Duy Lực Ngữ Lục - Quyển Hạ (Từ Năm 1992-1999)

30 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 35529)

DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN HẠ
(Từ năm 1992-1999)
Hòa Thượng Thích Duy Lực
Nhà xuất bản Tôn Giáo – Hà Nội 2001

duylucnguluc-quyenha-bia

MỤC LỤC
- Lời nói đầu:
- Tiểu sử của Hòa thượng Thích Duy Lực.
01. Thiền thất 26/10/92 – 01/11/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
02. 29/11/92 - 05/12/92 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
03. 28/03/93 - 03/04/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
04. 27/04/93 - 03/05/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
05. 20/10/93 - 26/10/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
06. 19/11/93 - 25/11/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
07. Khai thị tại Thủ Đức
08. 18/12/93 - 24/12/93 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
09. 14/07/94 - 20/07/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
10. 12/08/94 - 18/08/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
11. 11/09/94 - 17/09/94 tại Chùa Từ Ân , Quận 1l
12. 10/10/94 - 16/10/94 tại Chùa Từ Ân, Quận 11.
13. 06/01/95 - 12/01/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
14. 15/02/95 - 21/02/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
15. 06/03/95 - 12/03/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
16. 05/04/95 - 11/04/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
17. 15/05/95 – 21/05/95 tại Chùa Từ Ân, quận.11
18. 03/06/95 - 09/06/95 tại Chùa Từ Ân, Quận 11
19. 27/01/96 - 02/02/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng Lâm
20. 24/05/96 - 30/05/96 tại Trường Cơ Bản Phật Học Đại Tòng Lâm
21. 25/05/97 - 28/05/97 tại Chùa Pháp Thành, Quận 6
22. 16/05/97 - 20/05/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
23. 14/06/97 - 20/06/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
24/06/97 - 28/06/97; 22/07/97 - 28/07/97 tại Chùa Pháp Thành, qu. 6
24. 14/07/97 - 20/07/97 tại Chùa Tam Bảo, Sa Đéc
25. 14/08/97 - 20/08/97 tại chùa Tam Bảo, Sa Đéc
26. 19/03/99 - 25/03/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
27. 15/05/99 - 21/05/99 tại Chùa Hưng Phước, Quận 3
28. 1995 - 1999 Khai thị tại Mỹ Quốc

LỜI NÓI ĐẦU


Duy Lực Ngữ Lục quyển thượng đã đến tay quý độc giả trong và ngoài nước. Với sự đón nhận thật nồng nhiệt. Chỉ trong vòng thời gian ngắn toàn bộ sách đã được phát hành. Chúng tôi nhận được nhiều thư từ khích lệ trong đó có nhiều ý kiến chỉ giáo và đóng góp bổ ích của quý vị hành giả và độc giả khắp nơi. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ chư liệt quý vì. Trong ấn bản đó, mặc dù chúng tôi đã cố gắng về mọi mặt nhưng không sao tránh khỏi sai sót về chính tả, mỹ thuật trình bày và kỹ thuật in ấn. Chúng tôi sẽ khắc phục trong lần tái bản về sau.

Để đáp lại nhu cầu tìm hiểu và thực hành “phương pháp Tổ Sư Thiền” theo phong cách hướng dẫn đặc biệt của Hòa thượng Thích Duy Lực, nhóm soạn giả đã làm việc miệt mài, tiếp tục ghi chép từ các băng giảng của Hòa thượng để hoàn tất quyển hạ.

Khi tuyển chọn và phổ biến phần ngữ lục này, chúng tôi chỉ có nguyện ước khiêm tốn là mong rằng nguồn sữa thiền này sẽ là hành trang cho thế hệ tăng ni và Phật tử ngày nay trên bước đường tu tập đạo giác ngộ và giải thoát của đức Phật Thích Ca.

