Pháp Ở Mọi Nơi

27 Tháng Ba 201713:39(Xem: 5173)
PHÁP Ở MỌI NƠI
Chào đón mỗi khoảnh khắc với chánh niệm + trí tuệ
Thiền sư Sayadaw U Tejaniya |  Người dịch: Sư Tâm Pháp
Nhà xuất bản Hồng Đức 2016

blank


LỜI CẢM TẠ

Tấm lòng tri ân sâu sắc của tôi xin được kính dâng lên cố Đại Trưởng lão Thiền sư Shwe Oo Min Sayadaw Bhaddanta Kosalla Maha Thera, người đã truyền dạy Giáo Phápthái độ chân chánh trong con đường phát triển tâm linhpháp hành của tôi.

Tôi muốn bày tỏ sự cám ơn đối với tất cả các thiền sinh. Những khó khăn, vướng mắc và những câu hỏi của họ đã đưa đến những câu trả lời và những điểm diễn giảng được trình bày trong cuốn sách này. Tôi thực sự hy vọng rằng cuốn sách này sẽ giúp các thiền sinh hiểu rõ hơn về thiền chánh niệm và giúp cho pháp hành của họ thêm phần sâu sắc.

Cuối cùng, xin cám ơn tất cả những người đã đóng góp công sức để hoàn thành nên cuốn sách này.

Ashin Tejaniya

Myanmar


BẠN ĐỌC THÂN MẾN

Phong cách giảng dạy và những điểm nhấn của thiền sư Sayadaw U Tejaniya luôn luôn năng độngthường xuyên được thay đổi theo những kinh nghiệm tu chứng riêng của thiền sư cũng như từ những ghi nhận về các khó khăn của thiền sinh trong quá trình thực hành. Cuốn sách này là một cố gắng để nắm bắt lời dạy của thiền sư trong thời điểm hiện tại, tuy nhiên thiền sư Sayadaw U Tejaniya vẫn luôn tiếp tục sáng tạo ra những cách diễn giải mới mẻ và hiệu quả hơn nữa.

Chúng tôi đã thu thập những lời dạy của thiền sư từ nhiều nguồn thông tin và từ nhiều ngữ cảnh khác nhau để tập hợp lại thành một nguồn tài liệu với hy vọng sẽ đáp ứng được yêu cầu của cả những thiền sinh cũ và mới. Trong đó bao gồm cả những đoạn dịch từ tiếng Miến của cuốn sách nhỏ màu xanh về thái độ đúng trong thiền tập, chọn lọc từ những buổi trình pháp và lời nhắc của thiền sư trong các thời thiền sáng ở thiền viện Shwe Oo Min Dhamma Sukha Tawya. Chúng tôi đã bổ sung các đề pháp trên bằng những lời nhắc tiếng Anh vào các buổi sáng của thiền sư.

Cũng giống như hai cuốn sách trước, cuốn sách này được xuất bản để dành cho các thiền sinh đang thực hành tại thiền viện Shwe Oo Min Dhamma Sukha Tawya. Vì vậy, một số từ và thuật ngữ được dùng ở đây có thể sẽ không có cùng một nghĩa như khi dùng ở nơi khác (xem thêm trong phần Ghi chú về các thuật ngữ). Hy vọng bạn sẽ tìm thấy từ cuốn sách này một nguồn thông tin và cảm hứng mới, từ chương Thế nào là thiền chánh niệm? Thái độ đúng 101 tới những trích đoạn từ các buổi trình pháp trong chương Tóm tắtThuyết pháp buổi sáng. Xin nhớ rằng cuốn sách này không hề có ý định thay thế sự hướng dẫn trực tiếp của thiền sư.

Chúng tôi đã cố gắng chuyển dịch và diễn đạt những lời dạy của thiền sư Sayadaw U Tejaniya một cách chính xác nhất. Mong bạn đọc hãy thông cảm cho những sơ suất và những chi tiết có thể bị thiếu sót trong quá trình biên dịch. Xin bạn hãy liên hệ với chúng tôi để góp ý cho những lần xuất bản sau được hoàn chỉnh hơn.

