Cửa Thứ Tư: An Tâm Pháp Môn Luận.

28 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 13439)

SÁU CỬA VÀO ĐỘNG THIẾU THẤT
Bồ-đề Đạt-Ma - Trúc Thiên dịch 1969
Sách Ấn Tống: 337 N. Keystone st., Burbank, CA 91506 USA

CỬA THỨ TƯ 
AN TÂM PHÁP MÔN

Khi mê, người đuổi theo pháp. 
Lúc tỉnh, pháp đuổi theo người. 
Tỉnh, ấy tâm thức thâu nhiếp vật sắc. 
Mê, ấy vật sắc thâu nhiếp tâm thức.

Chỉ một chút phân biệt cân nhắc của tâm là tự nơi mình mọi hiện tượng đều là mộng cả. Nếu nhận biết tâm mình vốn tịch diệt, không đâu là chỗ niệm, đó gọi là chánh giác. 

Hỏi: Sao gọi là hiện lượng của tâm mình? 

Đáp: Khi thấy các pháp lá "có": có, nhưng chẳng phải tự nó có, nhân suy lường nên cho là có. 
Khi thấy các pháp là "không": không, nhưng chẳng phải tự nó không, nhân suy lường nên cho là không. 
Nói rộng ra thì tất cả đều như vậy cả, toàn do tâm mình suy lường ra mà cho là có, cho là không. 
Còn người nào trót gây đủ thứ tội mà tự thấy vị pháp vương của chính mình, tức được giải thoát. 
Tự trên "sự" vươn lên tỏ suốt, đó là hàng khí lực mạnh, 
Tự trong "sự" thấy được pháp, người ấy đâu đâu cũng chẳng mất niệm. 
Theo chữ nghĩa mà thông rõ, đó là người khí lực kém. 
Sự tức là pháp, pháp tức là sự, ai rõ sâu lẽ ấy tự nhiên thuận theo mọi động tác của thân mình, thế tất người ấy chẳng ra pháp giới mà cũng chẳng vào pháp giới. 
Nếu đem pháp vào pháp giới, đó là người si. 
Hễ thấy có thi vi, rốt cũng không ra được tâm pháp giới. 
Tại sao vậy? Vì thể của tâm tức là pháp giới vậy. 

Hỏi: Người đời học hỏi đủ thứ, tại sao không được đạo? 

Đáp: Vì người ấy còn tự thấy mình nên không được đạo. "Mình" ấy tức "Ta" vậy. 

Bậc chí nhân gặp khổ chẳng lo, gặp vui chẳng mừng, vì không thấy có mình trong đó. Sở dĩ không biết khổ vui, vì quên mất mình trong hư vô. 
Chính mình, mình còn quên, thì còn cái gì nữa mà chẳng quên được? 

Hỏi: Các pháp đã là không thì dựa vào gì mà tu đạo? 

Đáp: Nếu có dựa vào gì, thì cần tu đạo. 
Nếu không có gì để dựa, tức chẳng cần tu đạo. 
"Cái gì" tức "cái ta". Nếu không có cái ta thì đối với sự vật chẳng sanh lòng phải quấy. 
Phải, chính là tự "ta" phải, mà vật thì chẳng phải. 
Quấy, chính tự "ta" quấy, mà vật thì chẳng quấy. 
Đối tâm mà không tâm mới thông đạt đạo Phật. 
Đối vật không dấy lên cái thấy, mới là đạt đạo. 
Đứng trước vật, người nào đạt thẳng biết suốt đến căn nguyên, tức người ấy mở thông mắt huệ. 
Người trí tùy vật chẳng tùy mình, nên không có giữ bỏ, thuận nghịch. 
Người ngu tùy mình chẳng tùy vật, nên có giữ bỏ, thuận nghịch. 
Chẳng thấy gì hết, gọi là thấy đạo. 
Chẳng làm gì hết, gọi là làm đạo. 
Cho nên bất cứ đâu đâu, cũng như không đâu, bất cứ làm gì cũng như không làm, đó tức là thấy Phật. 
Bằng thấy tướng ở đâu, tức thấy quỷ ở đó. 
Vì giữ tướng nên đọa địa ngục. 
Vì xét pháp nên được giải thoát. 
Nếu thấy tướng, nhớ tướng, rồi phân biệt tức chịu mọi cảnh khổ lửa phỏng nước sôi, thấy hiện trước mắt tướng sanh tử. 
Thấy tánh của pháp giới, tức là tánh của Niết bàn. 
Không tưởng nhớ phân biệt, tức là tánh pháp giới. 
Tâm chẳng phải sắc nên chẳng phải có. 
Dùng mấy vẫn không hết nên chẳng phải không.
Dùng mà vẫn thường không nên chẳng phải có. 
Không mà vẫn dùng hoài nên chẳng phải không. Tức nói kệ rằng: 

1.- Tâm tâm tâm,
Nan khả tầm.
Khoan thời biến pháp giới,
Trách giã bất dung châm.