Trong ấn bản này, chúng tôi đã ý thức và cố gắng thực hiện cho hoàn hảo hơn. Nếu có điều gì sai sót, kính xin quý hành giả và độc giả lượng tình chỉ giáo và hỷ xả. Xin chân thành đa tạ và kính chúc quý vị tính tấn và an lạc.

Đại diện nhóm sưu tập

Mai Thắng Nghĩa.

 

 

 

TIỂU SỬ

HÒA THƯỢNG THÍCH DUY LỰC

 

thichduylucA.- THỜI THƠ ẤU

Sư họ LA húy DŨ hiệu DUY LỰC, tự GIÁC KHAI sanh ngày 05 tháng 05 năm 1923 tại làng Long Tuyền, huyện Bình Thủy, tỉnh Cần Thơ, Việt Nam. Cha là cụ ông La Xương và mẹ là cụ bà Lưu Thị, làm nghề nông.

Năm lên 7 tuổi, theo cha về quê sống tại làng Long Yên, huyện Phong Thuận phủ Triều Châu tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp trường tiểu học, thì Sư phải nghỉ học theo cha trở lại Việt Nam sinh sống, lúc đó Sư được 16 tuổi (1938). Trú tại tỉnh Cần Thơ.

Sư thường tranh thủ tự học trong lúc rỗi rảnh. Đến năm 26 tuổi (1948), thi đậu bằng giáo viên Hoa văn, từng cộng tác biên soạn cho tờ báo Viễn Đông tiếng Hoa tại Chợ Lớn và được mời dạy ở các trường tiểu học tỉnh Tà-keo Cao Miên (Nay là Campuchia), trường Khải Trí ở Cần Thơ, Trường Cái Vồn ở Vĩnh Long trong thời gian 10 năm. Năm 1958, sau khi thi lấy bằng Đông y sĩ cấp 1, Sư được mời làm đông y sĩ cho tiệm thuốc Tế Ngươn Đường Cà Mau, Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm tỉnh Cần Thơ để khám bệnh miễn phí cho dân trong thời gian 8 năm.

Trong tủ sách của Cư Sĩ Lâm có bộ Kinh Tục Tạng gồm 150 quyển, lúc đầu Sư định đọc hết toàn bộ, nhưng trải qua một năm chỉ xem được 7 quyển, sau quyết định chỉ xem phần Thiền tông. Lúc đó Sư theo Pháp sư DIỆU DUYÊN tham học Tổ Sư Thiền (Ngài Diệu Duyên đã nhiều năm thân cận Lai Quả Thiền Sư và Hư Vân Thiền Sư, và Ngài tịch vào năm 1976 tại Chùa Thảo Đường).

B.- THỜI KỲ XUẤT GIA HỌC ĐẠO

Vào Mùng 08 tháng 02 năm 973, Sư được Hòa Thương HOẰNG TU cho xuất gia tu học tại Chùa Từ Ân Quận 11 Chợ Lớn. Tháng 05 năm 1974, Sư thọ giới Tam Đàn Cụ Túc tại Chùa Cực Lạc Malaysia.

Từ đó sư Chuyên tham câu thoại đầu “Khi chưa có Trời đất ta là cái gì” trải qua nhiều năm, một hôm do đọc quyển “Trung Quán Luận” đến câu “Do có nghĩa KHÔNG nên thành tựu tất cả pháp” đốn ngộ ý chí “TỪ KHÔNG HIỂN DỤNG”, lại tỏ ngộ câu “KHÔNG sanh nơi đại giác, như biển nổi hòn bọt, vô số nước hữu lậu đều từ KHÔNG sanh khởi trong Kinh Lăng Nghiêm, với ý “Lấy VÔ TRỤ làm gốc” của Ngàí Lục Tổ: “Từ gốc VÔ TRỤ lập tất cả pháp” của Ngài Duy Ma Cật vốn cùng một ý chỉ. VÔ TRỤ tức TÁNH KHÔNG, thể Chơn Như vốn KHÔNG mà tự hiển bày sử dụng; thể và dụng của Chư Phật với chúng sanh vốn chẳng hai chẳng khác, cùng khắp không gian thời gian, nơi thánh chẳng thêm, nơi phàm chẳng bớt, dù là phàm phu mà sức dụng của Phật Tánh chẳng kém hơn Phật, cũng chẳng từng gián đoạn, chỉ vì chúng sanh ứng dụng hàng ngày mà chẳng tự biết.

