Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ

20 Tháng Tư 201709:31(Xem: 5899)
GIÁO TRÌNH THIỀN MINH SÁT TUỆ  
(Lý thuyết, thực hành, kết quả)
Tác giả: Thiền sư Achaan Naeb
Nguyên tác: Vipassanā Bhavana
Bản dịch Anh ngữ: Mr Chua và Miss Vitoon
Bản dịch Việt ngữ: Tỳ kheo Thiện Minh, 2003
blank

MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Lời nói đầu
Phần I - LÝ THUYẾT
1.1 Phật giáo
1.2 Những Giai Đoạn Tuệ Giác
1.3 Ba mươi bảy pháp Bồ Đề Phần
1.4 Tứ Diệu Đế
1.5 Thiền Minh Sát
1.6 Sát Na Hiện TạiThực Tướng Pháp
1.7 Nhiệt Tâm Tinh Cần, Chánh Niệm Tỉnh Giác, Khéo Tác Ý Và Học Tập
1.8 Những Cội Nguồn Bất Thiện, Những Cội Nguồn Của Những Hành Động Xấu
1.9 Sự Khác Biệt Giữa Thiền ChỉThiền Quán
1.10 Danh Pháp và Sắc Pháp
1.11 Những Điều Kiện Làm Lu Mờ Tam Tướng
1.12 Mười Hai Nhân Duyên
Phần II - THỰC HÀNH
2.1 Tóm Tắt Sự Tu Tập
2.2 Tu Tập
2.3 Thảo luận sự tu tập
2.4 Kết luận
Phần III - KẾT QUẢ
Mười Sáu Tuệ
Phần IV - TỔNG KẾT
Phụ lục A - Vấn đáp với thiền sinh
Phụ lục A - Vấn đáp với thiền sinh (tiếp theo)
Phụ lục B - Một điển hình của sở hữu tâm
Phụ lục C - Thuật ngữ Pāli

LỜI GIỚI THIỆU

blank
Nữ Thiền sư Achaan Naeb

Trong tất cả các thiền sư cận đại, bà Achaan Naeb là một thiền sư đặc biệt hơn cả.
Bà là một nữ cư sĩ đã từng dạy thiền, dạy đạo cho các bậc cao tăng, trong đó có cả ngài HỘ TÔNG, Tăng thống Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam cũng đã từng theo học thiền với bà một thời gian.

Năm 44 tuổi, Bà đã bắt đầu dạy thiền và thiết lập nhiều trung tâm thiền định. Sau cùng, nhờ sự ủng hộ của Hoàng gia Thái, Bà đã thành lập Hội Nghiên Cứu Phật Học Về Sức Khỏe Tâm Thần tại chùa Sraket,Vọng Các. Bà đã nêu ra nhiều chủ trương quan trọng cho việc tu tập.

Truớc hết, Bà nhấn mạnh rằng hành giả, trước khi bắt đầu thực hành phải có một hiểu biết chính xác về pháp học và sau đó với pháp hành đứng đắn, sẽ đi tới trí tuệ minh sát.Về pháp học, Bà đòi hỏi phải biết rõ: ngũ uẩn (danh pháp, sắc pháp), 12 xứ, 18 giới, 22 quyền ( indriya ), Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, 37 Phẩm Trợ Đạo. Về pháp hành, Bà nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa thiền Chỉ Tịnh và thiền Minh Sát.

Theo Bà, chúng ta không thể đạt đến tuệ giác nếu thực hành hai pháp thiền cùng một lúc, và Bà nêu lên 5 phương tiện để thực hành thiền Minh Sát: tinh tấn, chánh niệm, giác tỉnh, khéo hướng tâm (yonisomanasikara) và cảnh giác (sikkhati).Phương pháp thiền của Bà cũng khác những vị thiền sư khác: là đặt trọng tâm trên niệm thân xuyên qua bốn oai nghi (đi, đứng, ngồi, nằm) và các oai nghi phụ; đồng thời, xuyên qua những oai nghi đó, nhìn thấy trực tiếp Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Chỉ có hành như vậy mới đưa tới trí tuệ giác ngộ, tức là thấu rõ bản chất tự nhiên của tâm thứcsắc pháp. Về pháp thành, Bà đề cập tới 16 cái tuệ một cách rất xác thực và đối chiếu với 7 giai đoạn thanh lọc trong ThanhTịnh Đạo. Tất cả những điều trên đây được đề cập một cách rõ ràng khúc chiết trong quyển Giáo Trình THIỀN MINH SÁT (Vipassanā Bhavana) mà chúng ta đang cầm trên tay do nhờ công lao dịch thuật của Tỳ Kheo THIỆN MINH, một vị sư trẻ tuổi đầy nhiệt tâm trong công cuộc hoằng dương chánh pháp, đã và đang phiên dịch nhiều tác phẩm Phật Học giá trị.

Với công trình dịch thuật này, Phật tử Việt Nam nắm trong tay toàn bộ Phương Pháp thiền Quán của thiền Sư Achaan Naeb.

Xin trân trọng giới thiệu với toàn thể quí Phật Tử tác phẩm này, hiện đang được giảng dạy tại các trung tâm thiền thuộc phương pháp Achaan Naeb, và xin chân thành cảm tạ Đại ĐứcThiện Minh đã dành cho tôi danh dự giới thiệu quyển sách này.

Bác sĩ Nguyễn Tối Thiện
Paris, Pháp quốc.

LỜI NÓI ĐẦU

Truyền thống của Phật giáo Miến điện và Thái lan có hai vị thiền sư Cư sĩ khá nổi tiếng trên thế giới, đó là thiền sư U Ba khin và thiền sư Achaan Naeb. U Ba Khin là thiền sư nam cư sĩ nguời Miến điện, còn Achaan Naeb là thiền sư nữ cư sĩ nguời Thái Lan. Nhận thấy hai vị thiền sư trên có những điểm ưu việt cần phải giới thiệu đến Phật tử Việt nam học hỏinghiên cứu. Do đó, năm 2002, chúng tôi có in toàn tập học thuyết về Thiền học của thiền sư U Ba Khin để phổ biến cho hành giả Việt nam áp dụng tu tập. Quyển sách đó mang tựa đề là "Thiền Quán, tiếng chuông vượt thời gian", đã được đông đảo Phật tử hưởng ứng và áp dụng tu tập. Năm nay chúng tôi tiếp tục giới thiệu thêm toàn tập lý thuyết về thiền của nữ thiền sư Achaan Naeb, với tựa đề là "Giáo Trình Thiền Minh Sát Tuệ".

Quyển sách này, chúng tôi đuợc Bác sĩ Hồ Hồng Phước ở Anh Quốc gởi tặng vào năm 1995. Lý do đến năm nay mới ra mắt đọc giả là vì bận Phật sự và thiếu kinh phí in ấn. Năm 2000, chúng tôinhân duyên đặc biệt, được sanh Anh Quốc nhập hạ và tu nghiệp tại trụ sở Giáo hội Tăng Già Anh Quốc (Amaravati), đồng thời trong chuyến đi đó có tham quan nước Pháp thăm Chư tăng, chùa chiền Việt nam và được gặp Bác sĩ Nguyễn Tối Thiện và Nguyễn Từ Thiện trong dịp này. Gặp nhau mừng lắm, vì biết nhau nhưng chưa từng gặp mặt. Gặp nhau biết bao nhiêu vấn đề đạo pháp đuợc trao đổi, đặc biệt và khó quên đó là những tư liệu quý báu, nhân chứng lịch sử của Phật giáo Nam tông Việt namchúng tôi đã gặp gỡ và trao đổi để hoàn thành quyển "Lịch sử Phật Giáo Nam Tông Việt Nam". Vì nhị vị là con của cụ Nguyễn Văn Hiểu là nguời có công vô cùng lớn lao đối với Phật giáo Nguyên thuỷ Việt nam và nhị vị cũng từng gần gũi với quý Hoà thượng trong phái đoàn truyền giáo của Hoà thuợng Hộ tông. Chẳng ngờ cuộc gặp hôm đó để rồi chưa đầy hai tháng trôi qua cụ Nguyễn Từ Thiện qua đời. Chúng tôi nghe tin rất đau xótxúc động, nhưng mừng là vì nguời ra đi đã nói những gì nên nói. Ngày từ giả Pháp để trở về Anh quốc bác sĩ Nguyễn Tối Thiện có nhờ tôi khi về Việt nam in dùm quyển hỏi đáp thiền Minh Sát của thiền sư Achaan Naeb do chị Phật tử Tuệ Uyển dịch để phổ biến cho Phật tử việt nam. Tôi nhận lời, nhưng khi về Việt nam chúng tôi xem lại thì nhận thấy phần dịch của Phật tử Tuệ Uyển chỉ là phần nhỏ hỏi đáp cuối của quyển sách thiền VIPASSANĀ BHAVANA mà chúng tôi đã thực hiện xong nhưng chưa in. Tôi báo chuyện này cho Bác sĩ Nguyễn Tối Thiện, nguời rất hoan hỷ. Bác sĩbạn đạo tài trợ kinh phí để in ấn, nên yêu cầu tôi xúc tiến để hoàn thành ấn phẩm trên. Mặc dù có kinh phí và bản thảo đã xong nhưng vẫn còn gặp nhiều chướng duyên nên dịch phẩm này ra đời muộn, mong quý vị và các bạn thông cảm.

Thiền sư Achaan nép là Nữ giới nhưng Bà được nguời Thái lan và Phật tử trên thế giới ái mộsùng kính. Sùng kính là vì bà có phong cách đạo hạnh rất đặc thù, tận tâm trong việc giảng dạy, quý mếntrân trọng hành giả tu học với mình. Bà và hành giả tuy hai mà một, không có sự ngăn cách trong tình nguời nhưng lúc giảng dạy bà luôn tỏ ra cứng rắn đối với pháp Thiền cho hành giả. Ngoài việc giảng dạy thiền cho hành giả bà còn là một nhà từ thiện rất nổi tiếng ở Thái lan, giúp đỡ những trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa. Bà chẳng những am hiểu pháp hành mà còn rất thông thạo pháp học, cụ thể là môn Vi Diệu Pháp. Một môn học vô cùng quan trọng cả pháp học lẫn pháp hành. Học Phật pháp mà không học Vi Diệu pháp thì chẳng khác nào làm toán mà không thuộc bảng Cửu chương. Do đó hành giả học thiền với bà đều am hiểu Vi Diệu Pháp. Hành giả hiểu Vi diệu pháp khi thực hành thiền dễ dàng phân biệt được dòng tâm thức sinh diệt, thay đổi; không lẫn lộn giữa Thiền chỉThiền quán; không nhầm lẫn giữa Tục đếChơn đế.

Quyển "Giáo Trình Thiền Minh Sát Tuệ" là một quyển sách hay của thiền sư Achaan Naeb để sử dụng khi bà dạy cho các thiền sinh Thái Lan và thiền sinh Thế giới. Điểm lôi cuốnhấp dẫn chúng ta là Nội dung quyển sách này tác giả trình bày ba vấn đề chính: Lý thuyết, thực hành và kết quả. Lý thuyết tác giả đề cập rất chi tiết 37 Pháp Bồ Đề Phần, Tứ Diệu Đế, 12 Nhân Duyên, sự khác nhau giữa Thiền ChỉThiền Quán; trong phần này tác giả không quên đề cập đến Tiểu sử Đức Phật Thích Ca để hành giả nhận chân được tấm gương xuất thếcông trình giác ngộ vĩ đại của Ngài; điều quan trọng là Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của chánh niệm và tỉnh thức, giải thích rất trong sángdễ hiểu hai cụm từ này. Bà từng nói chánh niệm và tỉnh thức là chìa khoá để thành đạt được Tứ Niệm Xứ và khai thông dòng suối giác ngộ. Lý thuyết thì nhiều nhưng thực hành thì rất đơn giản, bà chỉ khuyên hành giả chú tâm chánh niệm và tỉnh giác vào 4 oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi để hiểu biết thật rõ thân tâmghi nhận chúng. Tâm tham biết tâm tham, tâm sân biết tâm sân v.v... biết để ghi nhậnbuông bỏ, không phân tích, không cố chấp và không dính mắc. Đó là nghệ thuật sát trừ tâm phiền não trong giây phút hiện tại. Nghệ thuật ấy nếu hành giả áp dụng tu tập trong đời sống hằng ngày, nó sẽ giúp tâm hành giả thư giản tâm linh, tươi trẻ, bình anhạnh phúc. Cuộc đời chúng ta khổ đau là vì bị tham sân si chi phối.

Kết quả của thiền Minh sátmục tiêu cuối cùng của nguời Phật tử, không phân biệt xuất giatại gia, đó là đạo quả giác ngộ. Chừng nào tâm của hành giả không còn tham sân si đó là Níp bàn tại thế. Cách giải thích trong thiền họchành giả phải tu tập tinh chuyên trong Tứ niệm xứ để trải qua 16 cái Tuệ Minh Sát thì mới chứng được đạo quả đệ nhất Sa Môn. Đó là dòng thánh thứ nhất trong đạo Phật. Tâm hành giả lúc bấy giờ Thân kiến, Hoài nghigiới cấm thủ hoàn toàn đoạn trừ.

