Lục Tổ Huệ Năng "Người Khai Sáng" Thiền Tông Trung Quốc

04 Tháng Hai 201200:00(Xem: 34108)

LỤC TỔ HUỆ NĂNG
"Người khai sáng" thiền tông Trung Quốc
Thích Ngộ An lược dịch

luctohuenang-3medTruyền thống cho rằng Thiền tông được khai sáng vào thời Bắc Triều, Sơ tổ là Tổ Bồ Đề Đạt Ma, nhưng trên thực tế mãi đến thời nhà Đường Thiền tông mới thật sự trở thành một tông phái của Phật giáo.

Giai đoạn phiên dịch giới thiệu tư tưởng Phật giáo trải qua một thời gian dài từ đời Hán, Ngụy, Lưỡng Tấn, đến Nam Bắc triều. Trước thời Tùy Đường tư tưởng Phật giáo đã có sự ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, đồng thời hình thành nên rất nhiều học phái như: Địa Luận tông, Nhiếp Luận tông, Thành Thật tông v.v.. Các học phái này chuyên giảng giải kinh luận Phật giáo, mỗi học phái đều có sự truyền thừa và quy củ riêng. Vào thời kỳ này tuy đã có tên gọi “tông” nhưng trên thực tế vẫn là học phái, phương thức truyền bá của các học phái này cũng giống như phương thức của các kinh sư nhà Nho thời Hán và có sự khác biệt với các tông phái Phật giáo thời Tùy Đường sau này. Vào thời Nam Bắc triều Thiền tông chỉ tồn tại dưới dạng học phái, đồng thời trong nội bộ thiền học cũng phân ra nhiều chi phái nhỏ.

Những tác phẩm như “Tọa thiền Tam muội kinh”, “Thiền Pháp yếu giải” v.v.. là một sự tổng hợp thành công 7 chi phái thiền thuộc hai hệ thống tư tưởng Đại thừa và Tiểu thừa. Vào thời Cưu Ma La Thập có một chuyên gia thiền học là Phật Đà Bạt Đà La đến Trung Quốc. Ban đầu, ngài Phật Đà Bạt Đà La làm việc chung với ngài Cưu Ma La Thập tại Trường An, sau đó vì không hợp với quan điểm của ngài Cưu Ma La Thập, đồng thời đã nhận lời mời của Huệ Viễn nên Ngài đến Lô Sơn và dịch ra những tác phẩm như “Đạt Ma Đa La thiền kinh” v.v.., vốn có ảnh hưởng ở phương Nam. Từ khi ngài An Thế Cao khởi xướng giới thiệu về Thiền Nguyên thủy cho đến các ngài phiên dịch kinh thiền và có kinh nghiệm trong việc thực tập thiền như Pháp Hộ, La Thập, Giác Hiền v.v.. đến năm đầu thời đại Nam Bắc triều các chi nhánh thiền phái đã rất phát triển. Thời Lưu Tống, Cầu Na Bạt Đà La phiên dịch bốn quyển kinh “Lăng Già” đã mở ra hướng nhìn mới cho thiền học. Theo quan điểm kinh này phân thiền học thành 4 loại “Ngu phu sở hành thiền” (ám chỉ thiền Tiểu thừa thiền ngoại đạo), “Quán sát nghĩa thiền” (quán pháp vô ngã, nhơn vô ngã, ám chỉ thiền Đại thừa), “Phan duyên như thiền” (quán chơn như thật tướng), “Như Lai thiền” (ám chỉ thiền Đại thừa tối thượng”. Về sau Mật tông phân thiền thành 5 loại là Ngoại đạo thiền, Phàm phu thiền, Tiểu thừa thiền, Đại thừa thiền, Như Lai tối thượng thiền. Trên căn bản thì các loại thiền này giống nhau. “Kinh Lăng Già” không chỉ phân ra Tiểu thừa thiền, Đại thừa thiền mà còn đề xướng khái niệm “Như Lai thiền”, nói thiền là “Tự giác tri cảnh”, là cảnh giới nội chứng của chư Phật, kinh còn nhắc đi nhắc lại nhiều lần chân tướng của thiền là “lìa văn tự”, “không y cứ vào nghĩa lý ngôn từ”. Tư tưởng này là chỗ y cứ quan trọng của thiền Đạt Ma.

