Vấn đáp về Thiền

09 Tháng Giêng 201615:43(Xem: 6903)

VẤN ĐÁP VỀ THIỀN
Nhiều Tác Giả
Biên dịch: Thuần Bạch

van dap ve thienNếu bạn hỏi tôi giải thích cái mà bạn gọi là đốn ngộ (satori-événement) và bảo tôi lý giải giữa hằng giác (satori-état) và đốn ngộ, tôi sẽ nói rằng: “Mỗi người chúng ta, không có trường hợp ngoại lệ - mọi chúng sanh và ngay cả mọi loài hữu tình – đều ở trong hằng giác.

Tất cả chúng ta đều ở trong hằng giác, nhưng lại không biết đến. Chúng ta không nhận thấy không khí bao trùm quả đất, nhưng khi có gió thổi, sự chuyển động của không khí làm cho ta cảm nhận sự hiện diện của không khí mà trước đó chúng ta đã không nhận ra vì không khí không chuyển động và đang dừng nghỉ. Luồng gió đó, chấn động đó, chính là đốn ngộ, nếu tôi có thể diễn đạt như vậy. Khi mọi vật đang dừng nghỉ thì đang ở trong hằng giác. Nhưng một chuyển động tâm linh đặc biệt sẽ gây ra đốn ngộ. Đây không phải là một đột biến thông thường. Đột biến này có thể xảy đến cho một người vào một cơ may nào đó, nhưng cũng cần phải có sự chuẩn bị.

Chúng ta hãy lấy ví dụ trên cuộc đời của đức Phật. Đức Phật buông bỏ hết dục lạc thế gian, đi vào rừng và học đạo với những bậc thầy lỗi lạc nhất vào thời đó. Nhưng sự học này là tri thức, tiếp thu với lý trí, và việc học này không mang đến cho ngài niềm tin về sự hiện hữu của thực tại.
Do đó ngài không hài mãn về những cuộc thảo luận triết lý đó. Ngài lại lui vào rừng tu khổ hạnh. Ngài nghĩ rằng “Khi chúng ta tham đắm vào thân, tâm trí sẽ quên mất mục đích, và một tâm thức bận rộn và mê mờ không thể đạt đến mục tiêu.” Vì thế ngài giảm thiểu một cách tối đa những nhu cầu của thân: ngủ thật ít, ăn thật ít và tiếp tục ngồi, bất động trong những thời tọa thiền không ngớt. Nhưng ngài đã không mãn nguyện bởi vì, nếu như những nhu cầu của thân giảm thiểu từ từ, thì sức khỏe cũng giảm sút theo đó; ngài không còn đứng dậy nổi khỏi chỗ ngồi vì quá kiệt sức. Chính trong sự sống mà con người đạt đến Giác Ngộ và Viên Mãn; do đó sự sống phải được bảo toàn đàng hoàng, và điều này không thể thực hiện được nếu ta giảm thiểu những nhu cầu sống còn. Vì thế ngài ăn uống trở lại. Nhưng lòng khao khát đạt đạo vẫn tồn tại. Ngài chưa biết đó là điều gì, chỉ biết đó là một nỗi khao khát nội tâm.  

Sự học tri thức tỏ ra chưa đủ, cả đến sự ép xác cũng chưa đủ. Nhưng lòng khao khát vẫn còn đó. Ngài cảm thấy lo âu nhiều vì sự học tri thức cũng như khổ hạnh đã không thỏa mãn được nỗi khao khát đó. Ngài không biết phải làm sao. Ngài không còn biết phải tu trì cách nào. Ngài thôi không học theo lối tri thức nữa - lãnh vực của trò chơi chủ thể với khách thể - sự phân hai này không thể nào đưa đến trạng thái an tâm.  

Nếu chúng ta cố trở thành toàn hảo về mặt đạo đức, ta sẽ đặt một bên con người muốn có đạo đức toàn bích, và bên kia là sự toàn bích. Như thế sự toàn bích sẽ không bao giờ đạt được, vì khi chúng ta đạt đến một trình độ đạo đức toàn bích nào đó, từ trình độ này sẽ dẫn đến một trình độ cao hơn, toàn bích hơn nữa. Chúng ta sẽ không bao giờ toàn bích cả. Sẽ không bao giờ đạt được lý tưởng khi nào người đi tìm sự toàn bích và chính sự toàn bích còn phân hai.

 



pdf_download_2
Vấn đáp về Thiền





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Tư 2015(Xem: 12384)
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy.
14 Tháng Tư 2015(Xem: 5830)
Một chỗ thấy biết vắng lặng, trong trẻo, bất động, vô ngại, vô biên hốt nhiên hiển hiện trước mắt người con Phật, đồng "một" thực tại phi thời gian, đã làm đảo lộn các chuẩn mực và mọi giá trị qui ước xưa cũ vốn có từ thuở lọt lòng của người ấy, đối với cuộc sống và cảnh giới này.
10 Tháng Tư 2015(Xem: 8435)
Huệ Năng đang gánh củi bỗng nghe được câu kinh mà ngộ. Ông xin vào tu trong chùa, suốt tám tháng chỉ được thầy giao cho công việc giã gạo dưới bếp. Ngày kia, thầy họp Tăng chúng, bảo mỗi người làm ngay một bài kệ về sở học của mình, ai được thầy chọn sẽ được truyền cho y bát.
02 Tháng Tư 2015(Xem: 8452)
Đa số chúng ta có lẽ đều biết câu truyện này. Có một vị thiền sư được những người chung quanh ca tụng là người sống trong sạch. Một gia đình sống ở gần đấy có một cô con gái xinh đẹp. Một hôm cha mẹ cô gái khám phá ra rằng cô có thai
26 Tháng Ba 2015(Xem: 11659)
Tình cờ một quyển sách nằm trong tầm tay. A Glimpse of Nothingness – chợt nhận, thoáng nhận ra Không tính – tên tác giả lạ hoắc, không phải hàng Sư tổ của thiền. Chính vì chỗ này mà cách diễn tả gần gũi.
20 Tháng Ba 2015(Xem: 8232)
Thường thường với tâm lý người thế gian hễ làm việc gì cũng mong muốn có kết quả, được thành tựu cái gì đó mới chịu, mới hăng hái làm. Trong đạo, người tu thì muốn đắc quả, muốn chứng đạo, cho nên có những danh từ đắc đạo, đạt đạo, chứng đạo, thành đạo v.v… Vậy thật sự có đạo để chứng, để thành hay không?
27 Tháng Hai 2015(Xem: 12675)
Như giữa ban ngày, cảnh vật rành rành trước mắt. Thoáng giấc ngủ say, mọi thứ đưa vào cơn mộng. Cũng vậy, tâm sáng nơi mỗi chúng ta, luôn luôn hiện tiền trên mọi sinh hoạt.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 7343)
Đọc Thiền sử, chúng ta thấy dưới cửa Lục tổ Huệ Năng có bốn mươi ba (43) vị đắc pháp, trong đó Nam Nhạc–Hoài Nhượng, Thanh Nguyên–Hành Tư và Hà Trạch–Thần Hội là ba trường phái nổi bật nhất.
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10224)
Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh cũng như vậy.