyana Monastery

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn