Cửa Thứ Tư: An Tâm Pháp Môn Luận.

28 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 13438)

SÁU CỬA VÀO ĐỘNG THIẾU THẤT
Bồ-đề Đạt-Ma - Trúc Thiên dịch 1969
Sách Ấn Tống: 337 N. Keystone st., Burbank, CA 91506 USA

CỬA THỨ TƯ 
AN TÂM PHÁP MÔN

Khi mê, người đuổi theo pháp. 
Lúc tỉnh, pháp đuổi theo người. 
Tỉnh, ấy tâm thức thâu nhiếp vật sắc. 
Mê, ấy vật sắc thâu nhiếp tâm thức.

Chỉ một chút phân biệt cân nhắc của tâm là tự nơi mình mọi hiện tượng đều là mộng cả. Nếu nhận biết tâm mình vốn tịch diệt, không đâu là chỗ niệm, đó gọi là chánh giác. 

Hỏi: Sao gọi là hiện lượng của tâm mình? 

Đáp: Khi thấy các pháp lá "có": có, nhưng chẳng phải tự nó có, nhân suy lường nên cho là có. 
Khi thấy các pháp là "không": không, nhưng chẳng phải tự nó không, nhân suy lường nên cho là không. 
Nói rộng ra thì tất cả đều như vậy cả, toàn do tâm mình suy lường ra mà cho là có, cho là không. 
Còn người nào trót gây đủ thứ tội mà tự thấy vị pháp vương của chính mình, tức được giải thoát. 
Tự trên "sự" vươn lên tỏ suốt, đó là hàng khí lực mạnh, 
Tự trong "sự" thấy được pháp, người ấy đâu đâu cũng chẳng mất niệm. 
Theo chữ nghĩa mà thông rõ, đó là người khí lực kém. 
Sự tức là pháp, pháp tức là sự, ai rõ sâu lẽ ấy tự nhiên thuận theo mọi động tác của thân mình, thế tất người ấy chẳng ra pháp giới mà cũng chẳng vào pháp giới. 
Nếu đem pháp vào pháp giới, đó là người si. 
Hễ thấy có thi vi, rốt cũng không ra được tâm pháp giới. 
Tại sao vậy? Vì thể của tâm tức là pháp giới vậy. 

Hỏi: Người đời học hỏi đủ thứ, tại sao không được đạo? 

Đáp: Vì người ấy còn tự thấy mình nên không được đạo. "Mình" ấy tức "Ta" vậy. 

Bậc chí nhân gặp khổ chẳng lo, gặp vui chẳng mừng, vì không thấy có mình trong đó. Sở dĩ không biết khổ vui, vì quên mất mình trong hư vô. 
Chính mình, mình còn quên, thì còn cái gì nữa mà chẳng quên được? 

Hỏi: Các pháp đã là không thì dựa vào gì mà tu đạo? 

Đáp: Nếu có dựa vào gì, thì cần tu đạo. 
Nếu không có gì để dựa, tức chẳng cần tu đạo. 
"Cái gì" tức "cái ta". Nếu không có cái ta thì đối với sự vật chẳng sanh lòng phải quấy. 
Phải, chính là tự "ta" phải, mà vật thì chẳng phải. 
Quấy, chính tự "ta" quấy, mà vật thì chẳng quấy. 
Đối tâm mà không tâm mới thông đạt đạo Phật. 
Đối vật không dấy lên cái thấy, mới là đạt đạo. 
Đứng trước vật, người nào đạt thẳng biết suốt đến căn nguyên, tức người ấy mở thông mắt huệ. 
Người trí tùy vật chẳng tùy mình, nên không có giữ bỏ, thuận nghịch. 
Người ngu tùy mình chẳng tùy vật, nên có giữ bỏ, thuận nghịch. 
Chẳng thấy gì hết, gọi là thấy đạo. 
Chẳng làm gì hết, gọi là làm đạo. 
Cho nên bất cứ đâu đâu, cũng như không đâu, bất cứ làm gì cũng như không làm, đó tức là thấy Phật. 
Bằng thấy tướng ở đâu, tức thấy quỷ ở đó. 
Vì giữ tướng nên đọa địa ngục. 
Vì xét pháp nên được giải thoát. 
Nếu thấy tướng, nhớ tướng, rồi phân biệt tức chịu mọi cảnh khổ lửa phỏng nước sôi, thấy hiện trước mắt tướng sanh tử. 
Thấy tánh của pháp giới, tức là tánh của Niết bàn. 
Không tưởng nhớ phân biệt, tức là tánh pháp giới. 
Tâm chẳng phải sắc nên chẳng phải có. 
Dùng mấy vẫn không hết nên chẳng phải không.
Dùng mà vẫn thường không nên chẳng phải có. 
Không mà vẫn dùng hoài nên chẳng phải không. Tức nói kệ rằng: 