Xin thành kính tri ân thiền sư Sayadaw U Tejaniya đã kiên nhẫn soi sáng con đường chánh niệmtrí tuệ và dạy dỗ các thiền sinh chúng con về thái độ chân chánh trong thiền tập. Mong rằng tất cả chúng sanh đều được hưởng phước lành từ những công đứcmọi người đã đóng góp trong cuốn sách này.

Ban biên tập.


GHI CHÚ VỀ CÁC THUẬT NGỮ

Chúng tôi phải làm việc trong giới hạn của ngôn từý niệm để diễn tả và đưa ra những gợi ý về một tiến trình thấy biết rõ ràng mà đôi khi rất khó để diễn đạt bằng lời nói. Do đó, khi đọc cuốn sách này, xin các bạn đọc chớ nên chấp chặt vào những định nghĩa trong từ điển hay những quy tắc văn phạm.

Có thể bạn sẽ thấy một từ ghép mới “chánh niệm+trí tuệ” ở ngay đầu đề cuốn sách này hay xuất hiện chỗ này chỗ kia trong sách. Đó là cách thiền sư Sayadaw U Tejaniya dùng để nhấn mạnh sự cần thiết (của trí tuệ) chứ không phải chỉ mỗi là chánh niệm ở trong thiền vipassanā. Chỉ mỗi chánh niệm thì không đủ; trí tuệ cũng phải có mặt trong con đường học hỏihiểu biết này nữa.

Những câu như là “tâm đang hay biết” (thay vì “tâm biết”) được sử dụng trong những trường hợp để diễn tả một sự việc đang trong quá trình diễn tiến. Những từ như: quan sát, nhìn, chánh niệm, ghi nhận, nhận biết hay chú ý đều có cùng ý nghiã và được dùng thay đổi lẫn cho nhau. Và cuối cùng, chữ Pháp (Dhamma) viết hoa là để nói về những lời dạy của Đức Phật (Phật Pháp), hay là thiền tập; còn chữ pháp (dhamma) viết thường là để chỉ các hiện tượng tự nhiên, quy luật tự nhiên hay đề mục, đối tượng nhận biết của tâm.

Các từ Pāli được dùng kết hợptrong suốt cuốn sách. Đôi khi những từ dịch sang tiếng Việt chỉ là tương đối, chỉ diễn đạt ngắn gọn về ý nghĩa thực sự của từ Pāli, vì vậy để thực hành thiền chánh niệm thì sự diễn giải cần phải đầy đủ. Hãy xem thêm ở phần giải nghĩa từ Pāli ở cuối sách và tham khảo từ điển Phật họckinh điển để có định nghĩa hoàn chỉnh hơn. “Hãy cố gắng có sự “cảm nhận” đối với các từ Pāli khi bạn đọc, và cố gắng hiểu chúng ở trong ngữ cảnh cụ thể” là một lời khuyênchúng tôi xin được nhắc lại từ cuốn Chỉ mỗi chánh niệm thì không đủ của thiền sư Sayadaw U Tejaniya.

cuối cùng, chúng tôi xin được dùng từ “bạn”, hay “chúng ta” thay cho “thiền sinh” ở trong cuốn sách này. 


MỤC LỤC

 

Lời cảm tạ
Bạn đọc thân mến
Ghi chú về các thuật ngữ
Thiền chánh niệm là gì?
Làm sao bạn biết có tâm?

Kiên trì bền bỉ
Ai đang hành thiền?
Đề mục là gì?
Bắt đầu với bất cứ đề mục nào.
Sử dụng bất cứ đề mục nào sẵn có để phát triển chánh niệm
Tâm phải luôn tỉnh thức và hứng thú
Thời gian nào là tốt nhất để hành thiền
Chờ đợi và quan sát với trí thông minh
Chỉ mỗi chánh niệm thì không đủ
Hãy tư duy khi thực hành
Hay biết bất cứ cái gì đang diễn ra
Tìm hiểu mọi thứ đang diễn ra
Ngũ căn
Niệm
Quay tâm vào bên trong
Thiền bắt đầu ngay từ khi bạn thức dậy
Định
Hai loại định
Định sanh từ trí tuệ bắt đầu bằng trí tuệ
Tinh tấn
Thực hành một cách thư giãn nhưng không ngừng lại
Tín
Hãy có hứng thú với công việc của mình
Tuệ
Thái độ đúng đắn
Tâm là một phần của tự nhiên
Đau đớn và khó chịu
Tóm lược về cách thực hành trong lúc ngồi thiền, đi kinh hànhsinh hoạt hàng ngày
Suy nghĩ 
Tại sao chúng ta phải thực hành trong mọi lúc?
Tu tập trạch pháp
Con lắc

Hứng thú và tìm hiểu
Thất giác chi
Vai trò của chánh niệm
Đừng để tâm sân tăng trưởng
Tâm si là bóng tối
Hãy khuấy động mọi thứ lên một chút
Câu hỏi rút ra từ chương “Thế nào là thiền chánh niệm”
Thái độ đúng 101
Thế nào là thái độ đúng khi hành thiền

Chúng ta quan sát như thế nào?
Tại sao chúng ta phải chánh niệm?
Hạnh phúc với chánh niệm
Hãy làm tất cả những việc  gì là thiện
Tạo đà chánh niệm
Tinh yếu thiền chánh niệm
Chánh niệm từng giây phút đem tới đà quán tính
Bất cứ đề mục nào

Kiểm tra tâm thiền
Quan sát một cách tự nhiên
Ngồi thiền
Đi kinh hành
Thiền trong lúc ăn uống
Sinh hoạt hàng ngày
Đau
Cảm thọ
Sân chỉ là sân, nó chỉ là bản chất của pháp
Kiên trì tinh tấn
Lấy đà chánh niệm
Giá trị của chánh niệm
Một số câu hỏi thêm…
Tóm lược
Thuyết pháp buổi sáng I
Ngày thứ nhất

Tâm thiền
Trí tò mò và hứng thú
Chờ đợi và quan sát
Tâm tham dính chặt như keo
Hiểu biết chân lý về khổ
Trí tuệ không có sự chọn lựa yêu ghét
Pháp hành này thực hành trong mọi lúc
Ngày thứ hai
Phát triển các tâm thiện

Tất cả đề mục đều mang bản chất của pháp
Hoan hỷ thực hành
Hương vị của Pháp
Thuyết pháp buổi sáng II
Thiền chánh niệm là một tiến trình học hỏi

Kiểm tra lại thái độ
Có hứng thú với những hoạt động của tâm
Hiểu biết rằng đề mục chỉ là đề mục
Bạn có chắc là có chánh niệm không?
Đừng chạy theo đề mục
Định của thiền vipassana
Mong đợi và sự kiên nhẫn

Sống trong hiện tại
Khi tâm có hứng thú là trí tuệ đang làm việc
Lợi ích của chánh niệm
Chánh tinh tấnnăng lượng
Thực hành đúng
Bát chánh đạo
Ngũ căn
Tâm tham
Hãy biết trân trọng tâm đang làm việc
Tăng cường sức mạnh cho tâm
Vô thường, khổ, vô ngã
Kinh nghiệm đơn giản, hiểu biết sâu sắc
Cơ hội được thực hành thiền chánh niệm rất hiếm gặp
Pháp ở mọi nơi



pdf_download_2
phap-o-moi-noi-su-tam-phap-dich
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13121)
Trong ba tháng An Cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, tôi có hướng dẫn tập thiền cho đại chúng gồm Tăng Ni, chúng điệu cùng một số cư sĩ. Trước mỗi thời toạ thiền như thế, thường là 45 phút, tôi có một pháp thoại ngắn từ 15 đến 20 phút, đôi khi dài hơn một tí, chỉ để giúp cho “hành giả” đi từng bước sơ cơ vào thiền tập một cách vững chắc.
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9308)
Về Paritta: VTH dẫn một bài kệ (cả Pāḷi và Việt ngữ) có nguồn gốc Tích Lan rồi nhận xét: “Nội dung bài kệ cho thấy khắp thân thể và không gian xung quanh hành giả được bảo hộ bởi Phật, Pháp và Tăng. Do hình thức an vị giống như sự an vị các Tôn trong Mật tông Bắc truyền, một số học giả phương Tây xem đây như một thể loại “tantra” của Phật giáo Theravāda”. Sau đó hỏi tôi: “Người tu theo Pháp này có thực hành đúng theo tinh thần của Tứ Diệu Đế hay không?”
23 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9564)
Thưa thầy con thấy trong 37 trợ đạo phẩm có pháp tứ như ý túc, thầy có thể nói cho con về pháp Tứ Như Ý Túc được không ạ? Pháp này hành trì như thế nào ạ?
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8608)
Thưa thầy, lúc trước thầy có hứa sẽ viết một bài về cách niệm Phật cho tới cận hành định rồi qua thiền minh sát, con và các bạn muốn học Phật chân truyền đang chờ mong (Mà làm sao biết mình niệm đã “tới bến” tức là đạt cận hành định, thưa thầy?)
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11692)
Chúng tôi nhận được một số câu hỏi liên quan đến việc thực hành thiền. Để trả lời chung, chúng tôi giới thiệu đến quý đạo hữu bài pháp hành của Hoà thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) giảng trong khóa An cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Thừa Thiên Huế và bài hướng dẫn thiền tập của Thiền sư Thanissaro Bhikkhu (bản dịch của Cư sĩ Nguyên Giác):
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10098)
“- Cầu nguyện là một nhu cầu tâm linh rất phổ biến của loài người. Vì thế tất cả các tôn giáo như Ki tô giáo, Ấn giáo, Hồi giáo và luôn cả Phật giáo Tịnh độ tông ... đều cầu nguyện và cầu xin. Họ cầu nguyện và cầu xin vì họ tin là có Thần quyền thiêng liêng có quyền năng phò trì, cứu khổ, cứu nạn. Xin thầy vui lòng chỉ dạy cho con Phật tử Theavāda không tin có tha lực lực siêu phàm và như vậy khi họ bị tại ương, tật ách thì họ cầu nguyện ai???
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6173)
Tôi xin được trình bày đến quý vị về kinh nghiệm của ba tháng thiền quán Vipassana, cũng như nêu lên một số vấn đề cho những bạn nào thích tìm hiểu, nghiên cứu về thiền quán.Thường thì mỗi khóa tu ba tháng như vậy có khoảng chừng một trăm người tham dự. Tất cả cùng phát nguyện giữ thinh lặng trong vòng ba tháng – chỉ được phép nói chuyện với vị thầy mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút trong giờ trình pháp.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9500)
Sau ba tháng an cư, tôi có 32 pháp thoại hướng dẫn cho Đại chúng HKST tập thiền với những kiến thức và những dụng công cần thiết về định cũng như về tuệ. Thư Viện Hoa Sen đã liên tiếp đăng được 25 pháp thoại cùng 4 bài trả lời những câu hỏi của độc giả.
29 Tháng Mười 2015(Xem: 15876)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”
28 Tháng Mười 2015(Xem: 10635)
Kính thưa thầy, Con mới đọc một đoạn trong một cuốn sách của ngài Ajhan Cha'a, ngài có nói về tầm và tứ rồi mới đến hỉ lạc. Vậy đâu phải khi mình ngồi thiền mình chỉ an trú vào hơi thở mà thôi, mà nếu có thiện pháp ý nghĩ nào tốt hiện ra thì mình cứ giữ tâm trên đối tượng đó, chà sát đối tượng đó (có tầm có tứ) cũng vẫn được, rồi từ từ sẽ đến chỗ không tầm không tứ luôn, phải không thầy? Xin thầy dạy về cái vụ tầm tứ này vì từ trước nay tập thiền con chỉ lo chiến đấu với hơi thở, hễ có ý tưởng nào khởi lên là con ráng hết sức đuổi nó đi, nhưng không phải lúc nào nó cũng chịu đi! Con xin cảm tạ ơn thầy chỉ dạy.