C.- THỜI KỲ HOẰNG PHÁP

Ngày mùng 02 tháng 04 năm 1977, thừa lệnh Hòa Thượng Bổn sư (Hòa Thượng Thích Hoàng Tu), Sư ra hoằng pháp Tổ Sư Thiền tại Chùa Từ Ân, đường Hùng Vương, Quận 11 TP.HCM. Đến năm 1983, tứ chúng qui tụ ngày càng đông, Phật tử theo tu học pháp Tổ Sư Thiền hơn 4000 người, mỗi lần tham dụ thiền thất đều vượt trên 300 người.

Từ những năm 1990, Sư thường đi giảng Thiền ở nhiều nơi trên thế giới. Đến thiền đường học đạo có người Tây Âu và Á Châu, trong đó người Việt Nam là đông nhất. Những năm cuối đời, Sư thường được thỉnh đến giảng tại các nước trên thế giới như: Chùa Chánh Giác ở Toronto Canada, Chùa Quan Âm ở Brisbane Australia, Tịnh xá Đại Bi ở Đài Loan và một số chùa ờ Hồng Kông. Nhất là các thiền đường ở Mỹ để giảng dạy pháp Tổ Sư Thiền và thính chúng lui tới đông đảo.

D.- CÁC KINH SÁCH TRƯỚC TÁC VÀ PHIÊN DỊCH

Ngoài ra Sư còn trước tác và dịch thuật từ tiếng Hán sang tiếng Việt hơn 20 loại kinh điển và ngữ lục. Lượng sách phát hành tại Việt Nam trên mấy mươi ngàn quyển.

Các kinh sách được phát hành bao gồm:

- Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền.

- Kinh Lăng Nghiêm.

- Kinh Lăng Già.

- Kinh Pháp Bảo Đàn.

- Kinh Viên Giác.

- Kinh Duy Ma Cật.

- Phật Pháp vời Thiền Tông.

- Đại Huệ Ngữ Lục.

- Đại Thừa Tuyệt Đối Luận.

- Tham Thiền Cảnh Ngữ.

- Công án của Phật Thích Ca & Tổ Đạt Ma.

- Góp Nhặt Lời Phật Tổ và Thánh Hiền.

- Bá Trượng Quảng Lục và Ngữ Lục.

- Thiền Thất Khai Thị Lục.

- Truyền Tâm Pháp Yếu.

- Cội Nguồn Truyền Thừa và Phương Pháp Tu Trì của Thiền Tông.

- Danh Từ Thiền Học.

- Chư Kinh Tập Yếu

- Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải.

- Vũ Trụ Quan Thế kỷ 21.

- Yếu Chỉ Trung Quán Luận.

- Triệu Luận.

- Yếu Chỉ Phật Pháp v.v...

Dù ở cương vị nào và bất cứ nơi đâu, Sư đều tùy duyên giảng dạy, như: Tổ chức Thiền thất tại Chùa Từ Ân quận 11, Chùa Hưng Phước quận 3; Chùa Pháp Thành quận 6, Chùa Sùng Đức quận 6, Chùa Huệ Quang quận Tân Bình, và tại các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Đại Tòng Lâm Bà Ria Vũng Tàu, tỉnh Khánh Hòa, Bình Định v.v...