Thiền học phương Bắc luôn rất phát triển, đến thời Bắc Ngụy cũng thế. Cùng thời với Tổ Đạt Ma hoặc sau đó không lâu, phương Bắc xuất hiện Thiền sư Tăng Triệu có một ảnh hưởng rất lớn đối với thiền học. Tăng Triệu là đệ tử của Thiền sư Phật Đà, sau ngài Tăng Triệu là Đạo Phòng, về sau ngài Đạo Phòng lại trực tiếp học đạo với ngài Phật Đà. Ngài Phật Đà ngoài truyền pháp cho ngài Đạo Phòng ra còn truyền cho ngài Huệ Quang. Cách thức truyền pháp của ngài Phật Đà có sự khác biệt với cách truyền pháp theo truyền thống tiểu thừa của tổ Đạt Ma. Một thiền tắc khác của Thiền sư Huyền Cao tại phương Bắc cũng mang đầy sắc thái huyền bí và âm hưởng của tiên đạo.

Thiền Đạt Ma chỉ là một thiền phái trong rất nhiều thiền phái được lưu truyền đương thời; thiền học Đạt Ma là một trong những học phái cùng tồn tại song hành đương thời mà truyền thừa xuống. Trên thực tế, do sự hạn chế của các điều kiện chủ quan và khách quan mà thiền học của Ngài chỉ được truyền thừa trong nội bộ thầy trò, sức ảnh hưởng không lớn. Thời tổ Đạt Ma vẫn chưa hội đủ các điều kiện cần thiết để có thể hình thành nên tông phái, cho đến đời ngũ tổ Hoằng Nhẫn, thiền Đạt Ma vẫn chỉ lưu truyền dưới dạng học phái. Nhưng vào thời điểm của Tổ Đạo Tín và Hoằng Nhẫn thì hệ thống thiền Đạt Ma đã có một bước phát triển khá dài, đã bắt đầu tạo lập kinh tế tự viện tự túc cho riêng mình, có khu vực truyền giáo tương đối ổn định, tư tưởng thiền học cũng đã có sự biến đổi rõ rệt.

Đứng về mặt lịch sử thiền học thì mỗi loại tư tưởng của Thiền tông Trung Hoa đều có mối quan hệ kế thừa với tư tưởng thiền Đạt Ma, và đều có chung mối quan hệ huyết thống với thiền Đạt Ma; nhưng về mặt tư tưởng căn bản thì xác thực là do Lục Tổ Huệ Năng trực tiếp đặt nền móng. Thiền Đạt Ma không có nội dung đốn ngộ, cũng không phủ nhận yêu cầu ngồi thiền. Nhưng xét về mặt bản chất thì Thiền tông Trung Hoa vẫn là một phiên bản của thiền Ấn Độ. Trên mặt nguyên tắc, tông phái Thiền của Tổ Huệ Năng có sự khác biệt so với ý nghĩa truyền thống của các học phái thiền thời Nam Bắc triều, phương thức xây dựng Thiền tông của Tổ là lấy phương thức tư tưởng và phương thức sinh hoạt của chính người dân Trung Quốc mà sáng tạo nên.

Qua đây chúng ta có thể thấy được từ sơ Tổ Đạt Ma truyền đến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, trải qua 5 đời là giai đoạn dự bị để hình thành nên tông phái, cũng gọi là giai đoạn mở đường cho sự ra đời của Thiền tông. Thiền tông là một sản phẩm tinh thần quý giá của Phật giáo Trung Quốc, là một trong rất nhiều tông phái Phật giáo được hình thành vào thời đại Tùy Đường. Đến thời Tổ Huệ Năng thì những điều kiện chủ quan lẫn khách quan đều đã chín mùi để có thể hình thành nên tông phái. Giai đoạn này được sự ủng hộ mạnh mẽ của các thế lực thống trị phong kiến nên kinh tế tự viện nhanh chóng lớn mạnh, bảo đảm được sự cung ứng vật chất cho các hoạt động tông phái, lấy chùa chiền làm cứ điểm.