Phương pháp thiền của bà dựa trên bài kinh Đại Niệm xứ của đức Phật giảng trong Trung Bộ kinh và truờng Bộ kinh, nhưng qua cách giảng dạy của bà, hành giả cảm thấy vô cùng thực tếsống động, dễ hành và dễ hiểu. Khi áp dụng thực hành, hành giả cảm nhận được sự lợi íchhiệu quả khi tu tập.

Cầu mong quyển sách này là người bạn tâm linh của quý vị trước khi thực tập thiền. Nó sẽ tô điểm và làm trong sáng phần nào phương pháp thiền trên con đường giác ngộ của Quý vị và các bạn. Trong quyển sách này có điều chi khuyết điểm kính mong quý vị chỉ giáo để kỳ tái bản để hoàn chỉnh hơn

Kỳ Viên Tự, mùa Xuân 2003
Tỳ kheo Thiện Minh

 


pdf_download_2
giao-trinh-thien-minh-sat-tue-achaan-naeb
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tám 2016(Xem: 4960)
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 5091)
Kính thưa các đại biểu đáng kính của cộng đồng Phật giáo, thưa các bạn: tất cả các bạn đã đến đây để tìm hiểu Thiền Quán là gì và nó giúp chúng ta thế nào trong cuộc sống hằng ngày; nó giúp chúng ta thế nào để thoát khỏi đau khổ, đau khổ của đời sống và của cái chết. Mọi người đều muốn thoát đau khổ, muốn sống một cuộc đời an bình và hòa hợp. Chỉ có điều chúng ta không biết làm thế nào. Chính sự giác ngộ của Siddhatta Gotama đã giúp ngài nhận ra chân lí: đau khổ nằm ở đâu, nó bắt đầu thế nào và làm thế nào để diệt khổ.
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 5117)
Đây là bài thực tập do chính Jon Kabat Zinn phác thảo và đã trở thành một bài thực tập điển hình của hầu hết văn bản chỉ dẫn thực tập.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 5859)
Thiền sư U Silananda thọ giới tỳ kheo đã hơn bốn mươi lăm năm. Ngài hoàn mãn văn bằng Phật học cao cấp nhất tại Miến Điện và đã từng dạy đại học nơi này. Trong kỳ Kiết Tập Kinh Điển Phật Giáo lần thứ sáu tại Miến Điện vào năm 1954, Ngài là vị lãnh đạo việc soạn thảo Tự Điển Miến-Pali và cũng là Trưởng Ban Kiết Tập Kinh Điển Pali, Chú Giải, và Chú Giải Của Chú Giải lúc Ngài mới vừa 26 tuổi. Ngài là tác giả của nhiều sách viết bằng tiếng Miến và tiếng Anh, trong đó có cuốn The Four Foundations Of Mindfulness (Tứ Niệm Xứ hay là Bốn Lãnh Vực Quán Niệm), một cuốn sách căn bản giảng dạy chi tiết về Tứ Niệm Xứ.
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 4919)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5140)
Đạo Phật Là Gì? Đạo Phật chân chính không là những đền đài, tượng Phật, cúng dường hoặc lễ tụng. Trong khi những thứ này đều có giá trị, chúng lại không đáp ứng câu hỏi: Đạo Phật chân chính là gì? Nếu nói rằng đạo Phật chân chính là sự tu tập thiền định dùng chánh niệm và thắng trí để đạt tuệ giác đến dứt trừ tất cả phiền não, diệt khổ ưu thì chưa hẳn là đúng.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6131)
FAQ: Làm sao để biết ai là người hướng dẫn thực tập có khả năng? Phong trào MBSR đào tạo được khoảng chừng 9 ngàn người hướng dẫn chánh niệm tốt nghiệp từ cơ quan phụ trách đào tạo Oasis, trung tâm huấn luyện các giáo thọ chuyên nghiệp. Có chừng 18 ngàn bệnh nhân đã theo học các khóa MBSR ở UMass và một số lớp khác tổ chức tại địa phương. Để bảo vệ chất lượng huấn luyện các cơ sở này có giáo chức huấn luyện và chương trình giảng dạy hoàn bị. Ngoài ra còn có các trung tâm nghiên cứu Chánh Niệm như ở đại học California- Los Angeles (UCLA) tổ chức một chương trình 6 tuần lễ dành cho những sinh viên hay nhân viên và giáo chức muốn trở thành giáo thọ Chánh Niệm...