Đ.- THỜI KỲ THAM GIA PHẬT SỰ GIÁO HỘI

Đến năm 1998, Sư đã được Ban Hoàng Pháp Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, mời thỉnh làm ủy viên, được Giáo hội thỉnh giảng tại các Khóa Bồi Dưỡng Hoàng pháp ngắn hạn cho các tỉnh miền Trung tổ chức tại Bình Định, cho các tỉnh Miền Nam tại Văn Phòng 2 Trung ương Giáo Hội.

E.- THỜI KỲ VIÊN TỊCH

Sự biện tài vô ngại, tùy duyên hóa độ và tận tụy với Hoằng pháp lợi sanh, chẳng kể gian lao, không từ khó nhọc. Người xưa có nói “Bồ Tát dĩ lợi sanh vi bổn hoài”, thật khế hợp với Sư biết bao.

Hóa duyên ký tất, Sư thâu thần thị tịch lúc 01 giờ 30, ngày 02 tháng 12 năm Kỷ Mão (08-01-200) giờ Việt Nam, trụ thế 77 năm.

 





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Chín 2014(Xem: 9434)
Tánh thấy là tánh giác biểu lộ nơi sự thấy. Tánh giác thì vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay thế nên tánh thấy cũng vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay. Thế thì tại sao lại có ra cái thấy phiền não, sanh tử khổ đau? Cái thấy của chúng ta đã bị nhiễm ô bởi tham, sân, si, kiêu căng, đố kỵ… để thành ra các tướng sai biệt đến độ tranh chấp nhau không thể hoà giải. Đó là cái thấy sai lầm.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 9095)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 7677)
Đốn ngộ tiệm tu là một vấn đề căn bản quan trọng trong Thiền tông, vì đó cũng là con đường Thiền tông. Thiền sư Phổ Chiếu (1158-1210) trong Tu Tâm Quyết nói:
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6943)
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10421)
Trong những lời dạy của Lục tổ trong kinh Pháp Bảo Đàn, ngài đã đề cập và trích từ nhiều kinh luận như Duy Ma Cật, Kim Cương, Đại Bát Niết Bàn, Thành Duy Thức Luận, Đại Bát Nhã…. Trong kinh này, ngài nói đến nhiều chủ đề của Đại thừa như Ba Thân Phật, Vô tướng, Vô trụ, Vô niệm, Thiền định, quy y, phát tâm, sám hối…
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14156)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 15303)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dōgen Kigen) Nhật Bản thế kỷ mười ba là một nhà cải cách tôn giáo, một Phật tử thành tựu, một tư tưởng gia sâu sắc và một người viết văn sáng chói. Tác phẩm chính yếu của ngài, Shōbō-genzō, viết bằng một thể văn phức tạp, cách tân, được yêu thích trong thời gian gần đây không chỉ vì những thành tựu triết lý của nó mà còn do sự tuyệt hảo văn chương của nó, thuộc về những bản văn Thiền được quý chuộng nhất.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 12101)
Chúng sanh mê lầm quên tâm chạy theo vật, hướng ra ngoài gọi là theo duyên, do đó bị cảnh duyên chuyển quên mất gốc, nhận lầm các pháp là thật có, nên gọi là cái thấy điên đảo. Điên đảo là cái thấy lộn ngược, cái giả cho là thật, cái thật thì không nhận thấy.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 6083)
Trong sự đi hoang nào đó của tư tưởng, cảm xúc, ngôn ngữ, thì bản chất của ngôn ngữ, âm thanh đều là vô thường, giới hạn, và không thật, vì nó không có thực tính độc lập, phải nương với nhau mà thành, nhờ vào căn, trần, thức mở lối nên mới hiện hữu.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 11401)
Đây là nhắc nhở cho tất cả về ý nghĩa "Đưa Tâm Về Nhà". Bây giờ mình phải ngược dòng lưu chuyển để đưa tâm về nhà. Như đã nói, hiện tại mình đang ở đây nhưng tâm mình thì đang lang thang ở quê người, đó gọi là xa quê, xa nhà, là mất gốc.