Phạm vi truyền bá thiền học không ngừng được mở rộng, ảnh hưởng lan rộng khắp đại nam giang bắc, chủ yếu lấy tư tưởng thiền pháp của Huệ Năng làm trung tâm cho triết học tông giáo. Thiền tông nhanh chóng được quãng bá rộng rãi và được sự tiếp nhận của quảng đại thiền Tăng cùng với các nhân sĩ thế tục, từ đây mà một tập đoàn Tăng lữ mới, lấy lợi ích cộng đồng làm mục đích, lấy tư tưởng truyền thống làm giáo nghĩa đã thoát thai ra đời.

"Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay - số 13

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Chín 2014(Xem: 9436)
Tánh thấy là tánh giác biểu lộ nơi sự thấy. Tánh giác thì vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay thế nên tánh thấy cũng vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay. Thế thì tại sao lại có ra cái thấy phiền não, sanh tử khổ đau? Cái thấy của chúng ta đã bị nhiễm ô bởi tham, sân, si, kiêu căng, đố kỵ… để thành ra các tướng sai biệt đến độ tranh chấp nhau không thể hoà giải. Đó là cái thấy sai lầm.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 9098)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 7681)
Đốn ngộ tiệm tu là một vấn đề căn bản quan trọng trong Thiền tông, vì đó cũng là con đường Thiền tông. Thiền sư Phổ Chiếu (1158-1210) trong Tu Tâm Quyết nói:
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6949)
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10425)
Trong những lời dạy của Lục tổ trong kinh Pháp Bảo Đàn, ngài đã đề cập và trích từ nhiều kinh luận như Duy Ma Cật, Kim Cương, Đại Bát Niết Bàn, Thành Duy Thức Luận, Đại Bát Nhã…. Trong kinh này, ngài nói đến nhiều chủ đề của Đại thừa như Ba Thân Phật, Vô tướng, Vô trụ, Vô niệm, Thiền định, quy y, phát tâm, sám hối…
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14160)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 15306)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dōgen Kigen) Nhật Bản thế kỷ mười ba là một nhà cải cách tôn giáo, một Phật tử thành tựu, một tư tưởng gia sâu sắc và một người viết văn sáng chói. Tác phẩm chính yếu của ngài, Shōbō-genzō, viết bằng một thể văn phức tạp, cách tân, được yêu thích trong thời gian gần đây không chỉ vì những thành tựu triết lý của nó mà còn do sự tuyệt hảo văn chương của nó, thuộc về những bản văn Thiền được quý chuộng nhất.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 12105)
Chúng sanh mê lầm quên tâm chạy theo vật, hướng ra ngoài gọi là theo duyên, do đó bị cảnh duyên chuyển quên mất gốc, nhận lầm các pháp là thật có, nên gọi là cái thấy điên đảo. Điên đảo là cái thấy lộn ngược, cái giả cho là thật, cái thật thì không nhận thấy.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 6086)
Trong sự đi hoang nào đó của tư tưởng, cảm xúc, ngôn ngữ, thì bản chất của ngôn ngữ, âm thanh đều là vô thường, giới hạn, và không thật, vì nó không có thực tính độc lập, phải nương với nhau mà thành, nhờ vào căn, trần, thức mở lối nên mới hiện hữu.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 11405)
Đây là nhắc nhở cho tất cả về ý nghĩa "Đưa Tâm Về Nhà". Bây giờ mình phải ngược dòng lưu chuyển để đưa tâm về nhà. Như đã nói, hiện tại mình đang ở đây nhưng tâm mình thì đang lang thang ở quê người, đó gọi là xa quê, xa nhà, là mất gốc.