1.- Tâm tâm tâm,
Nan khả tầm.
Khoan thời biến pháp giới,
Trách giã bất dung châm.

Tâm tâm tâm, 
Khó nổi tầm. 
Tung ra bao trùm pháp giới, 
Thâu lại chẳng đầy mũi kim. 

2.- Diệc bất đổ ác nhi sanh hiềm,
Diệc bất quán thiện nhi cần thố.
Diệc bất xả trí nhi cận ngu,
Diệc bất phao mê nhi tựu ngộ.
Đạt đại đạo hề quá lượng,
Thông Phật tâm hề xuất độ.
Bất dữ phàm thánh đồng triền,
Siêu nhiên danh chi viết Tổ.

Cũng đừng thấy dữ mà sanh ghét, 
Cũng đừng ham lành mà đâm mộ. 
Cũng đừng bỏ trí mà gần ngu, 
Cũng đừng buông mê mà cầu ngộ. 
Được vậy thì: 
Chứng đạo lớn hề rộng vô lượng, 
Sáng Phật tâm hề lớn vô biên. 
Chẳng cùng phàm thánh quàng xiêng, 
Vượt hết mà lên gọi là Tổ. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Ba 2017(Xem: 6533)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 5976)
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 5187)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5639)
19 Tháng Tư 2016(Xem: 5978)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo. Dòng thiền phương bắc lấy Lục Tổ làm cội nguồn, sử gọi Nam tông (南宗); dòng này chủ trương “không câu nệ hình thức, không bám víu danh từ khái niệm, không chú trọng ngồi thiền, chỉ cần nội tâm trực giác đốn ngộ, tức tâm tức Phật, liền có thể thành Phật”.
14 Tháng Tư 2016(Xem: 7626)
Huệ Minh đuổi theo Lục Tổ Huệ Năng để đoạt lại y bát nhưng khi ông không giở nổi chiếc y lên từ tảng đá thì liền nói: tôi vì pháp chẳng vì y bát xin hành giả vì tôi mà khai thị.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6211)
Tương truyền Đệ nhất tổ Thiền Tông ở Trung Quốc, Bồ Đề Đạt Ma bắt đầu chuyến Đông Độ vào thế kỷ thứ Sáu. Theo Đạo Nguyên trong Bích Nham Lục, sau 9 năm diện bích, Ngài muốn trở lại Ấn Độ, Tổ triệu tập một số đệ tử thân tín để ‘thử’ tình độ tu chứng. Đối với câu trả lời của đệ tử thứ nhất Đạt Ma phê là ‘con đã đạt được ‘ lớp da’ của ta. Hai đệ tử khác được Đạt Ma phê là đã đạt được ‘xương và thịt’ của Thiền (Thiền Cốt và Thiền Nhục). Chỉ có đệ tử thứ tư im lặng không trả lời. Tổ mới khen là đã đạt được Tủy của Thiền. Tuy nhiên khi không truyền bá Thiền bằng con đường ‘bất lập văn tự’, không ai có thể đạt được ‘tủy’ của Thiền, nhiều nhất là đạt tới mức ‘Thiền Xương Thiền Thịt’ (Zen Bone and Zen Flesh). Tác phẩm này được Paul Reps và Nyogen Senzaki dịch ra tiếng Anh từ Zen Stories (London 1939) Gateless Gate (Vô Môn Quan) (LA,1934), Thập Ngưu Đồ (LA 1935), và một tác phẩm cổ viết bằng tiếng Phạn (Centering) có thể