Tâm tâm tâm, 
Khó nổi tầm. 
Tung ra bao trùm pháp giới, 
Thâu lại chẳng đầy mũi kim. 

2.- Diệc bất đổ ác nhi sanh hiềm,
Diệc bất quán thiện nhi cần thố.
Diệc bất xả trí nhi cận ngu,
Diệc bất phao mê nhi tựu ngộ.
Đạt đại đạo hề quá lượng,
Thông Phật tâm hề xuất độ.
Bất dữ phàm thánh đồng triền,
Siêu nhiên danh chi viết Tổ.

Cũng đừng thấy dữ mà sanh ghét, 
Cũng đừng ham lành mà đâm mộ. 
Cũng đừng bỏ trí mà gần ngu, 
Cũng đừng buông mê mà cầu ngộ. 
Được vậy thì: 
Chứng đạo lớn hề rộng vô lượng, 
Sáng Phật tâm hề lớn vô biên. 
Chẳng cùng phàm thánh quàng xiêng, 
Vượt hết mà lên gọi là Tổ. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tư 2015(Xem: 5926)
Bất lập văn tự ở đây chẳng có nghĩa là hoàn toàn không dụng đến ngôn từ , chữ nghĩa như nhiều người thường nhận lầm, hiểu lầm qua cách định nghĩa từng lời, từng chữ một cách máy móc và giản đơn. Phải hiểu cách rốt ráo, rằng Tông chỉ của Ngài Bồ-đề Đạt-ma không ràng buộc vào ngôn ngữ, chữ nghĩa
19 Tháng Tư 2015(Xem: 12387)
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy.
14 Tháng Tư 2015(Xem: 5832)
Một chỗ thấy biết vắng lặng, trong trẻo, bất động, vô ngại, vô biên hốt nhiên hiển hiện trước mắt người con Phật, đồng "một" thực tại phi thời gian, đã làm đảo lộn các chuẩn mực và mọi giá trị qui ước xưa cũ vốn có từ thuở lọt lòng của người ấy, đối với cuộc sống và cảnh giới này.
10 Tháng Tư 2015(Xem: 8437)
Huệ Năng đang gánh củi bỗng nghe được câu kinh mà ngộ. Ông xin vào tu trong chùa, suốt tám tháng chỉ được thầy giao cho công việc giã gạo dưới bếp. Ngày kia, thầy họp Tăng chúng, bảo mỗi người làm ngay một bài kệ về sở học của mình, ai được thầy chọn sẽ được truyền cho y bát.
02 Tháng Tư 2015(Xem: 8455)
Đa số chúng ta có lẽ đều biết câu truyện này. Có một vị thiền sư được những người chung quanh ca tụng là người sống trong sạch. Một gia đình sống ở gần đấy có một cô con gái xinh đẹp. Một hôm cha mẹ cô gái khám phá ra rằng cô có thai
26 Tháng Ba 2015(Xem: 11662)
Tình cờ một quyển sách nằm trong tầm tay. A Glimpse of Nothingness – chợt nhận, thoáng nhận ra Không tính – tên tác giả lạ hoắc, không phải hàng Sư tổ của thiền. Chính vì chỗ này mà cách diễn tả gần gũi.
20 Tháng Ba 2015(Xem: 8235)
Thường thường với tâm lý người thế gian hễ làm việc gì cũng mong muốn có kết quả, được thành tựu cái gì đó mới chịu, mới hăng hái làm. Trong đạo, người tu thì muốn đắc quả, muốn chứng đạo, cho nên có những danh từ đắc đạo, đạt đạo, chứng đạo, thành đạo v.v… Vậy thật sự có đạo để chứng, để thành hay không?
27 Tháng Hai 2015(Xem: 12677)
Như giữa ban ngày, cảnh vật rành rành trước mắt. Thoáng giấc ngủ say, mọi thứ đưa vào cơn mộng. Cũng vậy, tâm sáng nơi mỗi chúng ta, luôn luôn hiện tiền trên mọi sinh hoạt.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 7346)
Đọc Thiền sử, chúng ta thấy dưới cửa Lục tổ Huệ Năng có bốn mươi ba (43) vị đắc pháp, trong đó Nam Nhạc–Hoài Nhượng, Thanh Nguyên–Hành Tư và Hà Trạch–Thần Hội là ba trường phái nổi bật nhất.